Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Trong Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Đồng Hới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian vừa qua, Ngành Y tế và đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát VSATTP. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về VSATTP còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, người dân trên điạ bàn về lĩnh vực an toàn thực phẩm còn hạn chế. Trong cuộc sống hàng ngày, nhân dân sử dụng thực phẩm đa số là chưa kiểm duyệt về mặt y tế nên dư lượng phụ gia, chất bảo quản trong một số mặt hàng còn vượt mức quy định. Mặt khác, mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết không đầy đủ về chất lượng ATVSTP nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra.
Thức ăn hè phố là một điểm nóng, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa quản lý được, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố đang là vấn đề khó khăn. Đặc biệt là tình trạng thực phẩm đã chế biến sẵn bán tại các chợ rất phổ biến, trong khi đó, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ chế biến và vệ sinh cá nhân người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa bảo đảm.
Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, để vấn đề chất lượng ATVSTP không còn là nỗi lo của cộng đồng và xã hội, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, duy trì và phát triển nòi giống dân tộc Việt Nam bền vững, cần có những giải pháp cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Các cấp cần thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành ATVSTP đủ quyền lực để giải quyết đến mức cao nhất những vi phạm về ATVSTP; Nâng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm.
-Thứ hai: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lý việc sử dụng các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp; nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất, sau thu hoạch.
– Thứ ba: Ngành Y tế cần có biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu việc chế biến không đảm bảo vệ sinh trong dịch vụ ăn uống, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, nên chăng ở cấp xã, phường cần có một bán chuyên trách về an toàn thực phẩm để quản lý thức ăn đường phố.
– Thứ tư: Nâng cao hơn nữa cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người và cho toàn xã hội; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng nhằm thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước về ATVSTP được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
– Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn.
Vì sức khoẻ cộng đồng, vì một thành phố Đồng Hới du lịch, thời gian tới thành phố sẽ có những biện pháp cụ thể, đồng bộ hơn nữa trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm.
Nguyễn Văn Năm
Thực Trạng Và Giải Pháp Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại Các Chợ Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
02/01/2013
Vừa qua, Sở Công Thương Bình Dương đã tiến hành rà soát lại các chợ hạng I trên địa bàn tỉnh để trong thời gian tới có các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ này.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 02 chợ loại I, với khoảng 1.538 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 1.115 hộ kinh doanh hàng hóa thực phẩm các loại và được phân bổ tại các chợ sau: Chợ Thủ Dầu Một ( TP Thủ Dầu Một) với 900 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 650 hộ kinh doanh hàng thực phẩm; Chợ Lái Thiêu (TX Thuận An) với 638 hộ kinh doanh cố định, trong đó có 465 hộ kinh doanh hàng thực phẩm.
Về cơ sở vật chất-kỹ thuật của các chợ hạng I: hệ thống điện trong chợ được thiết kế lắp đặt đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hoạt động mua bán kinh doanh, được kiểm tra thường xuyên nên đảm bảo hoạt động tốt và an toàn; hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước máy và giếng khoang đảm bảo an toàn hợp vệ sinh, phục vụ tốt cho các hộ kinh doanh; Hệ thống giao thông xung quanh chợ được tráng bê tông, đường vào chợ và các lối đi nội bộ trong chợ rộng rãi, khô ráo và thông thoáng, thuận tiện cho việc ra vào chợ.
Nhờ những cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định cho nên tình hình hoạt động kinh doanh mua bán hàng thực phẩm tại các chợ hạng I tương đối ổn định và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mặt hàng thực phẩm được kinh doanh tại các chợ chủ yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chín, thịt gia súc, gia cầm, cá các loại thực phẩm đóng gói, ăn uống, giải khát, v.v …
Ngoài ra, công tác kiểm tra thường được các cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra thường xuyên như kiểm tra nguồn gốc và chất lượng thịt gia súc, gia cầm, và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm; kiểm tra thực phẩm chín, thực phẩm đóng gói, v.v…
Nhằm nâng cao kiến thức và chấp hành pháp luật của thương nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát hàng thực phẩm ra vào chợ đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do hàng hóa tại các chợ cung cấp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trong thời gian tới để đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Công Thương xin đề xuất một vài giải pháp nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm các chợ hạng I trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về VSATTP; Triển khai thực hiện xây dựng chợ văn minh thương mại tại các chợ, từng bước quản lý chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa ra vào chợ; Đầu tư các phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về VSATTP, kiểm dịch và kiểm tra VSATTP đối với động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lưu thông vào chợ. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, công tác truyền thông giáo dục về VSATTP phải được quan tâm nhiều hơn nữa cụ thể: tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn; Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về VSATTP; Tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP; Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng thực phẩm ra vào chợ, v.v…
Rất mong trong thời gian tới tỉnh Bình Dương sẽ có nhiều chợ loại I hơn nữa , giải quyết triệt để các chợ tự phát trên địa bàn tỉnh, từ đó có thể giải quyết được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay nhân dân của tỉnh rất quan tâm nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Thực Trạng Ly Hôn Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Ly Hôn Trên Địa Bàn Thành Phố Bắc Giang
Tên nhiệm vụ:
Thực trạng ly hôn và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Thông tin về tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan chủ quản:Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bắc Giang
Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính:Chủ nhiệm: Dương Phương Thanh Thành viên: Khổng T Thu Hương, Nguyễn Thị Tùng, Nguyễn Thị Lý, Đào T Thu Hằng
Thông tin về tổ chức phối hợp triển khai nhiệm vụ:1. Tổ chức 1: Tên cơ quan chủ quản : Tòa án Nhân dân thành phố Bắc Giang Điện thoại: 0204. 3858176 Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang 2. Tổ chức 2: Tên cơ quan chủ quản: Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Bắc Giang Điện thoại: 0204.3858889 Địa chỉ: đường Nguyễn Thị Lưu thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang 3. Tổ chức 3: Tên cơ quan chủ quản: Phòng Kinh tế thành phố Bắc Giang Điện thoại: 0204.3854157 Địa chỉ: Tầng 3, Nhà UBND thành phố Bắc Giang (số 01, đường Lê Thánh Tông, thành phố Bắc Giang)
Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:1. Mục tiêu của đề tài – Điều tra, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, những biến số tác động của hiện tượng ly hôn trong các gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Tập trung vào các công viêc sau: + Xây dựng mẫu Phiếu điều tra, khảo sát + Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, những biến số của thực trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang – Đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng ly hôn trong các gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Tập trung vào các vấn đề sau: + Trên cơ sở thực trạng kết quả khảo sát và những đánh giá về thực trạng, nguyên nhân, biến số tác động của ly hôn; kết hợp với nghiên cứu các văn bản khoa học xã hội về hôn nhân, gia đình, các văn bản pháp luật, cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề về hôn nhân, gia đình; thu thập những thông tin cần thiết và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang. – Xây dựng tài liệu tuyên truyền về phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Tập trung vào các nội dung sau: + Nhận diện phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và phương pháp rèn luyện, phấn đấu. + Những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội. + Tiêu chuẩn “Gia đình hạnh phúc” và kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc thời hiện đại. 2. Nội dung chính – Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát. – Tổ chức điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin vào 150 phiếu điều tra. – Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. – Xây dựng 04 chuyên đề nghiên cứu khoa học + Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của hôn nhân và gia đình trong xã hội Để tiến hành xây dựng Chuyên đề này nhằm nắm vững nguyên lý về gia đình, vị trí, vai trò của hôn nhân, gia đình đối với xã hội, chúng tôi tiến như sau: Thứ nhất: Phải nghiên cứu các tài liệu khoa học về hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Các quy phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam Những tài liệu về “Gia đình hạnh phúc” Quyết định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 15/11/2017, đặc biệt xử lý 11 lỗi của đảng viên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày năm 2014; Luật 02/2007/QH12 Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA Hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thứ hai: Lựa chọn, chắt lọc những nội dung phù hợp với hôn nhân, gia đình thời hiện đại ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng trung tâm của tỉnh trung du như thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Thứ ba: Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để khái quát, nâng cao thành chuyên đề với nội dung thích hợp, phong phú, hấp dẫn, dễ hiểu để triển khai, tuyên truyền, giáo dục. + Chuyên đề 2: Thực trạng và nguyên nhân của ly hôn và một số biện pháp hạn chế tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang Mỗi cặp vợ chồng quyết định ly hôn cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài nghiên cứu và tổng hợp những nguyên nhân trong cuộc sống, thực trạng của các cặp vợ chồng trước khi ly hôn. Xem xét, đánh giá, đúc kết những nguyên nhân cơ bản, thường gặp dẫn đến tình trạng “đường anh anh đi, đường tôi tôi đi, con cái đứa ở với bố thì không có mẹ, đứa ở với mẹ thì không có bố”. Cuộc sống sau ly hôn của người vợ/người chồng/con cái. Đặc biệt cuộc sống về kinh tế, tình cảm, công tác, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Biện pháp hạn chế tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang. + Chuyên đề 3: Nâng cao vai trò của Hội LHPN thành phố Bắc Giang trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nân, gia đình Chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của Hội LHPN thành phố Bắc Giang đối với công tác xây dựng gia đình. Phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Cụ thể: Nhận diện từng phẩm chất trong chuỗi phẩm chất đạo đức phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Rèn luyện phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội. Cụ thể: Từ cái “tôi” trong mỗi người chồng/người vợ: tính cách đối lập, không đạt được tiếng nói chung, không cố gắng đến cùng trước nguy cơ tan vỡ … Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn về tiền bạc, tài chính Tư tưởng hôn nhân ngoại lai du nhập vào nước ta Ngoại tình, bạo lực gia đình, nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc Tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ”, tác động “chia rẽ” từ người thân, bạn bè, vợ (chồng) … Kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Cụ thể: Vợ/chồng cùng nhau chăm chỉ lao động, tạo thu nhập kinh tế ổn định trở lên cho gia đình, không vi phi pháp; Gia đình ổn định về kinh tế, tài chính Vợ/chồng cùng nhau chia sẻ việc nhà Vợ/chồng cùng không mắc các tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè … Vợ/chồng cùng chung thủy yêu thương nhau, không có tình cảm ngoài luồng, không quan hệ tình dục ngoài chồng/vợ Vợ/chồng cùng nhau có trách nhiệm đối với cuộc sống, tình cảm, học tập của các con + Chuyên đề 4: Tài liệu tuyên truyền về xây dựng gia đình hạnh phúc Đối với người trong cuộc (vợ/chồng): Giáo dục ý thức trách nhiệm với cuộc hôn nhân; Đối với các thành viên khác trong gia đình: Giáo dục phát huy truyền thống đạo đức của gia đình thời hiện đại, hội nhập toàn diện, khoa học công nghệ phát triển; Đối với xã hội: Các cơ quan, tổ chức, nhà trường, cư dân mạng, cộng đồng xã hội; Đối với cấp ủy, chính quyền các cấp.
– Tổ chức hội thảo khoa học – Xây dựng báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
Lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu kinh tế – xã hội của nhiệm vụ:Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ được áp dụng trong công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bắc Giang về giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời gian tới. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội về công tác xây dựng gia đình hạnh phúc. Làm tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền trong các cấp Hội, cán bộ, hội viên Hội LHPN thành phố Bắc Giang, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp thành phố; tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng về công tác tuyên truyền về ly hôn và giải pháp khắc phục tình trạng ly hôn dùng trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hằng năm ở hệ thống Hội LHPN từ thành phố đến cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu: Kết quả dự kiến:_ Thuyết minh đề tài. – Mẫu phiếu điều tra. – Phiếu điều tra. – Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra. – Báo cáo chuyên đề. – Báo cáo kết quả đề tài.
Quy mô ứng dụng dự kiến:Các cơ quan, ban, ngành thành phố; các xã, phường, thôn/tổ dân phố trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Kinh phí thực hiện:Tổng: 40.000.000VND (Bốn mươi triệu Việt Nam đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Vai Trò Quản Lý Nhà Nước Về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Ngày đăng: 14/05/2014 02:54
Những hạn chế của việc quản lý VSATTP nêu trên đặt ra cho công tác quản lý nhà nước một số nhiệm vụ cần giải quyết như sau:
1. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng VSATTP
Xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống tổ chức quản lý VSATTP từ cấp thành phố đến từng địa phương, cơ sở. Đào tạo, tập huấn, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, kiểm nghiệm và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP; thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về VSATTP và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm là hết sức cần thiết. Tư vấn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (HHP), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Tiến hành xây dựng mô hình tiên tiến về VSATTP và tổ chức duy trì hoạt động hệ thống cộng tác viên ở các xã, phường, thị trấn.
2. Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng VSATTP
Xây dựng chiến lược thông tin, giáo dục truyền thông về VSATTP; xác định nhóm đối tượng theo vai trò nhiệm vụ trong chuỗi cung cấp thực phẩm, theo vùng sinh thái, dân tộc… để xây dựng thông điệp, cách tiếp cận thích hợp, xây dựng các sản phẩm truyền thông phù hợp các nhóm đối tượng. Huy động các kênh truyền thông và các lực lượng truyền thông về VSATTP; trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền cơ động về VSATTP. Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý VSATTP.
3. Tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Xây dựng quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, chuyên sâu và phổ cập nhằm đánh giá được các mối nguy hoá chất và vi sinh vật trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Đầu tư nâng cấp phòng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, thực hiện chuẩn hoá ở các phòng kiểm nghiệm cấp tỉnh theo tiêu chuẩn thực hành “Labor tốt” và tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng phương pháp và duy trì đánh giá năng lực trình độ kỹ thuật của các phòng kiểm nghiệm định kỳ hàng năm. Đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm chất lượng VSATTP. Xây dựng mô hình phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các vùng có nguy cơ cao.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm
Kiểm tra, giám sát ô nhiễm sinh học và hoá chất độc hại trong nông sản, động vật. Thực hiện kiểm soát chất lượng VSATTP sử dụng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chất lượng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao. Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, tập trung vào các vùng sản xuất rau, quả, chè và vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP, hỗ trợ chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
5. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thực phẩm trên thị trường, đặc biệt các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả
Tuyên truyền phổ biến cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. Có các biện pháp quản lý, cung ứng, vận chuyển thực phẩm an toàn; kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng kém chất lượng, phụ gia không được phép sản xuất, chế biến. Phát triển mạng lưới kinh doanh rau, thực phẩm an toàn. Xây dựng và quy hoạch các mô hình chợ văn minh.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội
Bài đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số 8/2011
Bạn đang xem bài viết Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Trong Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Địa Bàn Thành Phố Đồng Hới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!