Xem Nhiều 3/2023 #️ Thực Hiện Tiêu Chí Số 19 Về An Ninh Trật Tự: Tiềm Ẩn Những Thách Thức # Top 5 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thực Hiện Tiêu Chí Số 19 Về An Ninh Trật Tự: Tiềm Ẩn Những Thách Thức # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Hiện Tiêu Chí Số 19 Về An Ninh Trật Tự: Tiềm Ẩn Những Thách Thức mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PHÁP LUẬT

Thực hiện tiêu chí số 19 về an ninh trật tự: Tiềm ẩn những thách thức

Ban Công an xã Sào Báy (Kim Bôi) trao đổi nắm bắt tình hình ANTT trên địa bàn.

(HBĐT) – Chương trình xây dựng NTM được các cấp uỷ, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân chung tay góp sức thực hiện, đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng tạo chuyển biến trong phát triển KT -XH, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên, hệ thống an ninh chính trị được giữ vững. Trong 19 tiêu chí NTM, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng cần số vốn lớn hoặc một số tiêu chí khác sau khi hoàn thành là có thể yên tâm thì tiêu chí số 19 về ANTT mặc dù không đòi hỏi phải đầu tư vốn nhưng luôn tiềm ẩn những thách thức, cần sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân địa phương trên hành trình xây dựng NTM.

Theo báo cáo của BCĐ 800 tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 167/191 xã đạt tiêu chí số 19. Yêu cầu của tiêu chí số 19 về ANTT được giữ vững gồm 4 nội dung: không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các TNXH trên địa bàn; có trên 70% thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an ninh về ANTT và hàng năm Công an xã đạt đơn vị tiên tiến trở lên.

Qua tìm hiểu thực tế được biết, những diễn biến phức tạp của tình hình ANTT trên địa bàn nông thôn chủ yếu là trộm cắp tài sản, gây gổ đánh nhau…. Qua đó cũng thấy rõ những khó khăn, thách thức trong  duy trì và gìn giữ ANTT nói chung, tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM nói riêng. Do đó, đối với 167 xã mặc dù đã hoàn thành tiêu chí 19 nhưng vẫn còn đó những nỗi lo.

Đồng chí Bùi Văn Dình, Trưởng ban Công an xã Sào Báy (Kim Bôi) cho biết: Xã đã và đang thực hiện tốt tiêu chí số 19 trong xây dựng NTM. Đảng uỷ, UBND xã xác định muốn phát triển KT -XH, an ninh phải được giữ vững. Vì thế phong trào “Toàn dân BVANTQ gắn với phong trào xây dựng NTM” được đẩy mạnh. Các hộ chấp hành nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình văn hoá, phát triển kinh tế. Hàng năm, Công an xã tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã ban hành nghị quyết chuyên đề và xây dựng kế hoạch về bảo vệ ANTT trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị giáp ranh để bảo vệ ANTT. Các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân BVANTQ”, xây dựng mô hình tổ liên gia tự quản ở xóm Báy và các CLB khác, từ đó an ninh nông thôn được đảm bảo, hạn chế vụ việc khiếu kiện đông người; công tác dân tộc, tôn giáo, văn hoá, tư tưởng được duy trì ổn định. 8/9 thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn về ANTT. Hàng năm, công an xã đạt đơn vị tiên tiến trở lên. Mức độ đạt tiêu chí 19 trên 90%, xã tiếp tục hoàn thiện các nội dung còn lại.

Theo lãnh đạo Công an tỉnh, xác định giữ vững tiêu chí ANTT là vô cùng quan trọng nên trong quá trình hoạt động, các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền. Để giữ vững tiêu chí, với phương châm phòng ngừa hiệu quả, các tổ chức, đoàn thể đã tăng cường nắm bắt tình hình, phòng ngừa, xử lý triệt để ngay khi còn là nguy cơ. Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị được phân công trách nhiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, TNXH, đảm bảo ANTT, củng cố, xây dựng và phát huy hiệu quả mô hình tự quản về ANTT ở thôn, xóm, phấn đấu năm 2015 có trên 88% xã đạt tiêu chí số 19.

                                                                                  

Đinh Thắng

Phú Thuận Chủ Động Thực Hiện Tiêu Chí Số 19

Quyết tâm làm thay đổi tình hình địa bàn từng được xem là “trọng điểm” về an ninh trật tự (ANTT), thời gian qua, xã Phú Thuận (huyện Phú Tân) luôn chủ động phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vụ việc gây rối trật tự công cộng, trộm cắp, cướp giật, cờ bạc, đá gà… Từ đó, tình hình ANTT trên địa bàn xã từng bước ổn định và được giữ vững.

Đời sống người dân tuyến Trâm Bầu có phần khởi sắc, người dân ngày càng yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

Phú Thuận được chia tách từ xã Phú Mỹ. Trước chia tách, xã có diện tích rộng với 12 ấp, địa hình phức tạp, sông ngòi chằng chịt, giáp ranh với 7 xã trong và ngoài huyện, là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về ANTT, các loại tội phạm có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội. Bí thư Đảng ủy xã, ông Lâm Chí Thảo: “Thời đó, tình hình tội phạm trên địa bàn phức tạp, chúng hoạt động theo từng nhóm. Trời chưa tối nhưng người dân đã sợ không dám ra đường, vì chúng manh động, chặn đường cướp giật, hoạt động cả đường thủy lẫn đường bộ”.

Lồng ghép với công tác tiếp dân đến liên hệ làm việc, lực lượng công an tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Năm 2004, sau chia tách, Phú Thuận còn 6 ấp nên công tác trấn áp tội phạm của xã được triển khai quyết liệt. Tình hình tội phạm được kiềm chế, ANTT cơ bản được giữ vững. Thiếu tá Đỗ Trường Khánh, Trưởng Công an xã: “Trên địa bàn vẫn còn xuất hiện nhiều đối tượng lạ mặt từ các xã lân cận sang tổ chức uống rượu, tụ tập đá gà, gây mất trật tự; các tệ nạn cờ bạc, đột nhập vào nhà dân trộm cắp vẫn còn diễn biến phức tạp và hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi”. Bên cạnh đó, hiện Công an xã chỉ có 12 thành viên, nhưng địa bàn tương đối rộng nên công tác đảm bảo ANTT có lúc gặp không ít khó khăn.

Các mô hình giữ vững an ninh trật tự được nhân rộng, góp phần trấn áp tội phạm.

Trước thực trạng trên, nhằm đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn, lực lượng Công an xã phải tăng cường làm thêm giờ, thay phiên nhau trực vào ngày nghỉ, tăng cường tổ chức tuần tra vào ban đêm nhằm nhắc nhở nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, chủ động trong bảo vệ tài sản. Phân công ban bảo vệ xóm, ấp nắm chắc tình hình hoạt động của các loại tội phạm, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc. Song song đó, trong năm 2018, Công an xã còn phối hợp với nhân dân trên địa bàn xây dựng thành công 2 mô hình “Đường dây nóng” và “Camera an ninh”. Ngoài ra, Công an huyện đã triển khai thực hiện mô hình “Toàn dân tham gia tố giác tội phạm” và mô hình “Một giảm, hai không”, được nhân dân trên địa bàn xã nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ vậy, ý thức của quần chúng trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm được nâng lên.

Tuyến kênh Trâm Bầu trước đây từng là tuyến có tình hình ANTT phức tạp nhất của xã, giờ trở lại nơi này, không còn cảnh cây lá rậm rạp, mà thay vào đó là đường làng thông thoáng, nhà cửa khang trang, người dân hai bên tuyến sông an tâm sản xuất. Anh Nguyễn Vĩnh Phúc (ấp Rạch Láng) vui mừng: “Nhờ có công an xã liên tục tuần tra, nhà nào không cẩn thận, sơ hở trong bảo quản tài sản là được các anh nhắc nhở ngay nên riết cũng thành thói quen, bọn trộm cắp không còn cơ hội ra tay nữa, bà con yên tâm tăng gia sản xuất”.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì Phú Thuận vẫn còn gặp khó khăn trong giữ vững tiêu chí về ANTT trong xây dựng nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND xã, ông Hồ Hởi cho biết: “Tiêu chí ANTT dù không cần nhiều vốn đầu tư, nhưng khó đạt và cũng rất khó giữ vững. Năm 2016, xã đạt được tiêu chí ANTT nhưng sang năm 2017 xảy ra vụ trọng án nên tiêu chí này rớt chuẩn”. Thiếu tá Đỗ Trường Khánh thông tin: “Hiện trên địa bàn xã còn 2 “điểm đen” về trật tự xã hội, Công an xã đã chỉ đạo cho công an viên theo sát và nắm chắc tình hình để tiếp tục đấu tranh, bằng mọi cách phải triệt xóa cho bằng được”.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 19 – an ninh trật tự, góp phần cùng với địa phương xây dựng xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay, thời gian tới, Công an xã Phú Thuận tiếp tục phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh các mô hình Tổ nhân dân tự quản về an toàn giao thông ở từng ấp, nâng cao ý thức của người dân về tinh thần trách nhiệm phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội; đồng thời tăng cường công tác tuần tra các tuyến trọng yếu, nhằm răn đe, cảnh cáo tội phạm, không cho chúng có điều kiện hoạt động.

Mỹ Latinh, Tiềm Năng Và Thách Thức

Khu vực Mỹ La tinh, đặc biệt các nước Bra-xin, Chile, Mê-hi-cô và Ac-hen-ti-na có thế mạnh trên hầu khắp các lĩnh vực kinh tế như lĩnh vực hàng không vũ trụ, thiết bị công nghiệp nặng, ô tô, linh kiện điện tử, xây dựng, khai khoáng, lọc hóa dầu, công nghệ sinh học, may mặc, nông lâm ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, năng lượng, truyền thông, du lịch và dịch vụ … Bước vào thế kỷ 21, nhìn chung các nền kinh tế trong khu vực đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, trì trệ để phát triển tương đối nhanh và ổn định với mức tăng tưởng bình quân hàng năm gần 4%, đưa mức thu nhập bình quân đầu người trong khu vực đạt gần 9.000 USD. Trong đó, các nước Chile, Ac-hen-ti-na, Uruguay, Panama và Mê-hi-cô đã vươn lên nhóm các nước có thu nhập cao và Bra-xin trở thành hội viên của nhóm các nước BRICS, 5 nước có tiềm năng trở thành đầu tàu kinh tế thế giới trong tương lai không xa. Hơn nữa, ngoài các đối tác hợp tác truyền thống Âu, Mỹ các nước đã và đang tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là khu vực phía Đông, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam – Mỹ Latinh, tiềm năng chưa được đánh thức

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh đã có những bước phát triển tương đối nhanh và ngày càng mở rộng. Mặc dù cách xa nhau về khoảng cách địa lý nhưng Việt Nam và Mỹ Latinh có nhiều điểm tương đồng, cơ cấu ngành nghề có thể bổ trợ tốt cho nhau để Mỹ Latinh trở thành một trục đối tác quan trọng trong quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Đến nay, Việt Nam đã ký 5 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước Venezuela, Ac-hen-tina, Chile, Cuba và Uruguay cũng như 2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Cuba và Venezuela. Thương mại song phương trong khoảng 10 năm trở lại đây tăng khoảng 30% năm đạt 4,9 tỷ USD, quan hệ hợp tác đầu tư giữa các nước Mỹ Latinh vào Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tính đến giữa quý 3 năm 2012, mới chỉ có 12/33 nước trong khu vực đầu tư vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng với 29 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 213 triệu USD tương đương với 1/1000 quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, các đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều là các quốc gia nhỏ về quy mô nền kinh tế như Belize, Barbados, Panama, Costa Rica, Saint Vicent, Dominica chiếm 84% số dự án và 94% tổng vốn đăng ký đầu tư trong khi Bra-xin, Mê-hi-cô, Ac-hen-ti-na … những nước có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nông lâm ngư nghiệp chỉ có 3 dự án với số vốn đầu tư đăng ký rất khiêm tốn chưa đến 3 triệu USD.

Tương tự như trên, Việt Nam chỉ có 8 dự án đầu tư sang 4 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam gần 2,4 tỷ USD chiếm 1,2% số dự án và 21,6% số vốn đầu tư ra nước ngoài lũy kế. Trong đó riêng dự án liên doanh khai thác dầu khí tại Venezuela đã chiếm 76% số vốn đăng ký. Có thể nhận thấy đầu tư của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh tập trung vào lĩnh vực khai thác dầu khí, chưa đa dạng và không mang tính gắn kết bổ trợ cho thương mại, tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm quản lý, sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Mỹ Latinh là khu vực rất đa dạng về phân khúc thị trường, nguồn nhân lực và các yếu tố đầu vào trong lĩnh vực công nghiệp phù hợp với trình độ của nhiều mặt hàng sản xuất của Việt Nam, hơn nữa với lợi thế về địa lý và các hiệp định về thương mại tự do, đầu tư như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)… khu vực này là địa điểm sản xuất tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, tận dụng lợi thế cạnh tranh làm bàn đạp thâm nhập sâu hơn vào thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới tại khu vực Bắc Mỹ trong tương lai.

Các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến và đầu tư chủ yếu dựa vào sự vận động, cố gắng đơn lẻ của các tổ chức, công ty trong khi thiếu những chiến lược, chính sách và tác động ở tầm khu vực, quốc gia đem lại lợi ích mang tính lan tỏa cho 2 phía. Xu thế hướng Đông trong định vị chính sách của các nước Mỹ Latinh cũng như những mục tiêu cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án phát triển quan hệ Việt Nam – Mỹ Latinh giai đoạn 2009 – 2015 (trong đó, cụ thể là việc tổ chức ” Diễn đàn cấp Bộ trưởng Việt Nam – Mỹ Latinh về Thương mại và Đầu tư ” với sự tham dự của Đại diện cấp Chính phủ của các quốc gia quan trọng trong khu vực này vào tháng 7/2012 tại Hà Nội) đã tạo cơ hội để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin kinh tế, tiềm năng của mỗi bên, từ đó đưa ra những chiến lược hợp tác nhằm khai thác thế mạnh tiềm năng của mình. Qua đó, chuyển hóa thành những dự án kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư và thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp 2 bên trong thời gian tới.

Phòng An Ninh Trật Tự

QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ của Phòng An ninh trật tự trực thuộc

Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

(Ban hành kèm theo Quyết định số 59 /QĐ-PTĐHQGHN ngày 26/3/2018 của

Giám đốc Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi và địa điểm làm việc

1. Tên tiếng Việt: Phòng An ninh trật tự;

2. Địa điểm làm việc: Khu dự án Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;

3. Điện thoại/Fax: 024 33 686 313.

Điều 2. Vị trí pháp lý

2. Phòng An ninh trật tự chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của Giám đốc Trung tâm; có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật, của ĐHQGHN và của Trung tâm.

Chương II

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Điều 3. Chức năng

Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác an ninh trật tự trong khu Dự án Hòa Lạc; tổ chức bảo vệ an toàn mốc giới, đất đai, tài sản, cảnh quan và đảm bảo an ninh trật tự, àn toàn xã hội, vệ sinh môi trường của khu Dự án Hòa Lạc

Điều 4. Nhiệm vụ

2. Bảo vệ an toàn mốc giới, đất đai, tài sản, cảnh quan của khu Dự án Hòa Lạc

a) Xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức triển khai bảo vệ an toàn mốc giới, đất đai, tài sản, cảnh quan trong khu Dự án Hòa Lạc;

b) Kiểm tra, báo cáo kịp thời và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về an toàn mốc giới, đất đai, tài sản, cảnh quan trong khu Dự án Hòa Lạc;

2. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường trong khu Dự án Hòa Lạc

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường trong khu Dự án Hòa Lạc, báo cáo cấp trên nếu vượt quá thẩm quyền được giao;

c) Triển khai các giải pháp phòng ngừa mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội trong khu Dự án Hòa Lạc.

3. Tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), phòng chống thiên tai trong khu Dự án Hòa Lạc

a) Xây dựng nội quy, quy định về PCCCR, phòng chống thiên tai tổ chức triển khai phương án PCCCR, phòng chống thiên tai trong khu Dự án Hòa Lạc;

b) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, của ĐHQGHN và Trung tâm về PCCCR, thiên tai;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCCR, phòng chống thiên tai; huấn luyện nghiệp vụ PCCCR, phòng chống thiên tai cho cán bộ Trung tâm;

d) Phối hợp với các chủ rừng trong việc bảo đảm an toàn PCCCR; kiểm tra các chủ rừng về đảm bảo an toàn PCCCR; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCCR và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn PCCCR trong thẩm quyền;

e) Hàng năm, lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCCR theo quy định;

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và sự phân công của Giám đốc Trung tâm.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Điều 5. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Phòng;

2. Các tổ nghiệp vụ

Điều 6. Lãnh đạo Phòng An ninh trật tự

1. Lãnh đạo Phòng An ninh trật tự gồm: Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng;

2. Trưởng Phòng An ninh trật tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về lãnh đạo, quản lý toàn diện hoạt động của Phòng An ninh trật tự;

3. Phó Trưởng Phòng An ninh trật tự giúp việc cho Trưởng phòng, thay mặt Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi được phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Giám đốc Trung tâm về các lĩnh vực công tác đó;

4. Lãnh đạo Phòng An ninh trật tự có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác An ninh trật tự; là đầu mối phối hợp giữa các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Trung tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tinh thần hỗ trợ và hợp tác;

5. Lãnh đạo Phòng An ninh trật tự do Giám đốc Trung tâm quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật, của ĐHQGHN và của Trung tâm.

Điều 7. Các tổ nghiệp vụ

1. Các tổ nghiệp vụ trực thuộc Phòng An ninh trật tự do Giám đốc Trung tâm thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể theo đề nghị của Trưởng Phòng An ninh trật tự, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Trưởng Phòng An ninh trật tự tổ chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ được Giám đốc Trung tâm giao tại Quy định này;

2. Trưởng Phòng An ninh trật tự có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ trưởng tổ nghiệp vụ trực thuộc Phòng An ninh trật tự;

3. Tổ trưởng, tổ phó các tổ nghiệp vụ trực thuộc Phòng An ninh trật tự do Giám đốc Trung tâm quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng An ninh trật tự.

Điều 8. Nhân sự Phòng An ninh trật tự

1. Nhân sự của Phòng An ninh trật tự bao gồm viên chức và lao động hợp đồng (người lao động) theo chỉ tiêu nhân lực được Giám đốc Trung tâm phê duyệt;

2. Việc quản lý và sử dụng người lao động của Phòng An ninh trật tự được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, của ĐHQGHN và Trung tâm.

Chương IV

TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Điều 9. Chế độ quản lý và sử dụng tài chính

1. Phòng An ninh trật tự là phòng nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm, được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên;

2. Hàng năm, Phòng An ninh trật tự lập dự toán thu, chi báo cáo Giám đốc Trung tâm xem xét phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Điều 10. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, tài sản

1. Phòng An ninh trật tự được sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị (gọi chung là cơ sở vật chất – CSVC) do Giám đốc Trung tâm giao;

2. Phòng An ninh trật tự có trách nhiệm phân công cán bộ đầu mối thực hiện việc tiếp nhận, phân bổ CSVC cho các cán bộ trong phòng; tổ chức quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước, của ĐHQGHN và Trung tâm;

3. Hằng năm, Phòng An ninh trật tự phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị CSVC do phòng quản lý; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; chịu sự kiểm tra về việc quản lý và sử dụng CSVC theo quy định của Trung tâm.

Chương V

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 11. Phòng An ninh trật tự có quan hệ chặt chẽ với các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Trung tâm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng. Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Trung tâm có trách nhiệm liên kết, hỗ trợ, hợp tác với Phòng An ninh trật tự để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm, đảm bảo tính liên thông, liên kết trong thực hiện nhiệm vụ chung.

Điều 12. Phòng An ninh trật tự được trực tiếp quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trung tâm để tổ chức hiệu quả hoạt động của phòng theo quy định của pháp luật, của ĐHQGHN và của Trung tâm.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 13. Trách nhiệm

1. Tổ chức thực hiện tốt công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Trung tâm giao;

2. Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho Giám đốc Trung tâm và các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 14. Quyền hạn

1. Chủ động đề xuất với Giám đốc Trung tâm về nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phòng và định hướng phát triển của Trung tâm;

2. Chủ động xây dựng và đề xuất với Giám đốc Trung tâm về chiến lược, kế hoạch hoạt động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của phòng;

3. Chủ động tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

4. Thực hiện quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quy định này gồm 7 Chương 15 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Giám đốc Trung tâm ký Quyết định ban hành và thay thế Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Bảo vệ trực thuộc Trung tâm ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-PTĐHQGHN ngày 30/5/2017 của Giám đốc Trung tâm;

2. Phòng An ninh trật tự có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các quy định mới của pháp luật, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm trước khi áp dụng thực hiện nếu có nội dung khác với Quy định này;

3. Trong quá trình thực hiện, nội dung của Quy định này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung do Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng An ninh trật tự./.

DANH SÁCH VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÒNG:

Nguyễn Văn Quý

Chức vụ: Phụ trách phòng

Điện thoại: (024) 3368 6313

E-mail: nguyenvanquy@vnu.edu.vn

Vũ Đức Phương

Chức vụ: Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: phuongvd@vnu.edu.vn

Khuất Văn Hải

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: Khuatvanhai@vnu.edu.vn

Vũ Tuấn Anh

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: vutuananh@vnu.edu.vn

Nguyễn Văn Bất

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: nguyenvanbat@vnu.edu.vn

Hà Xuân Sao

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

Trình độ học vấn: Trung cấp

E-mail: haxuansao@vnu.edu.vn

Nguyễn Minh Nghĩa

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: nguyenminhnghia@vnu.edu.vn

Nguyễn Văn Nghĩa

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: nguyenvannghia@vnu.edu.vn

Bùi Văn Tưởng

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 1

E-mail: buivantuong@vnu.edu.vn

Phạm Văn Viêng

Chức vụ: Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: phamvanvieng@vnu.edu.vn

Nguyễn Văn Mùi

Chức vụ: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: nguyenvanmui@vnu.edu.vn

Kiều Văn Tiến

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: kieuvantien@vnu.edu.vn

Phùng Văn Ý

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: phungvany@vnu.edu.vn

Nguyễn Huy Kiên

Nhân viên: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: nguyenhuuykien@vnu.edu.vn

Phạm Ngọc Vinh

Nhân viên: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 2

E-mail: phamngocvinh@vnu.edu.vn

Vũ Văn Hà

Chức vụ: Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: vuvanha@vnu.edu.vn

Vũ Văn Hiệp

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: vuvanhiep@vnu.edu.vn

Triệu Minh Dụ

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: trieuminhdu@vnu.edu.vn

Phan Hữu Chính

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: phanhuuchinh@vnu.edu.vn

Hà Tiến Dũng

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: hatiendung@vnu.edu.vn

Đặng Văn Vĩnh

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: dangvanvinh@vnu.edu.vn

Trần Đình Hoan

Chức danh: Tổ viên Tổ nghiệp vụ số 3

E-mail: hoantd@vnu.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Thực Hiện Tiêu Chí Số 19 Về An Ninh Trật Tự: Tiềm Ẩn Những Thách Thức trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!