Cập nhật thông tin chi tiết về Thúc Đẩy Việc Thực Hiện Quyền Trẻ Em Trong Các Cơ Quan Nhà Nước Tại Việt Nam mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ủy ban cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo Chính phủ phân bổ đủ nguồn lực và thu thập số liệu để thực hiện quyền trẻ em theo hướng dẫn của Công ước về Quyền trẻ em và Luật Trẻ em. Mặc dù Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc giảm nghèo, tăng tỷ lệ nhập học và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em nhưng vẫn còn một chương trình nghị sự chưa hoàn thành cần có sự nỗ lực và sự quan tâm của tất cả các bộ ngành.
Số liệu về trẻ em (dưới 18 tuổi) ở Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Điều này tạo ra những thách thức rất lớn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình cho trẻ em. Việc thiếu số liệu cũng là một thách thức đối với Việt Nam trong việc theo dõi và báo cáo về tình hình thực hiện Quyền con người và Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam. UNICEF đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ thực hiện Điều tra Đánh Giá Các Mục Tiêu Trẻ em và Phụ nữ (MICS) trong suốt 18 năm qua và Ủy ban Quốc gia về Trẻ em có thể giúp đưa điều tra MICS vào quá trình thu thập số liệu thường xuyên của quốc gia.
Trên thế giới, có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng những giây phút đầu tiên của cuộc đời trẻ em mang lại cơ hội vô song để thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ, và điều này rất quan trọng với sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Nhưng cơ hội này thường xuyên bị lãng phí khiến đất nước chỉ còn lại lực lượng lao động trẻ tuổi với sức khoẻ kém, thiếu kỹ năng và giảm khả năng tạo thu nhập. Ủy ban có thể tạo ra sự thay đổi cho cuộc sống của mọi trẻ em ở Việt Nam bằng cách tăng cường sự hợp tác giữa các Bộ, ngành và các đối tác nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo và chênh lệch, đồng thời thúc đẩy Việt Nam tiến tới đạt mục tiêu trở thành một nền kinh tế thế kỷ 21.
Thúc Đẩy Quan Hệ Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; chúc mừng Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp và đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục được Đại hội bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh giá cao bước phát triển sáng tạo lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc hội đàm chiều ngày 12/11. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIX đề ra, xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và tươi đẹp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự tham dự và đóng góp tích cực của Trung Quốc vào thành công chung của Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng thăm lại Việt Nam ngay sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tận mắt chứng kiến sự phát triển của đất nước Việt Nam; chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn; chân thành cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng Đại hội XIX, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng Tổng Bí thư Tập Cận Bình; đánh giá cao việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cử đặc phái viên sang Trung Quốc chúc mừng ngay sau khi Đại hội XIX kết thúc tốt đẹp.
Đồng chí Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017 và đánh giá cao kết quả Hội nghị đạt được đối với thúc đẩy phát triển của khu vực và thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình gửi lời thăm hỏi đến Đảng, Chính phủ và nhân dân những khu vực bị thiệt hại do thiên tai vừa qua.
Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai Tổng Bí thư đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về những định hướng và biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chiều ngày 12/11. (Ảnh: Trung Hiếu)
Hai bên bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung thời gian qua. Tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên; giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước được đẩy mạnh; hai bên tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch đều có tiến triển; tình hình biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định. Hai bên nhất trí phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung không ngừng phát triển ổn định, bền vững.
Thứ nhất, tăng cường trao đổi cấp cao, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các ngành, các cấp. Đề nghị hai bên duy trì thường xuyên truyền thống tốt đẹp giao lưu, tiếp xúc cấp cao; đẩy mạnh giao lưu, nâng cao hiệu quả hợp tác và phát huy vai trò kênh Đảng để góp phần tăng cường tin cậy chính trị, định hướng tổng thể và thúc đẩy quan hệ song phương; tổ chức tốt cuộc gặp đại diện hai Bộ Chính trị, Hội thảo lý luận, triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ, đi sâu trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng và quản lý đất nước; tăng cường giao lưu, trao đổi giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc và giữa các ngành, các cấp, giữa các đoàn thể nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước để tiếp tục bồi đắp, xây dựng nền tảng xã hội hữu nghị cho quan hệ hai Đảng, hai nước. Phát huy hơn nữa vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong việc giám sát, đôn đốc triển khai các thỏa thuận đã đạt được, nhất là thỏa thuận cấp cao; kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ hợp tác giữa các ngành, các cấp. Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; thực hiện tốt Tuyên bố tầm nhìn hợp tác quốc phòng đến năm 2025, tổ chức tốt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, đối thoại chiến lược quốc phòng, các cơ chế giao lưu hợp tác giữa bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, tăng cường giao lưu sỹ quan trẻ, chia sẻ kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị, y học, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về an ninh, phối hợp phòng, chống các loại tội phạm; duy trì tốt các cơ chế tham vấn, trao đổi giữa hai Bộ Ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước cũng như tại các diễn đàn đa phương. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường giao lưu, hợp tác, đẩy mạnh tuyên truyền về đất nước, con người, những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước và quan hệ Việt – Trung, góp phần tăng cường hơn nữa hiểu biết và hữu nghị trong nhân dân, củng cố nền tảng xã hội vững chắc cho quan hệ hai nước.
Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và trên các lĩnh vực khác, đề nghị hai bên tiếp tục phát huy kết quả đạt được, triển khai hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, tập trung vào một số trọng tâm: tăng cường hợp tác đầu tư, mở rộng quy mô thương mại song phương, áp dụng các biện pháp hữu hiệu cải thiện hơn nữa tình trạng nhập siêu của Việt Nam; tăng cường hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giao thông vận tải; phấn đấu tạo tiến triển hơn nữa trong hợp tác lai tạo giống lúa, cây trồng thích nghi hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; xử lý ổn thỏa vấn đề tàu cá, ngư dân; quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông suối biên giới, hợp tác phòng ngừa, ứng phó lũ lụt, an toàn hạt nhân; tạo thuận lợi cho hợp tác kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về tăng cường các lĩnh vực hợp tác thực chất, cùng có lợi; phát huy hiệu quả vai trò của các cơ chế hợp tác hiện có, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều ngày 12/11. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo những kết quả quan trọng của Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
DANH SÁCH CÁC VĂN KIỆN KÝ KẾT
1. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
2. Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Bộ Công thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
3. Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
4. Công thư trao đổi giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về Dự án Viện trợ xây mới cơ sở 2 Y dược học cổ truyền VIệt Nam.
5. Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
7. Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.
9. Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
10. Kế hoạch hành động về Hợp tác y tế giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về Y tế và Kế hoạch hóa gia đình nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2017 – 2020
11. Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban quản lý giám sát ngân hàng Trung Quốc
12. Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN TRAO
13. Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng Cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc.
14. Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
15. Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân giữa Cục An toàn Bức xạ hạt nhân nước CHXHCN Việt Nam và Cục An toàn hạt nhân Quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
16. Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp Xuất bản Phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022.
17. Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo toàn quốc Trung Quốc.
18. Văn bản chấp thuận nguyên tắc việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Hà Nội.
19. Thỏa thuận đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất lốp xe.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn …
Phó Thủ tướng Thường trực tiếp Thứ trưởng Bộ An ninh Trung Quốc
Ngày 4/11, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tiếp Thứ …
Trung Quốc coi trọng hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Lào và tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác …
Tên Các Đơn Vị Cơ Quan Nhà Nước Việt Nam Trong Tiếng Trung
1. Văn phòng Chủ tịch nước 国家主席办公厅 guó jiā zhǔ xí bàn gōng tīng 2. Văn phòng Quốc hội 国会办公厅 guó huì bàn gōngtīng 3. Toà án Nhân dân Tối cao 最高人民法院 zuì gāo rén mín fǎ yuàn 4. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 最高人民检察院 zuì gāo rén mín jiǎn chá yuàn 5. Bộ Công an 公安部 gōng ān bù 6. Bộ Công nghiệp 工业部 gōngyè bù 7. Bộ Giáo dục và Ðào tạo 教育培训部 jiào yù péi xùn bù 8. Bộ Giao thông vận tải 交通运输部 jiāotōng yùn shū bù 9. Bộ khoa học-Công nghệ và Môi trường 科学技术与环境部 kē xué jì shù yǔ huán jìng bù kē xué jì shù yǔ huán jing bù 10. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư 计划投资部 jì huà tóu zī bù 11. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 劳动、伤残军人与社会保障部 láo dòng , shāng cán jūn yǔ shè huì bǎoyǎng bù 12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 农业与农村发展部 nóng yè yǔ cūn fā zhǎn bù 13. Bộ Ngoại giao 外交部 wài jiāo bù 14. Bộ Quốc phòng 国防部 guó fáng bù 15. Bộ Tư pháp 司法部 sī fǎ bù 16. Bộ Tài chính 财政部 cáizhèng bù 17. Bộ Thương mại 商务部 shāngwù bù 18. Bộ Thuỷ sản 水产部 shuǐchǎn bù 19. Bộ Văn hoá-Thông tin 文化通讯部 wénhuà tōngxūn b̀ 20. Bộ Xây dựng 建设部 jiàn shè bù 21. Bộ Y tế 卫生部 wèishēng bù 22. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi 民族与山区委员会 mínzú yǔ shān qū wěi yuán huì 23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 越南国家银行 yuànán guójiā yín háng 24. Thanh tra Nhà nước 国家监察部 guójiā jiān chá bù 25. Uỷ ban Thể dục và Thể thao 体育运动委员会 tǐyù yùndòng wěi yuán huì
26. Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ 政府组织干部委员会 zhèng fǔ zǔ zhī gàn bù wěi yuán huì 27. Văn phòng Chính phủ 政府办公厅 zhèng fǔ bàn gōng tīng 28. Tổng cục Bưu điện 邮电总局 yóu diàn zǒng jú 29. Tổng cục Du lịch 旅游总局 lǚ yóu zǒng jú 30. Tổng cục Ðịa chính 地政总局 dì zhèng zǒng jú 31. Tổng cục Hải quan 海关总局 hǎi guān zǒng jú 32. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn 气象水文总局 qì xiàng shuǐ wén zǒng jú 33. Tổng cục Thống kê 统计总局 tǒng jì zǒng jú 34. Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam越南保护儿童委员会 yuè nán bǎo hù ér tóng wěi yuán huì 35. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước国家证券委员会 guó jiā zhèng quàn wěiyuán nhuì 36. Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá Gia đình人口与家庭计划委员会 rénkǒu yǔ jiātíng jìhuà wěiyuán huì 37. Ban Cơ yếu Chính phủ政府保密委员会 zhèngfù bǎo mì wěiyuán huì 38. Ban quản lý Lăng Hồ Chí Minh胡志明陵墓管理局 húzhìmíng língmù guǎnlǐ jú 39. Ban Tôn giáo Chính phủ政府宗教委员会 zhèngfǔ zōng jiào wěiyuánhuì 40. Ban Vật giá Chính phủ政府物价委员会 zhèngfǔ wù jià wěiyuánhuì
41. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia 国家自然与科学技术中心 guójiā zìrán yǔ kēxuéjìshù zhōng xīn 42. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn国家人文与社会科学中心 guójiā rénwén yǔ shèhuìkēxué zhōng xīn 43. Ðài tiếng nói Việt Nam越南之声广播电台 yuènánzhī shēng guǎngbō diàn tái 44. Ðài truyền hình Việt Nam越南电视台 yuà nán diànshì tái 45. Thông tấn xã Việt Nam越南通讯社 yuènán tōngxùn shè 46. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh胡志明国家政治学院 húzhìmíng jiāzhèngzhì xuéyuàn 47. Học viện Hành chính Quốc gia国家行政学院 guójiā hángzhèng xuéyuàn 48. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam越南社会保险委员会 yuànán shèhuì bǎoxiǎn wěiyuánhuì 49. Kiểm toán Nhà nước国家审计委员会guójiā shěnjì wěiyuánhuì 50. Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam越南民航总局 yuè nán mín háng zǒngjú
➤ Từ vựng dầu mỏ than đá ( p2 )
Những Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Thực Hiện Hiệu Quả Tinh Giản Biên Chế Trong Các Cơ Quan Công Quyền Ở Việt Nam Hiện Nay
Ngày đăng: 18/05/2018 01:42
Căn cứ thực trạng sau 16 năm triển khai tinh giản biên chế trong các cơ quan công quyền (từ Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ đến Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức), chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản để hiện thực hóa quyết tâm tinh giản biên chế, “sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Một là, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Để thực hiện tốt giải pháp này, tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị phải: Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm minh, hiệu quả Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14-4-2015, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10-/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ-TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội đã ban hành để:
(1) Tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
(3) Nắm được nguyên nhân căn bản dẫn đến bộ máy”phình to”, “cồng kềnh”, kém hiệu quả, nhiều tầng nấc, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, hằng năm “tiêu ngốn” hàng triệu tỷ đồng do số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước quá lớn – nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố (1).
(4) Từ đó, chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện ở từng tổ chức, cơ quan, đơn vị – trong đó, yếu tố quan trọng nhất là phân công quyền lực, ủy thác quyền lực, trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu trong việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
(5) Tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ; tin tưởng vào quyết tâm, bản lĩnh chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong việc “đưa những cán bộ, công chức, viên chức không còn phù hợp ra khỏi nền công vụ”, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về cơ cấu, có đủ năng lực, đạo đức và trách nghiệm công vụ đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, quán triệt và thực hiện nghiêm minh tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế từ Trung ương đến địa phương
Trong cải cách, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế phải quyết liệt đổi mới từ cấp trên, từ Trung ương, bộ, ngành trước thay vì bắt đầu từ cơ sở như cách làm lâu nay. Sự tinh gọn từ cấp trên sẽ là đích đến, là định hướng để cấp dưới thực hiện. Xác định, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế từ Trung ương đến địa phương là “cuộc cách mạng” trong bộ máy tổ chức; là sự đổi mới toàn diện, triệt để, xóa bỏ những cái cũ kỹ, lạc hậu… cho nên phải làm quyết liệt theo phương châm “có lên, có xuống; có vào, có ra” và theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”.
Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:Rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, của từng cấp chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng cắt khúc, chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ trong quản lý nhà nước, bảo đảm sự liên thông, đồng bộ, thống nhất, gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận; thực hiện có hiệu quả nguyên tắc: một cơ quan thực hiện nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương và giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưới; giao quyền chủ động cho cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực hiệu quả.
Rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, chi cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế.
Thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, giảm số lượng cấp phó của các đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và quy định của Đảng, Chính phủ.
Đối với các địa phương: Sắp xếp tổ chức bộ máy hành chínhtheo hướng thu gọn đầu mối, giảm cấp trung gian, tăng cường quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Không nhất thiết cấp trên có cơ quan, tổ chức nào thì cấp dưới có cơ quan, tổ chức đó và ngược lại; các cơ quan, đơn vị cùng cấp ở các địa phương khác nhau không nhất thiết phải có mô hình tổ chức bộ máy giống nhau. Cụ thể:
(1) Chủ động rà soát, sắp xếp giảm các tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án;
(2) Hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh; Văn phòng cấp ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có điều kiện theo quy định;
(3) Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định;
(4) Thực hiện mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo; khoán kinh phí chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
(5) Tiếp tục thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố;
(6) Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực và nhu cầu của thị trường, xã hội; thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, giảm số lượng cấp phó của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương(2).
Ba là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng,hoàn thiện và ban hành đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước
Xây dựng đề án vị trí việc làm là trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Đề án vị trí việc làm sẽ giúp Thủ trưởng đơn vị rà soát, đánh giá lại tình hình sử dụng, sắp xếp nhân sự trong cơ quan, đơn vị; có cái nhìn toàn diện về số lượng vị trí việc làm dự kiến và số lượng vị trí việc làm hiện tại cũng như xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
Đề án vị trí việc làm chính là khâu mấu chốt để tiến hành xác định nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực thực hiện nhiệm vụ tại mỗi vị trí công việc trong cơ quan, tổ chức; xác định mức độ phù hợp về năng lực cũng như để đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, tạo cơ sở cho việc xác định chính xác những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trên cơ sở luật định và điều kiện thực tế (dân số, trình độ phát triển của địa phương, các vấn đề đặt ra trong phát triển ở địa phương,…); xác định được chính xác số lượng nhân sự cần có (lãnh đạo, nhân viên) cho các vị trí công việc sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn(3). Do vậy, cần khẩn trương:
(1) Cụ thể hóa các căn cứ và xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp cho các vị trí công việc trong cơ quan, tổ chức;
(2) Xây dựng khung phân loại thống nhất, tầm quan trọng, độ phức tạp, khối lượng công việc quản lý hành chính của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; phân loại các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính;
(3) Xác định cơ cấu cán bộ công chức; hoàn thiện, chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức; xây dựng định mức lao động, định mức sử dụng thời gian làm việc của cán bộ,công chức.
(4) Phân loại hệ thống công việc nhằm phân loại vị trí việc làm tạo căn cứ cho việc áp dụng phương pháp, công cụ tuyển dụng phù hợp với đặc thù của vị trí việc làm;
(5) Xây dựng khung năng lực theo vị trí việc làm tạo cơ sở để hình thành chuẩn năng lực đầu vào cho tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm;
(6) Đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển công chức theo vị trí việc làm – nên xây dựng mô hình tuyển dụng theo hệ thống vị trí việc làm, bởi chế độ tuyển dụng lâu nay ở nước ta (theo hệ thống chức nghiệp) đã tạo ra sức ì lớn cho công chức trong nền công vụ. Hệ thống chức nghiệp với cơ chế làm việc suốt đời được hiểu theo nghĩa: nếu như công chức không vi phạm pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ không bị áp dụng hình thức sa thải cho dù họ làm việc kém hiệu quả hay hạn chế về năng lực…
Đây là giải pháp quan trọng, cần phải đầu tư, nghiên cứu một cách căn bản, khoa học, chính xác, thuyết phục. Chỉ khi nào xây dựng được những cơ sở nói trên mới có thể khắc phục được tình trạng cào bằng, bình quân chủ nghĩa, “chạy chọt”, “mua bán” trong phân bổ và tinh giản biên chế(4).
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tinh giản biên chế
Đây là điểm khó nhất trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế. Bởi vì, biện pháp dù có hay và phù hợp đến đâu, nếu người đứng đầu không kiên định, quyết tâm, không có bản lĩnh chính trị; không “đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân”; không công tâm, khách quan, “liêm chính, chí công vô tư” khi sử dụng quyền hạn của mình… thì không thể đưa được những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vào diện thực hiện chính sách tinh giản biên chế; không thể nào tinh giản biên chế được.
Cần có những quy định pháp lý để ràng buộc sự cam kết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế.
Lấy kết quả thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tín nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Cần có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu người đứng đầu không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm đã được phân công, đảm nhiệm. Ví như, trong đơn vị để xảy ra hiện trạng: Biên chế tăng không giảm và ngày càng “phình to”; biên chế giảm nhưng “tinh giản không đúng đối tượng”, chủ yếu là người về hưu và sắp đến tuổi nghỉ hưu; trong đơn vị, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên; tình trạng trù dập, lôi bè kéo cánh, tìm mọi cách “đưa người trong nhà, trong họ vào làm việc”(5); để mất đoàn kết kéo dài trong đơn vị…
Người đứng đầu “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”(6); thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; lấy”cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”(7)là kim chỉ nam trong công tác tinh giản biên chế.
Người đứng đầu phải xác định rõ, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(8), muôn sự “thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(9)để “làm cho tốt” công tác tổ chức cán bộ trong lộ trình tinh giản biên chế; chú trọng thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát lộ trình tinh giản biên chế từ Trung ương đến địa phương
Đây cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng, là cơ sở, động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ trọng trách của Đảng và Chính phủ: Cải cách, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế đúng lộ trình (từ năm 2015-2021), đạt được mục tiêu đề ra “giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015″(10)và “hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới”(11)(lộ trình từ năm 2021 đến năm 2030). Chỉ có kiểm tra, thanh tra, giám sát mới “có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên, cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân”(12). Cho nên, ngay từ bây giờ, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải:
(1) Khắc phục ngay những hạn chế, bất cập còn tồn tại mà Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 do Quốc hội ban hành đã chỉ ra: “Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chưa được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc”(13);ngăn ngừa được “xu hướng bảo thủ, buông trôi”(14);những thành kiến cho rằng, “công tác kiểm tra là vạch lá tìm sâu, làm giảm thành tích của địa phương mình”(15).
(2) Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát phảibám sát Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII – trong đó đã chỉ rõ từng nhiệm vụ cụ thể (nhiệm vụ hằng năm, nhiệm vụ 1 năm, nhiệm vụ 2 năm, nhiệm vụ của từng tổ chức…) phải hoàn thành trong lộ trình tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021.
(3) “Từ trung ương đến các tỉnh, các huyện, các xã đều phải nắm chắc công tác kiểm tra. Mỗi năm phải kiểm tra mấy lần. Hễ thấy vấn đề thì phải giải quyết ngay. Phải phê bình kịp thời, chớ để việc qua rồi mới phê bình. Làm như vậy sẽ đỡ mắc sai lầm, và nếu phạm sai lầm thì kịp thời sửa chữa”(16). Để không thể tái diễn tình trạng: “Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ […] Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế”(17); Tinh giản biên chế một cách cơ học, chưa đúng đối tượng do chạy theo chỉ tiêu, số lượng(18);
Biên chế trong các cơ quan nhà nước có xu hướng “phình to”(19).
(4) Xử lý nghiêm minh “cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhà nước” làm những việc trái với chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và Chính phủ về tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế như, quản lý biên chế tại nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm; cơ cấu công chức chưa hợp lý, số lượng cấp phó ở một số đơn vị vượt quy định, còn mất cân đối về tỷ lệ giữa người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, giữ hàm với công chức tham mưu, giúp việc; tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu đề ra(20).
(5) Động viên, khen thưởng, tuyên dương kịp thời những cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nào sáng tạo, làm tốt, hiệu quả đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và phù hợp với thực tế đơn vị, địa phương; đồng thời, nhân rộng mô hình tinh giản biên chế đạt được những kết quả điển hình.
Thường xuyên rà soát, đề xuất hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của ủy ban kiểm tra các cấp, khắc phục sự trùng lặp trong công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra, kiểm toán và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội(21).
ThS Chu Thị Hằng Nga – Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(1), (10), (11), (17) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr.38, 47, 47, 38.
(2) Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII… (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2018 của Chính phủ).
(3)Xem: TS Đào Thị Thanh Thủy:Các mô hình tuyển dụng trên thế giới và định hướng ứng dụng cho Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
(4) Xem TS Nguyễn Thị Thanh Thủy:Tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính nhà nước – vấn đề và giải pháp,http://caicachhanhchinh.gov.vn, ngày 17/5/2017.
(5) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.23.
(6), (7) Sđd, t.1, tr.14, 15.
(8), (9) Sđd, t.5, tr.14, 15.
(12), (15) Sđd, t.14, tr.362, 363.
(13), (19), (20) Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 do Quốc hội ban hành về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
(14), (16) Sđd, t.12, tr.43, 45.
(18) http://baodautu.vn, ngày 1/11/2017.
(21) Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Theo: lyluanchinhtri.vn
Bạn đang xem bài viết Thúc Đẩy Việc Thực Hiện Quyền Trẻ Em Trong Các Cơ Quan Nhà Nước Tại Việt Nam trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!