Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những năm qua, để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thành phố (TP) Sầm Sơn đã tập trung chỉ đạo tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp GD&ĐT; chỉ đạo các nhà trường thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh (HS); đổi mới hoạt động chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy…
Do vậy, chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì. Kết thúc năm học 2018-2019, TP Sầm Sơn xếp thứ 13 toàn tỉnh về thi HS giỏi các môn văn hóa lớp 9, với tổng số 38 giải; tỷ lệ HS thi đỗ vào lớp 10 THPT đạt 84,4%, trong đó có hàng chục em thi đỗ vào lớp 10 một số trường chuyên. Tiêu biểu như Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ có 22 em thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn.
Để đạt được những kết quả trên, một trong những giải pháp được TP tập trung chỉ đạo thực hiện đó là cùng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, TP đã huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đạt chuẩn cho các nhà trường, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của HS. Đặc biệt, HĐND TP đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2020. Với việc thực hiện chính sách này, đến nay ngân sách TP đã đầu tư trên 14,3 tỷ đồng xây dựng được một số trường học, nhà hiệu bộ, phòng giáo dục thể chất, tiêu biểu như: Trường Mầm non Quảng Châu, Trường Tiểu học Quảng Cư, đặc biệt là Trường Tiểu học Bắc Sơn và THCS Bắc Sơn xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn với tổng nguồn vốn gần 2 tỷ đồng (mỗi trường gần 1 tỷ đồng)… Ngoài ra, để tăng cường nguồn lực cho sự nghiệp GD&ĐT, TP đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Trên cơ sở thực tế của địa phương, các nhà trường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động sự tham gia của xã hội đối với sự nghiệp GD&ĐT và đã cải tạo, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị dạy học, xây mới được một số trường học, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 26/42 trường, đạt tỷ lệ 65%.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, để nâng cao toàn diện chất lượng GD&ĐT, TP chỉ đạo phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên 88% giáo viên mầm non đạt trên chuẩn; gần 93% giáo viên tiểu học đạt trên chuẩn; gần 85% giáo viên THCS đạt trên chuẩn và 24,3% giáo viên THPT đạt trên chuẩn. Cùng với đó, các nhà trường còn tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ quản lý trong từng năm gắn với chất lượng giáo dục của từng nhà trường và việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kỷ cương, nền nếp; tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy; không ngừng đổi mới sinh hoạt tổ, khối chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả; thường xuyên tổ chức hội thảo, hội thi, giao lưu đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục; duy trì việc phụ đạo cho HS có học lực yếu, kém… Đặc biệt, thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”, các nhà trường đã tăng cường bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Đến nay, bậc tiểu học đã có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; 86,5% giáo viên bậc THCS đạt trình độ B2.
Nhìn chung, với việc triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng dạy và học tại các nhà trường không ngừng được nâng lên. Theo cô giáo Lê Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thọ, để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường thường xuyên phát động cán bộ, giáo viên hăng hái đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua, tích cực nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình giảng dạy; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh… Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, chất lượng dạy và học liên tục có bứt phá, nhà trường luôn nằm trong top đầu của TP. Kết thúc năm học 2018-2019, trên 9,1% HS xếp loại học lực giỏi, gần 43% HS xếp loại học lực khá. Cũng trong năm học này nhà trường đạt 47 giải các môn văn hóa cấp TP; 3 giải các môn văn hóa cấp tỉnh; 95% thi đỗ vào các trường THPT công lập. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm nhà trường có từ 1 – 2 em thi đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lam Sơn (chỉ đứng sau Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ).
Để không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT, thời gian tới UBND TP Sầm Sơn tiếp tục chỉ đạo ngành GD&ĐT tập trung rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp phù hợp với yêu cầu thực tế; sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là về phương pháp giảng dạy, cách thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và công tác đánh giá, xếp loại HS; chú trọng chất lượng dạy và học ngoại ngữ; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tiến độ xây dựng các trường chuẩn quốc gia.
Bài và ảnh: Duy Sơn
Thực Hiện Đồng Bộ Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Bậc Trung Học
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học
Toàn tỉnh hiện có 159.774 học sinh đang học ở 230 trường THCS và 57 trường THPT. Trong những năm học vừa qua, chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng thi học sinh giỏi quốc gia, tốt nghiệp và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng của tỉnh luôn đứng trong tốp dẫn đầu toàn quốc. Đó là kết quả của quá trình kiên trì đổi mới, sáng tạo, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học.
Thầy và trò Trường THPT Tống Văn Trân (Ý Yên) trong một giờ học.
Cùng với công tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới được quan tâm. Sở GD và ĐT đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường THCS, THPT. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng được toàn ngành GD và ĐT tích cực quan tâm nhằm phục vụ công tác dạy và học của các nhà trường. Đến nay, số trường THCS đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh là 215/230 trường (đạt 93,47%); số trường THPT đạt chuẩn là 39/57 trường (68,4%).
Với việc tích cực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bậc trung học của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được duy trì ổn định và có những chuyển biến tích cực, đặc biệt kết quả thi THPT quốc gia, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế nhiều năm đã khẳng định được vị thế, tính bền vững của giáo dục Nam Định. Năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt đều đạt trên 85% ở cả 2 cấp học. Ở khối THCS, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi là 26%, khá 44%; khối THPT tỷ lệ học sinh học lực giỏi là 27%, khá 57%. Thi vào lớp 10 THPT, toàn tỉnh có 93,3% thí sinh dự thi đạt từ điểm sàn 14,00 điểm trở lên, trong đó huyện Trực Ninh có tỷ lệ học sinh đạt điểm sàn cao nhất; thành phố Nam Định có tỷ lệ học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cao nhất. Thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta dẫn đầu toàn quốc về điểm trung bình; tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất toàn quốc với tỷ lệ 99,53%. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2019, có 88 học sinh tham dự ở 11 môn, giành 75 giải; trong đó: 1 giải Nhất, 26 giải Nhì, 26 giải Ba, 22 giải Khuyến khích; 8 học sinh được chọn tham dự thi vòng 2 chọn đội tuyển quốc gia thi quốc tế, trong đó học sinh Đặng Nhật Minh tham dự thi Olympic Vật lý châu Âu; học sinh Trần Quốc Việt giành Huy chương Bạc Olympic Tin học châu Á Thái Bình Dương (APIO 2019); đặc biệt học sinh Phạm Thanh Lâm giành Huy chương Bạc Olympic Hóa học Quốc tế tại Pa-ri. Năm học 2019-2020, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh ta có 78/93 học sinh dự thi đoạt giải; trong đó có 4 giải Nhất ở các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ Văn, 22 giải Nhì, 27 giải Ba, 25 giải Khuyến khích; em Đàm Thị Minh Trang lớp 12 chuyên Hóa 2 năm liền đoạt giải Nhất môn Hóa học. Có 12 học sinh (môn Toán, Hóa học, Vật lý và Tin học) được tham dự chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế./.
Bài và ảnh: Minh Thuận
Lâm Bình Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức các lớp dạy nghề thủ công truyền thống cho hội viên phụ nữ
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là giải pháp hàng đầu được huyện quan tâm thực hiện. Đến nay, các trường học theo hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến cơ sở dạy nghề trên địa bàn đều đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người dân. Năng lực quản lý, sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao. Mạng lưới trường, lớp từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông được hoàn thiện, ngay sau khi huyện Lâm Bình được thành lập, huyện đã nhanh chóng thành lập mới Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS Lâm Bình và trường Trung học phổ thông Lâm Bình; cơ sở vật chất được đầu đầu tư mở rộng, nâng cấp theo hướng đạt chuẩn; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao; đến hết năm 2020 có 26/26 trường được kiên cố hóa; 11/26 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trước hai năm so với yêu cầu của Trung ương; duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo hằng năm đạt 100%, tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt trên 35%; học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở đủ điều kiện chuyển lớp, chuyển cấp hằng năm đạt trên 98%, đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 95%; số học sinh đủ điều kiện vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Từ 2011 – 2020, huyện đã đầu tư xây mới 03 trường mầm non, 57 phòng học, 06 nhà hiệu bộ của bậc Tiểu học và THCS; trang cấp thiết bị dạy học với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng.
Trường PTDT Nội trú THCS huyện Lâm Bình
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được Lâm Bình xác định thực hiện từ hai nhiệm vụ chính là: Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp bố trí cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp có phẩm chất, năng lực, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, hình thành được lực lượng lao động nông thôn có trình độ tay nghề cao.Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức (CCVC) được huyện quan tâm chú trọng và thực hiện đa dạng hóa với nhiều loại hình đào tạo. Khuyến khích cán bộ, CCVC tự học nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng được vị trí việc làm. Bên cạnh đó, hằng năm huyện thường xuyên phối hợp mở các lớp bồi dưỡng trình độ lý luận, trang bị kiến thức về công tác đảng, chính quyền, đoàn thể, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, CCVC. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 đã có 162 cán bộ được cử đi đào tạo, nâng cao trình độ, 766 cán bộ đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Huyện ủy Lâm Bình thường xuyên phối hớp bồi dưỡng lý luận nhằm trang bị trang bị kiến thức về công tác đảng, chính quyền, đoàn thể, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Với mục tiêu phát triển nhân lực toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, vừa chú trọng phát triển nhân tài và đội ngũ cán bộ, CCVC, vừa bảo đảm hài hòa về cơ cấu, cân đối nhân lực theo trình độ đào tạo, ngành, lĩnh vực, vùng miền theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội. Huyện đã chỉ đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của địa phương tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, xác định các nghề đào tạo, thực hiện tư vấn học nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 24,1% năm 2011 lên 41% năm 2020 trong đó đào tạo nghề trên 25%. Từ 2011 – 2020 đã giải quyết việc làm cho 11.674 lao động, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho Nhân dân.
Thời gian tới, huyện Lâm Bính sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng chiến lược, tầm nhìn dài hạn về công tác tạo nguồn nhân lực, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chú trọng phát triển nhân lực qua việc đào tạo gắn liền với sử dụng và trọng dụng nhân tài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quê hương Lâm Bình ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh./.
Nhiều Giải Pháp Cấp Bách Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục
GIÁO DỤC.- Điều làm xã hội lo lắng là chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, rất kém tính sáng tạo và năng lực thực hành…
Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI tháng 10 vừa qua một lần nữa, đã gióng lên hồi chuông báo động chất lượng giáo dục. Đề tài tranh luận mang tính thời sự này cũng chính là cơ sở để báo Nhân Dân phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo” ngày 23-12-2003 tại Hà Nội.
Chưa có chiến lược giáo dục
Cần thoát khỏi nền “giáo dục ứng thí”
Theo GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Lương Thế Vinh, nền giáo dục hiện nay hiện chưa thoát khỏi mô hình truyền thống của một nền giáo dục ứng thí, trong đó mục tiêu của người học là đi thi. Điều này dẫn đến việc càng lên lớp cao, việc học càng trở nên căng thẳng. GS Cương cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ấy là tỉ lệ học sinh phổ thông vào ĐH, CĐ của chúng ta rất thấp, cầnphải đột phá mở rộng hệ thống các trường ĐH, CĐ để xoay chuyển tình hình, trong đó cần phải có một kế hoạch khả thi để trong vòng 5 năm tới có thể mở thêm nhiều trường ĐH (công lập cũng như dân lập) với nhiều mô hình đào tạo khác nhau cho các vùng kinh tế khác nhau… Còn GS Hồ Ngọc Đại thì khẳng định: Phải thay cách làm giáo dục, kiểu như thay công nghệ sản xuất trong các nhà máy. Trong khi đó, GS Trần Thanh Đạm đưa ra giải pháp, để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, hãy tinh giản nội dung để năng động phương pháp, dành nhiều thời gian hơn nữa không gian và thời gian suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho thầy giáo và học sinh.
Thái An – Ngọc Dung
Bạn đang xem bài viết Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!