Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Đô Resort Đi Tìm Giải Pháp Bền Vững mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ở tỉnh Bình Thuận, mặc dù hạ tầng giao thông và nhiều công trình những năm gần đây đã được đầu tư mạnh nhằm giúp phát triển du lịch, nhưng chưa khai thác được như mong đợi thì ô nhiễm đã trở nên đáng báo động. Nguyên nhân là các đơn vị kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý chất thải. Ngoài ra, lượng chất thải sinh hoạt tăng nhanh phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, xả thải trực tiếp đã ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước.
Bên cạnh ô nhiễm bề nổi, quá trình xử lý hóa chất khi xây dựng các khu du lịch cũng góp phần gây hại cho nguồn nước ngầm và nước biển khu vực lân cận. Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện thuận lợi để mối phát triển. Chính vì vậy, quy trình phòng trừ mối tấn công các công trình xây dựng, nhất là khu vực ven biển luôn là ưu tiên hàng đầu của các chủ đầu tư.
Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để phòng trừ mối là phun thuốc vào nền công trình trước khi xây dựng. Tuy nhiên, cách làm này tốn kém và thiếu hiệu quả, vì sau 2-3 năm phải bơm thêm do hóa chất cũ đã hết tác dụng. Đã tốn kém, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và khu vực biển lân cận lại khá cao do phải sử dụng lượng lớn hóa chất phun thẩm thấu vào mặt đất để kiểm soát mối. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD/năm thu nhập từ du lịch do ô nhiễm.
Để góp phần giải quyết triệt để những vấn đề trên, bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã khuyến khích các cơ sở du lịch chú trọng sử dụng năng lượng sạch và có hệ thống xử lý rác thải phù hợp, hạn chế sử dụng hóa chất trong quá trình xây dựng các công trình du lịch ven biển.
Hồi cuối tháng 9, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã tổ chức “Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với ngành du lịch” tại Phan Thiết, thu hút gần 80 khách mời là đại diện các khu du lịch, resort hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh việc phổ biến văn bản mới về quy định bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch, đại diện Sở cũng giới thiệu hệ thống kiểm soát và ngăn chặn mối Exterra (Mỹ) giúp hạn chế sử dụng hóa chất trong xây dựng.
Ông Nguyễn Bảo Sơn, Phó Tổng giám đốc công ty Khử trùng Việt Nam,
đang trình bày về sản phẩm Exterra.
Theo ông Nguyễn Bảo Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Khử Trùng Việt Nam (VFC), đơn vị cùng phối hợp với Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo này, hệ thống Exterra không những kiểm soát mối hiệu quả mà còn đáp ứng được yêu cầu thân thiện với môi trường.
Exterra đã được một số công trình du lịch nổi tiếng tại Việt Nam áp dụng như Pandanus, The Clift (Phan Thiết), Vinpearl Luxury Resort (Nha Trang và Đà Nẵng) hay CLB golf Đà Nẵng, Furama (Đà Nẵng), Laguna Lăng Cô (Huế)… Ưu điểm của hệ thống này là phòng ngừa và kiểm soát vĩnh viễn cho công trình. Theo đại diện VFC với nhãn hiệu Pestman, đơn vị phân phối độc quyền Exterra, hệ thống này chỉ cần lắp đặt 1 lần khi xây dựng và chi phí duy trì hằng năm rất khiêm tốn mà vẫn phòng ngừa mối hiệu quả. Trên thế giới, hệ thống Exterra đã được lắp đặt tại các công trình Warner Bros Movie World, Dream World (Mỹ), Darling Harbour (Úc) hay Disneyland (Hồng Kông).
Tác giả: Hòa Thuận
Tìm Giải Pháp Phát Triển Đô Thị Bền Vững
(QNO) – Sáng nay 26.11, tại chúng tôi Kỳ, UBND tỉnh phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị ven sông, ven biển và quản lý môi trường các đô thị – khu công nghiệp, tỉnh Quảng Nam”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn và Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính chủ trì hội thảo.
Hội thảo đã nhận được gần 20 bài viết của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong tỉnh, các viện nghiên cứu, trường đại học và các hội nghề nghiệp. Đây là diễn đàn mở để các chuyên gia, nhà khoa học trong tỉnh và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị chia sẻ, đóng góp cho tỉnh các giải pháp thiết thực trong việc quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp và quản lý môi trường. Đặc biệt là các giải pháp để nâng cao chất lượng đô thị, xây dựng chương trình phát triển đô thị, kết nối đô thị với đô thị ven sông, ven biển, có bản sắc, theo định hướng phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới đô thị xanh, đô thị thông minh…
Theo các chuyên gia, để Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đóng góp đáng kể cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành vùng có tính chất động lực, lan tỏa, thì quá trình đô thị hóa cùng với quá trình công nghiệp hóa của Quảng Nam cần phải phát triển nhanh hơn nữa theo hướng phát triển bền vững. Quảng Nam cần phải có một chiến đô thị hóa hiệu quả mang đặc thù riêng biệt của tỉnh nhằm khai thác lợi thế so sánh của tỉnh trong thời gian đến.
Đến nay Quảng Nam có 15 đô thị, với 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V. Hiện còn 3 huyện mới chia tách chưa có đô thị là Tây Giang, Nam Trà My và Nông Sơn.
Tìm Giải Pháp Phát Triển Năng Lượng Bền Vững
Cụ thể, trước đây, Việt Nam từng xuất khẩu điện sang Campuchia, Lào và cũng là nước xuất khẩu than lớn, đỉnh điểm lên tới 20 triệu tấn than/năm. Nhưng từ năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 10 triệu tấn than và dự kiến sẽ nhập 17 triệu tấn than, chiếm khoảng 31% sản lượng than cho nhu cầu phát điện đến năm 2020, tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu than vào những năm sau đó.
Ông Ngô Đức Lâm, Chuyên gia năng lượng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, dự kiến đến năm 2025, Việt Nam đạt khoảng 60.000 MW. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế phát triển mạnh như hiện nay, việc bảo đảm an ninh năng lượng theo hướng đủ đã là khó đối với Việt Nam. Bởi khi kinh tế- xã hội phát triển càng mạnh thì nhu cầu về năng lượng phải cao hơn.
Cốt lõi của vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo là vấn đề phải đầu tư cho công nghệ.
Theo đó, muốn bảo đảm kế hoạch năng lượng đến năm 2030 thì Việt Nam sản xuất khoảng 40 triệu tấn than và sẽ phải đi nhập khoảng 80 triệu tấn than. Nhưng Việt Nam chưa có lộ trình nhập than “dài hơi” như vậy. Vì thế, vấn đề an ninh năng lượng khó đảm bảo trong thời gian tới.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh cho rằng, nguy cơ thiếu điện sẽ xảy ra từ những năm 2020 là vấn đề hiện hữu được Tập đoàn Điện lực thừa nhận. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm: Nguồn điện đưa vào sử dụng theo dự kiến là 4.000-5.000 MW, nhưng nguồn này theo quy hoạch thì chủ yếu là nhiệt điện than.
Theo báo cáo mới đây nhất của Bộ Công Thương, đa phần dự án chậm tiến độ là các dự án nhiệt điện than. Vì sao lại chậm? Trước hết là do không huy động được tài chính, tiếp đó là khó khăn quy hoạch địa điểm, bởi còn có sự đồng thuận của địa phương hay không; cuối cùng là có những dự án đã quy hoạch được địa điểm nhưng vì khó khăn về vấn đề tài chính, thiếu nguồn than nhập khẩu.
Bên cạnh đó, có những nguồn mới là năng lượng tái tạo nhưng không được ưu tiên trong quy hoạch. Như vậy, một loạt nguồn năng lượng tái tạo, tính đến cuối tháng 6 này lên tới 5.000 MW điện mặt trời, nhưng bị vướng về vấn đề truyền tải, về vấn đề hoà lưới.
Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, một vấn đề quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là chúng ta sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hiện chúng ta sử dụng thiết bị cũ, hao tổn năng lượng quá mức cần thiết. Như vậy, song song với bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, thì khâu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả phải đi đầu.
Tìm Giải Pháp Phát Triển Du Lịch An Giang Bền Vững
Ông Guillaume Van Grinsven, chuyên gia cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ Quốc tế Hà Lan PUM phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo. Ảnh: Vương Trung -TTXVN
Các đại biểu tham dự hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để khai thác hết tiềm năng du lịch, chỉ ra hạn chế, xu thế và hướng phát triển đối với ngành Du lịch An Giang.
Một số đại biểu cho rằng, An Giang chưa khai thác hết tiềm năng du lịch, chưa có tính đột phá mặc dù đã có qui hoạch. Đặc biệt, An Giang chưa giữ chân được khách du lịch lưu trú tại địa phương.
Theo một số đại biểu, các sản phẩm du lịch của An Giang còn rất hạn chế, chưa thực sự thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, du lịch An Giang chưa tập trung vào chất lượng trọng tâm, giá trị tăng thêm; chưa đáp ứng chất lượng phục vụ du khách quốc tế. Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng du lịch tỉnh cần thiết phải giải quyết thông thoáng về cơ chế chính sách; chú trọng đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch tại thành phố Châu Đốc; phát triển du lịch làng bè…
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vương Trung – TTXVN
Ông Guillaume Van Grinsven, chuyên gia cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hà Lan PUM (Programma Uitzending Managers) cho rằng: Du lịch An Giang cần xem trọng các yếu tố an toàn và chất lượng dịch vụ tương xứng với giá trị. Trước mắt, tỉnh nên tập trung vào 4 sản phẩm trọng điểm khai thác du lịch đường bộ và đường thủy: Núi Sam (thành phố Châu Đốc), Núi Cấm (Bảy Núi – huyện Tịnh Biên), Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Du lịch xanh và du lịch theo dòng, tạo tour nội tuyến Châu Đốc – Tịnh Biên – Thoại Sơn. Ngoài ra, để du khách đến tham quan tại An Giang quanh năm cần khai thác làng nghề thủ công truyền thống, duy trì giá trị hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm phù hợp cho du khách nội địa và quốc tế…
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, dịch vụ tại các khu điểm du lịch ở An Giang phát triển tự phát không như mong muốn. Vì vậy, An Giang đang tập trung qui hoạch tổng thể du lịch, sắp xếp lại khu du lịch Núi Cấm, khai quật di chỉ văn hoá Óc Eo, tập huấn hướng dẫn người dân cùng làm du lịch, mở rộng hợp tác kết nối du lịch với các tỉnh, thành trên cả nước…tạo vòng du lịch khép kín trong thời gian tới.
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia. An Giang được thiên nhiên ưu đãi với phong phú cảnh quang đẹp và nhiều di tích như: Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), đồi Tức Dụp (Tri Tôn), Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng (Long Xuyên), Khu di chỉ văn hoá Óc Eo (Thoại Sơn)…Nhiều năm qua, An Giang thu hút mỗi năm hàng triệu lượt du khách du lịch tới tham quan. Trong 9 tháng năm 2017, An Giang đón 7 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, đạt 102% so kế hoạch, về đích chỉ tiêu thu hút khách du lịch năm 2017 trước 3 tháng. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3.400 tỷ đồng, đạt 95% chỉ tiêu năm 2017.
Bạn đang xem bài viết Thủ Đô Resort Đi Tìm Giải Pháp Bền Vững trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!