Xem Nhiều 3/2023 #️ Thực Trạng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Khánh Hòa # Top 4 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thực Trạng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Khánh Hòa # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Khánh Hòa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH - PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – DIÊM NGHIỆP A+ A A-

Thực trạng và giải pháp thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Thực trạng và giải pháp thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cùng với cả nước, Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Kinh tế nông thôn phát triển; đời sống nông dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng, nhà ở nông thôn được xây dựng, nâng cấp, cải tạo; bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được phát huy, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, chuyên canh; nhiều hàng hóa nông sản được chứng nhận nhãn hiệu và chất lượng.

Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện Chương trình với mục tiêu nâng cao số xã, số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; duy trì thành quả và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã đã đạt chuẩn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

Để đạt các mục tiêu đó cần có nhiều Chương trình, dự án đi vào chiều sâu của từng lĩnh vực; một trong những Chương trình, dự án đó là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Đây là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018– 2020; Chương trình có mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn;  Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Khánh Hoà là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ có tổng diện tích tự nhiên 513.780 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 100.000 ha, trong đó, diện tích các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như xoài 8.169 ha, sầu riêng 1.700 ha, bưởi da xanh 1.398 ha, dừa 1.766 ha, chuối 3.817 ha, tỏi 439 ha…; diện tích đất có rừng 239.000ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 6.767 ha, đất sản xuất muối là 1.021 ha. Sản lượng nông sản chủ yếu sản xuất hàng năm: 110.000 tấn thủy sản; 70.000 tấn thịt gia súc gia cầm; 276.000 tấn lương thực; 100.000 tấn quả các loại. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 800 triệu USD, trong đó xuất khẩu thủy sản trên 600 triệu USD; là vùng kinh tế tiềm năng để “triển khai thực hiện sâu rộng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị” giai đoạn 2020-2025 như trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII đã nêu.

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020.

1.     Kết quả triển khai thực hiện giai đoạn 2018-2020

a) Về Công tác tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình OCOP

Đã bổ sung nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 các cấp.

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh; Phòng Kinh tế/ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Chương trình OCOP cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện, có 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách OCOP, được lồng ghép trong nhiệm vụ nông thôn mới tại xã.

b) Về Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và tuyên truyền.

– Cấp tỉnh và cấp huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các đối tượng cán bộ quản lý các cấp và chủ thể tham gia như hội nghị hướng dẫn xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chương trình; hội nghị triển khai Chương trình OCOP và Tập huấn đánh giá xếp hạng sản phẩm; tập huấn hướng dẫn xây dựng ý tưởng sản phẩm và xét chọn sản phẩm, xây dựng phương án kinh doanh và thẩm định phương án kinh doanh, xây dựng câu chuyện sản phẩm và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Quá trình tập tuấn điều có mời Hội, đoàn thể các cấp đặc biệt là hội nông dân.

Ngoài các lớp tập huấn, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức đoàn của Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP cấp tỉnh là cán bộ chuyên môn của các Sở, ban ngành hướng dẫn trực tiếp tại các địa phương, các chủ thể phát triển, hoàn thiện các sản phẩm tham gia; đã tổ chức đoàn cấp tỉnh cho các địa phương, sở ban ngành tham quan học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Nam – một trong các tỉnh thí điểm thực hiện Chương trình OCOP của Trung ương và đang có những thành tích nổi trội thực hiện Chương trình OCOP trên cả nước.

– Việc thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên, liên tục qua Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh, huyện đến cấp xã, thôn. Đồng thời, trên Website  của Sở Nông nghiệp và PTNT và tại chuyên trang Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối tỉnh thường xuyên đăng tải các Văn bản của Trung ương và địa phương về Chương trình để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết thực hiện.

 Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp lấy ý kiến của các Sở ban ngành về việc đưa sản phẩm thuộc Chương trình OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam.

c) Số sản phẩm, chủ thể đăng ký tham gia chương trình

Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Khánh Hòa triển khai xây dựng kế hoạch tập trung chuẩn hóa 52 sản phẩm đã có; trong đó, triển khai trên địa bàn tất cả các xã có sản phẩm chủ lực của địa phương như sầu riêng, chuối, mía tím (Khánh Sơn), xoài (Cam Lâm) và bưởi da xanh (Khánh Vĩnh); ngoài ra, thực hiện trên địa bàn cấp xã cụ thể có các phẩm đặc trưng như Vạn Ninh (08 đơn vị), Ninh Hòa (07 đơn vị), Diên Khánh (05 đơn vị), Nha Trang (03 đơn vị), Cam Ranh (03 đơn vị).

Về sản phẩm tham gia có nhóm thực phẩm: 43 sản phẩm; nhóm đồ uống: 03 sản phẩm; nhóm lưu niệm – nội thất – trang trí: 06 sản phẩm.

d) Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm

Theo chu trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cấp huyện tổ chức Hội đồng đánh giá, chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (50-100 điểm) đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

– Năm 2019: Các địa phương đã tổ chức đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm (chiếm 93% số sản phẩm tham gia chương trình năm 2019) của 23 chủ thể. Sau đánh giá đã chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của 20 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (50-100 điểm) đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã họp đánh giá và xếp hạng sản phẩm, trình UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 16/9/2020 công nhận kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Khánh Hòa năm 2019 cho 18 sản phẩm đạt 3 sao của 14 chủ thể gồm: 2 sản phẩm chả cá, 1 sản phẩm nấm linh chi, 01 sản phẩm gạo Ngọc Quang, 04 sản phẩm nấm (nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm hương, nấm mèo), 01 sản phẩm dưa lưới Ô Xanh, 01 sản phẩm Bưởi da xanh, 01 sản phẩm xoài sấy dẻo,  06 sản phẩm sầu riêng và 01 sản phẩm mía tím.Trong 14 chủ thể có 04 Hợp tác xã, 6 Tổ hợp tác, 03 doanh nghiệp, 1 hộ kinh doanh.

– Năm 2020: Các địa phương đã tổ chức đánh giá, phân hạng 13 sản phẩm của 12 chủ thể. Sau đánh giá đã chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của 12 sản phẩm của 11 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên (50-100 điểm) đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng. Ngày 25/12/2020, Hội đồng cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm; trong đó, có 01 sản phẩm đạt 4 sao (dưa lưới ô xanh) và 07 sản phẩm đạt 03 sao gồm 03 sản phẩm sầu riêng, 01 sản phẩm xoài úc, 01 sản phẩm Nếp Quạ Ninh Đông, 01 sản phẩm gạo thảo dược và 01 sản phẩm rau muống.

e) Kết quả triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm

Nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP của tỉnh đến với người tiêu dùng. Trong 02 năm 2019 và 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức gian hàng triển lãm Festival OCOP tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn  mới giai đoạn 2010 – 2020 do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức tại Nam Định từ ngày 17/10/2019 – 19/10/2019; trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận đạt 03 sao trở lên tại Phiên chợ Tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020 do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức từ ngày 16/10/2020 – 18/10/2020 tại Trung tâm thương mại Big C, đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang.

Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể đưa sản phẩm đã được chứng nhận tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành in nhãn hiệu chứng nhận OCOP đạt 3 sao và cấp phát cho các chủ thể gắn lên sản phẩm; đã in Catologue sản phẩm OCOP tỉnh Khánh Hòa và dự kiến Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 kết hợp trao quyết định công nhận sản phẩm đạt 3, 4 sao và kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP vào đầu tháng 01/2021.

Đồng hành với ngành Nông nghiệp và PTNT, ngày 25/12/2020, Sở Công Thương đã tổ chức khai trương điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại Siêu thị Co.opmart Nha Trang.

2. Khó khăn, tồn tại

– Chương trình OCOP là Chương trình mới, việc triển khai Chương trình OCOP ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do không bố trí được nhân lực. Phần lớn các cán bộ được giao kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau ngoài Chương trình OCOP. Cán bộ được bố trí không đủ thời gian thực hiện, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nhân lực trong triển khai Chương trình.Trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ cấp huyện (cấp hướng dẫn, thực hành), cấp xã (cấp triển khai, phối hợp, thực hành) của một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn trong việc thẩm định các dự án, phương án kinh doanh của các chủ thể tham gia. Việc tổ chức đánh giá của một số địa phương còn chưa thật sự quan tâm, hồ sơ đề nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm đạt 03 sao ở cấp huyện đề nghị đánh giá ở cấp tỉnh còn nhiều sai sót và thiếu những yêu cầu bắt buộc để đạt từ 03 sao theo quy định tham gia Chương trình, dẫn đến gây khó khăn trong quá trình thẩm định và đánh giá hồ sơ của Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng cấp tỉnh mặc dù các địa phương đã được tập huấn và hướng dẫn cách đánh giá và xếp hạng sản phẩm, hồ sơ tham gia đánh giá.

– Quá trình triển khai chưa thật sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; cơ chế, chính sách hỗ trợ được thực hiện lồng ghép từ nhiều chính sách đã được ban hành, tuy khá đầy đủ, nhưng lại thiếu đồng bộ, luôn thay đổi, chưa được xác định rõ ràng, dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phương dẫn đến không thực hiện hết nguồn kinh phí hỗ trợ; năm 2019, kinh phí thực hiện chỉ đạt 15,5% (692/4.440 triệu đồng).

– Tiềm lực sản phẩm tham gia OCOP của tỉnh là rất lớn nhưng việc tuyên truyền sâu rộng để người dân tham gia còn hạn chế; muốn các chủ thể tham gia OCOP, ngành nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện đều phải đến tận nơi vận động, thuyết phục, hỗ trợ toàn diện chu trình OCOP từ thủ tục kiểm định chất lượng, mẫu mã bao bì cho đến xây dựng câu chuyện sản phẩm. Rất ít chủ thể (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) chủ động tìm đến để được hỗ trợ đưa sản phẩm tham gia OCOP. 

Sản phẩm tham gia Chương trình đa phần là sản phẩm chủ lực của các địa phương, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm tươi, chưa qua chế biến (chưa gia tăng giá trị). Các sản phẩm này chủ yếu là do các hộ gia đình, HTX, THT sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tính liên kết thấp; chưa chủ động trong phân phối và tiếp thị sản phẩm, có phần hạn chế trong xây dựng ý tưởng sản phẩm, phương án kinh doanh,… Sản phẩm tuy là chủ lực nhưng vẫn chưa đạt được một số  yêu cầu theo tiêu chí sản phẩm đạt OCOP.

Số lượng chủ thể tham gia vẫn còn e dè và hạn chế do biểu mẫu, hồ sơ tham gia đánh giá quá nhiều và quá khó đối với các chủ thể sản xuất (DNNVV, HTX, THT, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh). Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều điểm chưa phù hợp với một số sản phẩm của các địa phương; một số nội dung phân công hướng dẫn thuộc các lĩnh vực chuyên ngành của các Sở, ban ngành trong Bộ tiêu chí còn chưa cụ thể nhất là đối với các sản phẩm thuộc Bộ sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí và thủ công mỹ nghệ gia dụng (nhất là đối với sản phẩm có chất liệu trầm hương – một sản phẩm đặc hữu, có thương hiệu của Khánh Hòa).

3. Đánh giá chung

– Chương trình OCOP triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian ngắn song đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025 đưa vào báo cáo chính trị định hướng cho giai đoạn đến đó là “đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị”; HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã quan tâm bố trí nguồn vốn để hỗ trợ phát triển Chương trình; đồng thời chỉ đạo các Sở ban ngành, các cấp tăng cường thực hiện để đảm bảo Kế hoạch đề ra. Để có một Chương trình OCOP nâng cao, sâu rộng và đồng bộ cho giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm phê duyệt đề cương và cấp kinh phí thực hiện; Ngành Nông nghiệp và PTNT đã gọi mời Công ty Cổ phần Phát triển Dược Khoa tư vấn lập đề án; Công ty có chúng tôi Trần Văn Ơn, giảng viên cao cấp, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Phát triển Dược Khoa – người thầy có thể nói là đầu tiên trong Chương trình OCOP Việt Nam, đã và đang tư vấn cho nhiều tỉnh thực hiện hiệu quả Chương trình này để tư vấn lập đề án trên địa bàn tỉnh.

– Tuy chưa sâu rộng nhưng qua triển khai Chương trình nhận thấy từng bước đã có sự quan tâm, chú ý của các chủ thể từ 26 sản phẩm đăng ký ban đầu, đã có thêm 26 sản phẩm đăng ký bổ sung, nâng tổng số sản phẩm tham gia giai đoạn 2018-2020 lên 52 sản phẩm; điều đó cho thấy ý nghĩa thực sự của Chương trình đã được các chủ thể sản xuất đồng tình hưởng ứng.

Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc tham gia Chương trình các chủ thể sản xuất đã hiểu rõ được lợi ích của Chương trình, giúp chủ thể hoàn thiện sản phẩm hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Chương trình nhận được sự hưởng ứng cao của các chủ thể sản xuất. Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

4. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình

Một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng nâng cao, sâu rộng và đồng bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến

a) Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức

– Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để phổ biến rộng rãi Chương trình về nội dung, chu trình, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; những thành tựu và kết quả thực hiện Chương trình; những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình OCOP ở các địa phương.

– Tập trung công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã); tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về phát triển sản phẩm tại các địa phương nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất có điều kiện tham gia.

b) Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy điều hành, triển khai Chương trình OCOP các cấp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý chương trình; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP.

c) Xây dựng cơ chế chính sách

Cần ban hành cơ chế, chính sách cụ thể cho Chương trình OCOP để hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ; cơ chế chính sách quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị nhằm khai thác sản phẩm thế mạnh, đặc hữu của địa phương, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập trên địa bàn.

d) Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm

Số hóa, hướng cụ thể hồ sơ minh chứng các tiêu chí theo từng bộ tiêu chí đánh giá để tạo điều kiện cho các chủ thể có thể truy cập và lập hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng một cách chính xác và nhanh nhất.

Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm 02 lần trong năm; đợt 1 vào mua thu hoạch sản phẩm nông nghiệp (tháng 7, 8); đợt 2 vào tháng 11 trong năm.

e) Đổi mới và đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm

Đổi mới hình thức, phương pháp xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm chủ lực thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm. Hình thành các điểm bán hàng; trung tâm OCOP để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP (đạt 3 sao trở lên) ở cấp tỉnh và cấp huyện;

Đẩy mạnh việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử nhằm tăng cường kết nối cung cầu;

Tổ chức Hội chợ OCOP thường niên 01 lần/năm, tập trung vào các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh dần tiến tới hoạt động xã hội hóa; lồng ghép các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong các hội chợ thương mại tại các địa phương;

Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, thúc đẩy hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nhất là đẩy mạnh tiêu thụ tại chỗ thông qua khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng, qua đó góp phần đa dạng ngành du lịch Khánh Hòa.

 Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP, xây dựng “Mạng lưới Đối tác OCOP Khánh Hòa” với sự tham gia của các tổ chức OCOP (chia sẻ thông tin, gặp gỡ, đàm phán, ký kết thỏa thuận, hợp đồng,….) nhằm liên kết các chủ thể thực hiện chương trình với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chuẩn hóa vùng trồng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như xoài, sầu riêng, bưởi, tỏi…qua đó, hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư máy móc, trang thiết bị nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao như tinh dầu bưởi, trà hoa bưởi, xoài sấy, tỏi đen, tinh dầu tỏi…..

Tác giả: Huỳnh Quang Thành – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa.

CÁC TIN KHÁC Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2021 Triển khai thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ Triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025. Hội nghị toàn quốc Tổng kết Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020. HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÁNH HÒA UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận 26 sản phẩm đạt từ 03 sao OCOP giai đoạn 2018-2020 Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP năm 2020 Mời tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 20 – AgroViet 2020. UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận 18 sản phẩm đạt 03 sao OCOP năm 2019.

1

234

Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạng Cung Cấp Dvc Trực Tuyến Trên Địa Bàn Tỉnh

Thực trạng cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3,4 trên địa bàn tỉnh

Đến nay, heo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã cung cấp tổng cộng 426 DVC TT mức độ 3 (trong đó cấp Sở, ngành cung cấp 347 DVCTT, 79 DVC TT của cấp huyện), 65 DVCTT mức độ 4 (cấp xã chưa triển khai cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3,4). Số lượng DVC TT mức độ 3,4 chiếm tỷ lệ khoảng 26% tổng số TTHC của tỉnh. Một số ngành có tỷ lệ cung cấp DVC trực tuyến cao như Sở Tài nguyên và Môi trường (gần 100%), Sở Khoa học và Công nghệ (70%), Sở Thông tin và Truyền thông (25%), …

Tuy cung cấp nhiều DVC trực tuyến mức độ cao, nhưng nhiều DVC trực tuyến không có phát sinh hồ sơ (có 192 DVC TT có phát sinh hồ sơ, chiếm tỷ lệ khoảng 47%). Đến hết tháng 11/2018, Tổng số hồ sơ nộp trực tuyến của các Sở, ban, ngành là 5.713 hồ sơ trên tổng số 46.588 hồ sơ tiếp nhận của tổ chức, công dân. Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến mức độ 3,4 của tỉnh đạt khoảng 32%. Một số Sở, ngành có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, …

Nhằm đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến mức độ 4, trong đó phải cho phép tổ chức, công dân thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua phương thức trực tuyến, ngay từ cuối năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng Ngân hàng Công thương Chi nhánh Quảng Nam tiến hành thử nghiệm dịch vụ thanh toán trực tuyến, kết nối kỹ thuật của 2 cổng: Cổng dịch vụ công Quảng Nam và Cổng thanh toán của VietinBank. Đến tháng 04/2018, tiến hành triển khai thí điểm dịch vụ thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính của Sở Công thương tỉnh trong thời gian từ 04/2018 đến tháng 07/2018. Qua thời gian thử nghiệm, có tổng cộng 37 hồ sơ được giao dịch qua hình thức thanh toán trực tuyến, được xử lý thành công. Qua sơ kết thí điểm, UBND tỉnh đã thống nhất triển khai rộng rãi hình thức thanh toán trực tuyến đối với các DVC TT của tỉnh trong năm 2019.

Để nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 4038/UBND-KSTTHC ngày 24/7/2018 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 năm 2018. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải có giải pháp quyết liệt, cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo: Số thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt ít nhất 60% so với tổng số thủ tục hành chính đang cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến mức độ 3 đạt ít nhất 30% so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm (cả trực tuyến và truyền thống) đối với thủ tục hành chính đang cung cấp trực tuyến mức độ 3; số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến mức độ 4 đạt ít nhất 20% so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm (cả trực tuyến và truyền thống) đối với thủ tục hành chính đang cung cấp trực tuyến mức độ 4. Các chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 nêu trên được xem là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị..

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc cung cấp DVC TT trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

– Tỷ lệ DVC TT có phát sinh hồ sơ còn thấp, đạt khoảng 47%. Như vậy có khoảng 200 DVC trực tuyến được các ngành, địa phương cung cấp nhưng không có phát sinh hồ sơ, nghĩa là người dân, doanh nghiệp không sử dụng các DVC TT này, ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp DVC trực tuyến của tỉnh.

– Việc cung cấp DVC trực tuyến ở cấp huyện, cấp xã chưa được quan tâm, chú trọng, cụ thể 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh cung cấp tổng cộng 27 DVC trực tuyến, trong năm 2018 phát sinh 22 hồ sơ. Thành phố Hội An trong năm 2018 không có hồ sơ trực tuyến. Đối với cấp xã chưa cung cấp DVC TT mức độ 3,4.

– Việc gắn kết giữa DVC TT với các hình thức hỗ trợ như chuyển phát kết quả qua Bưu điện, thanh toán trực tuyến chưa cao, ảnh hưởng đến tính tiện ích của việc sử dụng DVC trực tuyến.

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, đó là:

– Nhiều người dân và doanh nghiệp thừa nhận chưa biết và chưa thực sự quan tâm nhiều đến các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước. Mặc dù Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tuyên truyền về DVC TT qua tờ rơi, qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tỷ lệ người dân biết và sử dụng DVC trực tuyến còn thấp.

– Mặt khác, thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị công nghệ thông tin của người dân đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất nhiều hạn chế và thiếu gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến.

– Đồng thời, các dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng khai thác, đặc biệt là dịch vụ công mức độ 3, 4 khiến quá trình khai thác, sử dụng của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

– Ngoài ra, do tâm lý của người dân lo ngại về sự mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công, hoặc sự chưa rõ ràng về việc chứng thực cho các hồ sơ pháp lý trên mạng.

Một số giải pháp đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến trên địa bàn tỉnh:

– Cần đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền: kết hợp sinh hoạt tổ dân phố với thực hiện việc tuyên truyền DVCTT đến từng tổ dân phố vào các buổi họp tổ dân phố. Tại các buổi sinh hoạt tổ dân phố, chuyên viên của đơn vị cung cấp dịch vụ phát tờ gấp giới thiệu dịch vụ cho người dân, giới thiệu về các lợi ích khi tham gia sử dụng DVHCCTT, trình chiếu các đoạn video hướng dẫn sử dụng dịch vụ; Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để tác động trực tiếp đến giới trẻ và từ đó thêm một kênh thông tin để đưa lợi ích của sử dụng DVCTT đến từng hộ gia đình. Tại các bộ phận một cửa của các quận, huyện cần cung cấp các màn hình giới thiệu các DVCTT, chính sách khuyến khích để người dân trong khi chờ đợi giải quyết TTHC có thể xem và biết về các DVCTT.

– Thay đổi thói quen của công dân trong việc sử dụng dịch vụ công thông qua Trung tâm hành chính công, để cung cấp cho người dân, doanh nghiệp những thông tin trực tuyến, dần dần từ bỏ phương thức liên hệ kiểu cũ với cơ quan nhà nước.

– Cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất với họ (trực tuyến hoặc tại các Trung tâm HCC, Trung tâm dịch vụ…). Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công dân.

– Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

– Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, internet cho người dân; hỗ trợ máy tính; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư đế người dân tiếp cận dịch vụ. Hợp tác với các doanh nghiệp như Bưu điện, ngân hàng để hỗ trợ triển khai DVC trực tuyến như chuyển trả kết quả qua Bưu điện, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, …

Nhìn chung, việc cung cấp DVC TT mức độ 3, 4 của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được người dân và doanh nghiệp đồng tình và đánh giá cao, đã tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại. Mức độ và phạm vi cung cấp DVC TT mức độ cao ngày càng được mở rộng, với tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ, số hồ sơ giao dịch ngày càng tăng cao, đáp ứng chỉ tiêu về cải cách hành chính theo quy định. Tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả cung cấp DVC trực tuyến, góp phần cải thiện chỉ số CCHC của tỉnh.

Thực Trạng Và Giải Pháp Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại Các Chợ Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương

02/01/2013

Vừa qua, Sở Công Thương Bình Dương đã tiến hành rà soát lại các chợ hạng I trên địa bàn tỉnh để trong thời gian tới có các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ này.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 02 chợ loại I, với khoảng 1.538 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 1.115 hộ kinh doanh hàng hóa thực phẩm các loại và được phân bổ tại các chợ sau: Chợ Thủ Dầu Một ( TP Thủ Dầu Một) với 900 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 650 hộ kinh doanh hàng thực phẩm; Chợ Lái Thiêu (TX Thuận An) với 638 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 465 hộ kinh doanh hàng thực phẩm.

Về cơ sở vật chất-kỹ thuật của các chợ hạng I: hệ thống điện trong chợ được thiết kế lắp đặt đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hoạt động mua bán kinh doanh, được kiểm tra thường xuyên nên đảm bảo hoạt động tốt và an toàn; hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước máy và giếng khoang đảm bảo an toàn hợp vệ sinh, phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh; Hệ thống giao thông xung quanh chợ được tráng bê tông, đường vào chợ và các lối đi nội bộ trong chợ rộng rãi, khô ráo và thông thoáng, thuận tiện cho việc ra vào chợ.

Nhờ những cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định cho nên tình hình hoạt động kinh doanh mua bán hàng thực phẩm tại các chợ hạng I tương đối ổn định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mặt hàng thực phẩm được kinh doanh tại các chợ chủ yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chín, thịt gia súc, gia cầm, cá các loại thực phẩm đóng gói, ăn uống, giải khát, v.v …

Ngoài ra, công tác kiểm tra thường được các cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra thường xuyên như kiểm tra nguồn gốc và chất lượng thịt gia súc, gia cầm, và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; kiểm tra thực phẩm chín, thực phẩm đóng gói, v.v…

Nhằm nâng cao kiến thức và chấp hành pháp luật của thương nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát hàng thực phẩm ra vào chợ đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do hàng hóa tại các chợ cung cấp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trong thời gian tới để đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Công Thương xin đề xuất một vài giải pháp nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm các chợ hạng I trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về VSATTP; Triển khai thực hiện xây dựng chợ văn minh thương mại tại các chợ, từng bước quản lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ; Đầu tư các phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về VSATTP, kiểm dịch và kiểm tra VSATTP đối với động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lưu thông vào chợ. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, công tác truyền thông giáo dục về VSATTP phải được quan tâm nhiều hơn nữa cụ thể: tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn; Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về VSATTP; Tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP; Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng thực phẩm ra vào chợ, v.v…

Rất mong trong thời gian tới tỉnh Bình Dương sẽ có nhiều chợ loại I hơn nữa , giải quyết triệt để các chợ tự phát trên địa bàn tỉnh, từ đó có thể giải quyết được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay nhân dân của tỉnh rất quan tâm nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Tổ Chức Thực Hiện Chương Trình Giảm Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRẦN CÔNG THẮNG

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈOTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRẦN CÔNG THẮNG

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈOTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2013

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.Tác giả

Trần Công Thắng

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn BanGiám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầycô giáo trong Khoa Kinh tế – những người đã trang bị cho tôi những kiến thứccơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạotiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới chúng tôi Nguyễn VănTuấn, Phó Hiệu trưởng – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâmhuyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Sơn Động, ban lãnh đạo cáccấp, các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt độngkinh tế đóng trên địa bàn và những người dân địa phương đã cung cấp nhữngthông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tàitại địa bàn.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bèđã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình họctập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2013Tác giả

Trần Công Thắng

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang ……………………. 302.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………………………… 302.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ……………………………………………………………. 352.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 402.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………. 402.2.2. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………… 432.2.3. Phương pháp phân tích ……………………………………………………………….. 442.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………. 44Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 483.1. Thực trạng thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết30a trên địa bàn huyện Sơn Động …………………………………………………………. 483.1.1. Một số chương trình hỗ trợ giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địabàn huyện Sơn Động …………………………………………………………………………… 483.1.2. Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theoNghị quyết 30a ở huyện Sơn Động ……………………………………………………….. 553.1.3. Kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30acủa huyện Sơn Động …………………………………………………………………………… 773.2. Hiệu quả của chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện ………. 863.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ……………………………………………………………… 863.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội ……………………………………………………………… 893.2.3. Hiệu quả về mặt môi trường ………………………………………………………. 943.3. Những thành công, tồ n ta ̣i và nguyên nhân kết quả thực hiện chương trình30a CP trên địa bàn huyện Sơn Động ……………………………………………………. 943.3.1. Đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp:……………………………………. 943.3.2. Trong lĩnh vực công nghiệp, TM-DV, giao thông vận tải ……………….. 953.3.3. Trong lĩnh vực y tế …………………………………………………………………….. 953.3.4. Trong Lĩnh vực Giáo dục – ĐT và dạy nghề tạo việc làm ………………. 96

3.3.5 Trong lĩnh vực Văn hoá – thông tin ………………………………………………. 963.3.6. Trong lĩnh vực đào tạo, luân chuyển cán bộ ………………………………….. 963.3.7. Trong lĩnh vực hỗ trợ tín dụng …………………………………………………….. 973.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm nghèotheo nghị quyết 30 a CP trên địa bàn huyện Sơn Động ……………………………. 973.4.1. Quan điểm và định hướng hỗ trợ giảm nghèo ……………………………….. 973.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm nghèo trênđịa bàn huyện Sơn Động ……………………………………………………………………… 99KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………… 113TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQ

Bình quân

BQL

Ban quản lý

CC

Cơ cấu

CN-XD

Công nghiệp-xây dựng

CTMTQGGN

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSXH

Chính sách xã hội

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TM-DV

Thương mại-dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

WB

World Bank

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

3.1

3.2

3.3

3.7

3.8

3.9

Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Sơn Động năm 2012Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giaiđoạn 2010 – 2012Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2012Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyệnSơn Động giai đoạn 2010 – 2012Tổng hợp các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở huyệnSơn ĐộngVốn hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30ª trên địa bànhuyện năm 2010 – 2012Vốn hỗ trợ phát triển NLNN từ chương trình 30a(2010 – 2012)Vốn hỗ trợ của đề án 30a đầu tư cho XD CSHT(2010 – 2012)Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển Y tếnăm 2010 – 2012Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho GD – ĐT và dạynghề tạo việc làm năm 2010 – 2012Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển Văn hoá– thể thao và du lịch năm 2010 – 2012Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho công tác cán bộnăm 2010 – 2012Vốn hỗ trợ của đề án 30a cho vay ưu đãi lãi suất năm2010 – 2012

54

67

68

74

75

76

3.10

3.11

Kết quả phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ lợinăm 2010 – 2012Kết quả thực hiện hỗ trợ của CT 30a cho lĩnh vực đầu tưcơ sở hạ tầng năm 2010 – 2012

3.12 Kết quả hỗ trợ phát triển lĩnh vực Y tế năm 2010 – 20123.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

Kết quả phát triển lĩnh vực giáo dục – ĐT và dạy nghề tạoviệc làm năm 2010 – 2012Kết quả thực hiện hỗ trợ nguồn vốn 30a cho lĩnh vực Vănhoá – thông tin năm 2010 – 2012Kết quả thực hiện đào tạo, luân chuyển cán bộ năm 2010 –2012Kết quả hỗ trợ nguồn vốn 30a cho lĩnh vực tín dụng năm2010 – 2012Kết quả phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tếhuyện Sơn Động giai đoạn 2010 – 2012Hiệu quả của chương trình 30a về xã hội ở huyện SơnĐộng

77

83

84

85

88

90

3.19 Nhận định về kết quả giảm nghèo ở huyện Sơn Động

91

3.20 Nguyên nhân thoát nghèo ở huyện Sơn Động

92

DANH MỤC CÁC HÌNHSTT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

46

2.2

Sơ đồ các mối liên hệ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

47

ĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiếtThực hiện chính sách đổi mới từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước,Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xãhội. Tỷ lệ đói nghèo chung của nước ta từ 58,1% năm 1993 xuống còn14,18% năm 2008. Việt Nam hiện được coi là một trong những nước đangphát triển thành công nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảmnghèo. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, cácthành phần kinh tế. Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu,vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếutố quyết định chính là chính sách đầu tư của Nhà nước…….Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh BắcGiang, cách trung tâm thành phố Bắc giang 80km. Nơi đây có gần 48% dâncư thuộc 13 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện phát triển chậm. Bình quânmức tăng giá trị sản xuất hàng năm là 10%, thấp hơn bình quân của tỉnh.Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhànước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án,những dự án phải kể tới như chương trình 134, 135, 327, dự án Giảm nghèodo Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ … Đến hết năm 2008 các dự án chươngtrình đã mang lại nhiều đổi thay cho vùng đất này, đặc biệt là sự cải thiệnđáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển – kinh tế xã hội và cuộc sốngđồng bào ở đây. Tuy nhiên, năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới49,87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ởvùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xảy ra; như vậy, việc triển

khai thực hiện các Chương trình phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo trướcđây trên địa bàn huyện còn có những tồn tại bất cập, để tiếp tục thực hiệncông tác xóa đói giảm nghèo cho các huyện nghèo, ngày 27 tháng 12 năm2008 Chính phủ đã có Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP về việc giảm nghèonhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) trong cả nước,trong đó có huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Để tìm ra những tồn tại, khókhăn trong thực hiện các dự án phát triển KTXH gắn với công tác xóa đóigiảm nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện tốt Đề án giảm nghèo nhanhvà bền vững trên địa bàn huyện theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày27/12/2008 của Chính phủ, nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp góp phần nângcao chất lượng tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bànhuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu tổng quátNghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng caochất lượng công tác tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghịquyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnhBắc Giang.2.2. Mục tiêu cụ thể– Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và công tácxóa đói giảm nghèo.– Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảmnghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động.– Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiệnchương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động– Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chươngtrình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu– Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quá trình thực hiện và chấtlượng thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủtrên địa bàn huyện Sơn Động.3.2. Phạm vi nghiên cứu– Phạm vi không gianĐề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.– Phạm vi thời gianTừ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện (từ năm2009 – 2012).– Phạm vi nội dungNghiên cứu công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo theo Nghịquyết 30a.4. Nội dung nghiên cứu:– Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.– Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghịquyết 30a trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.– Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực hiện giảm nghèotheo Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện Sơn Động.

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈOVÀ HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo1.1.1. Một số khái niệm về nghèo đói1.1.1.1. Khái niệm về nghèoNghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứngvới các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nànthay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian.Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập – Theo đó, “mộtngười là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bìnhquân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia”.1.1.1.2. Các cấp độ nghèo đóiNghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trongcác thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sứctưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.Nghèo tương đối: Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng,nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèotương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềmlực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xãhội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.1.1.2. Các quan điểm đánh giá nghèo đóiSẽ không có chuẩn nghèo nào chung cho tất cả các nước, vì nó phụthuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, từng quốc gia.

Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác địnhmức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người,sau đó xác định xem ở trong nước hoặc vùng có bao nhiêu người có mức thunhập dưới mức đó. Để phân tích nuớc nghèo, nước giàu, ngân hàng Thế giới(WB) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu – nghèo của các quốc giabằng mức thu nhập bình quân tính theo đầu người/năm để đánh giá thực trạnggiàu – nghèo của các nước theo cấp độ sau:– Nước cực giàu : Từ 20.000 – 25.000 USD/người/năm.– Nước khá giàu : Từ 10.000 – 20.000 USD/người/năm.– Nước trung bình: Từ 2.500 – 10.000USD/người/năm.– Nước cực nghèo: Dưới 500 USD/người/năm.Ở Việt Nam Bộ Lao động – TB & XH là cơ quan thường trực trongviệc thực hiện XĐGN. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau vềnghèo đói tuỳ theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 6 giai đoạn,cụ thể cho từng giai đoạn như sau: Lần 1 (giai đoạn 1993 – 1995):– Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đốivới khu vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.– Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kgđối với khu vực thành thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn. Lần 2 (giai đoạn 1995 – 1997):– Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ mộttháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.– Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau: 1) Vùng nông thôn miền núi,hải đảo: dưới 15kg/người/tháng; 2) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du:dưới 20kg/người/tháng; 3) Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng.

 Lần 3 (giai đoạn 1997 – 2000) (Công văn số 1751 / LĐTBXH):– Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ mộttháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tínhcho mọi vùng).– Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập ở các mức tương ứng như sau: 1) Vùng nôngthôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng).2) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tươngđương 70.000 đồng); 3) Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng (tương đương90.000 đồng). Lần 4 (giai đoạn 2001-2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐLĐTBXH): về việc điều chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói):– Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.– Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.– Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006 – 2010) (Quyết định số 170/ 2005 / QĐ-TTg):– Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.– Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000đồng/người/tháng. Lần 6: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010 – 2015):– Vùng thành thị dưới: 500.000 đồng/người/tháng.– Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) dưới: 400.000đồng/người/tháng.Với cách đánh giá chuẩn mực đói nghèo theo thu nhập như trên tuy đãcó tiến bộ và định mức thu nhập được quy thành giá trị, dễ so sánh nhưng vẫncòn một số hạn chế là: Không phản ánh được chỉ tiêu, tổng hợp mức sống củangười nghèo (như tình trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và

mức hưởng thụ các dịch vụ cơ bản khác); không phản ánh được sự mất cânđối giữa chuẩn mực so với đời sống thực của người nghèo.Ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng có thể quy định chuẩn nghèo khácnhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình tại thờiđiểm nhất định. Ở huyện Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chungđều lấy chuẩn nghèo theo quy định chung của Bộ Lao động – TH&XH.1.1.3. Xóa đói giảm nghèoGiảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực củaChính phủ, của các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ choquá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, cácgiải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điềukiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững,giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xâydựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.Cần nhìn nhận bản chất của hỗ trợ giảm nghèo khác với bao cấp:BAO CÂP* Sự làm thay, chi trả thay

HỖ TRỢ* Sự giúp đỡ, hỗ trợ

* Can thiệp trực tiếp vào hoạt động * Can thiệp nhằm khắc phục thất bạikinh tế-xã hội nào đó

thị trường

* Thông qua trợ giá, cho không

* Thông qua hỗ trợ vật chất, nhân lực

* Thường làm nhiễu loạn hệ thống * Ít làm nhiễu loạn các hệ thống giágiá

* Có tính đến nhóm mục tiêu của hỗ

* Ít tính đến nhóm mục tiêu của sự trợtác động(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2010, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợgiảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo, Tạp chí Khoa học phát triển,Tập 8, số 4, tr708-718)

1.1.4. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo1.1.4.1. Phát huy các tác động của ngoại ứng tích cực, hạn chế ngoại ứng tiêu cực,khắc phục tính không hoàn hảo của thị trườngCơ chế thị trường tạo ra các tác động ngoại ứng tích cực như trồng vàbảo vệ rừng, công tác y tế, giáo dục… các hoạt động này thường cá nhân chịuchi phí, xã hội được lợi. Do đó, cần tập trung cao độ vào hỗ trợ người nghèotrong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào giáo dục, y tế để phát huycác tác động của ngoại ứng tích cực. Thị trường ở các vùng nghèo thườngkhông hoàn hảo, hiện tượng độc quyền bán, độc quyền mua là phổ biến. Cácvùng nghèo thường là vùng sâu và vùng xa, chi phí vận chuyển thường lớn,thông tin không minh bạch. Do đó, hỗ trợ cho các hộ nghèo tiếp cận được thịtrường, tiếp cận được thông tin là một trong những nội dung cơ bản mà cácchính phủ, các quốc gia đều phải làm, nhằm khắc phục những khiếm khuyếtcủa cơ chế thị trường.1.1.4.2. Giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêuCác chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo góp phần giải quyết vấnđề nghèo đói có tính đặc thù của từng vùng (vùng nghèo, huyện nghèo, xãnghèo), từng nhóm mục tiêu (nhóm dân tộc thiểu số, nhóm tài nguyên nghèo,phụ nữ, trẻ em…).Ở nhiều vùng sâu và xa, biên giới hải đảo, bãi ngang, có nhiều thôn bảncó tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới nghèo đói của các địaphương là sự khó khăn về vị trí địa lý, thiếu các điều kiện cơ bản như hạ tầngcơ sở, tài nguyên nghèo, khó khăn cho giáo dục, y tế… Do đó, các chươngtrình hỗ trợ giảm nghèo đã góp phần giải quyết những khó khăn này, giúp cácđịa phương giảm nghèo, thoát nghèo, tiến tới phát triển kinh tế theo kịp cácđịa phương khác.

1.1.4.3. Giảm bớt những khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngườinghèo và tạo động lực cho người nghèo vươn lênNgười nghèo là những người có thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội ởdưới ngưỡng nghèo đói. Người nghèo thường là những người dễ bị tổnthương như dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, những người bị ốm đau, bệnh tật.Người nghèo thường được biểu hiện ở sự nghèo về nguồn lực, kiến thức kỹnăng, ốm đau bệnh tật. Người nghèo thường khó tự đứng lên nếu không có sựhỗ trợ. Họ tiếp tục đi vào vòng luẩn quẩn: thiếu kiến thức, thiếu vốn, năngsuất thấp, đói ăn, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, sảnxuất khó khăn, lại dẫn đến làm tăng nghèo đói. Chính vì thế, các giải pháp hỗtrợ giảm nghèo đã góp phần tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được cácnhu cầu cơ bản (khám chữa bệnh, học hành, đi lại). Đồng thời, hoạt động hỗtrợ giảm nghèo góp phần xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.Người nghèo không thể thoát nghèo bền vững nếu cộng đồng mà họ sốngkhông phát triển. Do đó, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo không chỉ tạo cơhội cho cá nhân người nghèo mà còn cả cộng đồng người nghèo cùng pháttriển.1.1.4.4. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, ổn định chính trị vàxã hộiCác vùng nghèo thường là các vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Ngườinghèo thường là nông dân, dân tộc thiểu số, trẻ em, thuộc nhóm dễ bị tổnthương. Do đó, thực hiện hỗ trợ giảm nghèo là góp phần thực hiện các mụctiêu an sinh xã hội.1.1.4.5. Tạo sự công bằng tương đối trong xã hộiHỗ trợ giảm nghèo có thể giải quyết những mất cân đối về phát triểngiữa những vùng lãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật,đời sống văn hóa xã hội của người dân.

1.2. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ1.2.1. Mục tiêu+ Mục tiêu tổng quátTạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần củangười nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đếnnăm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sảnxuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốtcác thế mạnh của địa phương.Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp với đặc điểm củatừng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất cóhiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắcvăn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảođảm vững chắc an ninh, quốc phòng.+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2010Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tạiQuyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản khôngcòn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấplương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất,khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầutrong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đờisống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và pháttriển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nôngthôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạobước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xâydựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấnluyện đạt trên 25%.

+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2015Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh.Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả cáccông trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế vềđịa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuấttheo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận đượccác dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; laođộng nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thônqua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2020Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khuvực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đờisống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay. Lao độngnông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn quađào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thônmới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nôngthôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộdiện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, câycông nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơbản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinhhoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinhhoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.1.2.2. Một số cơ chế, chính sách, giải pháp đối với các huyện nghèo1.2.2.1. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập+ Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng vàgiao đất để trồng rừng sản xuất:

– Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừngphòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưngđóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng200.000đồng/ha/năm;– Hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạchlại là rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảovệ nêu tại điểm a) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, đượchưởng các chính sách sau:– Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giaovà trồng;– Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừngsản xuất từ 02 – 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từngđịa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định);Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừngvà giao đất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quyđịnh tại các điểm a, b nêu trên còn được hỗ trợ:– Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc đượclương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm);– Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lươngthực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đấtđược giao để trồng rừng sản xuất;– Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thươngmại nhà nước để trồng rừng sản xuất.+ Chính sách hỗ trợ sản xuấta) Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ

thể của từng huyện, xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,thường xuyên bị thiên tai;b) Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạoruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khaihoang; 05 triệu đồng/ha phục hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang;c) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổicây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai;d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàngthương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chếbiến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;đ) Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tạikhoản 1, các điểm a, b, c, d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề:– Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trongthời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chănnuôi tập trung hoặc giống thuỷ sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làmchuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 02 triệuđồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc;– Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối vớigia súc, gia cầm;– Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triểnngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệuđồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần).+ Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gianchưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.+ Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện

nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngưthành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụthúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác;hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố tríít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở.+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tưsản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo:a) Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiệnhành của nhà nước;b) Đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyệnnghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàngthương mại nhà nước.+ Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảngbá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thuỷ đặc sản của địa phương;thông tin thị trường cho nông dân.+ Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổchức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoahọc công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống câytrồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo.+ Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ rợ đào tạo nghề, đào tạo ngoạingữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trangcấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi)… để lao động cáchuyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng7.500 – 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bìnhquân 10 lao động/xã).

1.2.2.2. Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí– Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủgiáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ởcho giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyệntheo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung họcnội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyệnnghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cửtuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyênngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viênthôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.– Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗihuyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhàở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn vềsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tậptrung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuấtkhẩu lao động.– Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyênmôn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạocủa Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quânsự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương.4. Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chứctập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã,huyện về kiến thức quản lý kinh tế – xã hội; xây dựng và quản lý chươngtrình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.5. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa giađình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịchvụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo.

Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Giải Pháp Thực Hiện Chương Trình Ocop Trên Địa Bàn Tỉnh Khánh Hòa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!