Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Công Tác Soạn Thảo Và Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QBĐT) – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-4-2005. Sau 9 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong quá trình thực hiện công tác soạn thảo và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn và vướng mắc cần có giải pháp sớm khắc phục để nâng cao chất lượng thực hiện công tác.
Năm 2013, Sở Tư pháp tiếp nhận và hoàn thành việc góp ý, thẩm định 53 văn bản QPPL do 14 sở, ban, ngành gửi đến thì cũng có đến 50 dự thảo văn bản cơ quan soạn thảo gửi thiếu hồ sơ đề nghị thẩm định và chỉ có 3 hồ sơ dự thảo văn bản được cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đầy đủ. Đáng nói là đối với những đơn vị không gửi đủ hồ sơ, Sở Tư pháp chỉ góp ý một số nội dung cơ bản và đề nghị gửi bổ sung hồ sơ để có cơ sở thẩm định. Tuy nhiên, thay vì gửi bổ sung hồ sơ, nhiều cơ quan đã sử dụng công văn góp ý của Sở Tư pháp trong hồ sơ trình UBND tỉnh.
Đặc biệt, gần đến các kỳ họp của HĐND, cùng một lúc nhiều cơ quan gửi dự thảo đến, nhưng lại không bảo đảm thời hạn theo quy định trên nên đã tạo ra một số khó khăn nhất định cho Sở Tư pháp, nhất là khi mà nguồn nhân lực của Sở Tư pháp vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Cũng theo quy định tại Điều 23 và Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thì căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản QPPL, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết, quyết định, chỉ thị và dành ít nhất 7 ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản. Song trên thực tế quy định này chưa được thực hiện nghiêm túc do vướng các vấn đề nêu trên.
Một vấn đề đáng nói đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND đã thi hành 9 năm, nhưng vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận thức chưa đúng về nhiệm vụ của cơ quan tư pháp đối với việc thẩm định văn bản. Điều đó thể hiện qua việc vẫn có không ít ý kiến cho rằng cơ quan tư pháp chỉ thẩm định về mặt thể thức, kỹ thuật trình bày, trong khi đó theo luật thì cơ quan tư pháp phải cho ý kiến về sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Chất lượng của dự thảo văn bản QPPL cũng là một vấn đề đáng bàn khi mà bên cạnh một số dự thảo soạn thảo cơ bản bảo đảm chất lượng, vẫn còn không ít dự thảo chất lượng chưa cao, một số dự thảo còn mang tính sơ thảo, thậm chí có không ít dự thảo sao chép nguyên xi các văn bản QPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
Còn đối với văn bản có chứa quy định về thủ tục hành chính thì bắt buộc phải có 2 lần cơ quan soạn thảo gửi cho Sở Tư pháp đó là 1 lần để lấy ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính và 1 lần để thẩm định. Mặt khác, để lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính cơ quan soạn thảo phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính đó và xây dựng báo cáo đánh giá tác động để gửi Sở Tư pháp lấy ý kiến. Báo cáo đánh giá tác động là cơ sở cần thiết để Sở Tư pháp góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản.
Trước đây, khi việc kiểm soát thủ tục hành chính thuộc nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh thì cơ quan soạn thảo văn bản có chứa thủ tục hành chính sẽ gửi Văn phòng UBND tỉnh 2 lần để lấy ý kiến đối với thủ tục hành chính và thẩm định thủ tục hành chính, sau đó gửi Sở Tư pháp 1 lần để thẩm định.
Hiện nay, do nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính đã chuyển sang cho Sở Tư pháp nên khi gửi Sở Tư pháp để lấy ý kiến mà cơ quan soạn thảo đã đánh giá tác động của thủ tục hành chính thì Sở Tư pháp sẽ góp ý một lần đối với quy định chung và với quy định về thủ tục hành chính, sau đó, cơ quan soạn thảo gửi lại Sở Tư pháp để thẩm định nội dung chung và thẩm định quy định về thủ tục hành chính.
Quy trình quy định là vậy, nhưng hiện nay nhiều cơ quan chưa nắm rõ các quy trình này nên quá trình soạn thảo, gửi lấy ý kiến đối với văn bản có quy định về thủ tục hành chính đã không tiến hành đánh giá tác động. Và khi gửi Sở Tư pháp lấy ý kiến thì Sở Tư pháp chỉ góp ý với quy định chung, còn đối với quy định về thủ tục hành chính thì Sở Tư pháp kiến nghị cơ quan soạn thảo đánh giá tác động và xây dựng báo cáo đánh giá tác động, rồi gửi về Sở Tư pháp để lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính. Sau khi Sở Tư pháp góp ý đối với thủ tục hành chính, cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo văn bản và gửi Sở Tư pháp thẩm định. Như vậy, nếu cơ quan soạn thảo văn bản có chứa thủ tục hành chính không tiến hành đánh giá tác động ngay khi soạn thảo văn bản thì có trường hợp sẽ phải gửi Sở Tư pháp 3 lần. Chính vì vậy, có cơ quan sẽ cho rằng thủ tục lấy ý kiến và thẩm định đối với văn bản có chứa thủ tục hành chính phiền hà, rắc rối mà không hiểu đây là quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Đ.T
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Điều 1 của Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ), quy định: “Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”(1). Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là hoạt động kiểm soát chất lượng văn bản trước khi ban hành nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trở thành một chế định tương đối hoàn chỉnh và được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Hiện nay, các quy định về thẩm định mới dừng lại ở việc nêu yêu cầu, sự cần thiết, nội dung, hồ sơ và quy trình thẩm định, còn việc làm cách nào, sử dụng phương pháp, công cụ, hay kỹ thuật gì để đo lường được những nội dung cần thẩm định thì vẫn chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp và kỹ thuật trong việc thẩm định nhằm nâng cao chất lượng VBQPPL là một nội dung quan trọng.
1. Một số kết quả chủ yếu của công tác thẩm định văn bản
Hiện nay, công tác thẩm định VBQPPL đã dần đi vào nề nếp, có chất lượng va đạt hiệu quả nhất định, góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất của các dự thảo VBQPPL.
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 30/6/2013 Bộ Tư pháp đã thẩm định 1.428 dự thảo VBQPPL, trung bình 317 dự thảo văn bản/năm, gấp 3 lần so với 10 năm trước(2). Chất lượng thẩm định các dự thảo VBQPPL ngày càng được cải thiện. Về cơ bản, các văn bản trước khi ban hành đều được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định, tránh được tình trạng bỏ sót văn bản chưa thẩm định đã ban hành. Thời hạn thẩm định được bảo đảm, nội dung thẩm định được thực hiện đầy đủ, có lập luận vững chắc về từng vấn đề theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Thông qua hoạt động thẩm định đã phát hiện nhiều quy định của dự án, dự thảo văn bản không đúng thẩm quyền, còn mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định pháp luật hiện hành hoặc có phạm vi, đối tượng điều chỉnh trùng nhau, từ đó kiến nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý.
Tại địa phương, công tác thẩm định VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã được các cấp, các ngành chú trọng hơn và từng bước đi vào nề nếp, tạo sự chuyển biến tích cực trong xây dựng pháp luật ở địa phương. Nhìn chung, tỷ lệ dự thảo văn bản được các Sở Tư pháp thẩm định tăng dần theo từng năm. Nội dung thẩm định đã bám sát quy định của pháp luật. Công tác thẩm định bảo đảm tính độc lập, khách quan, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định. Thông qua việc thẩm định dự thảo văn bản, cơ quan tư pháp địa phương đã phát hiện nhiều văn bản có nội dung không hợp hiến, hợp pháp, còn mâu thuẫn, đặc biệt là chưa đúng thẩm quyền ban hành. Nhiều ý kiến thẩm định đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định được trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định(3).
Đối với cấp huyện, hầu hết đã giao Phòng Tư pháp thực hiện thẩm định các dự thảo VBQPPL của Ủy ban nhân dân. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 không giao Phòng Tư pháp nhiệm vụ thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân dân nhưng nhiều địa phương vẫn tin tưởng giao Phòng Tư pháp tham gia đóng góp ý kiến(4).
2. Một số hạn chế trong thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Công tác thẩm định VBQPPL còn mang tính hình thức. Kết quả khảo sát chất lượng thẩm định của Bộ Tư pháp đối với các dự thảo VBQPPL được công bố năm 2014 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp năm 2014), cho thấy:
“62,8% ý kiến được hỏi cho rằng một số trường hợp chưa phát hiện ra những mâu thuẫn trong dự thảo VBQPPL với các quy định pháp luật khác; 56% ý kiến cho rằng một số trường hợp chưa phát hiện ra sự phù hợp với thực tiễn của dự thảo VBQPPL; 39,9% ý kiến được hỏi cho rằng việc thẩm định chưa bảo đảm tính khả thi, đơn giản hóa của các thủ tục hành chính trong dự thảo VBQPPL; 71% ý kiến được hỏi cho rằng thời hạn thẩm định hiện nay không bảo đảm (quá ngắn); 52% ý kiến cho rằng thành phần Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp thành lập chưa đầy đủ, còn khép kín, chưa huy động sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý trên các lĩnh vực, các ngành, trình độ một số thành viên còn hạn chế… Một số ít cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chưa quan tâm mời đơn vị chủ trì thẩm định tham gia ngay từ đầu quá trình soạn thảo VBQPPL. Một số trường hợp lấy ý kiến thẩm định chỉ mang tính hình thức, cơ quan soạn thảo không quan tâm, tiếp thu ý kiến thẩm định. Nội dung thẩm định còn phiến diện, một chiều, chưa đầy đủ, các lập luận chưa có tính thuyết phục cao”(5).
Việc thẩm định và ban hành thông tư còn có tình trạng để sót nội dung bất hợp lý, gây bức xúc trong dư luận. Ví dụ: ngày 04/7/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT bổ sung các đối tượng được cộng 02 điểm ưu tiên nếu dự thi đại học, trong đó có: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945…(6). Quy định này đã vấp phải sự phản đối của dư luận, các ý kiến đều cho rằng quy định này không phù hợp với thực tế. Vì vậy, ngày 16/7/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04/7/2013(7).
Nhìn chung, công tác thẩm định dự thảo VBQPPL còn những hạn chế sau đây:
Một là, mức độ đánh giá, nhận xét nội dung của từng văn bản cần thẩm định chưa đồng đều về mặt quy mô và chất lượng. Phạm vi thẩm định lớn với những yêu cầu về chuyên môn sâu, đôi khi vượt quá năng lực thực tế của đơn vị chủ trì thẩm định, do đó chưa đạt được tính bao quát về mặt phạm vi. Tính phản biện trong văn bản thẩm định còn chưa cao, chưa góp phần tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng VBQPPL. Có trường hợp còn để lọt những quy định thiếu tính hợp lý, khả thi. Nội dung thẩm định trong một số trường hợp chưa đáp ứng tiêu chí về bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn. Việc thẩm định VBQPPL chủ yếu tập trung và mới chỉ dừng lại ở các khía cạnh pháp lý, chưa mang tính tư vấn sâu về nội dung, đặc biệt chưa có sự gắn kết chặt chẽ với yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội. Một số trường hợp thẩm định chưa đảm bảo tiến độ theo quy định, ảnh hưởng đến tiến độ chỉnh lý, hoàn thiện văn bản.
Hai là, việc xuất hiện lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, thậm chí là lợi ích đơn vị, lợi ích ngành trong VBQPPL hiện nay khá phức tạp. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định văn bản chưa kiểm soát được tình trạng “cài cắm” lợi ích vào văn bản. Trong khi đó, nội dung thẩm định của văn bản còn nặng về hình thức, chưa đi sâu vào những vấn đề cơ bản của dự thảo. Các quy định của pháp luật chưa quy định rõ giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định.
Bốn là, nhìn chung công chức trực tiếp làm công tác thẩm định VBQPPL hiện tại còn thiếu so với nhu cầu, khối lượng công việc cần thực hiện. Trình độ của đội ngũ công chức chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác thẩm định VBQPPL với tính chất phức tạp và phạm vi mở rộng, đặc biệt là hạn chế về các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu. Sự hiểu biết và khả năng phân tích chính sách, dự báo tác động của văn bản đối với đời sống kinh tế – xã hội, năng lực tổ chức thực hiện chính sách còn hạn chế.
Năm là, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, các điều kiện hỗ trợ như công báo, tài liệu tham khảo, hệ cơ sở dữ liệu, máy vi tính, mạng internet chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ. Chưa có hệ cơ sở dữ liệu VBQPPL để áp dụng thống nhất. Các trang thiết bị phục vụ trực tiếp việc thẩm định văn bản còn thiếu. Nguyên nhân cơ bản là do kinh phí phục vụ công tác xây dựng pháp luật vẫn được coi là kinh phí hỗ trợ, chưa phải là ngân sách đầu tư cho hoạt động này.
Sáu là, mối quan hệ giữa báo cáo đánh giá tác động và nội dung, phương pháp thẩm định vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các cơ quan thẩm định chưa được giao nhiệm vụ xem xét, kết luận về báo cáo đánh giá tác động, do đó chưa thể thực hiện được vai trò của cơ quan trong việc kiểm soát chất lượng báo cáo đánh giá tác động, chưa hình thành cơ chế kiểm soát độc lập chất lượng báo cáo đánh giá tác động để có thể loại bỏ các dự thảo văn bản pháp luật chưa đủ yếu tố cần thiết để ban hành.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định
Một là, về mặt thể chế, Nhà nước cần có chiến lược hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với công tác thẩm định VBQPPL.
Ba là, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chủ thể ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo, đơn vị thẩm định và các cơ quan, đơn vị khác trong quá trình thẩm định, tiếp thu ý kiến. Hiện nay, cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ thể còn lỏng lẻo, quan điểm của từng nhóm chủ thể đôi khi chưa hài hòa với mục đích chung của văn bản. Do đó, các cơ quan này cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc cung cấp thông tin, đánh giá vấn đề thông qua cơ chế họp và phối hợp liên ngành.
Bốn là, làm rõ mối quan hệ giữa báo cáo đánh giá tác động và báo cáo thẩm định VBQPPL. Hiện nay, nội dung của ba hoạt động: đánh giá tác động của văn bản, thẩm định văn bản và thẩm tra văn bản có nhiều điểm trùng lắp. Có những nội dung giai đoạn trước đã làm xong, giai đoạn sau làm lặp lại gây mất thời gian, tốn kém về chi phí và chồng chéo về mặt thủ tục… nên cần có sự xem xét, phân định vai trò và nội dung của từng hoạt động này.
Năm là, cần tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thẩm định thông qua các loại hình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo hướng hiệu quả và lâu dài. Có chiến lược bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ công chức cả về lý luận và thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên. Khuyến khích việc đưa nội dung và kiến thức cơ bản của phương pháp và kỹ thuật thẩm định vào nội dung của các chương trình đào tạo này.
Sáu là, bên cạnh các giải pháp nêu trên, cần đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động thẩm định về kinh phí, hệ thống thông tin dữ liệu, hoàn thiện nội dung, quy trình, thủ tục, hồ sơ thẩm định; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động thẩm định nói riêng và các hoạt động nghiên cứu khác nói chung.
(2), (3), (4), (5), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 của Bộ Tư pháp năm 2014.
(6) Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 04/07/2013 về việc bổ sung các đối tượng được cộng 02 điểm ưu tiên nếu dự thi đại học.
(7) Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16/07/2013 bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT.
(8) Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 20/07/2012 quy định điều kiện vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm.
(9) Thông tư số 34/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 20/07/2012 quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm.
tcnn.vn
Soạn Thảo Văn Bản Là Gì? Những Điều Cần Chú Ý Khi Soạn Thảo Văn Bản
Soạn thảo văn bản xuất hiện trong đời sống, học tập, công việc. Ý nghĩa của soạn thảo văn bản là gì cũng như những thông tin cần biết về nó sẽ được bật mí trong bài viết này!
Văn bản xuất hiện trong cuộc sống của con người với tần suất rất thường xuyên. Soạn thảo văn bản là công việc mà diễn ra một cách thường xuyên trong cuộc sống làm việc, học tập của rất nhiều người hiện nay. Việc soạn thảo văn bản không chỉ để phục vụ cho công việc mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Thế nào là soạn thảo văn bản?
Nói đến soạn thảo văn bản hầu như chẳng còn xa lạ gì đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, khi sống trong thời đại 4.0 hiện nay việc soạn thảo văn bản còn diễn ra rất thường xuyên. Đa số việc soạn thảo văn bản khi được thực hiện trên máy tính người dùng sẽ sử dụng ứng dụng word.
➤ Tìm kiếm việc làm nhanh chóng, đa ngành nghề tại
Chức năng của hệ soạn thảo văn bản
Việc soạn thảo văn bản có thể được thực hiện trên nhiều hệ điều hành, nhiều ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Ứng dụng này do nhà điều hành sáng lập nên chắc chắn nhiều người vẫn chưa khám phá được tất cả những tính năng của nó.
Chức năng hệ soạn thảoNhững chức năng hệ soạn thảo văn bản hiện nay có gồm:
Chức năng nhập, lưu trữ dữ liệu. Đây là chức năng có bản của hệ soạn thảo văn bản cho phép người dùng nhập và lưu trữ những dữ liệu đó. Khi chưa hoàn thành việc soạn thảo dữ liệu đã nhập sẽ tự động được lưu trữ lại
Sửa đổi văn bản. Cho phép nhập liệu chắc chắn rằng sẽ phải kèm theo chức năng sửa đổi. Có thể sửa đổi các kí tự bằng các công cụ như xóa, chèn thêm hoặc thay thế kí tự
Trình bày văn bản: chức năng này giúp người dùng tạo ra những văn bản đúng quy chuẩn, rõ ràng, đẹp mắt. Trong chức năng này bạn có thể định dạng, thay đổi phông chữ, màu chữ, cỡ chữ, căn chỉnh lề trang
Tự động sửa lỗi sai chính tả
Tự động đánh số trang
Tạo những mẫu chữ nghệ thuật trong văn bản
Tạo hiệu ứng cho văn bản
Những vấn đề dân phòng cần tuyệt đối tránh khi soạn thảo văn bản
Soạn thảo văn bản là công việc dân văn phòng thường xuyên phải làm. Chính vì vậy, việc tránh được những lỗi sai trong quá trình soạn thảo văn bản sẽ giúp công việc hoàn thiện kịp tiến độ, đạt hiệu quả cao hơn.
Vấn đề trong soạn thảoKhông được sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy
Việc thể hiện sự chuyên nghiệp của người làm việc trong công việc chính là được đánh giá từ những việc nhỏ nhặt nhất. Làm việc trong môi trường văn phòng thường xuyên phải làm việc với tài liệu, văn bản giấy tờ quan trọng việc mắc lỗi chính tả, lỗi đánh máy sẽ khiến những giấy tờ bạn làm không thể dùng được.
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người đọc để biết rằng việc mắc lỗi chính tả hay lỗi đánh máy trong quá trình làm việc gây ra sự khó chịu như thế nào. Với một văn bản thông thường nhìn thấy lỗi cơ bản như vậy đã khó chịu, còn với các bản hợp đồng quan trọng, thông tư, nghị định,.. thì hậu quả còn khó lường hơn nữa.
Dồn vào trọng tâm bài viết
Khác với việc tạo văn bản trên excel hay power point có thể dùng hiệu ứng để thu hút người đọc. Với văn bản đơn thuần trên word nội dung chính là thứ người đọc quan tâm hàng đầu. Vì vậy tránh lan man, dồn vào trọng tâm chính của vấn đề, tránh gây mất thời gian, sự kiên nhẫn của người đọc.
Có thể sử dụng thêm những câu văn, đoạn văn ngắn để dẫn dắt vấn đề để việc triển khai nội dung có thể hấp dẫn, thú vị hơn. Khi soạn thảo văn bản, bạn cần phải chú ý đến vấn đề là không ngắt quãng quá nhiều, không lên xuống dòng lộn xộn và chú ý sử dụng những ngôn ngữ vào trọng tâm bài viết.
Lựa chọn phông chữ phù hợp
Phông chữ sẽ lựa chọn tùy vào tính chất của văn bản bạn tạo lập nên. Hãy xác định đối tượng đọc văn bản để lựa chọn phông chữ. Đồng thời, cũng không thể quên tính chất của văn bản để lựa phông chữ. Với những văn bản vui nhộn, thú vị dành cho trẻ nhỏ nên chọn loại phông chữ dễ đọc, cỡ chữ to vừa phải để các em có thể dễ dàng đọc.
định dạng văn bảnĐối với những loại văn bản hành chính, nghiêm túc, trang nghiêm phông chữ tuyệt đối phải là phông chuẩn theo quy định. Tuyệt đối dùng những mẫu chữ nghệ thuật trong những văn bản hành chính để tránh việc tạo cảm giác thiếu nghiêm túc.
Chọn kích thước và căn lề chuẩn
Kích thước và căn lề sẽ tạo cho văn bản có một cách trình bày đẹp mắt, khiến người đọc cảm giác thoải mái, muốn đọc tiếp văn bản. Căn lề chuẩn cũng giúp văn bản của bạn thêm sự rõ ràng, bắt mắt. Lưu ý, hạn chế việc căn lề không thẳng, bị lệch gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
Nhiều Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.
Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.
Dự thảo phức tạp: lập Hội đồng thẩm định liên ngành
Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Một trong những nội dung Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định cũng theo Luật ban hành VBQPPL là “tính khả thi của dự thảo văn bản…”
Bộ Tư pháp cho biết đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ hoàn thiện thể chế nội bộ đến tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiện toàn tổ chức, cán bộ các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ Tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này
Trên cơ sở Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tư pháp, hằng năm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định phân công Lãnh đạo Bộ trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định, việc phân công đã đổi mới theo hướng một đơn vị tham gia từ khâu soạn thảo, góp ý đến thẩm định từng dự án, dự thảo VBQPPL.
Nâng cao năng lực cán bộ
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ: Công tác thẩm định còn một số tồn tại, hạn chế cơ bản như chất lượng thẩm định VBQPPL tuy đã được cải thiện một bước nhưng tinh thần và nội dung thẩm định vẫn còn nặng về tính pháp lý; một số trường hợp còn thiếu tính bao quát, chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, tính hợp lý của các quy định trong dự thảo văn bản; một số quy định về thủ tục hành chính chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Chẳng hạn, Bộ Tư pháp đã không phát hiện ra những điểm bất hợp lý của quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về việc không lắp kính trên nắp áo quan, không rải vàng mã trên đường đi, không mang theo vòng hoa đi viếng trong việc tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức. Trong một số trường hợp, tuy đã phát hiện ra “vấn đề” nhưng Bộ Tư pháp chưa thuyết phục được cơ quan soạn thảo chỉnh lý…Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng nhìn nhận “tiến độ thẩm định một số dự thảo VBQPPL còn chậm so với quy định, ảnh hưởng đến việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản của các cơ quan chủ trì soạn thảo”.
Về giải pháp cho vấn đề nêu trên, Bộ Tư pháp cho biết, sẽ nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL; bổ sung hợp lý số lượng cán bộ, công chức làm công tác này; tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật và kỹ năng soạn thảo, thẩm định, kiểm tra VBQPPL cho những người làm công tác xây dựng pháp luật, bao gồm cả cán bộ, công chức pháp chế các Bộ, ngành.
Đồng thời, có biện pháp phát huy hơn nữa sự tham gia của nhân dân, huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng vào quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL; cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL.
Về lâu dài, để nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL một cách căn cơ hơn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng trình Quốc hội Luật ban hành VBQPPL (hợp nhất), với định hướng làm cho quy trình xây dựng pháp luật dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung vai trò giải thích pháp luật của Tòa án nhân dân; vai trò xây dựng án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, qua đó sẽ góp phần hạn chế ban hành thông tư, thông tư liên tịch quá nhiều như hiện nay.
Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Công Tác Soạn Thảo Và Thẩm Định Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!