Xem Nhiều 3/2023 #️ Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 # Top 8 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) là bộ chỉ số đo lường, đánh giá tính hiệu quả về quản trị và hệ thống hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam dựa vào cảm nhận, trải nghiệm của người dân về sự hài lòng đối với các dịch vụ công của các cơ quan hành chính Nhà nước. Kết quả Chỉ số PAPI là nguồn dữ liệu giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính để phục vụ người dân tốt hơn.

       Những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện Chỉ số PAPI, đánh dấu bước đột phá trong việc quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về nâng cao mức độ hài lòng của người dân, cải thiện hiệu quả quản trị và

hành chính công. Kết quả

khảo sát năm 2019,

Chỉ số PAPI của

Thái Nguyên đạt 43,20 điểm, giảm 2,48 điểm so với năm 2018, nằm trong nhóm trung bình thấp. Trong 8 chỉ số nội dung được đánh giá, tỉnh Thái Nguyên có chỉ số nội dung công khai, minh bạch trong

việc ra quyết định ở địa phương, trách nhiệm giải trình với người dân được xếp vào tốp 10 tỉnh, thành có điểm số cao nhất.

và hành chính công tỉnh Thái Nguyên năm 2019 (Ngày 17/6/2020)

      Hướng tới

xây dựng hệ thống các cơ

quan hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phục vụ tổ chức và công dân tốt hơn, Thái Nguyên quyết tâm và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đểcải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Chú trọng khắc phục những chỉ số nội dung thuộc nhóm có điểm số thấp; tiếp tục duy trì chỉ số nội dung thuộc nhóm có điểm số cao.

      Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh

số 

34/2007/PL-UBTVQH11

, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Chủ động tổ chức thực hiện tuyên truyền đến thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư, đến từng người dân; đ

ồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia thực hiện theo quy định.

      Đẩy mạnh việc công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu thuộc phạm vi quản lý dưới nhiều hình thức để người dân thuận lợi trong việc tra cứu và sử dụng thông tin theo quy định; công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên tổ chức các cuộc gặp tiếp xúc, đối thoại với nhân dân để lấy ý kiến tham gia vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, địa phương.

      Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, trách nhiệm giải trình với người dân; làm tốt công tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo của người dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc rà soát, tìm biện pháp tăng cường hiệu quả của những thiết chế đảm bảo trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân.

      Thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính ở các cơ quan hành chính Nhà nước; tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính và kịp thời cập nhật, công bố, công khai đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính. Chấp hành nghiêm các quy định về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai quy trình, thời gian thực hiện, minh bạch phí, lệ phí, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công ng

hệ thông tin

 trong cải cách thủ tục hành chính; tăng số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4.

      Nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích thiết yếu cấp cơ sở như:

dịch vụ khám, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện trực thuộc tỉnh;

giáo dục tiểu học công lập; cải thiện kết cấu hạ tầng căn bản đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân (điện lưới, nước sạch, giao thông, quản lý rác thải…); giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm… Nghiêm túc quản trị môi trường; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững.

      Nỗ lực hơn nữa trong quản trị điện tử,

tiếp tục nâng cấp chất lượng cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin, nộp hồ sơ trực tuyến, đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

Lớp tập huấn Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Thái Nguyên năm 2020

(từ ngày 09 – 11/7/2020) được tổ chức t

ại UBND thị xã Phổ Yên

      Để

thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm

cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI tỉnh Thái Nguyên trong năm 2020 và những năm tiếp theo, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các đơn vị, địa phương trong tỉnh

cần đẩy mạnh tập trung chỉ đạo toàn diện và thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ

cải cách hành chính

. Q

uá trình triển khai phải kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của từng lĩnh vực, địa phương. Đồng thời,

p

hát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật; thực hiện tốtcông tác cải cách hành chính của tỉnh Thái Nguyên; n

âng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Hoàng Nhung

Tập Trung Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Trị Và Hành Chính Công

Tập trung giải pháp nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công

Chỉ số chất lượng quản trị và hành chính công (PAPI) là chỉ số đo lường khách quan về hiệu quả công tác quản trị, hành chính công, cung ứng dịch vụ công tại địa phương dựa trên sự đánh giá, trải nghiệm thực tiễn của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền và sử dụng dịch vụ công. Phạm vi đánh giá của PAPI theo các trục nội dung chính: sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.

Xác định đây là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả công tác CCHC, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công tại địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền phục vụ, năm 2020, TP Uông Bí tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng chỉ số quản trị và hành chính công.

Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Dốc Đỏ – Yên Tử là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV. Dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, dịch vụ du lịch, nâng cấp hạ tầng đô thị, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến khu dân cư, đặc biệt trong tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ bồi thường, GPMB, nêu cao trách nhiệm của người dân vì sự phát triển chung, chỉ chưa đầy một tháng, toàn bộ 200 hộ dân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đây là tiền đề quan trọng để Dự án cán đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật.

Lãnh đạo thành phố trực tiếp lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân ngay từ cơ sở.

Sự tham gia tích cực của người dân trong GPMB là tiền đề quan trọng để Dự án Đường Dốc Đỏ – Yên Tử cán đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ, mỹ thuật.

Nhằm tạo thuận lợi cho người dân tương tác, làm việc với cơ quan hành chính nhà nước, Uông Bí cũng tập trung đẩy mạnh công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên môi trường mạng, tại Trung tâm HCC thành phố và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại xã, phường. Những lĩnh vực người dân quan tâm, thường xuyên tương tác như: các chế độ chính sách; tiêu chí đánh giá người khuyết tật; thu, chi ngân sách; khung giá đất, kế hoạch giải phóng mặt bằng; phí, lệ phí; các loại quỹ; giải quyết khiếu nại tố cáo… được thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, xã phường nghiêm túc công khai, minh bạch, niêm yết, thông báo đầy đủ, kịp thời tại trụ sở làm việc, Nhà văn hóa các thôn, khu dân cư…

Một trong những trục nội dung của chỉ số PAPI được thành phố đặc biệt quan tâm nâng cao đó là trách nhiệm giải trình với người dân. Từ thành phố đến xã, phường duy trì nghiêm công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, thư kiến nghị của người dân theo đúng quy định. Đội ngũ cán bộ tiếp dân luôn thể hiện thái độ cầu thị, hoà nhã trong quá trình trao đổi, giải thích, kịp thời tham mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân. Nhờ đó, nhiều kiến nghị của nhân dân được xử lý dứt điểm ngay từ cấp cơ sở, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và củng cố niềm tin trong nhân dân. Uông Bí cũng quán triệt người đứng đầu các phòng, ban, đơn vị, UBND xã, phường cụ thể hóa việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình trước nhân dân. UBND các xã, phường có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia giám sát của người dân.

Một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công được thành phố tăng cường là đẩy mạnh kiểm soát tham nhũng khu vực công. Thành phố thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đúng qui định về cơ chế tự chủ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát các hoạt động thu, chi… UBND thành phố, xã phường cũng công khai đường dây nóng, bố trí các hòm thư góp ý để kịp thời tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân.

Đoàn viên thanh niên thành phố trực tiếp hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nhà, giúp người dân tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện. (Ảnh BQN)

Với phương châm: lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả CCHC, thành phố chỉ đạo rà soát thường xuyên, liên tục nhằm đơn giản hóa thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, cắt giảm thời gian giải quyết TTHC so với quy định. Đồng thời liên tục cập nhật thủ tục mới, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục không còn phù hợp; tích hợp, liên thông thủ tục giữa các cơ quan hữu quan. Hiện, Uông Bí có 281/281 TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện đưa vào Trung tâm hành chính công thành phố. Toàn bộ thủ tục đều được thực hiện theo nguyên tắc 5 trong 1 (Tiếp nhận – thẩm định – phê duyệt- đóng dấu và trả kết quả ngay tại Trung tâm). Thủ tục tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích đạt tỷ lệ 81,88%. TT cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đạt 91,3%. Trong đó, mức độ 4 đạt 82,24%. 258 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện được kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Theo tổng hợp từ đầu năm đến nay về đánh giá của người dân đối với cán bộ, công chức, viên chức và kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm HCC thành phố, số phiếu bày tỏ rất hài lòng đạt tỷ lệ 66%, số phiếu hài lòng đạt 34%. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã, phường, số phiếu rất hài lòng đạt 96,4%, số phiếu hài lòng đạt 3,6%.

Đối với trục nội dung nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, tập trung ở lĩnh vực y tế và giáo dục, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, nhất là trong bối cảnh năm 2020 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Nhờ đó, trong lĩnh vực y tế, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo. Thành phố duy trì và giữ vững 100% xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ giường bệnh đạt 110/1 vạn dân; số Bác sĩ/vạn dân đạt 22,6%; Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,6%. Trong lĩnh vực giáo dục, quy mô và mạng lưới trường lớp phát triển đồng bộ, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ ở các cấp học được duy trì và giữ vững. Tỷ lệ trường công lập chuẩn quốc gia đạt 100%, trong đó trường mầm non, tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 85,7%.

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong điều trị các ca bệnh khó. (Ảnh BQN)

Cùng với đồng bộ cải thiện, nâng cao chất lượng các trục nội dung của chỉ số PAPI, giải pháp tuyên truyền các kế hoạch, mục tiêu, nội dung của bộ chỉ số lồng ghép với công tác cải cách hành chính tiếp tục được thành phố quan tâm, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, xã, phường thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như: trên hệ thống thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị, tập huấn cấp thành phố, xã, phường, thôn, khu dân cư, lồng ghép trong các hội thi, chương trình tuyên truyền lưu động…

 PV

Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Cải Cách Hành Chính (Par Index) Của Sở Xây Dựng, Góp Phần Nâng Hạng Chỉ Số Cải Cách Hành Chính Của Tỉnh Quảng Trị

           I. Khái quát về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index):           Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.          PAR Index (viết tắt tiếng Anh: Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định PAR INDEX được thực hiện theo ba nhóm phương pháp. Thứ nhất là tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định. Thứ hai là Bộ Nội vụ thẩm định điểm các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định. Thứ ba là điểm đánh giá qua điều tra xã hội học từ việc lấy ý kiến người dân, DN hay còn gọi là đối tượng thụ hưởng cải cách hành chính.            II. Thực trạng vấn đề cần giải quyết           Trong những năm vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm công tác CCHC và đã có sự chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội được đề ra từ đầu năm, đồng thời, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh nhà. Nhằm chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Quảng Trị đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Theo kết quả công bố tại báo cáo của Bộ Nội vụ, tỉnh Quảng Trị xếp thứ 28 với số điểm đạt được là 80,32 điểm, tăng 2 bậc so với năm 2018.           Theo công bố của UBND tỉnh, năm 2019 có 17/20 sở, ban, ngành được xếp loại tốt về chỉ số CCHC. Trong đó có một số đơn vị đạt được điểm cao như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 94,8 điểm; Sở Giao thông vận tải 90,62 điểm; Sở Nội vụ 88,6 điểm; Sở Công thương 88,14 điểm; Sở Giáo dục và Đào tạo 86,91 điểm; Sở Tài chính 86,87 điểm. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông…đều được xếp loại tốt. 3 đơn vị được xếp loại khá là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Thanh tra tỉnh. Đối với cấp huyện, các đơn vị Vĩnh Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà được xếp loại tốt, còn lại được xếp loại khá. Riêng đối với Sở Xây dựng, trong những năm qua, chỉ số cải cách hành chính của Sở Xây dựng đã có những chuyển biến tích cực và rõ rệt, từ xếp loại trung bình năm 2016 (68/100 điểm), tăng 12,02 điểm năm 2019 và xếp loại tốt..             Có được kết quả như vậy, là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Cấp ủy và Lãnh đạo Sở Xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành và các địa phương, cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức của Sở.            Tuy nhiên, kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của Sở, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể nhưng so với chỉ số của một số sở, ban, ngành trong tỉnh vẫn còn thấp hơn và còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu là do Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích thấp tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích thấp; Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến ở mức độ 3, 4 chưa cao; Tỷ lệ giải quyết TTHC quá hạn vẫn chưa đạt 100%. Công tác tuyên truyền CCHC mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu của UBND tỉnh; Chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công tác CCHC mang tính đột phá.          III. Các giải pháp cần nghiên cứu:          Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên và đẩy mạnh triển khai công tác CCHC, cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Sở Xây dựng trong thời gian tới, Nhóm đề xuất các giải pháp trọng tâm, cụ thể như sau:          Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu         Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị. Theo đó, Lãnh đạo Sở  chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao tại chương trình, kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.         Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, cần được đầu tư nghiên cứu có tầm chiến lược; Xác định rõ kết quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ; Trên cơ sở đó thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót.          Thứ hai, phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật          Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch. Cải cách thể chế hướng tới tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.         Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách TTHC, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính. Về đề xuất, lập các chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và tính khả thi…          Thứ ba, cải cách TTHC cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm        Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kiểm soát, cập nhật, bổ sung kịp thời việc ban hành các TTHC mới. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các tục hành chính, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực xây dựng          Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính của Sở. Tập trung phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC trong lĩnh vực thuộc Sở Xây dựng quản lý. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới cách thức giải quyết TTHC, đảm bảo thực hiện việc giải quyết TTHC đúng thời hạn…          Thứ tư, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả          Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Sở Xây dựng đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách theo  Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Quyết định 1322/QĐ-UBND của UBND tỉnh.           Thực hiện tinh giản biên chế theo hướng thực chất, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.          Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.          Thứ năm, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ          Tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo trình độ chuyên môn cao, nâng cao chất lượng, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, theo đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả công tác cán bộ; Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều, theo nhiều tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao.          Thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý công chức, viên chức; Công tác luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; Về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cấp ủy trong công tác cán bộ, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.          Thứ sáu, chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0          Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị; Chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC được thực hiện trên môi trường mạng qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của đơn vị.           Khai thác có hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; tổ chức tuyên truyền để người dân biết khai thác thông tin và tiện ích từ nhiều nguồn, kênh khác nhau, nhất là qua mạng lưới internet, phát huy được hiệu quả của chính quyền điện tử đến người dân và tổ chức; tổ chức tuyên truyền, linh hoạt trong việc vận động người dân sử dụng dịch vụ Bưu chính công ích để đỡ tốn thời gian, công sức khi thực hiện TTHC.

Một Số Giải Pháp Cơ Bản Nâng Cao Hiệu Quản Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Chuyên Đề Năm 2022 Ở Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người chân chính, bình thường, gần gũi, ai cũng có thể học theo để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, năm diễn ra đại hội Ðảng các cấp tiến tới Ðại hội XIII của Ðảng. Do vậy, việc nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là rất cần thiết, góp phần tiếp tục xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh đồng bộ và toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Thực hiện Hướng dẫn số 108-HD/BTGTW ngày 04/12/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương; Hướng dẫn số 91-HD/BTGTU ngày 19/12/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hướng dẫn số 28-HD/ĐUK ngày 02/01/2020 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên về hướng dẫn học tập chuyên đề năm 2020, Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 24-KH/ĐU ngày 06/01/2020 về tổ chức triển khai, học tập chuyên đề năm 2020 theo tinh thần đổi mới, thiết thực, phù hợp với đặc thù Nhà trường, đến tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng. Qua học tập, nghiên cứu chúng ta thấy nội dung cốt lõi của chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 được thể hiện ở 2 phần nội dung sâu sắc:

Phần thứ nhất: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Trong phần này đảng viên, viên chức, quần chúng được hệ thống lại các quan điểm, tri thức nền tảng: Đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam; nguyên tắc, phương pháp, lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng; phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được thể hiện rõ ở các nội dung: Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng; đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; các bài học lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng về đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phần thứ hai: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới”.

Nội dung cơ bản trong phần này là xác định những vấn đề đặt ra về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc; tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả thiết thực chuyên đề năm 2020, tham gia đóng góp tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với đặc thù Trường Chính trị tỉnh, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ ba, kết hợp thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng với chuyên đề năm 2020, trước hết cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề còn yếu kém. Quá trình thực hiện phải bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian. Cấp trên phải làm gương, tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, đảng ủy viên, bí thư chi bộ và lãnh đạo chủ chốt của Nhà trường gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới.

Thứ tư, Đảng ủy, các chi bộ thực hiện bình xét kết quả học tập nghiêm túc, công khai, dân chủ, khách quan và triển khai ghi danh đảng viên vào Sổ ghi đảng viên tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu và các chi bộ thực hiện tốt việc ghi Sổ ghi đảng viên tiêu biểu.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, chi bộ và đoàn thể, đổi mới phương pháp kiểm tra, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất, cấp trên kiểm tra, giám sát cấp dưới, phát huy vai trò tự kiểm tra tại các chi bộ… Qua kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện chi bộ làm tốt, việc làm tốt, mô hình hay để kịp thời biểu dương, nhân rộng để mọi người cùng nhau học tập và chấn chỉnh những chi bộ làm chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Làm tốt công việc này sẽ góp phần tích cực trong học tập và làm theo Bác.

Thứ sáu, quan tâm tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, báo cáo viên của Nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh trong thời gian tới./.

Th.S Nguyễn Văn Tuấn Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu

Bạn đang xem bài viết Tập Trung Cải Thiện, Nâng Cao Chỉ Số Hiệu Quả Quản Trị Và Hành Chính Công Tỉnh Thái Nguyên Năm 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!