Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Thời Điểm Chuyển Giao Mùa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm chuyển giao mùa
Thời tiết biến đổi thất thường, làm gia cầm, vật nuôi không thích nghi kịp nên bị nhiễm bệnh. Bài viết giới thiệu một số biện pháp giúp chủ động phòng bệnh cho gia súc gia cầm thời điểm giao mùa như: tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại, tăng cường chăm sóc, phòng chống dịch bệnh…
Hiện nay thời tiết khí hậu có diễn biến rất phức tạp, môi trường chăn nuôi ô nhiễm nặng nên dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm rất dễ phát sinh. Đặc biệt ở thời điểm chuyển giao mùa như tại thời điểm này, thời tiết hay có biến đổi thất thường, ngày nắng nóng, đêm gió lạnh kéo theo mưa phùn. Với thời tiết khí hậu như vậy sẽ làm con vật không thích nghi kịp nên bị nhiễm bệnh. Mặt khác những ngày này hay có mưa phùn nên ẩm độ cao mầm bệnh trong môi trường sẽ phát triển mạnh.
Giai đoạn chuyển từ mùa xuân sang mùa hè ban ngày có thể nắng nóng song đến đêm, nhất là về sáng sớm trời vẫn có thể trở rét, gió lạnh. Người chăn nuôi chưa kịp che chắn chuồng trại hoặc không chủ động phòng bệnh làm cho con vật nhiễm bệnh. Đối với trâu bò một số bệnh hay nhiễm tại thời điểm này như bệnh Tụ huyêt trùng, viêm phổi ở bê nghé non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cảm lạnh. Với đàn bò sữa có thể mắc thêm các bệnh về sinh sản như viêm vú, viêm tử cung âm đạo, bệnh chậm sinh…. Trên đàn lợn có thể mắc một số bệnh như bệnh tai xanh, lở mồm long móng, đặc biệt hay mắc bệnh truyền nhễm như 04 bệnh đỏ (Tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu). Ở lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli … Với gia cầm một số bệnh hay gặp như bệnh Gumboro, Niwcastle, bệnh cúm, hội chứng tiêu chày. Ở thời điểm chuyển giao mùa cũng là thời điểm bệnh xảy ra nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cũng rất dễ phát sinh thành dịch do mầm bệnh (vi khuẩn, virut) có điều kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, qua gió, qua thức ăn nước uống, vật dụng chuồng nuôi.
Để chủ động phòng bệnh, người chăn nuôi áp dụng một số biện pháp sau:
– Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của ngành thú y. Một số vác xin cần tiêm ngay, đảm bảo định kỳ là: Đối với trâu bò tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Với lợn đảm bảo tiêm phòng 04 bệnh đỏ, bệnh tai xanh, lở mồm long móng. Với lợn nái tiêm thêm vác xin leptospira, suyễn lơn, lợn con tiêm Ecoli. Với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vác xin Newcastle, gumboro, cúm gia cầm.
– Chú ý vệ sinh chuồng trại, có thể nói đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ giới và phun thuốc sát trùng. Vệ sinh cơ giới là quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý khi khâu này cần được làm hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn như Vikol, Halamit, Biocid, Haniodil. Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng.
Hiện nay có một số sản phẩm khử mùi hôi trong chuồng có tác dụng rất tốt để xử lý chuồng trại như sản phẩm FarmCleam, sử dụng 50g/10m2, nếu là hố ủ thì sử dụng 50g/m3, cách sử dụng là trực tiếp rắc trên nền chuồng hoặc trực tiếp vào hố ủ.
– Khi thời tiết có thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Những ngày mưa phùn ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật, nhất là đối với gia súc gia cầm non. Với bê nghé non cho đi chăn thả muộn, cho vế sơm.
– Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, khi thực hiện tốt sẽ nâng cáo sức đề kháng cho con vật. Với trâu bò, nhất là bò sữa cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn mùa đông cho bò, mặt khác khi trâu bò ăn thức ăn ủ chua còn có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng ăn tốt hơn.
– Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp.
– Đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cần cho uống nước sạch, ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm.
– Định kỳ thăm khám cho con vật, khi phất hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm ..) cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, giữ ấm cho con vật nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.
– Với gia súc gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Khi mới nhập đàn trong thời điểm này với trâu bò ngoài việc tiêm phòng các vác xin thông thường cần tiêm phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu. Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, nhất là ở các chợ kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
Người chăn nuôi chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh trên sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc gia cầm nhất là trong giai đoạn chuyển giao mùa như hiện nay.
4649-tang-cuong-cac-bien-phap.pdf
Nguyễn Ngọc Sơn – Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
Biện Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Gia Cầm
Hiện nay, thời tiết chuyển mùa, môi trường chăn nuôi ô nhiễm, đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh điều kiện thuận lợi sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, gió, thức ăn nước uống, vật dụng chuồng nuôi, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đối với trâu bò một số bệnh hay nhiễm tại thời điểm này như bệnh Tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê, nghé non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cảm lạnh… Trên đàn lợn có thể mắc một số bệnh như bệnh tai xanh, Lở mồm long móng, đặc biệt hay mắc bệnh truyền nhiễm như 4 bệnh đỏ (Tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu). Ở lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli … Với gia cầm một số bệnh hay gặp như bệnh Gumboro, Niu – Cát – Xơn (bệnh gà rù), bệnh cúm, hội chứng tiêu chảy…
Phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Để chủ động phòng bệnh bà con nông dân áp dụng một số biện pháp sau:
1. Vệ sinh chuồng trại:
Đây là biện pháp đơn giản nên người chăn nuôi chưa quan tâm chú trọng nhưng có tác dụng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển rất hiệu quả. Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là:
Vệ sinh cơ giới: Cần quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý khâu này cần được làm hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an toàn như ….
Phun thuốc sát trùng: Việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ 01 lần/01 tuần, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư, tốt nhất có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường công cộng.
Khi thời tiết có thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Những ngày mưa phùn, ẩm độ cao cần giữ ấm cho vật nuôi, nhất là đối với gia súc, gia cầm non. Đối với bê, nghé non khi chăn thả cần đi muộn, về sớm.
2. Chăm sóc và quản lý gia súc, gia cầm
Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm. Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi, đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống cho đàn gia súc, gia cầm.
Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn, kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm.
Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn…để được hướng dẫn cách phòng, chống.
Đối với vật nuôi tái đàn, phải đảm bảo chỉ nhập giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Nhập giống bổ sung cần nuôi cách ly 2-3 tuần để theo dõi bệnh, đảm bảo giống khỏe mạnh mới cho nhập đàn.
Biện Pháp Xử Lý Chất Thải Trong Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm
Ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá bền vững, tuy nhiên vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm là vấn đề lớn cần xử lý trong ngành.
Thực trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao của xã hội.
Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Ngành cũng được Đảng và Chính phủ quan tâm thông qua các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển ngành.
Tuy nhiên,mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nan là từ trồng trọt và chăn nuôi. Vậy nên, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm đang là vấn đề vô cùng quan tâm.
Phát triển ngành chăn nuôi nhưng phải bền vững,phải xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm giảm ô nhiễm môi trường
Có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó việc giám sát quy hoạch là biện pháp quan trọng mang tính chiến lược.Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn.
Quy hoạch chăn nuôi
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học bao gồm:
Xử lý môi trường bằng men sinh học
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ
Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
Xử lý nước thải bằng ô xi hóa gồm
Xử lý bằng sục khí
Xử lý bằng ozon
Xử lý bằng Hidro peroxit
Do sự đa dạng trong phương thức chăn nuôi, loài vật nuôi và điều kiện kinh tế – xã hội ở các địa phương, vùng sinh thái khác nhau nên các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động chăn nuôi cần lựa chọn một hoặc tổ hợp nhiều giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
Việc làm này không những góp phần nâng cao chăn nuôi an toàn sinh học, giảm dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi đồng nghĩa với tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn có phụ thu từ các sản phẩm sau xử lý chất thải và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng.
Thông Cáo Báo Chí: Hội Thảo “Tăng Cường Phòng, Chống Cúm Gia Cầm Và Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững”
Theo thông tin từ Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ( tính từ cuối tháng 3 năm 2013 đến nay đã có tổng số 1179 người bị nhiễm vi rút cúm A/H/N9, trong đó có 419 ca tử vong). Điều đáng lo ngại là chủng cúm này có nguy cơ lây từ người sang người, tỷ lệ tử vong cao lên đến 40% nhưng không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng trên đàn gia cầm, gây trở ngại cho việc kiểm tra, phát hiện dịch sớm. Thêm vào đó là tình hình buôn bán trái phép gia cầm tại các vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia càng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng ngăn chặn dịch cúm này tràn vào Việt Nam.
Tại Việt Nam tuy chủng cúm A/H7N9 chưa được phát hiện, nhưng trên cả nước đã có nhiều ổ dịch bùng phát tại các tỉnh Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Đồng Nai và Nam Định (số liệu tính đến tháng 2/2107). Đáng nói hơn là những hộ nuôi chưa có ý thức phòng chống dịch bệnh, xác gia cầm bệnh bị chết vứt bừa bãi gây ô nhiễm cũng như gia tăng lây lan dịch bệnh; tình trạng buôn bán giết mổ gia cầm không qua kiểm dịch vẫn diễn ra thường xuyên tại các chợ đầu mối và khu vực dân sinh. Vì thế việc chủ động ứng phó với dịch cúm gia cầm đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Thời gian: 01 buổi, từ 8h00 đến 12h00 ngày 04/4/2017.
Địa điểm: Khách sạn Bắc Giang, số 8 đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Hội thảo nhằm đánh giá chung về tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam hiện nay. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và tại Việt Nam. Là nơi bà con được hướng dẫn cách ứng phó với dịch bệnh và được giải đáp những thắc mắc trong quá trình nuôi gia cầm. Là diễn đàn để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, người nuôi v.v… đưa ra những kiến nghị, giải pháp kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay và tuyên truyền phổ biến các biện pháp chăn nuôi gia cầm hiệu quả, bền vững, giúp bà con an sinh, làm giàu.
Ban tổ chức Chương trình trân trọng kính mời quý đơn vị, doanh nghiệp, hộ nuôi gia cầm quan tâm tham dự Hội thảo. Vui lòng xem thông tin chi tiết dưới file đính kèm.
Tải về:
Để đăng ký tham dự chương trình, vui lòng liên hệ:
Ms Thu Trang – Tạp chí Thế giới Gia cầm/Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam.
Điện thoại: 097 491 6886; Email: trang@thuysanvietnam.com.vn
Bạn đang xem bài viết Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Thời Điểm Chuyển Giao Mùa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!