Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Giải Pháp: Phát Triển Du Lịch Đông Nam Bộ mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng và giải pháp: Phát triển du lịch Đông Nam bộ
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó đã xác định Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng du lịch phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước. Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đây là vùng phát triển kinh tế năng động, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là hạt nhân then chốt của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Thời gian qua, du lịch vùng Đông Nam Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội; tạo nên nhiều công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo; củng cố quốc phòng – an ninh trên địa bàn… thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như đến năm 2013 đã đón được 4,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 18,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 65,4 ngàn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD); tạo ra được 87,9 ngàn lao động trực tiếp và 160 ngàn lao động gián tiếp… 1. Đánh giá tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch. – Tiềm năng về tự nhiên. Vùng Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long; vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm, các diễn biến thất thường về khí hậu quanh năm rất nhỏ, ít có thiên tai, không quá lạnh, ít ảnh hưởng của bão; là khu vực có các sông lớn và dài với mật độ phân bố tương đối thấp 0,5km/km2, có nhiều hồ lớn và hệ sinh thái rừng đa dạng…thuận lợi cho phát triển du lịch. Tài nguyên biển, đảo: Vùng ĐNB có chiều dài bờ biển gần 180km với thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 có các bãi biển đẹp, nước trong tại Bà Rịa-Vũng Tàu; hệ sinh thái đất ngập mặt tại Cần Giờ… Tài nguyên du lịch sinh thái gắn liền với VQG, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dữ trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận, hệ thống VQG làCát Tiên (Đồng Nai), VQG.Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG.Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG.Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh). Tài nguyên du lịch gắn liền với cảnh quan núi có ý nghĩa đối với phát triển du lịch như: Núi Bà Đen (Tây Ninh), còn được công nhận là Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà; Núi Bà Rá; Núi Dinh; Núi Chứa Chan … Tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với cảnh quan, hệ sinh thái sông, hồ như: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai…; hồ Dầu Tiếng; hồ Trị An (Đồng Nai); hồ Thác Mơ (Bình Phước)… – Tiềm năng về tài nguyên nhân văn. Đông Nam Bộ là vùng địa linh nhân kiệt, nôi của phong trào cách mạng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên đã để lại rất nhiều tài nguyên di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, trong đó nhiều di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), di tích Dinh Độc Lập (TP.Hồ Chí Minh), di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh (huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập – Bình Phước… Các di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ: Có 150 loại di tích lịch sử – văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn đã được công nhận cấp quốc gia và địa phương, trong đó có 01 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc tế như: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và ĐNB nói riêng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà tại Tây Ninh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, di chỉ khảo cổ di chỉ văn hóa Óc Eo, Bưng Bạc, Bưng Thơm… tại Bà Rịa – Vũng Tàu.. Lễ hội văn hóa dân gian gồm: Lễ hội, tâm linh và tín ngưỡng của các tôn giáo như: lễ hội Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo…; lễ hội gắn liền với phong tục tập quán của các cộng đồng dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Tà Mun, S’tiêng, Mạ…; lễ hội gắn liền nghề biển như lễ hội Cầu Ngư tại các làng chài ven biển, lễ lên rẫy, lễ vào mùa…, trong đó lễ hội đang thu hút khách du lịch là lễ hội tại Toàn Thánh Cao Đài Tây Ninh, chàu Ông Cậu Bình Dương… Ẩm thực vùng ĐNB được thể hiện qua các món ăn truyền thống như: bánh canh, báng tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh); ẩm thực biển (Bà Rịa-Vũng Tàu); gỏi măng cụt Lái Thiêu, bánh bèo bì (Bình Dương), chè bưởi Tân Triều (Đồng Nai), rau rừng Bình Phước. Nghề thủ công truyền thống đang được phục vụ du lịch và thu hút khách là nghề gốm tại xã Tân Vạn, nghề dệt thổ cẩm Tài Lài; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nghề đúc đồng xã Anh Nhứt, rượu Hòa Long, bánh cuốn An Ngãi; tỉnh Bình Dương có làng nghề sơn mài Tân Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương; tỉnh Tây Ninh có làng nghề báng tráng phơi sương Trảng Bàng, nghề đồng… – Điều kiện về hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hàng không. Có hệ thống cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không nội địa Côn Sơn và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng hàng không Biên Hòa (Đồng Nai). Đường bộ. Vùng có 13 đường quốc lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia và quốc tế như đường quốc lộ 22, 22B và 13 nối với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh) và Hoa Lư (Bình Phước), đường mòn Hồ Chí Minh; đường bộ nối với các vùng du lịch như: Quốc lộ 1A, 50. N2 nối các tỉnh vùng du lịch Nam Trung Bộ, duyên hải và Tây Nam Bộ, quốc lộ 20, 14, 13, 14C nối với vùng du lịch Tây Nguyên; đường bộ nối các tỉnh, đô thị, các khu vực trong vùng và hệ thống đường đến các khu tuyến điểm du lịch; nói chung tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hệ thống đường thủy. Tuyến đường biển nối biển Đông với vùng ĐNB qua Vũng Tàu đến cảng Sài Gòn qua các sông Soài Rạp, Cái Mép, sông Tiền; tuyến đường thủy liên tỉnh; tuyến đường thủy nội vùng trên sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai… thuận lợi cho việc bố trí các tuyến điểm du lịch cho khách tham quan du lịch. Đường sắt và nhà ga.Tuyến đường sắt quốc gia đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh với chiều dài 110km có 13 nhà ga đạt tiêu chuẩn để phục vụ hành khách và khách du lịch. 2. Hiện trạng phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ. 2.1. Hiện trạng về khách du lịch Nguồn khách đến tham quan vùng phụ thuộc rất nhiều số lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh là do chúng tôi là đầu mối giao thông và tập trung các hãng lữ hành quốc tế, TP.Hồ Chí Minh là địa điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan và TP.Vũng Tàu là nơi khách du lịch nội địa chọn nghỉ dưỡng biển. Sau đây, phân tích một số chỉ tiêu khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch toàn vùng giai đoạn 2000 – 2013 đạt 11,2%, trong đó tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 10,4%, khách du lịch nội địa là 11,4%; năm 2000 đón được 5,9 triệu lượt khách, đến năm 2013 đạt 23,3 triệu lượt khách Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế giai đoạn 2000 – 2013 đạt 10,4%; năm 2000 đón được 1,2 triệu lượt khách, đến năm 2013 đón được 4,5 triệu lượt khách tăng gấp 4 lần so với đầu; Cụ thể: du lịch TP.Hồ Chí Minh đón được hơn 4,009 triệu lượt khách quốc tế chiếm 89% số lượt khách Vùng, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đón được 380 ngàn lượt khách, du lịch Bình Dương đón được 54 ngàn lượt khách và du lịch Đồng Nai đón được 50 ngàn lượt khách… Phân tích thành phần khách đến: về độ tuổi thì số lượng khách du lịch có độ tuổi cao chiếm ưu thế vào các thị trường khách các nước Châu Âu và Châu Mỹ; phân tích điểm xuất phát thì khách từ các nước Châu Á và vùng lãnh thổ có số lượng khách cao nhất. Phân tích cửa khẩu và phương tiện nhập cảnh: Cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất chiếm đến 76% lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ĐNB, các cửa khẩu đường bộ Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh) chiếm 12% lượng khách; ngoài ra, khách đến vùng ĐNB qua các cửa khẩu quốc tế của các vùng du lịch khác hoặc thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, tàu biển góp phần quan trọng tăng số lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh và trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch nội địa giai đoạn đạt 11,4%, cụ thể: năm 2000 lượt khách đến đạt 4,5 triệu lượt khách, đến năm 2013 khách đến Vùng đạt 18,8 triệu lượt khách. Đặc điểm thị trường khách du lịch nội địa đến vùng ĐNB chủ yếu là khách du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các điểm du lịch gắn liền với di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch lễ hội gắn với tâm linh thu hút khách du lịch nội địa vào dịp nghỉ lễ tết, ngày lễ của các dân tộc, tôn giáo như: lễ hội chùa Bà (Tây Ninh), chùa Thái Sơn-Núi Cậu (Bình Dương. Về ngày lưu trú trung bình và ngày khách Tốc độ tăng trưởng bình quân về ngày lưu trú đối với khách du lịch quốc tế trong giai đoạn là 0,4%/năm; năm có ngày lưu trú trung bình cao nhất là 2,36 ngày/khách; năm 2013 đạt 2,32 ngày/khách, đạt 10.464 ngàn ngày khách; năm thấp nhất là 1,89 ngày/khách (2003). Tốc độ tăng trưởng bình quân về ngày lưu trú đối với khách du lịch nội địa trong giai đoạn là 2,5%/năm; năm có ngày lưu trú trung bình cao nhất là 1,83 ngày/khách; năm 2013 có ngày lưu trú trung bình là 1,80 ngày/khách, đạt 33.844 ngàn ngày khách; năm thấp nhất là 1,30 ngày/khách (2000). Chi tiêu bình quân của khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch Đối với khách du lịch quốc tế từ 80 – 130USD/ngày khách, đối với khách du lịch nội địa từ 25 – 55 USD. Tổng thu từ khách du lịch. Từ ngày khách và mức chi tiêu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23%, mức tăng dần trong các năm, từ năm đầu kỳ nghiên cứu đạt 4 ngàn tỷ đồng, đến năm cuối kỳ 2013 đạt mức 65,3 ngàn tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách du lịch tại TP.Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Vùng với chiếm 94% tổng thu từ khách du lịch toàn vùng đạt gần 61,2 ngàn tỷ đồng trong năm 2013. Cơ cấu thu từ khách du lịch bị chi phối bởi thu từ khách du lịch của TP.Hồ Chí Minh nơi tập trung số lượng khách du lịch lớn nhất nước, dịch vụ lưu trú có xu hướng tăng dần trong các năm đạt 12-15%/năm và chiếm 50-58% chi tiêu trung bình của khách, dịch vụ ăn uống nhà hàng chiếm 20-28%; doanh thu từ kinh doanh lữ hành chiếm 14-21%; còn lại là kinh doanh vận chuyển, vui chơi giải trí, mua sắm…, đối với dịch vụ vui chơi giải trí (VCGT) có xu hướng giảm. 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở lưu trú. Tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng cơ sở lưu trú đạt 11,73%/năm, mức tăng đều trong các năm và đến năm 2013 tổng số cơ sở trên địa bàn có 3.624 cơ sở; tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng đạt 9,64%/năm và đến 2013 có 72 ngàn buồng, mức tăng giảm không đều trong các năm, nhiều cơ sở có số lượng phòng dưới 20 buồng/01 cơ sở. Theo địa bàn thì TP.Hồ Chí Minh có 1.980 cơ sở chiếm 54% số lượng cơ sở, với 45,95 ngàn buồng chiếm 63% về số lượng buồng; tiếp đến Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước. Về chất lượng buồng từ 1-5 sao có 1.098 cơ sở, chiếm 30% số lượng cơ sở hiện có với 36.984 buồng, chiếm 51% số lượng buồng trong vùng. Phân loại chất lượng sao: loại 01 sao có 746 cơ sở, chiếm 68% số cơ sở được phân loại với 12.430 buồng; loại 2 sao có 231 cơ sở, chiếm 21% với 8.870 buồng; loại 3 sao có 92 cơ sở, chiếm 8,4% số cơ sở được phân loại với 6.952 buồng; loại 4 sao có 31 cơ sở với 6.952 buồng; loại 5 sao có 18 cơ sở, chiếm 1,6% số cơ sở được phân loại với 4.856 buồng. Công suất sử dụng buồng tại TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu đạt cao nhất trên 65%/năm, một số tỉnh Bình Phước, Tây Ninh có công suất sử dụng buồng hạn chế 30-32%. Tính chung toàn vùng chỉ đạt 52%. Dịch vụ ăn uống. Cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Các cơ sở này đều ở các trung tâm du lịch, thường có 02 loại cơ bản là các cơ sở nhà hàng ăn uống trong các khách sạn từ 3 sao trở lên tại các thành phố, thị xã, tại quận 1,3,5 (TP.Hồ Chí Minh); Bãi Trước, Bãi Sau (TP.Vũng Tàu); TP.Biên Hòa (Đồng Nai); TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương)… Cơ sở nhà hàng ăn uống đạt tiêu chuẩn trung bình (bình dân) có số lượng đạt nhiều nhất trong vùng, chủ yếu phục vụ khách nội địa có số lượng đông, chất lượng sản phẩm ở mức trung bình. Dịch vụ vui chơi giải trí. Tập trung tại các bãi biển; trên sông nước, hồ; tại các công viên, VQG, khu bảo tồn; trong các cơ sở lưu trú…tại TP. Hồ Chí Minh: Khu công viên văn hóa Đầm Sen tại Q.1; Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên tại Q.9; Khu du lịch sinh thái Vàm Sát tại Cần Giờ; Bình Dương: Khu du lịch Văn hiến Đại Nam; Tây Ninh: Các dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịch núi Bà Đen, khu du lịch Long Điền Sơn, khu văn hóa thể thao Thiên Sơn… 2.3. Lao động ngành du lịch Tốc độ tăng trưởng lao động trực tiếp đạt 21,9%, với 87,9 ngàn lao động (2013); TP. Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng nhanh nhất đạt 32% với 59 ngàn lao động chiếm 68% lao động trong Vùng; Đồng Nai đạt 23,9% với 7,3 ngàn lao động; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có mức tăng trưởng đạt thấp là 13% do đã có quá trình phát triển các năm trước với số lượng lao động đến năm 2013 là 15 ngàn lao động đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh. Về lao động gián tiếp cung cấp sản phẩm du lịch trên địa bàn ước khoảng 160 ngàn lao động của các ngành. Cơ cấu lao động trực tiếptrong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và nhà hàng chiếm trên 58-62% lao động toàn ngành, doanh nghiệp vận chuyển chiếm 15%; doanh nghiệp lữ hành chiếm 8%; doanh nghiệp dịch vụ vui chơi giải trí có tỷ lệ thấp nhất. Về chất lượng đội ngũ lao động trên địa bàn không đều, TP.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu có chất lượng tương đối cao còn các khu vực khác còn thấp. 3. Thực trạng thị trường khách và sản phẩm du lịch Thị trường khách du lịch quốc tế bị chi phối bởi cơ cấu thị trường khách du lịch tại TP.Hồ Chí Minh thông qua đường hàng không qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiếm đến 68%, đường tàu biển khoảng 3-6%, tiếp đến chi phối bởi cơ cấu thị trường khách du lịch đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát (Tây Ninh) khoảng 15-20%, ngoài ra đường bộ và đường sắt chiếm 2-5%. Lượng khách đến TP.Hồ Chí Minh, sau đó đi tham quan các điểm du lịch chiếm 85-88% số lượng khách quốc tế, còn lại 15-20% khách du lịch đến các tỉnh trong Vùng, sau đó đi du lịch đến các tỉnh còn lại. Nguồn khách du lịch quốc tế đến từ các nước thuộc Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và một số nước ở Châu Đại Dương chiếm đến 55% lượng khách, cụ thể: Từ các nước và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công chiếm tỷ trọng lớn chiếm 26,3%; thị trường Mỹ và Canada (Bắc Mỹ) chiếm tỷ trọng từ 8-11%; thị trườngh Úc, NewZealand (Châu Đại Dương) chiếm từ 5-6%; thị trường các ASEAN chiếm từ 7-12% thị trường khách du lịch TP.Hồ Chí Minh, trong đó khách Malaysia, Singapore, Brunây chiếm từ 8-9% thị phần, khách Thái Lan có xu hướng giảm. Thị trường khách du lịch nội địa nội vùng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, ngoài ra khách từ các vùng du lịch khác lân cận và các tỉnh phía bắc. Sản phẩm du lịch đặc trưng chính là sản phẩm du lịch MICE gắn với các đô thị, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; sản phẩm du lịch gắn liền với tham quan các công trình văn hóa, các di tích lịch sử; sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo, suối nước nóng thu hút khách đi du lịch nghỉ; sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên hệ sinh thái tại các VQG, KBTTN; sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên văn hóa phi vật thể như: tâm linh, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc, tôn giáo Hạn chế và nguyên nhân phát triển du lịch – Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch là 11,2%/năm, mức tăng trưởng này cao nhất nước nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của vùng; tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn thấp, chiếm 17% tổng số lượt khách. – Số ngày lưu trú trên địa bàn thấp dẫn đến tổng thu từ khách du lịch không cao. – Thị trường khách du lịch không ổn định, số lượng khách du lịch chủ yếu tập trung ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh; các tỉnh khác chưa có thị trường tiềm năng về khách du lịch quốc tế. – Sản phẩm du lịch trên địa bàn còn trùng lặp, đơn điệu gây ra nhàm chán cho khách du lịch; chất lượng sản phẩm du lịch không cao chưa đủ sức hút khách du lịch và cạnh tranh với sản phẩm du lịch trong khu vực. Sản phẩm là dịch vụ vui chơi giải trí tại nhiều tỉnh chưa chưa được đầu tư xây dựng nên mức độ lôi kéo khách du lịch kéo dài ngày tham quan trên địa bàn rất hạn chế, chưa có sản phẩm du lịch nào mang thương hiệu cho du lịch Vùng. – Công tác đầu tư vẫn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên chưa định hình được khu điểm du lịch có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc thu hút khách du lịch. Một số khu, điểm du lịch có tiềm năng tài nguyên du lịch nổi trội chưa định hướng đầu tư và ưu tiên đầu tư rõ rệt nên sản phẩm du lịch này vẫn dưới dạng tiềm năng. – Công tác quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn. – Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng; chất lượng dịch vụ chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Mặt khác, công ty lữ hành của địa phương còn thiếu về số lượng, chưa đủ khả năng và trình độ để cạnh tranh, vươn ra thị trường quốc tế. – Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tuy đã có cố gắng nhiều song vẫn chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng; trình độ năng lực của cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn thiếu và yếu; chưa có đội ngũ chuyên gia giỏi nghề trên địa bàn. – Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của một số tỉnh, doanh nghiệp chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế; nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu; kinh phí đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến chưa nhiều, nội dung xúc tiến quảng bá chưa hiệu quả trong việc tìm kiếm thị trường khách du lịch…; một số tỉnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trực thuộc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư Thương mại và Du lịch của tỉnh nên phần nào bị hạn chế. – Công tác liên kết cùng phát triển du lịch chưa hiệu quả rõ rệt, chưa rõ khả năng liên kết của các doanh nghiệp du lịch. 3. Định hướng phát triển du lịch Đông Nam Bộ 3.1 Quan điểm phát triển du lịch Phát huy cao nhất những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên du lịch để phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch hội nghị, hội thảo là sản phẩm chủ đạo. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường liên phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung cho toàn Vùng. 3.2. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát Phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ với vai trò động lực phát triển du lịch Việt Nam, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Mục tiêu cụ thể. a) Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và hạt nhân của Vùng. Đầu tư phát triển đô thị Vũng Tàu trở thành các đô thị du lịch biển hiện đại. Đầu tư phát triển 04 khu du lịch quốc gia, 05 điểm du lịch quốc gia với cơ sở dịch vụ cao cấp. Nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia, tuyến du lịch liên vùng và nội vùng. Xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch địa phương để làm tăng tính đa dạng sản phẩm du lịch Vùng để tạo ra động lực phát triển du lịch cho toàn Vùng. b) Các chỉ tiêu về phát triển ngành + Về số lượng khách Phấn đấu đến năm 2015, đón được khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế . Đến năm 2020, đón được khoảng 30 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 6 triệu lượt; Đến năm 2025, đón được khoảng 37 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 8 triệu lượt; Đến năm 2030, phấn đấu đón được khoảng 43 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 10 triệu lượt. + Về ngày lưu trú Ngày lưu trú trung bình khách du lịch quốc tế: Năm 2015 đạt khoảng 3,8 ngày; năm 2020 đạt khoảng 4,2 ngày; năm 2025 đạt khoảng 4,3 ngày và năm 2030 đạt khoảng 4,4 ngày. Ngày lưu trú trung bình khách du lịch nội địa: Năm 2015 đạt khoảng 2,2 ngày; năm 2020 đạt khoảng 2,4 ngày; năm 2025 đạt khoảng 2,5 ngày và năm 2030 đạt khoảng 2,6 ngày. + Về mức chi tiêu Mức chi tiêu trung bình khách du lịch quốc tế: Năm 2015 khoảng 2.400.000 VNĐ (114 USD); năm 2020 khoảng 2.500.000 VNĐ (120 USD); năm 2025 khoảng 2.600.000 VNĐ (124 USD) và năm 2030 khoảng 2.700.000 VNĐ (126 USD). Mức chi tiêu trung bình khách du lịch nội địa: Năm 2015 khoảng 655.000 VNĐ (31USD); năm 2020 khoảng 1.000.000 VNĐ (48 USD); năm 2025 khoảng 1.250.000 VNĐ (59 USD) và năm 2030 khoảng 1.300.000 VNĐ (60 USD). + Về tổng thu từ khách du lịch Năm 2015 đạt khoảng 68.000 tỷ đồng, tương đương 3,2 tỷ USD; năm 2020 đạt khoảng 123.000 tỷ đồng, tương đương 5,8 tỷ USD; năm 2025 đạt khoảng 176.000 tỷ đồng, tương đương 8,3 tỷ USD; năm 2030 đạt khoảng 221.000 tỷ đồng, tương đương 10,5 tỷ USD. + Đóng góp của du lịch trong GDP: . Năm 2015 đạt 53.900 tỷ đồng, tương đương 2,2 tỷ USD; . Năm 2020 đạt 85.800 tỷ đồng, tương đương 4,0 tỷ USD; . Năm 2025 đạt 123.000 tỷ đồng, tương đương 5,8 tỷ USD; . Năm 2030 đạt 154.900 tỷ đồng, tương đương 7,3 tỷ USD. + Về cơ sở lưu trú Năm 2015, nhu cầu buồng là 79.300 buồng, trong đó tỷ lệ buồng 3 sao đến 5 sao đạt khoảng 22%; năm 2020 nhu cầu buồng là 86.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 sao đến 5 sao đạt khoảng 25%; năm 2025 phát triển 109.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 sao đến 5 sao đạt 25%; năm 2030 phát triển khoảng 146.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 sao đến 5 sao đạt khoảng 30%. + Về nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Đến năm 2015 nhu cầu vốn khoảng 59.000 tỷ đồng, tương đương 2,8 tỷ USD; đến năm 2020 nhu cầu vốn cho cả giai đoạn là 160.000 tỷ đồng, tương đương 7,5 tỷ USD; đến năm 2025 nhu cầu vốn cho cả giai đoạn là 162.201 tỷ đồng, tương đương 7,7 tỷ USD và đến năm 2030 nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn là 167.792 tỷ đồng, tương đương 8,0 tỷ USD. + Chỉ tiêu việc làm Đến năm 2015 là 278.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 88.000 lao động); đến năm 2020 là 390.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 130.000 lao động); đến năm 2025 là 870.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 290.000 lao động) và đến năm 2030 khoảng 1 triệu lao động (trong đó lao động trực tiếp là 360.000 lao động). 4. Các giải pháp phát triển du lịch vùng Đông Nam Bô Để thực hiện các nội dung định hướng phát triển du lịch vùng ĐNB có hiệu quả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần triển khai các nhóm giải pháp sau:1) Chính sánh, cơ chế phát triển du lịch; 2) Về Đầu tư và huy động vốn đầu tư; 3) Về Phát triển nhân lực; 4) Về Hợp tác, liên kết; 5) Về Quy hoạch và quản lý quy hoạch; 6) Về Xúc tiến quảng bá; 7) Về Ứng dụng khoa học và công nghệ; 8) Về Phát triển thị trường; 9) Về Phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu; 10) Về Bảo vệ tài nguyên môi trường; 11) Về Bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó các nhóm giải pháp về Chính sách, cơ chế, về Đầu tư, về Phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt. a) Nhóm giải pháp cơ chế chính sách phát triển du lịch – Xây dựng chính sách về thuế cho phát triển du lịch. – Cơ chế, chính sách xã hội hóa du lịch. – Cơ chế chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. – Cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch. b) Giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch – Đầu tư du lịch + Xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch vùng thông qua các diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch; xây dựng chương trình, lộ trình và kinh phí xúc tiến đầu tư du lịch trong vùng; tạo ra sự liên kết, phối hợp các doanh nghiệp, các địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn vùng. + Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Xây dựng và điều chỉnh các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình đặc điểm của vùng, có cơ chế mở để cho các địa phương vận dụng phù hợp với từng địa bàn cụ thể; có chính sách ưu tiên cho các địa phương còn khó khăn, chưa đủ năng lực phát triển du lịch; tổ chức định kỳ Hội nghị phát triển du lịch vùng nhằm thu hút được nhiều ý kiến từ các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. – Huy động nguồn vốn cho du lịch + Huy động nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư cho du lịch. + Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT, PPP. + Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. + Tăng cường xã hội hóa đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. + Đa dạng nguồn vốn đầu tư thông qua xã hội hóa các loại hình và sản phẩm du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho huy động nguồn vốn cho du lịch. c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực – Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù hợp với hội nhập quốc tế… – Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng theo yêu cầu, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cao và bền vững của vùng. – Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước du lịch, cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch và quản lý các khu du lịch tại các địa phương trong vùng. Tăng cường năng lực chuyên môn về xúc tiến quảng bá cho các cán bộ của các Trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương trong vùng. d) Giải pháp liên kết phát triển du lịch – Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc khai thác tài nguyên, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng chương trình du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch thống nhất. – Tăng cường trao đổi, phối hợp và hỗ trợ cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn vùng, đặc biệt là liên kết cung cấp dịch vụ giữa các công ty lữ hành với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, vận chuyển khách… trong việc đón, phục vụ khách du lịch. – Mở rộng liên kết vùng hoặc các địa phương trong vùng với các vùng khác liền kề và với các trung tâm du lịch phát triển như: Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. đ) Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng – Thực hiện đồng bộ các quy hoạch + Trên cơ sở nội dung quy hoạch, các tỉnh; thành phố trong vùng Đông Nam Bộ cần rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. + Nhanh chóng triển khai xây dựng quy hoạch các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch trên địa bàn. + Cập nhật và đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch trên địa bàn để có thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư. + Triển khai xây dựng quy hoạch cụ thể các khu du lịch chức năng và các dự án đầu tư cho từng khu vực cụ thể. – Tăng cường công tác quản lý quy hoạch + Tổ chức phổ biến quy hoạch du lịch đến mọi tầng lớp xã hội, cộng đồng, tôn giáo, dân. + Tiến hành cắm mốc giới, chỉ giới cho các dự án đã được xác định hoặc đã có nhà đầu tư và để bảo vệ đất và tài nguyên du lịch. + Tổ chức giám sát nội dung các chỉ tiêu về kinh tế du lịch, tiêu chuẩn về bảo vệ tài nguyên môi trường… + Quản lý tổng hợp các dự án đầu tư của các ngành khác trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch. + Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên sâu về quản lý quy hoạch, tài nguyên và môi trường du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. e) Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch – Khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức về xúc tiến, quảng bá du lịch và xây dựng chương trình, lộ trình cho hoạt động xúc tiến ở từng địa phương trong vùng. – Nghiên cứu xây dựng cơ chế xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho toàn vùng. Đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và đa dạng các hình thức quảng bá. – Phát huy vai trò hỗ trợ xúc tiến, quảng bá của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cho du lịch vùng Đông Nam Bộ. – Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch vùng. f) Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế – Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công tác thống kê về du lịch trên địa bàn. – Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, thống kê du lịch, đánh giá môi trường, biến đổi khí hậu. g) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch – Khuyến khích xây dựng các hãng lữ hành có thương hiệu mạnh và có năng lực trong việc thu hút các thị trường khách du lịch, trong đó chú trọng lữ hành quốc tế. – Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và mang tính bền vững. – Ưu tiên xây dựng và hình thành các khu, điểm du lịch quốc gia để tạo sức lan tỏa phát triển du lịch cho toàn vùng. – Tập trung phát triển “Du lịch hội nghị, hội thảo” thành sản phẩm du lịch chủ đạo của vùng Đông Nam Bộ; Phát triển sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch biển, đảo, sông, hồ và các tài nguyên du lịch nhân văn để đa dạng hóa các loại hình du lịch. – Đầu tư và phát triển các khu dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao để tăng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách. h) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu – Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch. – Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, để quản lý và phát triển tài nguyên. – Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. – Xây dựng các giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. – Có các biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu. – Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. i) Giải pháp bảo đảm an ninh quốc phòng – Triển khai các dự án phát triển du lịch cần phải phối hợp với bảo vệ an ninh, quốc phòng gắn liền với chủ quyền quốc gia. – Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác, liên kết giữa các tỉnh có biên giới với nước bạn trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.Bảng các phương án dự báo khách du lịch vùng ĐNB
TT Chỉ tiêu ĐV tính Hiện trạng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
A Giai đoạn ngắn hạn
Năm 2013 Giai đoạn 2014 – 2015
1 Tổng số lượt khách Ngàn lượt 23.301,0 23.561,0 23.818,0 24.960,0
– Khách DL quốc tế Ngàn lượt 4.510,0 4.638,0 4.638,0 4.831,0
Mức tăng trưởng % 10,4 0,8 2,0 3,5
– Khách DL nội địa Ngàn lượt 18.791,0 19.180,0 19.180,0 20.129,0
Mức tăng trưởng % 11,4 0,5 2,5 3,5
B Giai đoạn 2016-2020
Năm 2015 Giai đoạn 2016 – 2020
1 Tổng số lượt khách Ngàn lượt 24.429,0 28.319,0 30.046,0 32.193,0
– Khách DL quốc tế Ngàn lượt 4.698,0 5.446,0 6.028,0 6.436,0
Mức tăng trưởng % 2,0 3,0 5,1 6,5
– Khách DL nội địa Ngàn lượt 19.731,0 22.873,0 24.018,0 25.757,0
Mức tăng trưởng % 2,5 3,0 4,0 5,0
C Giai đoạn 2021-2025
Năm 2020 Giai đoạn 2021 – 2025
Tổng số lượt khách Ngàn lượt 30.039,0 35.527,0 36.761,0 38.180,0
Khách DL quốc tế Ngàn lượt 6.026,0 7.690,0 7.961,0 8.256,0
Mức tăng trưởng % 5,1 5,0 5,7 6,5
Khách DL nội địa Ngàn lượt 24.013,0 27.837,0 28.800,0 29.924,0
Mức tăng trưởng % 4,0 3,0 3,8 4,5
D Giai đoạn 2026-2030
Năm 2025 Giai đoạn 2026 – 2030
Tổng số lượt khách Ngàn lượt 36.775,0 41.267,0 43.212,0 46.302,0
Khách DL quốc tế Ngàn lượt 7.965,0 9.459,0 9.873,0 10.409,0
Mức tăng trưởng % 5,7 3,5 4,1 5,5
Khách DL nội địa Ngàn lượt 28.810,0 31.808,0 33.339,0 35.902,0
Mức tăng trưởng % 3,8 2,0 3,0 4,5
Yêu cầu đáp ứng
Thị trường khách du lịch
Phát triển bình thường Cần phải tạo thêm thị trường tiềm năng Thị trường khách quốc tế chiếm ưu thế
Sản phẩm du lịch
Phát triển bình thường Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù Hàu hết các sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao
Nguồn lực nội tại ( vốn, lao động, quản lý
Đáp ứng hơn Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng tuyệt đối
Nguồn : Dự báo của các chuyên gia dự án
TS. Võ Quế – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam Hiện Nay
TÓM TẮT:
Từ khóa: Ngành Du lịch, kinh tế mũi nhọn, đầu tư, lợi thế, thực trạng, giải pháp, di sản văn hóa, Việt Nam.
I. Thực trạng của ngành Du lịch Việt Nam
Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.
Điều này được minh chứng thông qua số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu lấy dấu mốc lần đầu tiên phát động “Năm Du lịch Việt Nam 1990” (khởi đầu thời kỳ đổi mới) với 250.000 lượt khách quốc tế, thì đến nay đã có 10 triệu lượt khách đến Việt Nam trong năm 2016. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2016 đạt con số 35 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách du lịch đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành Du lịch trên mọi lĩnh vực. Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á; 1,7% thị phần khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến 2016 Du lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu.
Bên cạnh đó, hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du lịch sự kiện Nha Trang… ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ, festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt… Những sản phẩm và những giá trị nổi bật của điểm đến Việt Nam dần được hình thành và định vị tại các thị trường khách du lịch mục tiêu. Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long – Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam…
Sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch góp phần vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả việc làm gián tiếp) là hơn 6,035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc làm trực tiếp do ngành Du lịch tạo ra là 2,783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Đồng thời xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hóa, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản. Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được.
Có thể thấy năm 2016 được ghi nhận là thành công đối với ngành Du lịch, nhưng điều này cũng tạo áp lực cho năm 2017 với kế hoạch 11,5 triệu lượt khách quốc tế, 66 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu dự kiến là 460.000 tỷ đồng.
II. Giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt Nam
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 – 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020. Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành Du lịch cần phải có những giải pháp kịp thời như sau:
Thứ nhất, gia tăng đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch. Trong đầu tư du lịch thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch có yếu tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch và cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, đồng thời chú trọng lồng ghép đầu tư hạ tầng với du lịch với các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội; trong giai đoạn tới cần chú trọng đầu tư vào các khu điểm du lịch quốc gia để tạo đà bứt phá cho du lịch Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn kém so với các nước các nước trong khu vực cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trong tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cần phải trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ du lịch vì phần nhiều cán bộ, công chức ở cấp Tổng cục Du lịch và các địa phương từ các ngành khác, hoặc học các ngành khác nhau, chưa nắm vững được kiến thức chuyên ngành du lịch; nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý kinh tế. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thứ ba, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong điều kiện hiện nay. Mặc dù đã có chuyển biến rõ nét bước đầu trong thời gian qua, song cần tiếp tục tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển du lịch, nhất là nhận thức tư tưởng của cán bộ quản lý của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Tạo ra sự chuyển biến thực chất trong việc ban hành ban hành chính sách phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trọng điểm phát triển du lịch.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu của du lịch Việt Nam, bởi đây là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh và vị thế du lịch trong và ngoài nước nhằm thu hút khách. Đồng thời, cần thiết lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trang web Vietnambiz.vn
2. Trang web Vietnamtourism.gov.vn
3. Giáo trình Kinh tế vi mô – Học viện Tài chính
4. Tạp chí Tài chính
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS TO PROMOTE THE GROWTH OF VIETNAM’S TOURISM INDUSTRY
MA. NGUYEN THI THU HUONG
Faculty of Business Management, University of Economic and Technical Industries
ABSTRACT:
Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Việt Nam
Du khách quốc tế trải nghiệm gói bánh chưng Việt Nam. Ảnh: Hồng Lĩnh
Trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch.
Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức Du lịch thế giới, du khách thường chi trung bình 1/3 ngân sách chuyến đi cho ẩm thực. Ðồng thời, có tới hơn 80% số đơn vị, tổ chức du lịch khi được điều tra đều xác định du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Bên cạnh việc thưởng thức, mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Với những quốc gia có nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn, nếu bỏ qua việc tận dụng lợi thế về ẩm thực có nghĩa là đã bỏ qua cả “mỏ vàng” để phát triển du lịch. Du lịch ẩm thực chính là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế địa phương và đất nước, tạo điều kiện gia tăng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới… Những năm qua, di sản văn hóa ẩm thực được hình thành qua hàng ngàn năm của Việt Nam đã làm say lòng bao khách du lịch nước ngoài khi đến thăm dải đất hình chữ S. Hàng chục món ăn nổi tiếng của Việt Nam như phở, bún chả, bánh mì, nem… đã được các tổ chức thế giới, tạp chí ẩm thực, kênh truyền thông quốc tế uy tín vinh danh. Không chỉ đa dạng, hài hòa, tinh tế, dễ thưởng thức, ẩm thực nước ta còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nhân văn trong chế biến. Ðiều này cho thấy, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và thế mạnh để phát triển thương hiệu du lịch quốc gia một cách bền vững thông qua ẩm thực.
Nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong phát triển du lịch, thời gian gần đây, một số công ty du lịch trong nước đã bắt đầu xây dựng những tua khám phá ẩm thực cho du khách, như đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; hay tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửa ngày, một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; hoặc dẫn khách tới những khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thường Quân, Chủ tịch Hội Ðầu bếp Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), du lịch ẩm thực mới chỉ bắt đầu được phát huy ở một số địa phương là trọng điểm du lịch như Hà Nội, Hội An (Quảng Nam), Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…; các địa phương còn lại dù giàu tiềm năng vẫn lúng túng và gặp khó khăn trong phát triển du lịch ẩm thực. Nhiều người làm du lịch còn hạn chế về kiến thức ẩm thực nên cũng khó để xây dựng những sản phẩm thật sự hấp dẫn. Ðối với hình thức du lịch này, đòi hỏi từ người xây dựng tua tới người dẫn tua, hướng dẫn viên đều phải am hiểu về ẩm thực và văn hóa ẩm thực mới có thể mang đến những trải nghiệm giá trị cho du khách.
Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Nên theo các chuyên gia, việc xây dựng những sản phẩm du lịch ẩm thực cần tính tới khả năng liên kết theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn để khách du lịch có được những trải nghiệm thực tế sinh động. Không chỉ dừng lại ở cung cấp món ăn ngon, trải nghiệm, những người làm du lịch cần quan tâm chia sẻ với du khách về không gian ăn, hay những văn hóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống của người Việt, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Luận Văn Sầm Sơn (Thanh Hóa): Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch
o gồm: hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông chính là một tiềm năng du lịch nhân văn, đồng thời nó cũng phản ánh thực trạng đầu tư cho phát triển du lịch ở Sầm Sơn. 2.3.1.1. Giao thông Tính từ năm 2000 – 2008, khu du lịch Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường cũ, mở mang thêm một số đường mới. Vì vậy, điều kiện giao thông ở Sầm Sơn và các vùng phụ cận ngày một khang trang hơn. Theo thống kê của phòng thống kê UBND thị xã Sầm Sơn, hiện nay đường giao thông trên địa bàn đã có 80% diện tích đã được nhựa hoá – bê tông hoá (trong đó khu vực nội thị và trên núi Trường Lệ đạt 100%). Năm 2007, tỉnh Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn đã đầu tư gần 100 tỷ đồng nâng cấp các tuyến đường 47, đường Nguyễn Du, đường Thanh Niên, đường Hồ Xuân Hương, hệ thống chiếu sáng ở đường Lê Lợi, đường Hồ Xuân Hương và trên núi Trường Lệ nhằm phục vụ lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn. 2.31.2. Mạng lưới điện Hiện nay, toàn thị xã có 115 trạm biến áp với tổng công suất 115.000 KV; 13,5 km đường dây 22KV và hơn 70 km đường dây 0,4KV. Năm 2003, trạm biến thế 110KV được hoàn thành. Nhờ đó, nguồn điện đã đưa đến từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, hạn chế mức thấp nhất tình trạng quá tải trong những ngày cao điểm, đặc biệt là thời điểm chính giữa mùa du lịch 2.3.1.3. Về cấp thoát nước Để đáp ứng đầy đủ nguồn nước trong sạch cho nhân dân và du khách tại Sầm Sơn, công ty nước sạch Thanh Hoá đã đầu tư hệ thống ống dẫn nước đến từng khu vực, phường, xã thôn, xóm. Trữ lượng nước dồi dào, chất lượng nước đảm bảo cung cấp đầy đủ (kể cả những tháng cao điểm). Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tình trạng sử dụng nước giếng khoan để giảm chi phí đầu vào ở một số đơn vị, cơ sở kinh doanh, gây ảnh hưởng không tốt đến du lịch Sầm Sơn. Hệ thống thoát nước thải và rác thải: Mặc dù có nhiều cố gắng trong đầu tư nâng cấp nhưng hệ thống thoát nước – rác thải ở Sầm Sơn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho một đô thị du lịch. Tình trạng nước thải sinh hoạt tại một số khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư chưa qua xử lý đều tự ngấm vào lòng đất. Hệ thống thu gom và xử lý rác thải chung của thị xã đã có quy hoạch nhưng vẫn chưa được quan tâm đầu tư kịp thời. 2.3.1.4. Bưu chính viễn thông Năm 2002, toàn thị xã có 2.110 máy điện thoại, trong đó có 78% là máy tư nhân. Đến năm 2004, tổng số máy nâng lên là 3600, bình quân 7 máy/100 dân. Đến năm 2008, mật độ điện thoại đạt 9,8 máy/100 dân. Thị xã có 28 đại lý, điểm truy cập Internet với 350 máy chất lượng cao, tốc độ truy cập nhanh. Cùng với điện thoại cố định, các mạng điện thoại di động đều được phủ sóng và đầu tư nâng cao khả năng kết nối, truyền tải, đảm bảo thông suốt cho du khách và nhân dân, khắc phục tình trạng quá tải trong thời gian cao điểm. 2.3.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2.3.2.1. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, làng du lịch…phát triển tương đối nhanh, phù hợp với quy luật cung cầu và quy luật phát triển của du lịch. Bªn c¹nh hÖ thèng c¸c kh¸ch s¹n, nhµ nghØ, ë SÇm S¬n cã 2 c¬ së ®iÒu dìng chÝnh lµ: Trung t©m phôc håi chøc n¨ng (Bé C”ng NghiÖp) vµ ViÖn ®iÒu dìng Trung ¦¬ng (Bé Y tế). Ngoµi ra cßn cã c¸c c¬ së ®iÒu dìng kh¸c, chñ yÕu cña qu©n ®éi vµ c”ng an, giao th”ng nh: Nhµ ®iÒu dìng Phßng kh”ng, kh”ng qu©n, viÖn ®iÒu dìng Tæng côc hËu cÇn, nhµ ®iÒu dìng Bé t lÖnh l¨ng, ®oµn an dìng 296, trung t©m ®iÒu dìng giao th”ng vËn t¶i… Xét về số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn: Bảng 2.4: So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 1994 – 1999 và 2000 – 2005 ở Sầm Sơn Giai đoạn Số cơ sở lưu trú Số phòng Số phòng đạt chuẩn quốc tế 1994 – 1999 216 3697 1100 2000 – 2005 301 5937 3968 Tăng (lần) 1,4 1,6 3,6 Nguån: T¸c gi¶ tæng hîp trªn c¬ së t liÖu cña Së V¨n ho¸ – thÓ thao – du lÞch Thanh Ho¸ Bảng 2.4 cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2005, số lượng cơ sở lưu trú tăng so với giai đoạn từ 1994 – 1999 là xấp xỉ 1,4 lần, số phòng tăng gấp 1,6 lần, trong đó đặc biệt là số phòng đạt chuẩn quốc tế đã tăng gấp giai đoạn trước tới 3,6 lần. Nếu như giai đoạn 1994 – 1999, số phòng đạt chuẩn quốc tế chỉ khoảng 29,8% số phòng lưu trú, thì đến giai đoạn 2000 – 2005, số phòng đạt chuẩn quốc tế đã vươn lên chiếm tới 66,8% số phòng lưu trú của thị xã. Điều đó phản ánh thực trạng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn tính từ năm 2000 trở đi không chỉ tăng lên về mặt số lượng mà còn không ngừng nâng lên cả về mặt chất lượng so với các năm trước. Trong đó vấn đề chất lượng phục vụ du khách của các cơ sở lưu trú ngày càng được đề cao. Bảng 2.5: Hiện trạng khách sạn ở Thanh Hoá và Sầm Sơn năm 2005 Địa bàn Tổng số cơ sở Quy mô (phòng) 1. Toàn tỉnh Thanh Hoá 343 6829 Xếp sao 16 889 Đủ tiêu chuẩn tối thiểu 135 3172 2. Thị xã Sầm Sơn 301 5937 Xếp sao 12 779 Đủ tiêu chuẩn tối thiểu 112 2837 Nguồn: PhòngThống kê – Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn Theo bảng 2.5: tính đến năm 2005, Sầm Sơn có 301 cơ sở lưu trú với 5937 phòng (14.180 giường khách). Số cơ sở lưu trú bằng 87,8% số cơ sở lưu trú toàn tỉnh Thanh Hóa, số phòng khách của Sầm Sơn chiếm tới 87% số phòng khách cả tỉnh Thanh Hoá. Trong đó, số cơ sở được xếp sao chiếm 75%, số phòng được xếp sao chiếm 87,6% toàn tỉnh. Qua đó có thể thấy, Sầm Sơn chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Thanh Hoá với số lượng cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng nhiều và chất lượng nhất. Tuy vậy, năm 2005, Sầm Sơn có 301 cơ sở lưu trú mà chỉ có 12 cơ sở được xếp sao, tức là chỉ chiếm 3,98% số cơ sở toàn thị xã, còn tới 112 cơ sở mới đạt mức tiêu chuẩn tối thiếu chiếm tới 37,2%, gấp hơn 9 lần số cơ sở xếp sao. Điều đó chứng tỏ cho đến năm 2005, các cơ sở lưu trú ở đây mặc dù so với các năm trước chất lượng có nâng lên nhưng chưa đồng đều, chủ yếu chỉ đáp ứng được đối tượng khách bình dân. Tính đến thời điểm 2008, số cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn gấp 2,2 lần so với Cửa Lò – Nghệ An. Trong đó, 14 khách sạn được xếp sao (từ 1 đến 2 sao) và 132 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Về quy mô, các cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn: Quy mô phần lớn là vừa và nhỏ: Năm 2005, số cơ sở lưu trú từ 10 -29 phòng là 127 cơ sở chiếm 42%, cơ sở lưu trú dưới 10 phòng là 113 cơ sở chiếm 37,5%, còn lại cơ sở lưu trú từ 30 -180 phòng chỉ có 61 cơ sở chiếm 20,5% tổng số cơ sở lưu trú của thị xã. Hình 2.2: Cơ cấu cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn (2005) (xét theo quy mô) Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở tư liệu phòng thống kê – UBND thị xã Sầm Sơn Về quản lý (hoặc sở hữu) cơ sở lưu trú: Trong cơ chế mới, các cơ sở lưu trú thuộc cơ quan Trung Ương và các bộ, ngành đang từng bước chuyển sang kinh doanh bằng cách đón khách kinh doanh vào các ngày nghỉ cuối tuần. Bên cạnh đó, thị xã Sầm Sơn cũng tích cực huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch đã có nhiều cơ hội phát triển. Năm 2005, số cơ sở lưu trú do thị xã quản lý, chủ yếu là của tư nhân có 233 cơ sở, chiếm 77,4% tổng số cơ sở toàn thị xã, nhưng do quy mô nhỏ nên chỉ đáp ứng được 3402 phòng (57,35) và 8405 giường (59,2%) trong mùa du lịch (xem bảng 2.6). Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn phân theo cấp quản lý (2005) Loại cơ sở lưu trú Số lượng (cơ sở) Số phòng Số giường Tổng số cơ sở lưu trú toàn thị xã (2005) 301 5937 14.180 Số cơ sở thuộc Trung ương và níc bạn (Lào) 50 2063 4644 Số cơ sở thuộc tỉnh Thanh Hoá 18 472 1132 Số cơ sở thị xã hiện có 233 3402 8405 Nguån: Phßng thèng kª – UBND thÞ x· SÇm S¬n Bảng 2.7: Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2007 TT Loại hình Tổng số cơ sở Tổng số phòng 1 Cơ sở lưu trú thuộc cơ quan Trung ương, bộ, ngành 32 1.512 2 Cơ sở lưu trú thuộc doanh nghiệp tư nhân 60 2.304 3 Cơ sở lưu trú tư nhân 206 2.754 4 Nhà ở kết hợp kinh doanh 16 46 Tổng 314 6.616 Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Sầm Sơn Theo bảng 2.7 đến năm 2007, số cơ sở lưu trú do thị xã quản lý gồm cơ sở của doanh nghiệp tư nhân, cơ sở lưu trú tư nhân, nhà ở kết hợp kinh doanh đã có 282 cơ sở, tăng 49 cơ sở so với năm 2005. Điều đó càng chứng tỏ chủ trương khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch là đúng đắn và phù hợp với nền kinh tế năng động hiện nay. Nhờ vậy, các khách sạn, nhà nghỉ, phòng khách có điều kiện nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu như năm 2000 mới có 216 cơ sở với 3.697 phòng và 10.350 giường, thì đến năm 2008 đã có 314 cơ sở với 6.616 phòng, 15.180 giường. Nhiều cơ sở có trang bị nội thất cao cấp, chất lượng phục vụ tốt nên du khách đến với Sầm Sơn ngày một đông và số lượng ngày lưu trú dài hơn (Năm 2007 đón được 1.296.500 lượt khách, bình quân khách lưu trú 2,64 ngày/đợt, so với 352.700 lượt khách, ngày lưu trú bình quân 2,3 ngày/đợt vào năm 2000. Như vậy, số lượt khách năm 2007 đã tăng gần 3,68 lần so với lượt khách năm 2000, số ngày lưu trú của du khách năm 2008 cũng kéo dài hơn). Bảng 2.8: Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2007 TT Chất lượng Tổng số cơ sở Tổng số phòng 1 Cơ sở được xếp tiêu chuẩn sao 15 975 2 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 114 3.078 3 Chưa đạt tiêu chuẩn (chưa phân loại) 185 2.563 Tổng 314 6.616 Nguồn: Phòng thống kê – UBND thị xã Sầm Sơn Nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Sầm Sơn khá phong phú, đa dạng về loại hình và quy mô, phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, tuy nhiên các khách sạn có quy mô lớn (trên 100 phòng) vẫn còn ít (có 4 cơ sở) so với Cửa Lò (5 cơ sở). Dịch vụ trong các khách sạn còn hạn chế, chủ yếu là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Mặt khác, trên 70% là khách sạn, nhà nghỉ tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ quản lý còn yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, công tác đầu tư nâng cấp chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những vấn đề hết sức nan giải trong quá trình phát triển và hội nhập của du lịch Sầm Sơn. 2.3.2.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống – nhà hàng, khu vui ch¬i, gi¶i trÝ Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở ăn uống – nhà hàng ở Sầm Sơn phát triển tương đối nhanh, năm 2000 mới có 244 cơ sở, đến năm 2004 đã có 412 cơ sở, chưa kể đến hàng trăm kiốt và hàng quán nhỏ lẻ dọc các đường phố và bãi biển. Những năm gần đây, Sầm Sơn bắt đầu xây dựng và phát triển các khu thể thao, vui chơi, giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, làm phong phú thêm dịch vụ hỗ trợ kéo dài thời gian lưu trú của khách như: Khu vui chơi giải trí huyền thoại Độc Cước, khu Vạn Chài Resort, vũ trường, quán bar – karaoke với tổng số vốn lên hàng trăm tỷ đồng, chiếm 79% tổng số vốn đầu tư trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chưa có, mới chỉ dừng lại ở đầu tư trong nước và một số dự án của Việt Kiều nên quy mô dự án chưa xứng tầm với điểm du lịch đầy hấp dẫn như Sầm Sơn. Năm 2008, hệ thống dịch vụ đang bố trí sắp xếp tạm thời trên bãi biển, hành lang các trục đường, trên núi Trường Lệ và khu sinh thái Quảng Cư. Thực tế những năm qua tuy có nhiều cố gắng trong phục vụ du khách, nhưng các hộ kinh doanh vẫn lấn chiếm, cơi nới không theo đúng quy hoạch, làm mất mĩ quan đô thị và gây rối trật tự sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã. Bên cạnh việc các kiốt kinh doanh trên khuôn viên bãi biển hiện nay vẫn ở tình trạng tạm thời, chưa được tỉnh phê duyệt, hiện tượng hàng quán dọc một số trục đường phát sinh nhiều, lấn chiếm vỉa hè, thậm chí cả phần lát gạch block dành cho khách đi bộ, kinh doanh không đúng mặt hàng, vị trí kinh doanh chưa đúng quy định của UBND thị xã hàng năm còn rất phổ biến. 2.3.2.3. Phương tiện vận chuyển khách Để góp phần giải quyết nhu cầu đi lại ngày cµng nhiều của khách du lịch và nhân dân, năm 2005, Sầm Sơn đã khai trương hoạt động bến xe chất lượng cao phục vụ các tuyến nội và ngoại tỉnh. Không dừng lại ở đó, từ năm 2007 trở đi, thị xã đã phối hợp với công ty cổ phần xe khách Thanh Hoá, công ty cổ phần taxi Mai Linh më các tuyến xe bus Rừng Thông – Thanh Hoá – Sầm Sơn, tổ chức chạy các tour du lịch lữ hành từ Sầm Sơn đến các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn Thanh Hoá. Ngoài ra, Sầm Sơn còn có hơn 600 xe xích lô, 10 xe điện và hàng trăm xe đạp đôi phục vụ du khách suốt 24/24h. 2.3.2.4. Hệ thống dịch vụ đảm bảo khác Cùng với việc ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, vấn đề bảo đảm an toàn khi tham quan, tắm biển của du khách cũng hết sức được quan tâm chú trọng. Ở Sầm Sơn hàng năm luôn duy trì đội cứu hộ từ 27 – 30 người, 3 tàu cứu hộ luôn thường trực trên các bãi tắm để làm nhiệm vụ hướng dẫn, cứu hộ khách, nhằm hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất đối với du khách. Mặc dï vËy, vµo mïa cao ®iÓm, SÇm S¬n vÉn x¶y ra mét sè vô tö vong do kh¸ch b¬i qu¸ xa khu vùc c¶nh b¸o nguy hiÓm. 2.3.3. Sản phẩm du lịch hiện có ở Sầm Sơn 2.3.3.1. Loại hình du lịch Sầm Sơn có các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú nên có điều kiện phát triển đa dạng, đan xen các loại hình du lịch như: Du lịch tắm biển, nghỉ mát và dưỡng sức: chñ yÕu dùa vµo ®iÒu kiÖn b·i biÓn dµi 9km tõ cöa Híi ®Õn nói Trêng LÖ, ngoµi ra gÇn ®©y thÞ x· còng b¾t ®Çu khai th¸c mét sè b·i t¾m nhá cßn hoang s¬ n”m r¶i r¸c theo ch©n nói Trêng LÖ, thêi ®iÓm thÝch hîp cho lo¹i h×nh du lÞch nµy lµ kho¶ng th¸ng 4 ®Õn th¸ng 9. Du lịch văn ho¸ – thể thao và lễ hội: Lo¹i h×nh du lÞch nµy ë SÇm S¬n dùa vµo c¸c ho¹t ®éng du lÞch t×m hiÓu phong tôc tËp qu¸n cña ng d©n: t×m hiÓu lµng v¨n ho¸ TriÒu D¬ng, L¬ng Trung, v¨n ho¸ truyÒn thèng ven s”ng M·, thëng thøc c¸c mãn ¨n ®Æc s¶n….Ngoµi ra, du kh¸ch cã thÓ tham gia c¸c ho¹t ®éng thÓ thao, vui ch¬i gi¶i trÝ: bãng chuyÒn b·i biÓn, bãng ®¸ b·i biÓn, c©u c¸, lít v¸n, leo nói m¹o hiÓm… Du lÞch lÔ héi thêng diÔn ra chñ yÕu vµo muµ xu©n, lîng kh¸ch lín nhÊt lµ th¸ng giªng, cßn c¸c ho¹t ®éng thÓ thao l¹i thêng diÔn ra vµo mïa hÌ cã ®”ng kh¸ch du lÞch tíi nghØ m¸t kÕt hîp vui ch¬i, gi¶i trÝ. Du lịch tham quan, vãn cảnh danh thắng, di tích, làng nghề: Du kh¸ch t×m ®Õn víi lo¹i h×nh du lÞch nµy thêng lµ nh÷ng ®èi tîng cã tr×nh ®é v¨n ho¸ cao, nh÷ng ngêi tÝch t×m hiÓu ®Æc trng v¨n ho¸ vïng miÒn hoÆc løa tuæi trung niªn cã t©m lý híng néi. C¸c ®iÓm di tÝch thêng ®uîc ghÐ th¨m lµ:: ®Òn §éc Cíc, ®Òn C” Tiªn, hßn Trèng M¸i, ®Òn bµ TriÒu, ®Òn T” HiÕn Thµnh…. Du lịch sinh thái (nhà vườn, rừng cây, đảo, hồ nước): Dùa vào c¶nh quan thiªn nhiªn vµ kh”ng khÝ trong lµnh cña vïng hå níc lî Qu¶ng C, thÞ x· SÇm S¬n ®· x©y dùng khu du lÞch sinh th¸i Qu¶ng C ®Ó phôc vô nhu cÇu nghØ dìng ch÷a bÖnh cña kh¸ch du lÞch. Du lịch hội nghị, hội thảo, trại sáng tác: tuy SÇm S¬n cha cã nh÷ng trung t©m héi nghÞ bÒ thÕ nhng hiÖn t¹i c¸c héi trêng lín trong thÞ x· ®· ®¶m nhËn tæ chøc nh÷ng héi th¶o võa vµ nhá. Phong c¶nh nªn th¬, kho¸ng ®¹t, khÝ hËu trong lµnh cña biÓn chÝnh lµ ®Þa ®iÓm phï hîp ®Ó më tr¹i s¸ng t¸c cho c¸c v¨n nghÖ sÜ s¸ng t¹o ra nhiÒu t¸c phÈm ®éc ®¸o. 2.3.3.2. Các dịch vụ du lịch phục vụ du khách – Dịch vụ lưu trú: Sầm Sơn có hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng về loại hình, phong phú về kiểu dáng, đáp ứng mọi tiêu chuẩn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng về sở thích và nguồn tài chính khác nhau. Hiện nay, Sầm Sơn có khả năng đáp ứng cùng một lúc khoảng 20.000 đến 30.000 lượt khách từ bình dân đến cao cấp tới tắm biển, nghỉ mát và tham quan danh thắng. – Dịch vụ ăn uống: Phong phú về thực đơn, đa dạng về chủng loại từ bình dân đến cao cấp. Du khách có thể thưởng thức các món ăn đồng quê, ẩm thực, đặc sản theo vùng (đồng bằng, miền núi, miền biển), theo ba miền Bắc, Trung, Nam và các món ăn Á, Âu… – Dịch vụ vận chuyển khách: Du khách có nhu cầu đi lại, tham quan, vãn cảnh từ Sầm Sơn đến các điểm danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh, hay trong phạm vi Sầm Sơn bằng các phương tiện xe khách, xe bus, taxi chất lượng cao, xích lô, xe điện và xe đạp cho thuê đều rất thuận lợi. – Dịch vụ hàng lưu niệm, đặc sản địa phương: Sầm Sơn có rất nhiều quầy bán hàng lưu niệm, bán hải sản phục vụ cả ngay lẫn đêm trên các trục đường, các cơ sở lưu trú du lịch với nhiều mặt hàng phong phú. Hấp dẫn nhất đối với du khách là hải sản khô (tôm, mực, cá, rau câu…) và các vật dụng, đồ trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ làm tại địa phương từ cây dừa, cọ, tre, nứa và nguyên liệu từ biển (san hô, vỏ tôm, sò, ốc, sinh vật biển tận thu…) – Dịch vụ vui chơi giải trí: Dạo chơi trên các khuôn viên bãi biển, tìm hiểu huyền thoại thần Độc Cước, tham quan khu sinh thái Quảng Cư, khu du lịch văn hoá núi Trường Lệ, khám phá huyền tích Sầm Sơn. Du khách có thể tham gia leo núi, cắm trại, câu cá, bơi thuyền, chụp ảnh lưu niệm, tắm biển, ca nhạc, tham gia các trò chơi có thưởng, các môn thể thao: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tenis… – Các dịch vụ khác: Đến với Sầm Sơn, du khách được tư vấn hướng dẫn và tham gia các Tour du lịch, chụp ảnh, thuê xe đạp, phao bơi, áo tắm, tắm nước ngọt, trông giữ xe cùng các dịch vụ văn hoá tâm linh. 2.3.4. Lao động phục vụ du lịch Trong những năm qua, lao động của ngành du lịch ở Sầm Sơn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Tuy vËy, vÒ c¬ b¶n lao ®éng trong ngµnh du lÞch cña SÇm S¬n phÇn lín cha ®îc ®µo t¹o nghiÖp vô. B¶ng 2.9 cho thÊy n¨m 2000 có 1.385 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch, chiếm 59,6% tổng số lao động trong toàn ngành du lịch Thanh Hoá, nhng chØ cã 256 lao động được đào tạo (chiếm 18% tæng sè lao ®éng du lÞch toµn thÞ x·), cßn tíi 1129 lao động chưa qua đào tạo (chiếm 82%). Theo thèng kª cña Phßng Thèng kª UBND thÞ x· SÇm S¬n, tÝnh ®Õn ngµy 31/12/2005, tæng sè lao ®éng trùc tiÕp trong ngµnh du lÞch SÇm S¬n t¨ng lªn 2.608 lao ®éng (chiÕm 60% tæng sè lao ®éng du lÞch toµn tØnh Thanh Ho¸) trong ®ã 33,4% lao ®éng ®· qua ®µo t¹o båi dìng nghiÖp vô, cßn l¹i 66,6% cha qua ®µo t¹o. Nh vËy, mÆc dï sè lîng lao ®éng ®îc ®µo t¹o n¨m sau t¨ng h¬n n¨m tríc nhng so víi yªu cÇu ph¸t triÓn thùc tÕ vµ so víi sè lîng lao ®éng du lÞch toµn thÞ x· th× con sè ®ã ph¶n ¸nh chÊt lîng phôc vô du lÞch cßn thÊp, cha ®îc ®µo t¹o chuyªn m”n c¬ b¶n [61, tr.10-11]. Nguyªn nh©n chÝnh cña t×nh tr¹ng trªn lµ do ®Æc ®iÓm cña du lÞch Thanh Ho¸ vÉn cßn mang tÝnh mïa vô nªn viÖc thu hót lao ®éng cã tay nghÒ cao lµm æn ®Þnh trong c¸c c¬ së lu tró lµ rÊt khã, nhÊt lµ lao ®éng cã tr×nh ®é cao ®¼ng vµ ®¹i häc chiÕm tû lÖ rÊt Ýt. Tõ n¨m 2000 ®Õn n¨m 2007, thÞ x· chñ ®éng phèi hîp víi Së Du lÞch Thanh Hãa vµ c¸c trêng nghiÖp vô tæ chøc cho ngêi lao ®éng tham gia c¸c líp båi dìng nghiÖp vô ng¾n ngµy vµ c¸c líp n©ng cao kiÕn thøc v¨n hãa giao tiÕp øng xö trong ho¹t ®éng du lÞch. B¶ng 2.9: Lao ®éng trùc tiÕp trong ngµnh du lÞch SÇm S¬n giai ®o¹n (2000-2005) Thị xã Sầm Sơn Tổng số lao động 1.385 1.412 1.495 1.541 1.672 2.608 Đã qua đào tạo 256 270 299 308 351 872 Chiếm tỷ lệ % 18 19 20 20 21 33,4 Chưa qua đào tạo 1.129 1.142 1.196 1.233 1.321 1.744 Chiếm tỷ lệ % 82 81 80 80 79 66,6 Nguồn: Sở Văn hoá – thể thao – du lịch Thanh Hoá 2.3.5. Khách du lịch đến Sầm Sơn: 2.3.5.1. Lượng khách a. Lượng khách nội địa Từ năm 1989 đến nay, Sầm Sơn đón chủ yếu là khách nội địa từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Trong thời kỳ đổi mới, điều kiện vật chất được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, lượng khách đến Sầm Sơn ngày càng đông, mang lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Năm 2005, thị xã Sầm Sơn đón được 649.040 lượt khách nội địa, tăng 42% so với năm 2001, chiếm 65% trên tổng lượng khách nội địa đến Thanh Hoá. Tốc độ tăng trưởng bình quân 18,3% năm. Thời gian lưu trú bình quân 2,1 ngày với mức chi tiêu bình quân từ 130 – 180 nghìn đồng/người/ngày chủ yếu cho ăn uống lưu trú và dịch vụ khác. Bảng 2.10: Số lượt khách du lịch đến Sầm Sơn từ 2001 đến 2005 Năm Khách 2001 2002 2003 2004 2005 TĐTT bình quân Khách nội địa đến Sầm Sơn 331.180 357.300 399.480 383.826 649.040 18,3% Khách nội địa đến tỉnh Thanh Hoá 482.397 561.135 631.794 700.000 1.000.000 19,9% Tỷ lệ Sầm Sơn so với tỉnh Thanh Hoá 68,7% 63,7% 63,2% 54,8% 64,9% Nguồn: Phòng Thống kê – Uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn. Qua bảng trên ta thấy, khách đến Sầm Sơn từ 2001 – 2005, năm sau cao hơn năm trước. Nếu so sánh với những năm trước (1989 – 2000) thì lượng khách tăng mạnh hơn. Từ năm 2006, Sầm Sơn đón được 924.000 lượt khách nội địa, tăng 42% so với năm 2005. Năm 2007 việc tổ chức thành công lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn đón được 1.300.000 lượt khách, tăng 40% so với năm 2006. Đến năm 2008, có 1.400.000 lượt khách tới Sầm Sơn tăng 7,7% so với năm 2007. b. Lượng khách du lịch quốc tế Khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tuy vậy số lượng khách vẫn còn hạn chế. Năm 2000, Sầm Sơn đón được 754 lượt khách quốc tế, năm 2005 đón được 1.420 lượt khách quốc tế, tăng 1,9 lần so với năm 2000. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch Sầm Sơn, trong đó điều kiện cơ sở vật chất chậm phát triển, chưa có những sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách quốc tế. 2.3.5.2. Ngày lưu trú của khách Do tập quán du lịch và tác động của khí hậu nên khách nội địa chủ yếu đến Sầm Sơn vào mùa hè, tập trung ở các tháng 5,6,7 và 8 (chiếm 85% tổng lượng khách đến trong năm). Đặc biệt trong hai tháng 6 và 7, vào những ngày nắng nóng cao điểm, lượng khách thường bị quá tải gây nên hiện tượng “quá tải tức thời” [25, tr.63] Thời gian lưu trú của khách đến Sầm Sơn ngày càng dài hơn so với những năm 90 của thế kỉ XX. Trước đây, du khách chỉ ở trung bình 1,55 ngày/đợt nhưng hiện nay là 2,64 ngày đợt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đời sống vật chất của người dân ngày càng tốt hơn, ngày nghỉ cuối tuần dài hơn, đồng thời du lịch Sầm Sơn lại không ngừng phát triển đa dạng hoá các loại hình, các sản phẩm du lịch, tăng cường chiều sâu nâng cấp chất lượng phục vụ để hấp dãn du khách. Việc khách ở lại Sầm Sơn lâu hơn sẽ giúp tăng tần suất sử dụng phòng khách sạn và các dịch vụ. Nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. 2.3.5.3. Cơ cấu khách Cơ cấu khách nội địa có sự thay đổi, bên cạnh du khách đến từ Hà Nội thì khách ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc khác cũng có xu hướng tăng lên. Khách đến Sầm Sơn chủ yếu là từ miền Bắc, điều này có thể lý giải là do nguyên nhân không gian quá xa và một phần do lực hút của du lịch Sầm Sơn chưa thật hấp dẫn. Thậm chí ngay cả trong tỉnh, lượng khách đến Sầm Sơn cũng có chiều hướng giảm, do mong muốn được đi đến những địa điểm du lịch mới lạ của con người. Lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn vẫn còn ít, chỉ bằng 1% khách nội địa (hình 2.4). Cơ cấu khách quốc tế thay đổi không lớn, chủ yếu khách đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Âu…Ngoài ra còn một bộ phận khách là Việt kiều. Thời gian lưu trú của khách quốc tế trung bình từ 2,5 -3 ngày, chi tiêu khoảng 60 USD/người/ngày. Khách du lịch có quốc tịch Anh, Pháp, Canađa gần đây có xu hướng tăng lên. Một trong những nguyên nhân có thể do thị hiếu du lịch của các nước phát triền là chuyển từ khu vực hiện đại sang khu vực có thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, ít có bàn tay can thiệp của con người. Khách trong nước Khách quốc tế. 99% 1 % Hình 2.4: Cơ cấu khách du lịch đến Sầm Sơn năm 2008 Nguồn: Phòng Thống kê – UBND thị xã Sầm Sơn 2.3.5.4. Høng thó cña kh¸ch du lÞch ®èi víi SÇm S¬n (2008) Sau khi tiến hành điều tra xã hội học đối với 100 du khách đến biển Sầm Sơn vào hè tháng 6/2008 kết quả thu được như sau: Khi được hỏi về vẻ đẹp của bãi biển Sầm Sơn, phần lớn du khách (62%) đều cho rằng Sầm Sơn có bãi cát dài, đẹp, nước biển trong xanh nhưng vẫn còn nhiều rác thải vứt bừa bãi, khoảng 31% khách du lịch khẳng định bãi biển Sầm Sơn rất đẹp, còn lại 7% du khách cho rằng bãi cát ở đây hẹp, nước biển ô nhiễm, không có du khách nào thấy biển Sầm Sơn có bãi cát dốc, nước biển đục. Về các giá trị du lịch nhân văn tại Sầm Sơn, hầu hết du khách (92%) ngoài tắm biển ra đều có các hoạt động thăm quan di tích lịch sử – văn hóa như: đền Độc Cước, chùa Cô tiên, hòn Trống Mái. Một số du khách còn thích tham gia tìm hiểu những di tích khác như: đền thờ Tô Hiến Thành (6%), đền Bà Triều (2%) để nâng cao hiểu biết về văn hoá địa phương. Trong số 3 di tích được thăm quan nhiều nhất thì 55% du khách (hơn một nửa là độ tuổi thanh niên) cho rằng di tích hòn Trống – Mái có ý nghĩa độc đáo nhất, ca ngợi tình yêu đôi lứa và sự thuỷ chung son sắt, 45% du khách thấy di tích đền Độc Cước phản ánh khát vọng cái thiện chiến thắng cái ác của nhân dân, sự hy sinh cao cả của thần Độc Cước vì cuộc sống bình yên của dân chài đặc sắc hơn. Tuy khác nhau ở sở thích thăm quan nhưng hầu hết du khách đều có điểm chung ở nhận xét về sự tiến bộ của môi trường du lịch ở Sầm Sơn những năm gần đây, đặc biệt là từ sau lễ kỉ niệm 100 năm thành lập. Các di tích đều được đưa vào kế hoạch trùng tu, tôn tạo. Hiện tượng gây phiền nhiễu cho du khách ở các điểm di tích như: chèo kéo khách, các hoạt động mê tín dị đoan, ăn xin, cờ bạc…giảm hẳn. Về cơ sở lưu trú, thái độ phục vụ của nhân viên và đội ngũ bán hàng trên bãi biển, hầu hết các du khách được điều tra ngẫu nhiên đều ở mức độ thu nhập khá và trung bình nên nhận xét
Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Giải Pháp: Phát Triển Du Lịch Đông Nam Bộ trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!