Xem Nhiều 6/2023 #️ Thực Hiện Bình Đẳng Giới # Top 8 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thực Hiện Bình Đẳng Giới # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Hiện Bình Đẳng Giới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.

Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội tiếp tục là hệ quả xấu đối với nam giới trong đối xử với nữ giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ.

Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.

Thực tế hiện nay, phụ nữ thường làm nhiều công việc cùng một lúc, thời gian làm việc của phụ nữ nhiều hơn và phụ nữ cũng làm những công việc đơn giản hơn và như vậy phụ nữ thể hiện đa vai trò hơn. Song phụ nữ lại làm những việc có giá trị thấp và vì vậy giá trị xã hội của phụ nữ cũng thấp. Còn về việc nhà là loại công việc quan trọng vì nó giúp gia đình tồn tại nhưng lại không được xã hội nhìn nhận và chính bản thân nam giới cũng không coi trọng công việc gia đình. Do vậy vị trí càng thấp, mà khi vị trị thấp nên ít được lựa chọn công việc mà làm theo sự phân công truyền thống.

Không ít trẻ em quan tâm về vấn đề bình đẳng giới đã tỏ rõ thái độ bất mãn đối với việc bất bình đẳng giới ngay trong chính gia đình em. Hoài Mơ (12 tuổi – Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) bất bình tâm sự: “Cháu không thể hiểu nỗi lúc nào cha mẹ cũng bảo cháu phải chăm chỉ siêng năng lo việc cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, anh trai cháu đã 14 tuổi rồi mà chẳng phải động chân động tay vào việc gì. Lắm lúc cháu lau nhà mệt bở hơi tai mà ba cháu còn nhắc nhở: “Con gái phải làm tốt những việc nhỏ nhặt trong nhà. Để anh con sau này làm những việc to tát ngoài xã hội, con đừng có mà tị nạnh lung tung. Mấy cái việc nữ công gia chánh cỏn con như thế, hai mẹ con chia sẻ với nhau, đừng có nhiều chuyện”. Mẹ cháu tối ngày tất bật với công ty, thế mà về đến nhà, chỉ có cháu san sẻ việc nội trợ, còn ba và anh hai không một chút quan tâm. Vậy mà mẹ còn chịu đựng và khuyên cháu: “Phụ nữ thì phải biết hi sinh để gia đình được êm ấm con ạ! Cháu được tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới, nhưng chỉ thấy toàn là lý thuyết, chứ ở gia đình cháu còn lâu mới đưa vào cuộc sống”.

Một câu chuyện khác đáng để chúng ta suy ngẫm. Trong gia đình của một cặp vợ chồng trí thức, chồng là chủ một doanh nghiệp, vợ là cán bộ ngân hàng, thừa khả năng để chăm sóc chu toàn cho hai đứa con, một trai một gái, cách nhau 2 tuổi… Vào một ngày kia, trong giờ Tập làm văn, cô giáo ra đề bài “Em hãy cho biết ước mơ của bản thân và em có suy nghĩ gì về ước mơ đó?”. Cô giáo rất ngạc nhiên khi đọc được bài làm của một học sinh nữ. Nội dung bài viết “Kể từ ngày cha mẹ có thêm em Bo thì em đã có ước mơ trở thành một đứa con trai giống như em Bo. Vì nếu được là con trai, em sẽ không cô đơn và bị ghẻ lạnh như thế, em sẽ có nhiều đồ chơi mà mình mơ ước, em sẽ được ba mẹ chở đi chơi mỗi buổi chiều cuối tuần hoặc sẽ được đi du lịch vào mỗi dịp hè. Và vui hơn hết là được ba mẹ quan tâm đến công việc học hành, mỗi ngày được ba mẹ dùng xe hơi đưa đón đến trường…”. Cô giáo cũng đã qua thời gian tìm hiểu và biết được những điều cô học trò ghi trong bài tập là đúng sự thật. Ba mẹ cô bé kể từ ngày sinh thêm em Bo, em trai của cô bé thì như là không còn thấy hình dáng cô bé trong nhà nữa. Tất cả mọi yêu thương, chăm sóc dồn về cho cậu con trai quý tử kia. Hoàn toàn không đả động đến cô bé.

Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ Việt Nam. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội, nhất là lãnh đạo, cán bộ, công chức và nam giới…

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải thường xuyên, sâu rộng, chưa sát với đối tượng. Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Để khắc phục tình trạng trên, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.

Gần 5 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho cán bộ và nhân dân ở các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả đáng kể. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và công dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới đang ngăn cản sự phát triển của đất nước, từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng.

9 Giải Pháp Trọng Tâm Về Thực Hiện Bình Đẳng Giới

09/11/2017, 15:40

Trong thời gian tới, nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Công tác bình đẳng giới được quan tâm

Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Kết quả thực hiện bình đẳng giới trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) và những khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Ủy ban CEDAW).

Báo cáo cho biết, công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được quan tâm thực hiện với số lượng các dự án luật được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tăng dần qua từng năm.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay có 10 luật được các cơ quan chức năng thực hiện thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổng số 15 luật được thông qua.

Đáng chú ý, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%, tăng 2,62% so với nhiệm kỳ trước. Theo đó, Báo cáo nhận định, sau 2 khóa Quốc hội (XII và XIII) có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội liên tục giảm, nhiệm kỳ này (2016 – 2021) đã bắt đầu có sự tăng trở lại.

Song song, để đạt được Mục tiêu “Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động”, chỉ tiêu đề ra hằng năm là: Trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới.

Theo đó, tính đến ngày 1/7/2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,5 triệu người, trong đó lao động nam chiếm 52%, lao động nữ chiếm 48%. “Trong giai đoạn 2011 – 2015, chỉ tiêu này được đánh giá đạt và giữ ổn định qua các năm. Do đó, chỉ tiêu này dự kiến sẽ đạt theo yêu cầu của Chiến lược vào năm 2020”, Báo cáo nhận định.

Cũng theo Báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp, có xu hướng tăng, tuy nhiên có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong đó doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ chiếm 71,7%, các DNVVN còn lại chiếm 28,3%. “Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa các quy định trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”, báo cáo cho biết.

Theo đó, nhiều thông điệp, hình ảnh truyền thông kêu gọi mọi người dân cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã được lan tỏa rộng rãi. Có trên 800 hoạt động đã được triển khai trên toàn quốc, thu hút hàng vạn người trực tiếp tham gia.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về lao động đối với lao động nữ tiếp tục được duy trì tại các bộ, ngành và địa phương. Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại cấp Trung ương, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại 14 địa phương và việc chấp hành các quy định pháp luật lao động và bình đẳng giới tại 145 doanh nghiệp trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố.

Kết quả kiểm tra cho thấy, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được triển khai bài bản hơn. Tại các địa phương, trong năm 2016 đã thực hiện 7.405 cuộc thanh tra, trong đó lĩnh vực trẻ em và bình đẳng giới có 149 cuộc thanh tra.

Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra, vẫn còn đó những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Việc quán triệt, tổ chức triển khai công tác bình đẳng giới chưa nhận được sự quan tâm sâu sát, đầy đủ của nhiều cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế. Công tác thống kê về bình đẳng giới đã được quan tâm thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới còn hạn chế về lượng và chất; kinh phí đầu tư cho công tác bình đẳng giới vẫn còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu việc thực hiện công tác này trên phạm vi toàn quốc.

Trong tổng số 22 chỉ tiêu của Chiến lược đề ra đến năm 2020, đến nay có 8 chỉ tiêu đã đạt và sẽ duy trì đạt vào năm 2020; 2 chỉ tiêu không đạt và một số chỉ tiêu đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai nhưng không có khả năng thu thập đầy đủ số liệu.

9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Trong thời gian tới, nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau.

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ. Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới. Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.

Thứ tư, thực hiện rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn 2015 – 2020 và Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển trong nước, quốc tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho công tác bình đẳng giới. Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ với kinh tế, tập trung 03 nội dung cơ bản là: đẩy mạnh bình đẳng giới vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, đổi mới và bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ; thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.

Thứ sáu, cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình, Đề án, Dự án đã được phê duyệt

Thứ bảy, Chính phủ triển khai xây dựng, triển khai thực hiện các Kế hoạch, Chương trình, Đề án tập trung giải quyết một số vấn đề lớn, gây bức xúc trong xã hội như: Việc làm, lao động sau tuổi 35 tại các doanh nghiệp, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại trẻ em gái, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề phát triển cán bộ nữ dân tộc thiểu số, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… Nghiên cứu, phát triển các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tiếp tục nghiên cứu, củng cố và phát triển các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo hành, xâm hại.

Thứ tám, quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ làm tham mưu công tác bình đẳng giới. Ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao quyền năng của phụ nữ nói chung và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, các cơ quan dân cử nói riêng; đặc biệt đối với nữ lãnh đạo trẻ, nữ cán bộ dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.

Thứ chín, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Hoan Nguyễn

Thực Trạng Và Giải Pháp Thực Hiện Bình Đẳng Giới Đối Với Công Chức, Viên Chức Nữ

Ngày đăng: 06/03/2019 03:22

1. Thực trạng thực hiện bình đẳng giới đối với công chức, viên chức nữ

Bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức thể hiện ở các nội dung cơ bản là: nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ; tăng cường công tác tạo nguồn quy hoạch cán bộ nữ và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nữ bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới; nâng cao năng lực đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chuyên ngành và liên ngành về thực hiện quy định về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.

Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, kế hoạch góp phần nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ pháp chế ở các bộ, ngành, địa phương được quan tâm thông qua các lớp tập huấn chuyên sâu; tổ chức hội thảo, tập huấn cho thành viên các ban soạn thảo, tổ biên tập các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động triển khai Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đặc biệt từ năm 2017, môn học “Giới trong lãnh đạo, quản lý” được chính thức đưa vào các hệ đào tạo thuộc chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ đó góp phần nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo các cấp. Nội dung nhận thức giới, bình đẳng giới cũng được đưa vào chương trình đào tạo chính khóa tại Trường Sĩ quan Chính trị của Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao năng lực bình đẳng giới cho đội ngũ sĩ quan quân đội.

Trong năm 2017, có gần 1.600 lượt cán bộ được tập huấn nội dung bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới, trong đó có gần 1.000 lượt cán bộ nữ, chiếm khoảng 70%(1). Ngoài ra, nhiều cơ quan, đơn vị đã lồng ghép tập huấn trong các hoạt động đoàn thể của cơ quan, đơn vị cho hàng nghìn lượt cán bộ…

Các chỉ tiêu của mục tiêu này về cơ bản đã được thực hiện và đánh giá từ đầu nhiệm kỳ và kết quả bầu cử tại Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020: – Đảng bộ, chi bộ cơ sở: tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 19,69% (tăng 1,59% so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ nữ bí thư là 8,0% (tăng 1,8% so với nhiệm kỳ trước); – Đảng bộ cấp huyện và tương đương: tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 14,3% (tăng 0,3% so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ nữ bí thư là 7,4% (tăng 2,6% so với nhiệm kỳ trước); – Đảng bộ trực thuộc Trung ương: tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 13,3% (tăng 1,9% so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ nữ bí thư là 6,3% (tăng 3,1% so với nhiệm kỳ trước).

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đạt được như sau: – Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%, tăng 2,62% so với nhiệm kỳ trước. – Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 cấp tỉnh đạt 26,54% (tăng 1,37%); cấp huyện đạt 27,85% (tăng 3,23%); cấp xã đạt 26,59% (tăng 4,88%). Năm 2017, có thêm 02 nữ lãnh đạo chủ chốt được bổ nhiệm tại Thông tấn xã Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nâng tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo nữ lên 40% (12/30).

Về tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt của Ủy ban nhân dân các cấp: cấp tỉnh là 17/289 người, chiếm tỷ lệ 6%; cấp huyện là 230/2.377 người, chiếm tỷ lệ 10%; cấp xã là 2.834/26.044 người, chiếm tỷ lệ 11%(2).

Về tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội đạt tỷ lệ 30% trở lên thống kê tại khối cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương). Tại cấp trung ương, trong số 1.200 cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành có khoảng 30% nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong đó có 640 cơ quan có lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm tỷ lệ 53%); cấp tỉnh là 375/989 cơ quan, đơn vị (tương đương 38%); cấp huyện là 1.571/2.606 cơ quan, đơn vị (tương đương 60%); cấp xã là 1.600/3.375 cơ quan, đơn vị, tương đương 48%(3). Mặc dù các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo chưa đáp ứng yêu cầu của Chiến lược đề ra, song tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt 26,8% cao hơn mức 19% của Châu Á và 21% trung bình toàn cầu(4). Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2017 Việt Nam đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia chính trị.

– Tuy nhiên, việc triển khai công tác bình đẳng giới tại một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm lồng ghép vào trong các hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế – xã hội tại các bộ, ngành, địa phương còn ở mức độ hạn chế, thực hiện còn mang tính thủ tục và chưa đi vào thực chất.

Công tác phát triển, tạo nguồn cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức. Các bộ, ngành và địa phương hầu như chưa có chính sách riêng đủ mạnh để hỗ trợ, khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Việc phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ nữ chưa được triển khai hiệu quả và mang tính chiến lược. Một số vấn đề nảy sinh có tác động, ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong đời sống, việc làm, an sinh xã hội, nhất là tình trạng bạo lực, xâm hại tình dục. Tình trạng vi phạm quy định đối với lao động nữ tại các khu công nghiệp, lao động nữ làm việc tại khu vực phi chính thức chưa được xử lý kịp thời còn gây bức xúc trong xã hội.

– Có thể nêu một số nguyên nhân của những hạn chế nêu trên như sau: + Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vấn đề bình đẳng giới của một bộ phận tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Tư tưởng xem nhẹ nữ giới vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo đã tạo ra những rào cản hạn chế phụ nữ khẳng định bản thân trong công việc và cuộc sống. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, bộ, ngành (nhất là người đứng đầu) còn chưa thật sự sát sao, chưa thực chất nên chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Chưa có chế tài xử lý việc không hoàn thành các chỉ tiêu của Chiến lược đối với các địa phương hoặc các bộ, ngành phụ trách thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. + Nguyên nhân khách quan: Liên hợp quốc ban hành các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 đặt ra yêu cầu cao cho mỗi quốc gia trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về bình đẳng giới; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những yêu cầu cấp bách trong việc hỗ trợ lao động nữ đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và lao động nữ làm việc trong khu vực phi chính thức. Chưa có đủ nguồn lực và kỹ thuật thực hiện điều tra quốc gia về bình đẳng giới để đánh giá, xác định những tồn tại và thách thức đối với công tác bình đẳng giới nói chung và đối với các nhóm phụ nữ yếu thế nói riêng như lao động nữ ở khu vực phi chính thức, nữ dân tộc thiểu số, bạo lực trên cơ sở giới…

Ban hành hướng dẫn thực hiện quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối với các trường hợp lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 thông qua các chương trình, đề án. Nghiên cứu, ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Từng bước thu hẹp dần khoảng cách giới trong quy định về tuổi nghỉ hưu tại Bộ luật Lao động hiện hành nhằm tạo điều kiện và cơ hội tham gia cho lao động nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống, chính trị, văn hóa, xã hội. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, mô hình cho lãnh đạo nữ trẻ, phát triển kết nối mạng lưới cán bộ nữ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn giữa cán bộ nữ có kinh nghiệm và cán bộ nữ trẻ.

Bốn là, bố trí nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ. Cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt của các bộ, ngành, địa phương. Củng cố tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ tham mưu về công tác bình đẳng giới, đặc biệt đối với nữ lãnh đạo trẻ, nữ cán bộ dân tộc thiểu số.

Năm là, đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho công tác bình đẳng giới; trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện pháp luật về bình đẳng giới./.

Ghi chú: (1),(2),(3),(4),(5) Báo cáo số 377/BC-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về việc thực hiện Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017.

tcnn.vn

Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình

Bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện như thế nào? Trên thực tế vấn đề này được đảm bảo thực hiện ra sao?

Dưới góc độ khoa học pháp lý, bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhautrong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.

Vai trò, ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình

Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc. Vai trò của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và truyền thống văn hoá của dân tộc. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững. Không phải ngẫu nhiên mà phương Đông ta đề cao Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nguyễn Du có câu “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Trong dân gian truyền tụng câu “Làm mẹ phải biết để đức cho con”, đức thuộc phạm trù văn hoá.

Người mẹ ViệtNam thời đại hôm nay đứng trước sứ mệnh sàng lọc và truyền nối để bảo vệ nền văn hoá dân tộc, trước tiên gia đình mình phải là người có đức, có trí, có lực. Họ phải được bình đẳng thì mới đạt được những chuẩn mực mang nội dung thời đại để từ đó xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng con cái trở thành con người mới, công dân mới xã hội chủ nghĩa. Trong gia đình, vợ chồng thương yêu, tôn trọng lẫn nhau thì con cái mới được chăm sóc đầy đủ và cảm nhận được sự ấm êm, hạnh phúc, luôn luôn là điển tựa cho con người vượt qua mọi thử thách.

– Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới

– Pháp luật quy định thế nào là bình đẳng giới?

– Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Bạn đang xem bài viết Thực Hiện Bình Đẳng Giới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!