Xem Nhiều 6/2023 #️ Thủ Thuật Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Kỹ Năng Nói Tiếng # Top 7 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thủ Thuật Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Kỹ Năng Nói Tiếng # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Thuật Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Kỹ Năng Nói Tiếng mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ năng nói là 1 trong 4 kỹ năng giao tiếp quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh. Căn cứ vào thực tế giảng dạy, bài viết phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của học viên ở các bậc đại học. Qua đó, tác giả gợi ý một số thủ thuật giúp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh.

Từ khóa: Kỹ năng nói, thủ thuật, phương pháp giảng dạy, phát triển kỹ năng.

1. Mở đầu

Penny Ur đã khẳng định, những người biết một ngôn ngữ được gọi là những người nói ngôn ngữ đó (Speakers of that language). Qua đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nói trong dạy và học tiếng Anh. Trong những năm gần đây, giáo trình dạy học chú trọng vào việc áp dụng các phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, chuyển trọng tâm từ dạy các kiến thức ngôn ngữ sang dạy các kỹ năng ngôn ngữ.

Theo giáo sư Hoàng Văn Vân, một trong những khó khăn học viên thường gặp khi học nói tiếng Anh là họ không có nhiều cơ hội để nói trên lớp. Điều này được lý giải do lớp học ngoại ngữ ở bậc đại học thường đông, nên để tiết kiệm thời gian và dễ dàng quản lý lớp, giáo viên có xu hướng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, dành nhiều thời gian để thuyết trình kiến thức từ vựng, ngữ pháp thay vì tổ chức các hoạt động nói theo cặp.

Tuy nhiên, tiếng Anh không phải là môn học lý thuyết – nếu chương trình dựa trên nội dung lý thuyết thì không thể phát triển kỹ năng giao tiếp, mà giao tiếp mới là đích đến của việc học một ngôn ngữ. Chính vì vậy, bài viết phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của học viên ở bậc đại học. Qua đó, tác giả đưa ra gợi ý một số thủ thuật giúp nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh.

2. Phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng Anh

Theo giáo sư Hoàng Văn Vân, đối với kỹ năng nói tiếng Anh, quy trình giảng dạy thông thường sẽ gồm 3 bước:

Mô tả tranh: Người học nói về một hoặc một vài bức ảnh dựa trên những câu hỏi gợi ý của giáo viên hoặc câu hỏi từ các thành viên trong lớp học.

Trò chơi ngôn ngữ: Giáo viên có thể sử dụng trò đố vui để phát triển kỹ năng nói cho người học qua việc đặt các câu hỏi kiểm tra kiến thức văn hóa, khoa học.

Làm việc một mình: Giáo viên giao nhiệm vụ để mỗi người học tự chuẩn bị và sau đó tự nói trước các bạn trong lớp.

Báo cáo: Người học được giao cho một nhiệm vụ nói với những gợi ý cho trước, chuẩn bị ở nhà và đem đến trình bày trước lớp.

Lấp khoảng trống thông tin: Người học hỏi và đáp theo cặp hoặc theo nhóm xung quanh những thông tin đã cho, sau đó báo cáo câu trả lời cho giáo viên.

Giải quyết vấn đề: Người học có thể làm việc độc lập, theo cặp hoặc theo nhóm để đưa ra hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó, thường là những tình huống có thực trong cuộc sống.

Theo Penny Ur, một hoạt động nói thành công cần có 4 đặc điểm sau: Thứ nhất, người học được nói nhiều; Thứ hai, sự tham gia của các thành viên tương đối đồng đều; Thứ ba, người học có nhiều hứng thú đối với hoạt động nói; Thứ tư, ngôn ngữ sử dụng phù hợp với trình độ, dễ hiểu, mang hiệu quả giao tiếp cao. Để thiết kế và tổ chức một hoạt động nói thành công, giáo viên cần cân nhắc những vấn đề sau:

Thứ nhất, tổ chức các hoạt động nhóm: Điều này giúp tăng cơ hội và thời lượng người học được thực hành nói tiếng Anh. Bên cạnh đó, một số người học có thể e ngại nói trước lớp nhưng lại cảm thấy thoải mái khi nói trong một nhóm nhỏ.

Thứ hai, sử dụng ngôn ngữ đơn giản: Nhìn chung yêu cầu về độ khó trong sử dụng ngôn ngữ nói cần hạ thấp hơn so với yêu cầu về độ khó trong sử dụng ngôn ngữ đọc – viết. Nếu người học có thể dễ dàng sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, họ sẽ tự tin và có thể diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy.

Thứ năm, kiểm soát việc người học dùng ngôn ngữ đích: Giáo viên cần giám sát chặt chẽ các hoạt động nói của người học và đưa ra hình phạt thích hợp để hạn chế tình trạng người học dùng tiếng mẹ đẻ mà không dùng tiếng Anh.

3. Gợi ý một số thủ thuật dạy kỹ năng nói tiếng Anh

3.1. Trước khi nói (Pre-speaking)

Bên cạnh đó, vốn từ vựng hạn chế cũng là một yếu tố gây khó khăn cho người học khi thực hành nói tiếng Anh. Để khắc phục khó khăn này, giáo viên nên cung cấp từ mới lên bảng, đọc mẫu và yêu cầu người học đọc lại, đồng thời giải thích nghĩa và cách sử dụng của từ trong văn cảnh cụ thể.

3.2. Trong khi nói (While-speaking)

Trong thực tế, hầu hết các học phần tiếng Anh dành cho sinh viên không chuyên ở bậc đại học đều sử dụng giáo trình tích hợp các kỹ năng. Chính vì vậy, các hoạt động nghe, nói, đọc, viết sẽ được lồng ghép trong một tiết học. Thời lượng cho một hoạt động nói thường chỉ từ 10 tới 30 phút. Căn cứ vào thực tế giảng dạy, tác giả gợi ý một số hoạt động dạy nói hiệu quả sau:

Giải quyết vấn đề: Yếu tố quan trọng nhất là tạo được tình huống phù hợp, tình huống cần sát với thực tế, có yếu tố thử thách (đòi hỏi người học đặt câu hỏi, đưa ra quyết định, kết luận vấn đề). Giáo viên nên căn cứ vào chuyên ngành và tính chất công việc tương lai của người học để thiết kế các tình huống mà người học thực sự quan tâm, tạo động lực nói cho người học.

3.3. Sau khi nói (Post-speaking)

4. Kết luận

Nói tóm lại, việc thiết kế, tổ chức các hoạt động nói tiếng Anh cho các lớp với sĩ số đông luôn đặt ra những khó khăn, thách thức cho người giảng dạy. Tuy nhiên, nếu giáo viên tuân thủ quy trình giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, tìm hiểu để nắm rõ nhu cầu, hứng thú cũng như đặc điểm của người học, thì họ hoàn toàn có thể thiết kế các hoạt động nói sát với đối tượng, giúp đạt được các mục tiêu đề ra của bài học. Những gợi ý về cách sử dụng một số thủ thuật trong dạy nói tiếng Anh mà bài viết đã nêu trên hy vọng sẽ phần nào giúp ích các thầy, cô giáo trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Penny Ur (1996). A Course in Language Teaching: Practice and Theory. Cambridge: Cambridge University Press.

Vân, Hoàng Văn (2010). Dạy tiếng Anh không chuyên ở các trường đại học Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

https://elearningindustry.com/visual-learning-6-reasons-visuals-powerful aspect-elearning.

Some techniques for improving the quality of teaching and learning English speaking skillABSTRACT:

People’s Police Academy

Speaking is one of the four important communication skills in teaching and learning English (the other three skills are listening, reading and writing). Based on the author’s practical teaching experience, this article analyzes and clarifies some factors affecting the English speaking skill development of university students, thereby suggesting some techniques to improve the quality of teaching and learning English speaking skill.

Key words: Speaking skills, techniques, teaching methods, developing skills.

Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Tiếng Anh

Thống kê điểm thi trung bình môn tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của các trường trên địa bàn TPHCM cho thấy, có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường ở khu vực nội và ngoại thành. Trong đó, đơn vị có điểm thi trung bình môn tiếng Anh cao nhất là Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM) với 8,58 điểm, gần gấp đôi điểm thi trung bình cả nước và cao hơn 2,74 điểm so với điểm trung bình của thành phố. Kế đến là các trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (bình quân tiếng Anh 8,46 điểm), THPT chuyên Lê Hồng Phong (bình quân tiếng Anh 8,31 điểm).

Ở chiều ngược lại, đơn vị có điểm thi trung bình môn tiếng Anh thấp nhất là một trường THPT ở huyện Cần Giờ với 2,69 điểm. Ngoài ra, thành phố có 15 trường THPT có điểm thi trung bình tiếng Anh dưới 4, tập trung ở các huyện ngoại thành và khối năng khiếu thể dục thể thao. Lý giải thực tế này, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn một trường THPT ở huyện Cần Giờ cho biết, phần lớn học sinh ở ngoại thành không chọn các tổ hợp môn xét tuyển đại học có môn tiếng Anh.

Do đó, các em hầu như chỉ cần đạt điểm “chống liệt” để đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Ngoài ra, nhà giáo này cũng thừa nhận chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở ngoại thành hiện nay nhiều hạn chế. Nhiều trường 2-3 năm liền không tuyển được giáo viên tiếng Anh, điều kiện dạy học với các thiết bị nghe nhìn, phần mềm hỗ trợ còn khiêm tốn.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay, TPHCM là địa phương dẫn đầu cả nước về điểm thi trung bình tiếng Anh với 5,84 điểm, cao hơn 0,06 điểm so với điểm trung bình năm 2019 và tăng 0,78 điểm so với năm 2018. Tuy nhiên, so với 8 môn còn lại, điểm trung bình tiếng Anh vẫn “đội sổ”. Đáng chú ý, bài thi tiếng Anh bị điểm liệt (dưới 1 điểm) tăng 1,3 lần so với năm 2019. Đây là thực tế trăn trở nhiều năm qua của ngành giáo dục.

Còn nhớ năm 2019, ngay sau khi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến môn học này có điểm trung bình thấp nhất trong các môn thi là do cả nước đang tồn tại song song hai chương trình đào tạo ngoại ngữ là hệ 7 năm (học sinh học tiếng Anh từ lớp 6) và hệ 10 năm (học tiếng Anh từ lớp 3).

Chất lượng giáo viên không đồng đều giữa các địa phương, giáo viên có xu hướng đổ dồn về các quận trung tâm, trường điểm nên xảy ra tình trạng “vùng trũng” giáo viên. Mặt khác, dạy và học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông hiện nay đang theo hướng chú trọng năng lực, tăng cường khả năng nghe – nói, giao tiếp cho học sinh, đề thi tốt nghiệp với yêu cầu từ vựng, ngữ pháp nên chưa phản ảnh hết năng lực người học.

Tăng đãi ngộ để thu hút giáo viên

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Đoàn ĐBQH TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM về triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết, trong chương trình hiện hành, 2 môn tiếng Anh và Tin học theo hình thức tự chọn ở bậc tiểu học (TH). Tuy nhiên, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, 2 môn này sẽ bắt buộc từ lớp 3 và tự chọn với hai khối 1 và 2. Do đó, khó khăn lớn nhất hiện nay với các trường TH – bậc học mang tính chất nền tảng là khó tuyển giáo viên tiếng Anh do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm. Ngoài ra, theo các quy định hiện hành, giáo viên tiếng Anh phải có bằng cử nhân sư phạm (không chấp nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như trước) mới đủ điều kiện dạy ở bậc TH.

Quy định này khiến nhiều quận huyện gặp khó trong tuyển dụng giáo viên. Đơn cử năm học 2019-2020, quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên nộp hồ sơ, quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng từ bỏ nhiệm sở. Đối với bậc trung học, nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh cũng khan hiếm, một phần do thu nhập từ các trường ngoài công lập cao hơn nhiều lần trường công nên không đủ sức giữ chân giáo viên. Trước thực tế này, lãnh đạo nhiều trường THPT cho biết, nếu chỉ trông chờ vào việc mở rộng đối tượng tuyển dụng (không bắt buộc hộ khẩu TPHCM) mà không có chính sách hỗ trợ thì bức tranh tuyển dụng vẫn gặp khó.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm học mới là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Mục tiêu được bộ này đặt ra là đảm bảo 100% học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ vào năm học 2022-2023, triển khai dạy một số môn học khác bằng ngoại ngữ theo quyết định của Thủ tướng.

Để thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục sẽ đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Song song đó, các trường cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tiếng Anh, tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”.

MINH QUÂN

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Tiếng Anh

“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt môn tiếng Anh là việc không thể chậm trễ hơn nữa”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh được tổ chức tại TP HCM, chiều 20/7.

Đây là tọa đàm thứ hai, sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử được Bộ GD&ĐT tổ chức ngay sau kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ song Lịch sử và Tiếng Anh vẫn là hai môn có số điểm trung bình thấp nhất.

Báo cáo tại tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, hàng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn Tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy – học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia cho rằng cho rằng cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm và rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.

Cũng trong phiên trao đổi này, đại diện phía Trung tâm Anh ngữ, ông Steven Happel, Quản lý chuyên môn Cấp cao của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đưa ra nhận xét và góp ý. Theo ông, quá trình huấn luyện và đào tạo để đảm bảo chất lượng giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay chưa có chuẩn chính xác và bài bản. Các giáo viên đang thiếu cơ hội được tham gia những buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp.

Trong khả năng của mình, với mong muốn đóng góp vào kết quả chung, mỗi năm, VUS đều đưa Hội nghị Giảng dạy tiếng Anh VUS Tesol đến đông đảo giáo viên Anh ngữ trên cả nước và khu vực. Sắp tới VUS sẽ tiếp tục có nhiều chương trình để hỗ trợ đào tạo giáo viên các trường chính quy nhằm góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao trình độ Anh ngữ của học sinh

Bà Lê Quang Thục Quỳnh, Tổng Giám đốc VUS cũng đưa ra một số báo cáo và đề xuất nhằm giúp phát triển việc dạy và học Tiếng Anh trên cả nước. Cụ thể, có ba việc cần đẩy mạnh và thực hiện nhanh chóng: Phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công từ đó thấy rõ hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục; phát huy vai trò của trung tâm Anh ngữ trong phổ cập tiếng Anh cho mọi người; tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ chất lượng.

Để sớm hiện thực hoá các đề xuất trên, Anh văn Hội Việt Mỹ VUS có những bước xúc tiến đồng thời đưa vào thực tế các hoạt động thực tiễn. Trong đó có chương trình hỗ trợ đào tạo giáo viên tiểu học theo hình thức tự nguyện đăng ký và VUS hỗ trợ tài chính với mục tiêu giúp giáo viên đạt chuẩn đầu ra là PET. Chương trình thực hiện thí điểm với 100 giáo viên đào tạo trong 10 tháng với ngân sách đầu tư dự kiến khoảng 2,3 tỷ đồng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận những ý kiến từ các thành viên tham gia, đồng thời đưa ra những nhận định để khép lại buổi tọa đàm lần này: “Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn hóa, giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”.

Bộ trưởng cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay. Đó cũng là bước đệm giúp đẩy mạnh việc xã hội hoá Anh ngữ, tránh tình trạng chênh lệch quá rõ giữa các địa phương như hiện nay.

“Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thế Đan

Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Tiếng Anh: Không Thể Chậm Trễ Hơn !

Ngay sau toạ đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì toạ đàm để tìm giải pháp cho môn Tiếng Anh. Mặc dù đã có nhiều đầu tư cho bộ môn này nhưng chất lượng đầu ra lớp 12 vẫn đáng lo ngại.

Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ song Lịch sử và Tiếng Anh vẫn là hai môn có số điểm trung bình thấp nhất.

Chất lượng học sinh hệ 10 năm tốt hơn hệ 7 năm

Báo cáo tại Tọa đàm, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy – học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5.0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3.0 đến 3.4. Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… lại đứng đầu. Điểm trung bình của TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5-6, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

“Nhìn chung, kết quả thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn, khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long gần như không thay đổi” – ông Hồng nói và cho biết kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.

Nhìn nhận phổ điểm thi THPT quốc gia từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

“Như vậy, vấn đề khác biệt hệ đào tạo là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều. Vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn” – Ông Giang nêu ý kiến.

Tuy nhiên, theo ông Giang, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế chất lượng giáo viên hiện nay rất không đồng đều, ở những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, “có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn”.

Cùng quan điểm với ông Giang về việc cần triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thông tin thêm, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh học hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Bà Hữu cũng cho biết, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, cùng chung lo lắng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, bà Hữu cho rằng, rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 5.92 điểm, 2018 là 5.06 điểm, 2019 là 5.79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

Ông Hiếu cũng cho biết, hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP. Hồ Chí Minh có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. “Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn” – Ông Hiếu nói.

Đặt vấn đề ngay mở đầu Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ngoại ngữ và CNTT là hai công cụ nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành Giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn. “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm trễ hơn nữa”- Bộ trưởng nêu rõ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục (Bộ GD&ĐT)

Bạn đang xem bài viết Thủ Thuật Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học Kỹ Năng Nói Tiếng trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!