Cập nhật thông tin chi tiết về Thu Giữ Và Lưu Trữ Co2 Góp Phần Giảm Khí Thải Nhà Kính mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương), nguyên nhân chính gia tăng nồng độ khí CO2 chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quá trình phát triển của con người. Mất rừng làm giảm nguồn hấp thụ CO2 (qua quá trình quang hợp), làm mất cân bằng chu trình carbon tự nhiên.
Việc giảm phát thải khí CO2 trên thế giới hiện nay đang tập trung vào các giải pháp như giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế; thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn; tập trung giải pháp tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng, rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp của thực vật.
Sử dụng củi để đốt lò cung ứng nhiệt. Ảnh: CAO THĂNG
Th.S Nguyễn Quang Huy, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, cho biết giải pháp thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng, lưu giữ carbon gọi chung là CCUS, được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón.
Một số quốc gia đã triển khai công nghệ CCUS và mang lại nhiều kết quả khả quan. Đơn cử như tại Mỹ, với các chính sách về tài chính carbon đã được áp dụng, các dự án về CCUS được triển khai khá phổ biến. Mỹ là nước sở hữu số lượng dự án về CCUS lớn nhất thế giới, hiện nay có thể thu giữ được khoảng 25 triệu tấn/năm, tương đương với lượng phát thải của 5,4 triệu xe hơi.
Hay dự án lưu trữ CO2 trong các kho chứa nước mặn sâu bên dưới đáy biển (với độ sâu 3km – 4km) của Nhật Bản cũng đã mang lại kết quả cao. Việc bơm, giữ CO2 trong các tầng địa chất được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018 và đã lưu giữ khoảng 1 triệu tấn CO2 mỗi năm (nguồn CO2 được thu giữ từ nhà máy sản xuất khí H2 có nguồn gốc dầu mỏ tại Tomakomai).
Ngoài ra, các quốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Na Uy, Úc… cũng đã triển khai các dự án CCUS đạt hiệu quả; đang tiếp tục xác định đây sẽ là giải pháp cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển ngành năng lượng không phát thải carbon trong chính sách của các quốc gia.
Cũng theo Th.S Nguyễn Quang Huy, ưu điểm của CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu. CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai, khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng carbon trung tính – đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra, chi phí sẽ tiếp tục giảm khi thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn. Mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ trái đất tăng không quá 2oC vào cuối thế kỷ này, có thể đạt mức 1,5oC với sự nỗ lực nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế. Để đạt mục tiêu mức phát thải bằng 0 – “Net Zero” – vào năm 2050, thì việc áp dụng công nghệ CCUS sẽ là một tất yếu để loại bỏ triệt để phát thải CO2 vào khí quyển.
Có thể nói rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã cam kết thực hiện việc cắt giảm 8% khí thải nhà kính và tỷ lệ sẽ lên 25% (nếu có sự hỗ trợ của quốc tế) thì việc ứng dụng, triển khai CCUS được xem là một một giải pháp hữu hiệu, thiết thực.
Ở Việt Nam, từ năm 2010, Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã lắp đặt thiết bị thu hồi CO2 từ quá trình đốt và tái sử dụng với lượng NH3 dư của nhà máy để sản xuất thành phân urê. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành thì hiệu quả kinh tế đem lại không được đảm bảo do các yếu tố về thị trường, giá nhiên liệu và đã phải dừng hoạt động.
AN HẠ
Co2, Lưu Trữ Co2,Thu Hồi Co2
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà máy điện quy mô lớn là “ứng viên” phù hợp nhất cho công nghệ thu giữ, tách lọc, lưu trữ hoặc tái sử dụng CO2 vì đó là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất bên cạnh các cơ sở công nghiệp khác như nhà máy sản xuất xi-măng, chưng cất cồn, sản xuất hydro…
Quy trình CCS hoàn chỉnh bao gồm bốn bước cơ bản: 1/ thu CO2 từ nhà máy điện hoặc các nguồn tập trung khác; 2/ vận chuyển CO2 đến địa điểm lưu giữ thích hợp; 3/ bơm CO2 vào các kho chứa ngầm; 4/ giám sát quá trình bơm khí CO2 và đảm bảo CO2 được cô lập hoàn toàn.
Trong khi về mặt kỹ thuật, tính khả thi của CCS trong các tầng địa chất đã được chứng minh trong nhiều ứng dụng khác, công nghệ này lại gần như không được ngó ngàng tới cho đến khi các quy định về cắt giảm khí thải được ban hành nhằm giảm thải lượng CO2 vào khí quyển. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy độ rủi ro của phương pháp này là không đáng kể thì khả năng phổ biến rộng rãi các công nghệ CCS vẫn có thể bị giới hạn vì chính sự mới mẻ của nó và vì thiếu sự kết nối toàn diện của công nghệ.
Thu khí CO2
Bước đầu tiên của quá trình CCS là thu hồi CO2 tại nguồn sinh khí và nén lại để vận chuyển và lưu trữ. Hiện tại, có ba phương pháp chính được ứng dụng để thu hồi CO2 từ các cơ sở công nghiệp lớn hoặc từ các nhà máy điện: 1/ thu khí sau khi đốt, 2/ thu khí trước khi đốt và 3/ thu khí nhờ đốt than bằng oxy tinh khiết.
Ở các nhà máy điện, các hệ thống thu hồi CO2 thương mại hiện tại có thể vận hành với hiệu suất 85 – 95%. Các kỹ thuật thu giữ CO2 vẫn chưa được ứng dụng cho các nhà máy có công suất lớn hơn 500 MW.
Thu khí sau khi đốt
Đây là quá trình tách khí CO2 từ ống khói sau khi đốt các nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối.
Hiện có rất nhiều công nghệ thương mại có thể thực hiện bước này, trong đó một số sử dụng các dung môi hóa học có khả năng thu giữ một lượng lớn CO2 từ các ống khói.
Quá trình thu hồi khí CO2 sau khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Thu khí trước khi đốt
Quá trình này tách CO2 từ nhiên liệu bằng cách kết hợp nó với khí hoặc hơi nước để đốt cháy và lưu giữ luồng CO2 đã được tách ra.
Hiện nay người ta thường dùng công nghệ cải hóa khí tự nhiên bằng hơi nước, trong đó hơi nước được sử dụng để tách hydro từ khí tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu không có quy định ràng buộc về pháp lý hoặc hỗ trợ về tài chính thì các nhà máy sẽ không áp dụng các biện pháp thu hồi CO2 trước khi đốt trong hệ thống năng lượng của mình.
Quá trình thu hồi khí CO2 trước khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Một số ý kiến cho rằng tách khí CO2 trước khi đốt là yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho quá trình chuyển hóa than thành nhiên liệu lỏng nhờ các phản ứng hóa học. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, bản thân quá trình chuyển hóa than đá thành nhiên liệu lỏng cũng thải CO2, và các sản phẩm nhiên liệu lỏng khi cháy cũng là nguồn sinh khí CO2.
Kỹ thuật thu hồi khí trước khi đốt ứng dụng trong công nghệ sản xuất nhiên liệu lỏng từ than đá sẽ làm giảm tổng lượng CO2 thải ra, mặc dù sau đó chất khí này vẫn là sản phẩm tất yếu khi các loại nhiên liệu lỏng được tiêu thụ trong vận tải hoặc phát điện.
Thu khí nhờ đốt nhiên liệu bằng oxy
Ở quá trình này, oxy sẽ được dùng làm khí đốt để thải ra một hỗn hợp khí với thành phần chủ yếu là CO2 và nước dễ dàng phân tách, sau đó CO2 có thể được nén, vận chuyển và lưu trữ.
Kỹ thuật này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, một phần là vì nhiệt độ cháy của oxy tinh khiết (khoảng 3.500oC) là quá cao đối với nhiên liệu của các nhà máy phát điện thông thường.
Quá trình thu hồi khí CO2 khi đốt oxy. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.) Vận chuyển CO2
Một số giải pháp vận chuyển CO2 đã được vận dụng trong thực tế, tuy nhiên, hầu hết mới chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ.
Dùng đường ống là phương pháp vận chuyển khí CO2 phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Hiện nay, có hơn 5.800 km đường ống vận chuyển khí CO2 ở nước này, chủ yếu để phục vụ các khu khai thác dầu khí.
Tương tự như vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên, đường ống vận chuyển khí CO2 đòi hỏi chú trọng đến thiết kế, giám sát rò rỉ và bảo vệ đường ống khỏi áp lực cao, đặc biệt đối với đoạn ống đi qua khu dân cư.
Tàu biển có thể được dùng để vận chuyển CO2 ở khoảng cách xa hay sang nước khác. Trên thế giới, các loại chất đốt hoá lỏng tự nhiên, propan và butan thường được vận chuyển bằng tàu biển tải trọng lớn.
Các loại phương tiện vận tải đường bộ cũng có thể sử dụng để vận chuyển khí CO2 nhưng phương án này không kinh tế nếu triển khai hoạt động CCS trên quy mô lớn.
Chi phí cho vận chuyển bằng đường ống dao động tùy thuộc vào giá thành xây dựng, phí vận hành, bảo trì, quản lý và các khoản phí khác. Đối với loại hình vận chuyển này, lưu lượng và khoảng cách vận chuyển là những yếu tố chủ yếu để xác định chi phí. Ngoài ra còn phải tính đến vị trí địa lý của đường ống (ở trên bờ hay ngoài khơi) và mức độ tắc nghẽn lưu thông dọc tuyến đường vận chuyển (có gặp núi, sông lớn và có đi qua vùng băng tuyết bao phủ hay không).
Chi phí vận chuyển hàng hải hiện mới chỉ được ước tính vì trên thực tế vẫn chưa có hệ thống vận tải khí CO2 quy mô lớn (cỡ hàng triệu tấn CO2/năm) nào hoạt động. Đối với những khoảng cách xa hơn 1.000km và lưu lượng nhỏ hơn vài triệu tấn CO2/năm thì chi phí vận chuyển hàng hải có thể thấp hơn vận chuyển bằng đường ống.
Hóa học ngày nay (Theo Eoearth.org)
Làm Thế Nào Để Giảm Lượng Khí Thải Co2 Từ Xe Hơi
1
Điều đầu tiên chúng ta có thể làm là thay đổi luật để những chiếc xe đó thải ra nhiều CO2 hơn mức được chấp nhận nên được bán và loại bỏ. Chính phủ đã thực hiện các bước theo hướng này nhưng có lẽ chúng ta nên đi nhanh hơn.
2
Mua xe ECO. Loại phương tiện này là loại phát triển tốt hơn và hiệu quả hơn động cơ của bạn và do đó, loại phát ra ít CO2 hơn, không có nghi ngờ gì về bạn
3
Chức năng của chất xúc tác là rất quan trọng để giảm CO2, vì thực tế nó là một loại “bộ lọc” giữa quá trình đốt trong của xe (hỗn hợp diesel và không khí) và khí thoát ra qua ống xả. Chúng ta phải biết rằng chất xúc tác, giống như các thành phần còn lại, suy giảm theo thời gian và làm xấu đi chức năng của nó, do đó hiệu quả của nó bị mất theo thời gian và km, đến mức một trăm ngàn km gần hết cuộc đời hữu ích của nó và nó phải được thay thế.
4
Một yếu tố quan trọng khác để giảm lượng khí thải CO2 là trọng lượng của xe . Lượng khí thải CO2 của một chiếc xe tải lớn hơn so với du lịch thông thường do nhu cầu năng lượng lớn hơn để di chuyển và trọng lượng lớn hơn, tiêu thụ nhiên liệu cao hơn và lượng khí thải cao hơn.
5
Tốc độ là một yếu tố quan trọng khác trong việc giảm lượng khí thải CO2 . Khi vượt qua rào cản 120 km, CO2 được phát ra theo cấp số nhân và tỷ lệ cao hơn so với tốc độ vừa phải. Do đó, những người không thích tốc độ hoặc chạy khi lái xe, đã biết rằng theo cách ít nhiều vô thức, họ đang góp phần làm giảm C02 được phát ra trong khí quyển.
6
Các nhà sản xuất xe lớn đã dành nhiều năm để đổi mới và nghiên cứu các sản phẩm mới và thay thế cho các dẫn xuất dầu mỏ, cũng như các chương trình môi trường cố gắng củng cố cam kết di động thân thiện với môi trường nhất có thể mà không làm giảm hiệu suất và hiệu suất mà Ngày nay họ có xe. Các biện pháp đơn giản như thay thế đội xe tải vận chuyển phụ tùng của họ từ nhà máy này sang nhà máy khác bằng phương tiện vận chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn như tàu hỏa (giả sử trung bình ít hơn 50.000 chuyến xe hạng nặng trên đường Tây Ban Nha), với sự phát triển của các mẫu xe hybrid hoặc xe điện, loại sau này có lượng khí thải CO2 bằng 0 và dự kiến sẽ được thương mại hóa trong ba năm tới hoặc lắp đặt các tấm quang điện trong các nhà máy sản xuất của họ.
7
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy là nhiệt độ môi trường xung quanh và của chính động cơ. Khi động cơ lạnh hoặc rất lạnh, lượng khí thải carbon dioxide sẽ cao hơn. Bây giờ chúng tôi biết điều này, sẽ không hại gì khi chọn phương tiện giao thông công cộng vào mùa đông, miễn là nó nằm trong khả năng của chúng tôi và trong khả năng của chúng tôi để thay thế một phương tiện giao thông khác.
Mẹo
Mặt khác, chúng ta đã có thể tìm thấy các công ty bảo hiểm bắt đầu thưởng cho những người lái xe thể hiện thói quen lái xe tốt hoặc những người đã mua những chiếc xe gây ô nhiễm thấp với các chính sách mang lại lợi thế và giảm giá trong vấn đề đó.
Giảm Nhẹ Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Bằng Biện Pháp Thu Giữ, Sử Dụng Và Lưu Trữ Cacbonic
11/10/2019
Trước yêu cầu về giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, việc giảm phát thải khí CO 2 trên thế giới hiện nay đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:
– Nhóm 1: Không phát tán thêm CO 2 vào khí quyển:
(1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế. ( Chi phí thấp);
(2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống. ( Chi phí cao).
(3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ các-bon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung. ( Chi phí cao).
– Nhóm 2: Làm giảm lượng CO 2 trong khí quyển xuống mức phù hợp:
(4) Tăng cường hấp thụ CO 2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật. ( Chi phí thấp).
Như vậy, hầu hết các quốc gia như Việt Nam có xu hướng lựa chọn các giải pháp có chi phí thấp số (1) và số (4) để thực hiện trước, từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành chính sách cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc, chủ yếu đang được lồng ghép trong các chính sách phát triển năng lượng quốc gia như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO 2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,… và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ các-bon gọi chung là CCUS.
CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO 2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.
CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng các-bon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.
CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.
Bạn đang xem bài viết Thu Giữ Và Lưu Trữ Co2 Góp Phần Giảm Khí Thải Nhà Kính trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!