Xem Nhiều 6/2023 #️ Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới thành kết quả hiện thực? Chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp là kết quả suốt 12 năm quá trình tích lũy kiến thức chương trình PTTH. Nâng cao chất lượng của kỳ thi TN THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này. Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có khả năng ghi nhớ mà cần có kĩ năng tư duy, so sánh… Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng “Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra sự nhàm chán, đơn điệu, nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo luôn trăn trở. Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác bồi dưỡng môn lịch sử. Từ năm 2016, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa ra phương án thi đó là học sinh có 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi, và như vậy, môn Lịch sử với 40 câu sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.  Như vậy, cách thức thi cử đã thay đổi, vậy cách dạy và học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nhưng vấn đề là làm thế nào để bài thi của học sinh có được điểm cao, đặc biệt với môn Lịch sử trước đến nay các em đều cho là khó học nhất? Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá nhiều. Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.  Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả. Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm.  Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc lòng. Thậm chí, cách này còn tạo nên “làn gió mát” trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường. Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.  Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau: “Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX? A.   Thái Lan B.   Ấn Độ C.   Trung Quốc D.   Nhật Bản”. Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.  Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để đạt kết quả cao trong học tập, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp có hiệu quả: Ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi… đề ra một số phương pháp làm bài tốt góp phần tạo không khí học tập thoải mái, học sinh tự tin bước tiếp con đường học vấn trong tương lai. Với lí do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn”. II. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong các kỳ thi học kỳ, đặc biết là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn IV. Phạm vi nghiên cứu Nội dung thi THPT môn Lịch sử gồm 2 phần lớn: – Lịch sử thế giới 1945 – 2000 – Lịch sử Việt Nam 1919 – 2000 Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài biện pháp để hướng dẫn học sinh học bài, ôn tập và cách làm bài thi phần lịch sử Việt Nam và trọng tâm là phương pháp ôn thi trắc nghiệm khách quan. V. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ + Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu + Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới . + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung + Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Một số quan điểm đổi mới giáo dục THPT 1. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. 3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử. Thế nhưng nhiều học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do phần lớn không được cung cấp đầy đủ về nguồn thông tin này? Đội ngũ giáo viên đứng lớp vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ môn dạy, chưa có những đầu tư phù hợp cho tiết dạy. Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem thường hệ quả của sự coi thường là điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của học sinh trong thời gian vừa qua quá thấp. “Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2019, môn lịch sử một lần nữa lại đăng quang ngôi vị “chót bảng”, số lượng bài thi môn này dưới điểm trung bình cũng chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số 5,25. Trong khi đó, hồ sơ thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại rất ít ỏi so với các khối A,B,D…”. Phải chăng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm công tác giáo dục. II. Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, gần 10 năm qua trực tiếp giảng dạy khối 12, ôn thi tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học, qua trao đổi với nhiều giáo viên cùng chuyên môn trong trường và trong toàn tỉnh, tôi xin đưa ra một số nhận xét về một số thực trạng còn tồn tại ở môn học và học sinh khối 12 nơi tôi đang công tác như sau: – Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng của các ngành xã hội thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế, kỹ thuật. Sau khi ra trường, số sinh viên học các ngành xã hội khó kiếm được việc làm thậm chí có nhiều sinh viên ra trường từ năm 2013 vẫn chưa xin được việc làm hoặc đi làm trái nghề hoặc bỏ nghề, số có việc làm thu nhập cũng rất thấp. – Số học sịnh chọn khối xã hội khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT cũng còn thờ ơ với việc học, có tư tưởng học đối phó, học “tủ”. – Nội dung chương trình “nặng”, đặc trưng kiến thức môn học khô khan nên thời gian trên lớp chỉ đủ cho giáo viên cung cấp cho học những kiến thức cơ bản. – Phần lớn học sinh và kể cả nhiều người trong xã hội đều có quan điểm sai lầm về môn học chỉ cho rằng: Lịch sử chỉ cần học thuộc, không hiểu được lịch sử cũng là một môn khoa học như các môn khoa học khác. Vì vậy chưa có phương pháp học tập đúng đắn. – Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa thật sự tâm huyết với nghề, trong quá trình dạy học chưa thực sự đầu tư cho hoạt động chuyên môn. Từ những thực trạng còn tồn tại ở môn học và đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12, tôi xin đưa ra một vài biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập môn học và làm bài thi để giúp các em đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời các em. III. Tổ chức thực hiện các giải pháp Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành kỹ năng và gây hứng thú cho người học để đạt kết quả cao lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác ôn thi môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc: ôn tập kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò chơi… đề ra một số phương pháp làm bài tốt để góp phần vào việc dạy của người thầy và việc học của trò đạt kết quả cao, có chất lượng. 1. Các phương pháp học và ôn tập môn học 1.1. Chia kiến thức theo từng giai đoạn Có thể chia Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 thành các giai đoạn sau: a. 1919 – 1930 b. 1930 – 1945 c. 1945 – 1954 d. 1954 – 1975 e. 1975 – 1986 g. 1986 – 2000 1.2. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn Đây là cơ sở chính để phân chia lịch sử thành các giai đoạn. Mỗi sự kiện lịch sử luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nhất định. Trong mỗi hoàn cảnh có nhiệm vụ khác nhau. Sự kiện xảy ra là để giải quyết nhiệm vụ đó. Cụ thể: a. 1919 – 1930: Khẳng định con đường giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt phong trào Cần vương, thực dân Pháp đã hoàn thành việc bình định nước ta. Phong trào Cần vương kết thúc (1896) chứng tỏ đường lối cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại. Nước ta đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch sử dân tộc. Đầu năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập thì nhiệm vụ này đã hoàn thành. b. 1930 – 1945: Tiến hành giải phóng dân tộc Sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai qua các phong trào cách mạng: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945). Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 nhiệm vụ này đã được hoàn thành. c. 1945 – 1954: Đấu tranh bảo vệ chính quyền, nền độc lập vừa mới giành lại được – kháng chiến chống Pháp tái xâm lược. Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Đảng và Mặt trận Việt minh đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp qua các chiến dịch lớn: Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, tiến cuộc đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này đã hoàn thành. d. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ và đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn Sau khi Pháp buộc phải rút quân khỏi nước ta (vì Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ) Mĩ đã thay chân Pháp dựng lên chính quyền Sài Gòn làm tay sai để thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là một căn cứ quân sự. Một lần nữa, nhân dan ta phải đứng lên đấu tranh chống Mĩ và tay sai. Chiến tháng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này. e. 1975 – 1986: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, nước ta đã được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa. Hậu quả mà hai cuộc chiến tranh để lại là rất nặng nề. Những hội nghị hiệp thương hai miền Nam – Bắc và tổng tuyển cử đã hoàn thành nhiệm vụ này. Nước ta bắt tay vào xây dựng kinh tế – xã hội thông qua các kế hoạch 5 năm. g.1986 – 2000: Cải cách đổi mới đất nước Mười năm đầu sau ngày đất nước thống nhất (1975-1985) trong quá trình xây dựng kinh tế, bên cạnh những thành tựu, nước ta đã vấp phải nhiều khuyết điểm sai lầm. Tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi. Nước ta cần phải cải cách để thoát khỏi khủng hoảng và đưa đất nước đi lên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 mở đầu thời kỳ đổi mới. Những kế hoạch xây dựn đất nước tiếp tục được đưa ra thực hiện và thu được nhiều kết quả, đất nước đang thay đổi và phát triển từng ngày. 1.3. Hiểu và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện cơ bản a. Nhơ những sự kiện lớn trước: Lấy một sự kiện làm mốc đầu rồi nhớ những sự kiện cách nhau 5 năm, 10 năm 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Leenin, từ đó đã xác định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. 1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 1930: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. 1935: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng – đánh dấu Đảng đã được phục hồi sau thời gian bị Pháp khủng bố trắng. 1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp – nhân dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng”. 1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. 1950: Chiến dịch Biên giới thu đông diễn ra và giành thắng lợi, tạo ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến b. Liên hệ và nhớ sự kiện lịch sử với những ngày tháng năm mà bản thân thường hay nhớ: ngày sinh nhật của mình, của bạn thân, ngày gắn liền với những kỷ niệm không quên rồi tính sự kiện lịch sử cách ngày tháng đó bao lâu. 1.4. Nhớ và hiểu những sự kiện của lịch sử thế giới có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Phần lịch sử Việt Nam 1919-2000 luôn chịu tác động của lịch sử thế giới và khu vực. Vì vậy cũng cần phải hiểu và nhớ một số sự kiện sau: – Quốc tế cộng sản: Là một tổ chức quốc tế do Leenin sáng lập ra năm 1919vowis thành viên là các Đảng cộng sản của các nước. Quốc tế cộng sản chỉ đạo thống nhất đường lối, chủ trương để thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc. Các đại hội quan trọng: Đại hội II (1920), Đại hội VII (1935). – Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Là cuộc chiến tranh do phe phát xít (cầm đầu là Đức) phát động nhằm chia lại thị trường thế giới. Ban đầu là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Khi Liên Xô đứng lên chống phát xít tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi. Tháng 9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương Tháng 12/1941: chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ. Đầu 1945 : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít lần lượt bị tiêu diệt. Cuối tháng 4/1945: Phát xít Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 6 và 8 tháng 8/1945: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Ngày 15/8/1945: Phát xít Nhật ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giớ thứ hai kết thúc. – Tình hình châu Phi những năm 50-60: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. – Tình hình Mĩ la tinh những năm 70 của thế kỷ XX: Phong trào đấu tranh chống chế độ thuộc địa kiểu mới của Mĩ phát triển và giành nhiều thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta 2. Tổ chức ôn tập Giáo viên phải xác định được có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc ôn tập. Căn cứ vào thời gian đó để chia kiến thức cho mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi đợt rồi “ khoán” kiến thức để học sinh thực hiện. Trong thời gian ôn tập giáo viên không cung cấp kiến thức mới, không dạy lại kiến thức cũ mà chỉ khái quát kiến thức trọng tâm, giải đáp thắc mắc của học sinh, hướng dẫn cách học và kiểm tra việc học của học sinh. Việc thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh là rất quan trọng. Cuối mỗi tuần, mỗi đợt có thể cho học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi mà giáo viên đã “ khoán”. Có thể cho học sinh trình bày miệng hoặc viết lên bảng sau đó giáo viên chấm, nhận xét, nhắc nhở để học sinh tránh mắc lỗi khi học sinh làm bài. Tổ chức kiểm tra cần nhẹ nhàng để giảm áp lực. Có thể tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp để tạo không khí hào hứng cho học sinh. Nếu có điều kiện thì tổ chức thi đua giữa các lớp. 2.1. Ôn tập kiến thức cơ bản – Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN. + Chủ yếu ôn cho đối tượng học sinh: yếu, kém * Đối với giáo viên: – Thực hiện: gọi học sinh trả lời theo yêu cầu câu hỏi. Có thể áp dụng tất cả các câu hỏi theo nội dung bài trong SGK. Ví dụ 1: Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) – Câu hỏi: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? Trả lời: + Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. + Nguyên tắc: – Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước . – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. – Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình . – Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) . Ví dụ 2: Bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930) – Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Trả lời: – Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộ

Skkn Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Lớp 12 Ở Trường Thpt Lê Lợi

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI Người thực hiện: Lê Thị Lịch Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2019 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI Người thực hiện: Lê Thị Lịch Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Mục đích nghiên cứu 1 2 2 2. Nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2 3 4 3 2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề. 2.3.1. GVCN cần nắm rõ vai trò của GVCN 2.3.2. Các biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 2.3.2.1. Lập sổ chủ nhiệm. 2.3.2.2.Công tác tổ chức lớp 2.3.2.3. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm 2.3.2.4.Tổ chức họp phụ huynh đầu năm. 2.3.2.5 . Công tác phối hợp giữa GVCN với các đoàn thể và lực lượng khác trong nhà trường. 2.3.2.6. Làm tốt công tác hướng nghiệp. 4 5 6 6 7 9 11 11 13 4 2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. 113 5 3. Kết luận và kiến nghị. 3.1. Kết luận 3.2.. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tào Thanh Hóa . 3.2.2. Đối với trường THPT Lê Lợi và các thầy cô giáo 15 16 17 218 6 Tài liệu tham khảo 19 7 Các SKKN đã được xếp loại 20-21 8 Phụ lục (Có in đóng quyển kèm theo) 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Tôi là một giáo viên dạy môn Toán đã có 15 năm công tác. Rất may mắn cho tôi là từ khi ra trường đến nay ngoài công việc chuyên môn dạy môn Toán thì năm nào tôi cũng được phân công làm công tác chủ nhiệm. Tôi luôn quan niệm là công việc dạy chuyên môn đã khó thì công tác chủ nhiệm khó hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao công tác giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì theo tôi: Dạy học là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ nhiều tố chất. Đặc biệt là với những thầy cô làm công tác chủ nhiệm thì điều đó quan trọng hơn nhiều. Ngoài công việc giảng dạy, thì giáo viên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho học sinh (HS) thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường[5]. Cho nên công tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), Đoàn Thanh niên (ĐTN) trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết [8]. Bên cạnh đó thì trong tình hình hiện nay đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nhà trường cũng đang tiến đến mục tiêu khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài [4]. Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt [2]. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả Thầy Cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho học sinh tự do hư đốn, hoặc một số Giáo viên chủ nhiệm lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện học sinh có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình [7]. Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng không kém với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi ” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý tưởng cách mạng đúng đắn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là học sinh ở lớp 12 ở trường THPT Lê Lợi nơi tôi công tác. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. Vì điều kiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở học sinh lớp 12A8 của trường THPT Lê lợi năm học 2018-2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. – Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh. – Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các Giáo viên bộ môn, học sinh, Đoàn Thanh Niên, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh. – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Vài nét sơ lược về trường THPT Lê Lợi. Nằm ngay trên cạnh quốc lộ 47 và trung tâm Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trường THPT Lê Lợi nổi lên như một điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh nhà. Trường THPT Lê Lợi được đổi tên từ trường cấp 3 Thọ Xuân I và chính thức được thành lập tháng 11 năm 1959. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Lê Lợi mặc dù gặp không ít khó khăn và thách thức nhưng tập thể nhà trường đã chung sức vượt qua từng bước trưởng thành và đạt được nhiều kết quả cao trở thành một trong những trường đứng đầu của tỉnh Thanh Hóa và là trường số 1 của huyện Thọ Xuân [6]. Mục tiêu chung là: xây dựng và phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu giáo dục của địa phương, góp phần tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển của đất nước. Nhà trường đang tiến hành thực hiện 5 mục tiêu chiến lược, đó là: . Đổi mới công tác quản lý và lãnh đạo. . Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên. . Phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. . Xây dựng văn hoá nhà trường. . Huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục . Trong đó trọng tâm nhất là: Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên. Với quyết tâm cao,Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Lê Lợi đã đạt trường chuẩn Quốc Gia năm 2016 và đã gặt hái được nhiều kết quả [6] . 2.1.2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên [5] Năm học 2018-2019 trường đã có 78 cán bộ và giáo viên trong đó Ban giám hiệu: 04, giáo viên: 70, nhân viên: 04. Gồm 08 tổ chuyên môn với trình độ đào tạo: ĐHSP: 44/74, chiếm tỉ lệ: 59,45,% Thạc sỹ: 27/74, chiếm tỉ lệ: 36,48%. Đang học Cao học: 02/74, chiếm tỉ lệ: 2,7% Đang học Tiến Sĩ : 01/74, chiếm tỉ lệ: 1,37% Đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho 1563 học sinh ở 38 lớp học, hầu hết các giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn quy định. Đây là điều kiện rất thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. 2.1.3. Về cơ sở vật chất Bên cạnh những thuận lợi về đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giảng dạy được ưu tiên hàng đầu trong giải pháp nâng cao chất lượng giao dục. Năm học 2018 – 2019 trường có tổng số 38 phòng học, có phòng bộ môn cho tất cả các tổ chuyên môn, có phòng thí nghiệm và thực hành cho các môn Lý, Hóa, Sinh, có thư viện cho học sinh đọc sách cả trong phòng và thư viện ngoài trời, 3 phòng máy vi tính với tổng số máy là 90 máy được nối mạng Internet phục vụ học tập và nghiên cứu, đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy, học tập của học sinh, theo phương châm “học đi đôi với hành”. Khu hành chính có 01 phòng Hiệu trưởng, 03 phòng Phó hiệu trưởng, 01 phòng kế toán, 01 phòng hành chính, 01 phòng văn phòng, 1 phòng Đoàn thanh niên. Trường có 01 sân khấu rộng khoảng 28m2, hệ thống âm thanh, các trang thiết bị phục vụ hoạt động phong trào, ngoại khóa, văn nghệ, khá tốt [5]. 2.1.4. Chất lượng và hiệu quả đào tạo Kết quả trong năm học 2017-2018 [5]. – Xếp loại học lực của học sinh: Học lực giỏi : 384 em, chiếm tỉ lệ 24,49% Học lực khá: 1022 em, chiếm tỉ lệ: 65,18% Học lực trung bình: 157 em , chiếm tỉ lệ: 10,01% Học lực yếu: 0 em ,chiếm tỉ lệ 0% Tỷ lệ tốt nghiệp THPT QG trên 99% Đỗ đại học, cao đẳng trên 80%. – Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh xếp thứ 06 của cả tỉnh Thanh Hóa. Nhiều năm liền có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc Gia về giải toán bằng máy tính. – Đạo đức học sinh: Nhìn chung, chất lượng giáo dục đạo đức qua các năm đều được nâng lên. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của trường năm học 2017 – 2018 và các năm trước thường xuyên đều đạt trên 97%, học sinh có hạnh kiểm trung bình dưới 3%, không có học sinh hạnh kiểm yếu, kém. 2.1.5. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông Lê Lợi [5] – Số lượng và cơ cấu trong công tác chủ nhiệm năm học 2018- 2019. Tổng số lớp: 38 lớp, tổng số học sinh: 1563 học sinh. Tổng số giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp: 38 giáo viên, trong đó khối 12 là 11 lớp, khối 11 là 15 lớp và khối 10 là 12 lớp. Khối 12 có 05 lớp khối A và 01 lớp khối A1, 01 lớp khối B, 04 lớp khối D, 01 giáo viên được phân công chủ nhiệm một lớp. Tôi được BGH phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 12A8. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Thuận lợi: Giáo viên chủ nhiệm trường THPT Lê Lợi nắm kế hoạch của nhà trường trong từng năm học, xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học, trên cơ sở ấy biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Quản lý toàn diện lớp học, nắm vững đặc điểm học sinh lớp học (sức khỏe, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động ) . Cố vấn các tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Nắm tình hình của lớp về mọi mặt báo cáo cho Ban Giám Hiệu biết theo định kì hoặc đột xuất những vấn đề cần thiết để nhà trường có hướng giải quyết kịp thời. * Khó khăn: Giáo viên do chưa có nhiều tài liệu về công tác chủ nhiệm theo phương pháp mới, vẫn làm theo lối mòn cũ và mang tính chủ quan của mỗi Giáo viên chủ nhiệm. Do đó hiệu quả của công tác chủ nhiệm chưa cao, mang nặng tính hình thức. Học sinh chưa được phát huy hết khả năng, năng lực của mình, các em còn thụ động trong các hoạt động nên kết quả giáo dục toàn diện chưa cao. 2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề. 2.3.1.Giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ vai trò của mình và có các biện pháp để làm tốt vai trò đó. Trước khi đưa ra các giải pháp để thực hiện thì người giáo viên cần nắm rõ các vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể là: – Ngoài công việc giảng dạy chuyên môn thì một số giáo viên còn tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp. Điều đầu tiên Giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. -Thứ ba là phải nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học theo thông tư 58 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đề nghị khen thưởng và kỹ luật học sinh, đề nghị học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. -Thứ tư là phải báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu Trưởng. Bên cạnh việc nắm rõ vai trò của mình thì giáo viên chủ nhiệm cũng cần nắm rõ đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm. Đặc điểm cụ thể lớp chủ nhiệm 12A8 của tôi như sau: Lớp 12A8 tổng số 37 học sinh, trong đó 30 nam, 07 nữ, phần lớn là các học sinh mới chuyển từ lớp 11 khác nhau của trường ( Vì sau mỗi năm hoc học trường THPT Lê Lợi thi lại phân ban và xếp lại lớp ) chính vì thế mà lớp cũng có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi – Có nhiều học sinh lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, tích cực tham gia các phong trào của lớp, của trường, đoàn thanh niên, các hoạt động xã hội. Thái độ học tập và rèn luyện khá tốt. – Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của Ban Giám hiệu, và tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo đầy đủ, kể cả có ghế ngồi cho học sinh dự tiết sinh hoạt dưới cờ. – Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. – Giữa Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và Ban Giám hiệu luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục cho các em. – Công nghệ thông tin phát triển nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn. * Khó khăn: – Đa phần các em có học lực trung bình, yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết, học giỏi cũng rất khó khăn. – Trường nằm ở khu vực trung tâm thị trấn Thọ Xuân nên cũng không ít cám dỗ dễ lôi cuốn các em vào các tệ nạn xã hội như các quán chơi điện tử, lô đề….., – Lớp còn có những học sinh lưu ban từ những năm học trước như em Đỗ Đình Nam. Có nhiều học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đức cũng như còn thụ động tham gia các phong trào của lớp như em Lê Nguyên Khôi, Đỗ Đình Nam, Trịnh Khắc Cường, Lê Văn Trung Hiếu…. – Học sinh được chuyển về từ nhiều lớp 11 khác nhau trong trường nên các em còn rụt rè, chưa hiểu biết về nhau nên chưa có tình thần đoàn kết. -Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại. -Một số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo và hộ nghèo như: Thanh Trình, Đỗ Thực, Lê Trung Kiên, Nguyễn Trung Kiên… -Một số học sinh nhà ở xa trường học: Như các em Cương ( Xã Xuân Phong), em Long (xã Xuân Hưng), Văn Tùng ( xã Thọ Diên )…. -Một số học sinh thiếu thốn tình cảm chỉ ở với mẹ hoặc bố cũng như một số gia đình lo làm ăn xa không có thời gian quan tâm chăm sóc cho các em: Như các em Lê Viết Long, Đỗ Đình Nam. -Lớp đa số là các em nam nên thường hiếu động, nghịch ngợm làm mất trật tự trong giờ học. -Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhiều tiệm internet, game online mọc lên ngày càng nhiều, nên các em không nhận thức đúng sẽ dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. -Một số phụ huynh chưa có trách nhiệm cao, phó thác con em cho Giáo viên chủ nhiệm. 2.3.2. Các biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm. Dựa trên những thuận lợi, khó khăn của lớp 12A8, để nâng cao công tác chủ nhiệm tôi đưa ra một số biện pháp sau: 2.3.2.1. Lập sổ chủ nhiệm + Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. + Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C + Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh viết lý lịch đầu năm cần chính xác (phụ lục ). + Dựa trên cơ sở đó, Giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến: -Các em thuộc diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. – Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân Đây là các em cần được quan tâm nhiều hơn. – Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực. – Làm rõ một số chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác quản lý học sinh một cách hiệu quả nhất. Trong đó, phải thật chú ý đến việc ghi chép hết sức chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý: – Theo dõi về mọi mặt học sinh theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. – Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh. – Lập danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ chính xác). – Danh sách thầy cô bộ môn (những thay đổi nếu có). – Ngoài kế hoạch chủ nhiệm của từng tháng (nếu được giáo viên cho lớp trang trí thêm bảng kế hoạch tuần ngay trong lớp học để học sinh biết mà thực hiện). -Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh về ngày, giờ, môn học của các em để phụ huynh biết mà hỗ trợ với nhà trường quản lý giờ giấc của các em. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường cho học sinh ghi ngay trên gốc bảng riêng. -Cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ: Họ và tên học sinh vi phạm. (Bảng đề nghị xử lý kỹ luật học sinh hàng tuần của nhà trường). Căn cứ vào mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý, theo quy định của nhà trường. Giáo viên cũng cần lưu ý lỗi học sinh vi phạm, số lần vi phạm, biện pháp xử lý, hiệu quả sau mỗi lần xử lý. Cho học sinh viết bản cam kết giữa học sinh – Phụ huynh học sinh – Giáo viên chủ nhiệm. (Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh). 2.3.2.2. Công tác tổ chức lớp. – Nhận lớp theo sự phân công của Ban Giám hiệu và cho học sinh tiến hành làm bản khai lý lịch trích ngang của các em. (Có mẫu tham khảo như Phụ lục ) – Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng như các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn. Các công tác tổ chức cụ thể như sau: Thứ nhất: Lựa chọn ban cán sự cho lớp và phân công nhiệm vụ của ban cán sự lớp. * Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổ chức các hoạt động phong trào cho lớp. * Cơ sở lựa chọn: – Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh. – Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ. – Căn cứ vào nhận xét của giáo viên bộ môn. + Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được Giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận. -Lớp trưởng: Lê Trọng Giang. Nhiệm vụ: là người đại diện cho lớp nhận các thông báo, lịch học,phổ biến cho lớp, quản lý tình hình chung của lớp. Giải quyết các tình hình trong lớp khi không có Giáo viên chủ nhiệm, là người trực tiếp tham mưu, đại diện cho lớp đề xuất với Giáo viên chủ nhiệm các hoạt động phong trào thi đua do trường lớp tổ chức. Báo cáo khẩn cấp tình hình lớp với Giáo viên chủ nhiệm. Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của Giáo viên chủ nhiệm lớp. – Lớp phó học tập: Lê Văn Tuấn. -Lớp phó lao động: Lê Năng Minh Công. Làm nhiệm vụ quản lý và phân các tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc các bạn giữ gìn vệ sinh chung trong, ngoài phòng học xanh sạch đẹp. Nhận thông báo lao động, phân công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà trường yêu cầu. -Lớp phó văn thể mỹ: Lê Trung Kiên. Tập cho các bạn trong lớp hát đúng quốc ca và các bài hát về đoànTổ chức

“Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thi Vào Lớp 10 Thpt”.

Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Hải Vân – Phó hiệu trưởng nhà trường đã đại diện cho Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường có bài tham luận: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT“. Năm học 2018-2019 là năm đầu tiên Thành phố Hà Nội thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 10. Thay vì kết hợp hình thức xét tuyển và thi tuyển. Năm học này, Thành phố chỉ thực hiện hình thức thi tuyển. Số môn thi tăng từ 2 lên 4 môn. Thí sinh dự thi không được cộng điểm khuyến khích. Những thay đổi như vậy có ảnh hưởng không ít đến tâm lí giáo viên, học sinh và cha mẹ các em. Tuy nhiên, kết quả thi vào lớp 10 THPT của nhà trường vẫn duy trì ổn định và dẫn đầu Quận. Điểm TB bài thi các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử đứng thứ nhất; tiếng Anh xếp thứ nhì trên tổng số 20 trường THCS trong quận. Điểm TB xét tuyển 4 môn thi đạt 45.01, cao hơn TB toàn quận 4.95 điểm. Nhiều học sinh đã đỗ vào các trường THPT chuyên của thành phố. Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Hải Vân đã trình bày 4 giải pháp mà nhà trường đã áp dụng để có thể đạt được kết quả tốt như vậy, đó là: 1. Công tác chỉ đạo điều hành 2. Công tác bồi đưỡng đội ngũ 3. Công tác tổ chức ôn luyện 4. Công tác thi đua, khen thưởng Các lãnh đạo dự Hội nghị đánh giá rất cao nội dung bài tham luận, ghi nhận sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo của BGH nhà trường cũng như sự vào cuộc quyết liệt của tập thể cán bộ giáo viên ôn thi để kết quả của nhà trường có thể giữ vững và duy trì ở tốp đầu quận. Đồng chí Phạm Thị Hải Vân đã gửi lời cảm ơn các đ/c lãnh đạo UBND Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội, các đ/c lãnh đạo Quận ủy, HĐND, UBND quận Long Biên, các phòng ban của quận, Phòng GD&ĐT quận đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và sự phát triển của THCS Gia Thụy nói riêng. Đồng thời, xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục nỗ lực, tập trung chỉ đạo xây dựng thành công một tập thể đoàn kết, thống nhất, tạo môi trường sư phạm văn minh, lành mạnh để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, bổ ích.

Cũng tại Hội nghị, thay mặt tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Thanh – Hiệu trưởng nhà trường, đã lên nhận Giấy khen của Chủ tịch UBND Thành phố về danh hiệu TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC. Đặc biệt hơn, Hội nghị cũng đã trao tặng nhiều giấy khen của UBND quận cho nhiều học sinh đã đạt thành tích xuất sắc trong phong trào học tập năm học 2018-2019.

Với nhiều giải thưởng tại các cuộc thi cấp quận, Thành phố và các cuộc thi có yếu tố Quốc tế về Toán, Tiếng Anh, giải Toán bằng Tiếng Anh,… Trường THCS Gia Thụy rất vinh dự có học sinh Nguyễn Trần Chiến lớp 8A2 trở thành một trong các học sinh tiêu biểu được tuyên dương khen thưởng trong Hội nghị lần này.

Đề Thi Khảo Sát Chất Lượng Đầu Năm Môn Ngữ Văn Lớp 12 Trường Thpt Thuận Thành Số 1, Bắc Ninh Năm Học 2022

Đề kiểm tra đầu năm môn Ngữ văn có đáp án

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 12 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 – 2017 là tài liệu tham khảo được chúng tôi sưu tầm, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn luyện tốt để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ I sắp tới và kỳ thi Đại học 2017.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2016 – 2017 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 12 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang năm học 2016 – 2017

SỞ GD & ĐT BẮC NINHTRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂMMÔN NGỮ VĂN KHỐI 12Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tình ta như hàng câyĐã qua mùa gió bão.Tình ta như dòng sôngĐã yên ngày thác lũ.Thời gian như là gióMùa đi cùng tháng nămTuổi theo mùa đi mãiChỉ còn anh và em.Chỉ còn anh và emCùng tình yêu ở lại…Kìa bao người yêu mớiĐi qua cùng heo may.(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây/ Đã qua mùa gió bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ.

Câu 3. Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong văn bản mang ý nghĩa gì?

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả trong những dòng thơ: Thời gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được… một tòa nhà 40 tầng.

Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống – đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với “siêu hang động” Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác.

Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc – Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.

(Theo chúng tôi ngày 17/05/2015)

Câu 5. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 7. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 8. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn(từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai. Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình. Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành. Phải không anh? Phải không em?”

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ những lời bài hát trên.

Câu 2. (4,0 điểm) Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng: Đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định: đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 12

SỞ GD & ĐT BẮC NINHTRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGNĂM HỌC 2016 – 2017MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I: Đọc hiểu

1. Trả lời đúng theo một trong các cách: Thơ ngũ ngôn (0,25 điểm)

2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ là: (0,25 điểm)

So sánh: Tình ta như hàng cây/ Tình ta như dòng sông

Ẩn dụ: Mùa gió bão/ ngày thác lũ

Điệp cấu trúc: Tình ta như…/ Đã qua… Đã yên…

3. Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” lặp lại hai lần trong đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng định tình yêu thủy chung, bền chặt, không thay đổi (0,5 điểm)

4. Quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có vận động, biến thiên nhưng có một thứ bất biến, vĩnh hằng, đó chính là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua thời gian và mọi biến cải của cuộc đời. (Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục). Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, hiện đại hay truyền thống…như thế nào?) (0,5 điểm)

5. Phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ khoa học. (0,5 điểm)

7. Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích: thuyết minh (0,25 điểm)

8. Học sinh có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được: Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước. (0,5 điểm)

Phần: II Làm văn 1. Viết bài văn nghị luận bầy tỏ suy nghĩ về tư tưởng đạo lý được nêu trong đề bài.

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. (0,25 điểm)

b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về lối sống có trách nhiệm với cộng đồng của mỗi cá nhân. (0,5 điểm)

c) Triển khai vấn đề nghị luận thành nhiều luận điểm phù hợp, sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động. (2,25 điểm)

Mở bài: Giới thiệu lời bài hát: Một đời người, một rừng cây – Trần Long Ẩn, có đoạn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành. Phải không anh? Phải không em?” Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Những lời hát đã gợi cho người nghe suy nghĩ về lối sống có trách nhiệm với cộng đồng của mỗi cá nhân. (0,5 điểm)

Thân bài (2,0 điểm)

Giải thích ý nghĩa lời bài hát: (0,5 điểm)

Có ý nghĩa như một lời nhắn nhủ tha thiết về lối sống trách nhiệm của con người trong cuộc sống.

Bàn luận về quan niệm sống tích cực, đầy sức thuyết phục được gợi lên từ bài bài hát: biết gánh vác, biết chia sẻ, không lẩn tránh, không cam chịu nhẫn nhục, không an phận thủ thường; thậm chí biết chấp nhận và từ đó biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của con người

Bàn luận vấn đề: Trong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ, biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm… Đó là những con người có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng. (dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Pas- teur, anh Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích cách mạng…, Đặng Thùy Trâm từ giã Hà Nội vào nơi ác liệt của chiến trường…; thời bình: Những chiến sĩ Trường Sa, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa…). (0,5 điểm)

Phê phán: (0,25 điểm)

Lối sống ích kỉ, cá nhân, nhỏ nhen, luôn tránh né, đùn đẩy khó khăn cho người khác, sống vụ lợi, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để thu vén cho bản thân…

Lối sống đó rồi sẽ bị xã hội đào thải. (dẫn chứng: Loại người Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau…;những kẻ cơ hội, đục nước béo cò; đó là một số thanh niên chỉ biết Lời bài hát là những lời nhắn nhủ thiết tha gửi đến mọi người, nhất là đối với lớp trẻ, một thông điệp về sống đẹp.

Liên hệ: Trong cuộc sống ngày nay, thanh nhiên càng cần chăm chỉ, năng động, sáng tạo biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của nhân dân, Tổ quốc. (0,25 điểm)

Bài học: (0,5 điểm)

Nhận thức: Hiểu rằng cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa, nhân cách con người sẽ thật sự cao quý khi biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, cự tuyệt lối sống tầm thường, thấp hèn.

Hành động: Để có thể sống đẹp như lời bài hát gợi ý, thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, phải học tập, rèn luyện bản thân ý chí, nghị lực, những năng lực và kĩ năng sống, phải năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Kết bài: (0,5 điểm)

Lời bài hát là những lời nhắn nhủ thiết tha gửi đến mọi người nhất là đối với thế hệ trẻ một thông điệp về sống đẹp đầy sức thuyết phục, nó chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực, đáng để chúng ta xem như một kim chỉ nam trong rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có một cuộc sống chân chính.

Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho, đâu phải nhận riêng mình.(Tố Hữu)

Vài nét về tác giả và tác phẩm: (0,5 điểm)

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới; hồn thơ luôn khát khao giao cảm với đời và tận hưởng sự sống; phong cách thơ mới mẻ, độc đáo, giàu sức sáng tạo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học hiện đại phương Tây.

Vội vàng là một tác phẩm đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám; thể hiện sâu sắc niềm khát khao tận hưởng sự sống của cái tôi tác giả. 0,5

Giải thích ý kiến: (0,5 điểm)

Cái tôi là biểu hiện cao độ của ý thức cá nhân, xuất hiện khi con người có nhu cầu được là chính mình.

Cái tôi vị kỉ tiêu cực là cái tôi nhất nhất chỉ vì mình, đề cao mình một cách cực đoan, bất chấp tất cả.

Cái tôi cá nhân tích cực là cái tôi với những khát vọng nhân bản chính đáng, hướng tới những giá trị sống tốt đẹp, lành mạnh.

Cảm nhận niềm khát khao tận hưởng sự sống: (2,0 điểm)

Cái tôi bám riết, say sưa tận hưởng vẻ đẹp của sự sống trần thế; thể hiện quan niệm mới mẻ về cái đẹp, mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. (0,75 điểm)

Cái tôi nhận thức được sự trôi chảy của thời gian và sự ngắn ngủi của kiếp người; do đó phải sống có ý nghĩa, trân trọng từng giây phút của cuộc đời bằng tâm thế sống vội vàng, cuống quýt. (0,75 điểm)

Cái tôi được thể hiện bởi sự kết hợp giữa cảm xúc trữ tình và triết luận, hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ; ngôn ngữ thơ tự nhiên, sinh động; thể thơ tự do; cấu trúc câu thơ linh hoạt; giọng điệu gấp gáp, sôi nổi, … (0,5 điểm)

Bác bỏ ý kiến cho rằng đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực (0,5 điểm)

Ý kiến xuất phát từ quan điểm cũ, quá coi trọng cái ta mà coi nhẹ cái tôi, xem mọi tiếng nói của cái tôi đều là tiêu cực, đồng nhất sự hưởng thụ chính đáng của con người với lối sống cá nhân chủ nghĩa.

Thể hiện định kiến hẹp hòi đối với ý thức trân quí bản thân của con người, đồng nhất việc tận hưởng sự sống lành mạnh, tích cực với lối sống gấp của chủ nghĩa hưởng lạc.

Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến: Đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực

Ý kiến xuất phát từ quan điểm đúng đắn coi trọng quyền sống chính đáng của con người cá nhân, vì thế đã nhận ra tính nhân bản trong niềm khát khao tận hưởng sự sống của cái tôi ở bài thơ Vội vàng, xem đó là biểu hiện mãnh liệt của cái tôi cá nhân tích cực. (0,25 điểm)

Ở thời đại Thơ mới, khát khao tận hưởng sự sống của cái tôi ấy đã có ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến ý thức cá nhân, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. (0,25 điểm)

Bạn đang xem bài viết Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Qg Cho Lớp 12A1, 12A2 Ở Trường Thpt Quan Sơn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!