Cập nhật thông tin chi tiết về Thiết Kế Nhà Nhỏ Đẹp Đơn Giản P1: Tầng Trệt Tiện Nghi mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rate this post
Ở phần 1 của thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản này, kiến trúc sư của Ad kiến trúc sẽ lên ý tưởng thiết kế cho một loại nhà diện tích từ 30m2 đến 40m2 vô cùng hợp lý ở tầng 1. Nó bao gồm đầy đủ phòng khách, cầu thang trong nhà, một nhà vệ sinh có thể tắm và không gian bếp.
Thiết kế ngôi nhà sẽ gồm:
Tầng 1: Phòng khách, cầu thang lên xuống, phòng ăn, nhà bếp và phòng vệ sinh.
Tầng lửng + tầng 2: Là 2 phòng ngủ 01 lớn và 01 nhỏ + 1 phòng tắm và vệ sinh bên ngoài chung.
Trên tầng tum + sân thượng
Thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản với diện tích từ 30m2 đến 40m2
Với diện tích này, mặt tiền sẽ vào khoảng 3m đến 3,5m. Chiều sâu của ngôi nhà từ 10m đến 13m. Do đó, ngôi nhà sẽ chia ra làm 4 phần gồm:
Phần cửa đi vào ngay phòng khách.
Cầu thang lên xuống
Khoảng trống để bàn ăn hoặc sinh hoạt ăn uống.
Khu bếp và nhà vệ sinh.
Toàn bộ tường nhà đều được xây dựng bằng những tiêu chuẩn kiên cố hiện nay. Đó là cột chịu lực và tường gạch lỗ. Giúp ngôi nhà nhẹ nhàng. Và chúng tôi bỏ qua phần thiết kế chìm bên dưới gồm bể phốt tự hoại và bể nước ngầm cũng như hệ thống ống dẫn.
Chắc chắn với thiết kế phân khu từ ngoài vào trong như vậy, bạn sẽ thấy mình có đầy đủ mọi khu để sinh hoạt hàng ngày tiện lợi. Tuy nhiên, cũng nên sử dụng một số loại nội thất đa năng thì sẽ cho ngôi nhà thêm rộng hơn.
1/ Cửa chính và phòng khách.
Do mặt tiền nhỏ nên chúng ta sẽ làm cửa chính rộng hết toàn bộ bề rộng của nhà. Vẫn nên làm 2 loại cửa là một cửa kín khóa chắc chắn và 1 cửa dạng kéo xếp thoáng. Điều này giúp cho ngôi nhà khi có người ở nhà vẫn có một lớp cửa kéo mà không gian vẫn thoáng đãng.
Phòng khách:
Nên sử dụng phòng khách với diện tích khoảng 12m2 đến 15m2. Với mặt tiền 3m thì chiều sâu sẽ là 4m đến 5m. Vừa đủ cho bạn đặt một tủ tivi rộng 0,5m và bộ bàn ghế từ 1,6 đến 2m. Khoảng không còn lại dành cho việc buổi tối bạn cho xe máy vào nhà.
Chúng ta sẽ có thiết kế từ ngoài cửa vào với thứ tự như sau:
Bước qua hai cánh cửa sẽ đến không gian trống khoảng 2m chiều sâu. Tiếp đến là bộ bàn ghế đơn giản kê sát một bên tường để dành chỗ cho lối đi vào cầu thang và gian bếp. Sát với cầu thang là bộ tủ kệ ti vi tự thiết kế hoặc mua sẵn nếu hợp với thiết kế ở nhà.
Với thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản cho phòng khách như thế này. Bạn vẫn đủ không gian để tiếp đãi khách đàng hoàng mà vẫn đủ diện tích cho việc cất giữ xe ban đêm.
2/ Cầu thang lên xuống.
Cầu thang luôn là mối quan tâm cho những ngôi nhà nhỏ. Bởi chỉ cần thiết kế sai một chút là nó đã lấy đi không gian sử dụng của bạn cực kỳ nhiều. Trong khi không thể không có cầu thang bộ trong những ngôi nhà này được. Vậy ta nên thiết kế cầu thang sao cho hợp lý mà an toàn.
Theo kiến trúc sư của chúng tôi. Cầu thang đổi chiều 2 lần lên tầng lửng và 3 lần thì lên đến tầng 2. Hướng thường quay vuông góc với chiều sâu của nhà. Và được bố trí chính giữa ngôi nhà. Chiều rộng của mỗi bậc cầu thang nên dùng khoảng 80cm. Có độ xoắn cao lên một chút.
Chiếu nghỉ sẽ chính là đường dẫn vào bên trong phòng ngủ trên gác lửng và nhà vệ sinh chung.
Đặc biệt, bạn cần chú ý đến thiết kế mặt bậc và tay vịn. Tốt nhất mặt bậc nên sử dụng các loại vật liệu chống trơn trượt như đá galito mài, mặt gỗ… Phía hông cầu thang hướng lên phòng khách nên thi công lưới chắn cầu thang. Nó sẽ giúp an toàn khi lên xuống cầu thang. Và cũng như một vách chia giả để người ngồi tại phòng khách không nhìn rõ được người lên xuống cầu thang.
3/ Không gian phòng ăn.
Với thiết kế nhà nhỏ đẹp đơn giản như thế này. Không gian phòng ăn có thể được biến đổi linh hoạt. Bạn có thể đặt một bàn ăn nhỏ hoặc cũng có thể không đặt bàn ăn mà sử dụng chiếu ăn như người Việt truyền thống vậy.
Không gian này trong nhà bạn có thể thay đổi theo thói quen sử dụng và đặt những đồ thường dùng như tủ lạnh, kệ để lò vi sóng, lò nướng, nồi cơm điện… Nhiều khi nó cũng là nơi để đồ chơi của con cháu bạn nếu nhà có con nhỏ. Rất đa dụng cho không gian này.
4/ Thiết kế bếp và khu nhà tắm bên dưới.
Không gian dù nhỏ đến đâu vẫn không thể thiếu được khu vực này. Chúng ta nên thiết kế chúng ở phần cuối cùng của ngôi nhà. Sắp xếp gồm bàn bếp, chậu rửa và nhà tắm sao cho thành hình chữ U. Điều quan trọng là bàn bếp và khu chậu rửa nên để vuông góc nhau. Đây là phong thủy bạn nên biết.
Còn vị trí của hướng bếp thì tùy thuộc vào hợp hướng mà bạn đặt nó cho riêng mình.
Nên thiết kế đồng nhất giữa tủ bếp, trạn bát và những ngăn để đồ hợp lý cho cả khu bếp và chậu rửa. Đương nhiên, gian để bát luôn phía trên chậu rửa. Còn các ngăn khác sẽ nằm ở phía trên bếp. Luôn có các ngăn dưới chân tủ để đặt bình gas, khu để dao, để xoong nồi… nữa.
Nhà tắm cũng thiết kế nhỏ và chỉ là phòng tắm phụ thôi. Nó có thể bao gồm: Một chậu rửa mặt, một toilet và vòi tắm đứng đơn giản. Nơi có thể để cho khách sử dụng và thành viên trong nhà khi đang sinh hoạt bên dưới. Thường khu này bạn làm chỉ khoảng 1m x 2m mà thôi.
Nhìn qua, thiết kế nhà nhỏ đơn giản cho khu tầng 1 đã hoàn tất. Nếu bạn có ý tưởng thay đổi nào khác nữa xin vui lòng góp ý cho chúng tôi. Nhất là những ý tưởng sáng tạo mang thêm không gian sử dụng cho mọi người trong nhà.
Giải Pháp Thiết Kế Cầu Thang Trong Nhà Nhỏ (P1)
1. Biến gầm cầu thang thành nơi học tập, làm việc.
Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp và số phòng ít, thì cách sử dụng gầm cầu thang là một cách tiết kiệm không gian hữu hiệu. Vừa sử dụng là nơi cất giữ đồ vật vừa biến thành chiếc bàn làm việc, gầm cầu thang nhà bạn sẽ không bao giờ xấu xí và bám đầy bụi bẩn.
Phương án này được đưa ra với khu vực thang tương đối cao và dốc để bạn có thể thoải mái sử dụng mà không bị chấn thương vào đầu. Để làm góc cầu thang trở nên đáng yêu hơn, bạn nên sử dụng các vật liệu gam màu tươi sáng, giá đỡ thanh mảnh.
2. Biến gầm cầu thang thành tủ đựng đồ.
Gầm cầu thang với chiều dài và độ cao lý tưởng sẽ tạo nên một chiếc tủ treo đồ tuyệt vời cho không gian nhỏ nhà bạn. Tùy theo sở thích mà chiếc tủ chứa đồ được thiết kế có cửa hay để trần. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên lựa chọn những chiếc tủ có cánh cửa, nó sẽ giúp bạn che đi những thứ bừa bãi, thiếu ngăn nắp.
Với những chiếc tủ trần, bạn cũng nên sử dụng giấy dán, gỗ vân sáng màu, nếu có thể hãy lắp những chiếc đèn hắt sáng từ bên trong để tạo nên khu vực để đồ có điểm nhấn hơn, tránh làm nơi ẩn nấp của muỗi và côn trùng.
3. Góc kỷ niệm
Với những không gian diện tích nhỏ, góc cầu thang trở thành nỗi ám ảnh của người nhiều bởi không biết sử dụng thế nào cho hợp lý. Nếu dùng làm nơi chứa đồ, không gian trở nên bí bách, lộn xộn, nếu không tận dụng thì không gian trở nên xấu xí, mất cân bằng. Cách tốt nhất là biến góc cầu thang thành nơi kỷ niệm, đặt đồ trang trí. Góc cầu thang nhà bạn sẽ trở nên đáng yêu và đáng lưu tâm hơn.
4. Góc sáng tạo
Không hẳn là một nhà kho, nhưng những chiếc xe đạp hoặc một vài thiết bị khác có thể được cất gọn gàng thông qua những chiếc móc treo ở cầu thang. Với cách sắp xếp phù hợp với không gian vốn có, khu vực này sẽ trở nên thú vị hơn, cá tính hơn.
Giải Pháp Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Nhỏ 50M2 Tiện Nghi Cho Các Gia Đình Trẻ
Chung cư có diện tích vừa và nhỏ chính là giải pháp giải quyết nỗi lo về nhà ở của nhiều hộ gia đình
Những lưu ý khi thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về việc thiết kế nội thất chung cư 50m2, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một vài lưu ý tuy nhỏ nhưng khá quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thiết kế cải tạo căn hộ.
Thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa các tiểu tiết nội thất và tổng thể căn nhà. Vì với không gian sống khá nhỏ, chỉ có 50m2 nên các chi tiết trang trí, đồ nội thất, tone màu chủ đạo, các phòng ốc,… phải được các kiến trúc sư thiết kế tối giản nhất có thể.
Không nên chọn các món đồ nội thất có kích thước quá lớn, sẽ khiến không gian đã nhỏ càng trở nên chật chội, bức bách. Ưu tiên hàng đầu phải là những nội thất thông minh để tiết kiệm diện tích một cách hoàn hảo và mang lại sự tiện ích bậc nhất cho căn hộ của bạn.
Nên sử dụng những món nội thất thông minh tích hợp nhiều chức năng để tiết kiệm diện tích cho căn hộ chung cư nhỏ 50m2 của bạn
Do diện tích căn hộ chỉ nhỏ 50m2 nên khi thiết kế phải chú trọng đến phong cách trang trí, màu sắc chủ đạo, lựa chọn nội thất để tạo nên sự hài hòa cho toàn bộ không gian căn hộ. Nên hạn chế tối đa việc tạo khoảng cách giữa các phòng ốc, không gian vì điều này sẽ khiến diện tích căn hộ của bạn đã nhỏ lại càng nhỏ, hơn nữa sẽ không tạo được sự liên kết, thống nhất giữa các phòng.
Mặc dù chỉ là một căn hộ chung cư nhỏ 50m2 thôi nhưng không vì vậy mà phong thủy trở nên không cần thiết. Phong thủy là một yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến sinh khí của gia chủ. Chỉ có hợp phong thủy mới đem lại sự thịnh vượng, hạnh phúc và tiền tài cho gia đình.
Khi thiết kế nội thất chung cư 50m2, không nên để khoảng cách giữa các phòng ốc quá rộng vì như thế sẽ rất tốn diện tích. Bên cạnh đó, tuy không gian sống có hơi nhỏ hẹp nhưng yếu tố phong thủy vẫn rất cần được coi trọng.
Kinh nghiệm thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 sang trọng và tinh tế
Thiết kế nội thất phòng khách
Phòng khách có thể coi là một trong những căn phòng quan trọng nhất trong ngôi nhà của bạn vì đây không chỉ là nơi tiếp khách hằng ngày mà còn là nơi để các thành viên trong gia đình sum họp lại, nói chuyện và vui chơi cùng nhau. Chính vì vậy mà thiết kế, bố trí nội thất chung cư nhỏ 50m2 cho phòng khách là việc vô cùng quan trọng, cần được chăm chút trong từng chi tiết, công đoạn.
Phòng khách giống như bộ mặt của cả căn hộ chung cư vậy, đây vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi quây quần gia đình nên không gian nơi đây phải được thiết kế sao cho thật thoải mái, gần gũi nhưng không kém phần ấn tượng.
Với căn hộ chỉ rộng 50m2 thì có lẽ phong cách hiện đại trẻ trung sẽ thích hợp nhất. Phong cách này đặc trưng bởi các hình khối chữ nhật, mảng miếng, đề cao sự tối giản, sẽ mang lại cảm giác phòng khách mở rộng, thoáng đãng và nhẹ nhàng cho không gian nhà bạn. Khi bắt tay vào thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 cho phòng khách, muốn không gian toát lên được sự trẻ trung của phong cách hiện đại thì các bạn cần phải thật kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nội thất. Không nên lựa chọn những món đồ có kích thước quá lớn vì như vậy sẽ rất tốn diện tích, hơn nữa còn tạo cảm giác chật chội, khó thở. Bạn nên lựa chọn những nội thất cùng tone màu, tinh tế và trẻ trung như phong cách hiện đại mà bạn đã chọn, những món đồ nội thất như vậy không những đem lại nét đẹp độc đáo, khỏe khoắn cho phòng khách nhà bạn mà còn rất dễ vệ sinh, lau chùi mỗi khi dọn dẹp.
Nói chung, với phong cách trẻ trung, hiện đại này, lựa chọn nội thất càng tối giản sẽ càng tạo sự bắt mắt, mở rộng không gian và làm toát lên vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà của bạn.
Phòng khách chung cư 50m2 nên được thiết kế theo phong cách trẻ trung, hiện đại nhằm mang lại cảm giác không gian mở rộng cho căn nhà
Thiết kế nội thất phòng ngủ
Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi có lẽ điều mà mỗi chúng ta mong muốn nhất đó chính là sự thư giãn yên bình và một giấc ngủ sâu bên chiếc giường thân yêu của mình. Phòng ngủ chính là không gian giúp cho các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi sau chuỗi ngày vất vả, làm việc cật lực thế nên thiết kế phòng ngủ chung cư 50m2 cũng là điều rất cần thiết.
Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, cái người ta thường tìm đến nhất chính là cảm giác thư giãn với căn phòng ngủ thân yêu của mình, vì thế mà phòng ngủ cũng phải được thiết kế thật cẩn thận và thoáng mát.
Trong một chung cư diện tích 50m2, thì không gian phòng ngủ chắc chắn cũng không rộng rãi là bao. Chính vì vậy, gia chủ cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn nội thất sao cho thích hợp, mang lại sự thư giãn tuyệt đối cho các thành viên trong gia đình. Nội thất phòng ngủ chung cư 50m2 nên là những món nội thất thông minh, tích hợp nhiều chức năng, như là giường ngủ tích hợp ngăn để giày, quần áo,… để có thể tiết kiệm tối đa diện tích căn phòng.
Thiết kế phòng ngủ nên lựa chọn những gam màu tươi sáng để tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn cho gia chủ
Bên cạnh đó, gia chủ nên sử dụng màu trắng hoặc những gam màu sáng để mang đến cảm giác rộng mở cho không gian phòng ngủ và tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế cửa sổ rộng với rèm cửa dày để chống nóng.
Thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 chắc chắn không gian phòng bếp sẽ không được thoải mái như trong những căn biệt thự hoặc những ngôi nhà riêng. Tuy nhiên với không gian phòng bếp nhỏ hẹp như vậy nhưng vẫn phải toát lên được sự thoáng mát và tiện nghi, phục vụ đầy đủ sinh hoạt của gia đình.
Phòng bếp chung cư 50m2 tuy nhỏ nhưng vẫn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của gia đình
Gia chủ nên thiết kế phòng bếp liền với phòng khách và có thể ngăn cách bằng một giá gỗ trang trí những lọ hoa, chậu cây nhỏ hoặc một thiết kế bàn bar cũng là một ý hay. Bên cạnh đó việc chọn mua nội thất như bàn ghế, tủ bếp, bàn bếp, giá để bát đũa, dao thìa, … cũng là cần thiết để mang đến một không gian thông thoáng cho căn bếp nhà bạn.
Làm sao để chọn được đơn vị thiết kế nội thất chung cư uy tín?
Chắc chắn tất cả chúng ta ai cũng muốn sở hữu một căn hộ chung cư dù nhỏ nhưng phải được bài trí một cách hợp lý, tạo cảm giác thoải mái nhất, ấm cúng nhất cho gia đình. Bên cạnh đó căn hộ còn phải mang phong cách riêng, hiện đại, gây ấn tượng với khách đến nhà và không gian sống phải thật thoáng đãng, chan hòa với thiên nhiên. Thế nhưng để có được một căn hộ chung cư lý tưởng như vậy không hề dễ dàng, điều đó còn phải phụ thuộc vào đơn vị thiết kế mà bạn chọn.
Thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 hoàn hảo và lý tưởng nhất phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị tư vấn thiết kế mà bạn lựa chọn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty thiết kế nội thất chung cư vì vậy đòi hỏi bạn phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng để “chọn mặt gửi nhà”. Bạn muốn tìm một đơn vị chuyên nghiệp nhất, uy tín nhất, một đơn vị cung cấp dịch vụ tận tình từ tư vấn, thiết kế, thi công đến phần hoàn thiện nội thất nhưng lại không biết đơn vị nào đáng để lựa chọn? AZ DESIGN sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo này!
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất chung cư, AZ DESIGN chúng tôi làm việc với tiêu chí “khách hàng là trên hết”, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu để tìm ra những mẫu thiết kế ngày càng mới lạ và độc đáo nhằm phục vụ nhu cầu của quý khách hàng. Với đội ngũ thi công đông đảo và chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo đem lại sự hài lòng trên mức mong đợi của quý khách!
AZ DESIGN tự hào là đơn vị thiết kế thi công nội thất chung cư chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường
Ngắm nhìn những mẫu thiết kế nội thất chung cư nhỏ 50m2 độc đáo, ấn tượng nhất 2018
Giải Pháp Thiết Kế Và Thi Công Tầng Hầm Nhà Cao Tầng
Trong thiết kế nhà cao tầng hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh, hầu hết đều cần có các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng để giải quyết vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà. Phổ biến là các công trình cao từ 10 đến 40 tầng được thiết kế từ một đến hai tầng hầm để áp ứng yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư trong hoàn cảnh công trình bị khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn… Việc xây dựng tầng hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng và phù hợp với chủ trương quy hoạch của thành phố. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế – kỹ thuật cho các công trình trên địa bàn thành phố, cho dù các công trình cao tầng kết hợp tầng hầm đã trở nên rất phổ biến.
Với kinh nghiệm thi công lâu năm cùng các kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bài này Nam Việt Construction sẽ đề cập đến các giải pháp thiết kế, thi công hiện nay cho dạng công trình này và giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng. Từ đó nêu lên ưu nhược điểm của từng giải pháp. Đồng thời so sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật giữa các giải pháp thiết kế – thi công dùng tường cừ thép, tường vây barrette và các giải pháp thi công khác để qua đó rút ra những tổng kết ban đầu cho công tác thiết kế, thi công tầng hầm trong nhà cao tầng nhằm đáp ứng được công năng sử dụng và giá thành hợp lý trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
I.Tổng quan giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng
Hiện nay công trình nhà cao tầng thường có từ một đến hai tầng hầm, trong đó nhà một tầng hầm là chủ yếu. Riêng một số công trình lớn có 6 tầng hầm như Takashimaya chúng tôi Pacific Place Hà Nội có 5 tầng hầm.
Thống kê
a.Loại tường:
– Tường barrette: 92%
– Tường bê tông thường: 8%
b.Phương pháp thi công hầm:
– Chống bằng thép hình: 15%;
– Top – down: 54%;
– Neo trong đất: 15%;
– Cọc xi măng đất: 8%;
– Không chống: 8%.
II. Các giải pháp thi công chủ yếu tường hầm
Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
1.Tường vây barrette
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m (Toà nhà 59 Quang Trung) để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.
Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau:
1.1 Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.
Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
1.2 Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất
Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.
Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu.
Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng.
1.3. Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top – down
Phương pháp thi công này thường được dùng phổ biến hiện nay. Để chống đỡ sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L…). Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại có.
Ưu điểm:
Chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.
Rất kinh tế;
Tiến độ thi công nhanh.
Nhược điểm:
Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;
Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;
Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.
Nếu lỗ mở nhỏ thì phải quan tâm đến hệ thống chiếu sáng và thông gió.
2. Tường bao bê tông dày 300-400mm 2.1 Giữ ổn định bằng tường cừ thép
Tường cừ thép cho đến nay được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Nó có thể được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép êm thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.
Ưu điểm:
Ván cừ thép dễ chuyên chở, dễ dàng hạ và nhổ bằng các thiết bị thi công sẵn có như máy ép thuỷ lực, máy ép rung.
Khi sử dụng máy ép thuỷ lực không gây tiếng động và rung động lớn nên ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Sau khi thi công, ván cừ rất ít khi bị hư hỏng nên có thể sử dụng nhiều lần.
Tường cừ được hạ xuống đúng yêu cầu kỹ thuật có khả năng cách nước tốt.
Dễ dàng lắp đặt các cột chống đỡ trong lòng hố đào hoặc thi công neo trong đất.
Nhược điểm:
Do điều kiện hạn chế về chuyên chở và giá thành nên ván cừ thép thông thường chỉ sử dụng có hiệu quả khi hố đào có chiều sâu ≤ 7m.
Nước ngầm, nước mặt dễ dàng chảy vào hố đào qua khe tiếp giáp hai tấm cừ tại các góc hố đào là ngụyên nhân gây lún sụt đất lân cận hố đào và gây khó khăn cho quá trình thi công tầng hầm.
Quá trình hạ cừ gây những ảnh hưởng nhất định đến đất nền và công trình lân cận.
Rút cừ trong điều kiện nền đất dính thường kéo theo một lượng đất đáng kể ra ngoaì theo bụng cừ, vì vậy có thể gây chuyển dịch nền đất lân cận hố đào.
Ván cừ thép là loại tường mềm, khi chịu lực của đất nền thường biến dạng võng và là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên sự cố hố đào.
2.2. Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất
Cọc xi măng đất hay cọc vôi đất là phương pháp dùng máy tạo cọc để trộn cưỡng bức xi măng, vôi với đất yếu. Ở dưới sâu, lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi mưng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định. Tại công trình Ocean Park (số 1 – Đào Duy Anh – Thành Phố Hồ Chí Minh) đã dùng tường cừ bằng cọc xi măng đất sét. Địa hình khu đất trước khi xây dựng tương đối bằng phẳng, phần lớn khoảng lưu không có chiều rộng trên 5m. Chiều sâu hố móng cần đào: phần giữa sâu 7.8m; phần lớn sâu 6.5m.
H ≤ 6m
– Tường cừ thép (không hoặc 1 tầng chống, neo)
– Cọc xi măng đất (không hoặc 1 tầng chống, neo)
6m < H ≤ 10m
– Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo)
– Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo)
– Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo) tuỳ theo điều kiện nền đất, nước ngầm và chiều dài tường ngập sâu vào nền đất.
– Tường vây barrette ( ≥ 02 tầng chống, neo)
– Tường cừ thép ( ≥ 2 tầng chống, neo) nếu điều kiện địa chất và hình học hố đào thuận lợi.
III. Thiết kế ổn định kết cấu chắn giữ hố móng
1. Các yêu cầu đặt ra trong thiết kế
An toàn tin cậy
Tính hợp lý về kinh tế.
Thuận lợi và bảo đảm thời gian tho công.
2. Thiết kế ổn định tường chắn
Lựa chọn và bố trí kết cấu chắn giữ hố móng;
Có thể sơ bộ lựa chọn kết cấu chắn giữ theo độ sâu hố đào (H) như sau:
2.1. Kết cấu chắn giữ hố móng không hoặc một tầng chống, neo.
Tham khảo tài liệu: Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật – Trần Văn Việt; Thiết kế móng sâu – Nguyễn Bá Kế.
2.2. Thiết kế tường chắn nhiều hàng neo, chống.
Gồm thiết kế tường chắn và thiết kế hệ neo chống. Cả hai công việc này đều dựa trên kết quả tính toán nội lực và chuyển vị trong tường chắn.
Các phương pháp tính toán tường chắn:
– Phương pháp 1: Dùng sơ đồ phân bố áp lực đơn giản cuả Tarzaghi và Peck, 1967 và tính toán tường chắn như một dầm liên tục tựa lên các gối là thanh chống hoặc neo.
– Phương pháp 2: Dùng chương trình phần mềm nền móng chuyên dụng PLAXIS 2D (Hà Lan) hoặc GEOSLOPE (Canađa).
Thực tế cho thấy chỉ có dùng chương trình phần mềm địa kỹ thuật chuyên dụng mới có thể giải quyết ổn thoả bài toán tường chắn nhiều tầng neo chống.
Chương trình PLAXIS 2D cho phép mô tả kết cấu chắn giữ bằng các thông số hình học (chiều dài, tiết diện, mômen quán tính), loại vật liệu (trọng lượng riêng); tiết diện, cường độ, khoảng cách các thanh neo chống; các thông số cơ bản của nền đất (γ, c, φ, k, E), các chế độ nền đất thoát nước hay không, các loại tải trọng trên mặt đất. Các mô hình tính toán của chương trình (đàn hồi tuyến tính, đàn hồi dẻo tuyệt đối, đất mềm, đất yếu). Đặc biệt, chương trình đưa ra kết quả mô phỏng ở các giai đoạn thi công khác nhau của hố đào. Các kết quả nếu được hiệu chỉnh theo kinh nghiệm xây dựng, các số liệu quan trắc tại địa phương thì sẽ cho kết quả khả quan.
3. Tính toán thiết kế cơ cấu giữ ổn định tường chắn 3.1. Phương pháp tính toán ổn định hệ dàn chống bằng thép hình
Mô hình hệ dàn chống bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (chương trình SAP, Etabs, Staad…) tính toán sự ổn định và khả năng chịu lực của tiết diện thanh chống và cột chống dưới tác động của tải trọng ngang; áp lực gây ra do đất nước và hoạt tải đứng.
3.2 Phương pháp tính toán neo phụt
(Tham khảo Tiêu chuẩn Anh BS 8081: 1989) Về cơ bản, việc thiết kế hệ thanh neo trong đất bao gồm các công việc sau:
– Xác định sức kháng cắt của đất tại khu vực bầu neo.
– Thiết kế số tầng thanh neo, khoảng cách thanh neo, góc nghiêng.
– Tính toán ổn định tổng thể thanh neo.
3.3. Tính toán kiểm tra ổn định kết cấu tường vây – sàn hầm bằng phương pháp thi công Top – down
Kiểm tra ổn định và khả năng chịu lực của sàn hầm dùng để giữ ổn định xô ngang của tường hầm bằng chương trình tính toán kết cấu không gian (Sap, Etabs, Staad…).
IV. So sánh chỉ tiêu kinh ttế – kỹ thuật cho giải pháp tường cừ thép và tường barrette trong thi công nhà cao tầng có 2 tầng hầm
Giải pháp 1: Thiết kế, thi công, giữ ổn định hố đào bằng tường vây barrette, dày 600mm, sâu 16m;
Giải pháp 2: Thiết kế tường bao bê tông dày 400mm, sâu 7,3m, giữ ổn định bằng cừ thép dài 12m..
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo các giải pháp thiết kế
V. So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với giải pháp giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép và phương pháp thi công Top – down
Chúng tôi so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại một công trình có 02 tầng hầm, giải pháp thiết kế là tường vây barrette, cọc khoan nhồi. Các giải pháp chống giữ hố đào là:
Giải pháp 1: giữ ổn định tường vây barrette bằng hệ dàn thép hình chữ H, 2 tầng chống;
Giải pháp 2: giữ ổn định tường vây barette bằng phương pháp thi công Top – down.
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo giải pháp thi công
VII. Kết luận
– Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế kết cấu chắn giữ công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công. Kết cấu chắn giữ có thể đồng thời là kết cấu chịu lực vĩnh cửu cho công trình. Do đó giải pháp thi công tổng thể cần được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế công trình.
– Công nghệ thi công hiện nay là khá đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
– Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm là dạng công trình mà ở đó có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.
– Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố cho bản thân công trình và các công trình liền kề. Vì vậy, công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải được đặc biệt coi trọng.
TRUNG TÍN
Bạn đang xem bài viết Thiết Kế Nhà Nhỏ Đẹp Đơn Giản P1: Tầng Trệt Tiện Nghi trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!