Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Vốn Trong Kỷ Nguyên Mới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– “Phát triển thị trường vốn – Cơ hội trong kỷ nguyên mới, là Diễn đàn tạo nên sự kết nối giữa cơ quan xây dựng chính sách với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu và nhận diện bức tranh thị trường vốn trong kỷ nguyên mới…”, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo Nguyễn Lệ Thủy, phát biểu khai mạc Diễn đàn Phát triển thị trường vốn – Cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Sáng nay, ngày 30/3 tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, 35 Hùng Vương, Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường vốn – Cơ hội trong kỷ nguyên mới”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách…
Về phía cơ quản lý, tham gia Diễn đàn có ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính; ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương; bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Về phía doanh nghiệp, tham dự Diễn đàn có ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt; ông Nguyễn Đức Hậu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn HAPACO; ông Khổng Phan Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý quỹ Vietinbank; ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB… Diễn đàn còn có sự tham gia của Chuyên gia Kinh tế Cấn Văn Lực; ông Nguyễn Thanh Kỳ, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam… TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, điều phối kết nối các phần trong Diễn đàn.
Diễn đàn được tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo Nguyễn Lệ Thủy cho biết, sau hơn 20 năm Việt Nam xây dựng thị trường chứng khoán, cấu trúc thị trường vốn Việt Nam đã được định hình rõ nét, gồm hai cấu phần chính là thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng trung, dài hạn. Sự phát triển của thị trường chứng khoán trong 2 thập kỷ đầu tiên phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đã tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu trong nền kinh tế. Nếu như năm 2000, khi thị trường chứng khoán mới mở cửa, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, tương đương 0,28% GDP, các doanh nghiệp hầu như phải huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng, thì sau 2 thập kỷ, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tính đến cuối năm 2020 tương đương 83% GDP năm 2019. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được các doanh nghiệp, các ngân hàng huy động qua thị trường chứng khoán, tạo nên bức tranh cân đối của thị trường vốn Việt Nam, khi mà kênh tín dụng ngân hàng cũng có sự phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua.
Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo Nguyễn Lệ Thủy phát biểu khai mạc Diễn đàn
Tuy nhiên, bà Nguyễn Lệ Thủy nhìn nhận, thị trường vốn Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức. Trên thị trường tín dụng, thách thức hiện hữu là các ngân hàng khó tăng năng lực tài chính, trong khi nguy cơ nợ xấu ngày một dày lên, do hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Cùng với đó, nhiều hình thái tín dụng, thanh toán gắn công nghệ với tài chính xuất hiện, trong khi Việt Nam chưa có chính sách để quản lý.
Trên thị trường chứng khoán, Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021 với nhiều chính sách được cải thiện nhằm nâng tầm thị trường. Tuy nhiên, tình trạng nghẽn lệnh trên sàn chứng khoán tạo nên thách thức hiện hữu cho các mục tiêu lớn và dài hạn, như nâng hạng thị trường, tăng quy mô, tăng tính chuyên nghiệp và thu hút dòng vốn nước ngoài vào thị trường vốn Việt Nam.
Nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp… tham gia Diễn đàn
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhưng bà Nguyễn Lệ Thủy cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy khả năng phục hồi tích cực. Nếu như năm 2020 GDP tăng trưởng 2,91% vì chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thì quý I/2021, GDP ước tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng của nền kinh tế chính là nền tảng vững chắc cho thị trường vốn Việt Nam phát triển mạnh mẽ và cân bằng trong thời gian tới.
Trong kỷ nguyên mới, thị trường vốn kỳ vọng sẽ phát triển và thực hiện tốt vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, góp sức thúc đẩy phát triển kinh tế và hoàn thành các mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2021-2030. Kỷ nguyên mới cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự thay đổi toàn diện của đời sống kinh tế, xã hội khi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế, các loại thị trường nhanh hơn, gắn kết hơn bao giờ hết.
Tìm Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Vốn, Tài Chính Việt Nam
Bên cạnh đó còn có đại diện Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Đại sứ Australia tại Việt Nam – ông Craig Chittick, Đại sứ Israel tại Việt Nam – ông Nadav Eshcar, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam – ông Kim Do Hyon, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, các chuyên gia về vốn, tài chính, công nghệ… trong nước và quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: DL)
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tới thời điểm hiện tại, quy mô hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực; đặc biệt là khả năng cung ứng vốn còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, tỷ lệ vốn hóa từ các thị trường như bất động sản, chứng khoán… còn hạn chế. Cấu trúc thị trường trái phiếu mất cân bằng.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn cao trong khi tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thấp khiến nền kinh tế không đủ nguồn lực bảo đảm phát triển bền vững. Thị trường vốn vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng, thị trường tín dụng phát triển thiếu tính ổn định. Hệ thống luân chuyển dòng vốn cũng chưa hiệu quả, thể hiện qua sự bất hợp lý trong việc phân bổ nguồn lực giữa các ngành kinh tế.
Phó Thủ tướng mong muốn các diễn giả đánh giá “sức khỏe” các chủ thể tham gia thị trường vốn, thị trường tài chính bởi đây là điều đang khiến Chính phủ băn khoăn. Bởi lẽ, theo con số từ Tổng cục Thống kê, tính đến 31/2/2016, có đến 53% doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam không có lợi nhuận. Tỷ lệ này đã có bước tiến so với những năm trước nhưng vẫn còn thiếu khả quan. Tỷ lệ 53% doanh nghiệp không có lời phải chăng là do vốn mỏng gây nên? Nhiều doanh nghiệp hiện nay hoạt động chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, dự án đầu tư có vốn chủ sở hữu thấp, do đó chi phí tài chính rất cao. Vậy giải pháp sắp tới là gì?
Theo ông Fiachra MacCanna, Giám đốc điều hành, Giám đốc bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC), vốn dài hạn là một trong những giải pháp cho các ngân hàng cần nâng vốn, đồng thời giúp ngân hàng thương mại cung cấp các gói vay thế chấp kỳ dài hạn hơn. Việc thiếu vốn dài hạn cũng dẫn tới hạn chế nguồn mua lại cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp.
Vốn dài hạn là một trong những giải pháp cho các ngân hàng cần nâng vốn, đồng thời giúp ngân hàng thương mại cung cấp các gói vay thế chấp kỳ dài hạn hơn. (Nguồn: VNA)
Nêu giải pháp cho vấn đề này, theo ông Fiachra MacCanna, phát triển quỹ hưu trí tư nhân là cần thiết cho việc cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế bởi phần lớn đầu tư của các quỹ hưu trí tư nhân tập trung vào trái phiếu và cổ phiếu. Với thị trường vốn, chứng lưu ký không có quyền biểu quyết và cổ phần vàng sẽ là giải pháp cho nâng trần khối ngoại. Còn với thị trường trái phiếu, quỹ xếp hạng tín nhiệm là cần thiết cho việc phát triển dài hạn bởi việc phát hành trái phiếu có thể bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.
Về giải pháp mở rộng thị trường vốn dài hạn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, theo ông Ketut Kusuma, chuyên gia cao cấp về thị trường vốn Ngân hàng Thế giới, là tăng cường tính minh bạch của dữ liệu, thông tin, hiện đại hóa khung pháp lý và cơ sở hạ tầng thị trường, nâng cao năng lực giám sát. Với thị trường chứng khoán, cần lồng ghép chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào phát triển thị trường, hướng tới tham gia vào các chỉ số của thị trường mới nổi nhằm minh bạch hóa hơn thông tin về phân khúc và hợp nhất thị trường.
“Với thị trường trái phiếu chính phủ thì cần tiếp tục công cuộc cải cách, hướng tới tham gia vào các chỉ số của thị trường mới nổi toàn cầu” – ông Ketut Kusuma chia sẻ.
Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy thị trường vốn đầu tư mạo hiểm
Chiều 26/10, tại Hà Nội, Lotte Accelerator (Hàn Quốc) và Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) đã chính thức công bố Hợp tác chiến lược giữa …
Chính phủ rất coi trọng phát triển thị trường vốn
Đây là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại hội nghị “Gateway to …
Lạc quan về thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam
Theo bà Regina Lim, Giám đốc Bộ phận Thị trường vốn, Công ty nghiên cứu bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL), 9 …
Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Vốn Ở Việt Nam
Vai trò của thị trường vốn
Vai trò của thị trường vốn thể hiện ở các yếu tố sau:
Thứ nhất, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Thông qua việc phát hành và mua bán chứng khoán, dòng vốn di chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử dụng kém hiệu quả đến nơi sử dụng có hiệu quả hơn. Thị trường vốn giúp các doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh tế, cá nhân… có cơ hội để trở thành nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ đầu tư, mua bán chứng khoán và các công cụ tài chính trên thị trường để kiếm lời.
Chính phủ trung ương và địa phương có thể vay nợ các tổ chức, DN, dân cư thông qua việc phát hành trái phiếu trung và dài hạn, thực hiện các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội, cũng như đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của trung ương/địa phương.
Thứ hai, thị trường vốn tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các công cụ tài chính, khi các nhà đầu tư cần tiền. Nhờ đó, họ có thể tối ưu hóa hiệu quả đồng vốn để hưởng lợi (thường lãi của các chứng khoán và công cụ tài chính cao hơn lãi tiền gửi tiết kiệm).
Thứ ba, phát triển thị trường vốn để thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. Đây là kênh đầu tư hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Với những thông tin công khai, minh bạch, thị trường vốn là nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể phân tích, nhận định, đánh giá “sức khỏe” của DN, ngân hàng để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Họ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường hoặc góp vốn vào DN, ngân hàng để trở thành các cổ đông chiến lược.
Thứ tư, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua thị trường vốn, những nhà đầu tư có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế. Cơ quan quản lý thường thông qua thị trường vốn để phân tích, dự báo, ban hành các văn bản pháp lý để điều tiết và quản lý thị trường một cách hiệu quả.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, phát triển thị trường vốn dễ nảy sinh những hành vi lừa đảo, giao dịch nội gián, hiện tượng đầu cơ chứng khoán, thị trường vốn ngầm…. Do đó, cần nhận thức rõ và có chính sách và biện pháp phù hợp để thị trường vốn luôn phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực trạng thị trường vốn Việt Nam
Thị trường vốn tín dụng ngân hàng: Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã quan tâm đến việc tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chủ thể tham gia thị trường cũng được cải thiện về năng lực tài chính, quy mô, quản trị rủi ro, để từng bước tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu. Với độ mở của nền kinh tế và thị trường vốn, đầu tư xã hội đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đưa Việt Nam lên nhóm các nước có quy mô đầu tư xã hội trên GDP cao nhất thế giới.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng đầu tư xã hội sau 4 năm hội nhập WTO đều ở mức cao; Đầu tư ngoài nhà nước cũng tăng mạnh; Xuất nhập khẩu liên tục ghi nhận các kỷ lục mới; đưa Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp vào năm 2011. Những động thái này đã tạo cung vốn lớn cho nền kinh tế thông qua thị trường vốn. Mặt khác, các chủ thể tham gia trên thị trường (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, DN, các quỹ đầu tư…) cần phải tăng quy mô hoạt động, cải thiện tiềm lực tài chính, mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ trong kinh doanh để nâng cao năng suất lao động.
Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới về phía cầu. Tuy nhiên, do thị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên mặt bất lợi của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị trường vốn. Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của TTCK cũng như thị trường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa DN với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau…
Đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường vốn. Thị trường cổ phiếu tuy đã được chú ý phát triển song song với tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN), nhưng quy mô thị trường cổ phiếu vẫn nhỏ. Mức độ vốn hóa trên thị trường (của các công ty niêm yết) so với GDP đã được cải thiện và đạt 39%/GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuống còn 26% vào năm 2012 (cho dù TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong số các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới). Vì thế, khi tín dụng cho nền kinh tế giảm, hệ số giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế giảm (năm 2010 là 4,8 lần, năm 2012 giảm còn 1,76 lần, 9 tháng năm 2013 chỉ còn 1,2 lần), điều này đã ảnh hưởng lớn đến công việc làm của người lao động.
Mặc dù là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho DN nhưng do khó khăn từ nền kinh tế, khó khăn từ nội tại các DN và ngân hàng, những điểm nghẽn của nền kinh tế (nợ xấu, hàng tồn kho) không được giải quyết rốt ráo, trong khi giá vốn rất cao (lãi suất cho vay bình quân năm 2012 ở mức 13-15%/năm, năm 2013 ở mức 10 -12%/năm), quá sức chịu đựng của DN.
Tình trạng nhiều DN không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng cao (năm 2012 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2013 tăng bình quân 9,3%), năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ (tính đến 30/9/2013, số DN kê khai lỗ chiếm gần 66%)… dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con số 8,91% so với mục tiêu được
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra là 15-17%, 9 tháng đầu năm 2013 tăng 6,14% so với chỉ tiêu 12%/năm. Nợ xấu và tốc độ tăng nợ xấu. Điều này không có nghĩa là chất lượng nợ tốt lên mà do hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại nợ, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý khoảng 3%, bán nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) khoảng 0,3%. Với những giải pháp xử lý này, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm xuống còn 4,64%.
Thị trường chứng khoán: Mặc dù nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô dần ổn định đã góp phần tác động tích cực hơn đến tâm lý nhà đầu tư và sự phát triển của TTCK. Kết thúc quý II/2013, thị trường cổ phiếu đã tăng khá mạnh. Chỉ số VN-Index tăng lên mức 524,5 điểm với khối lượng giao dịch lên tới hơn 94 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.661 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, các giao dịch trên thị trường không ổn định, dòng vốn nội có dấu hiệu chững lại do thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tư ngoại có những hoạt động thoái vốn. Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2013, khối ngoại đã bán ròng với giá trị lần lượt là 1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng, dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với nhịp giảm khá mạnh.
Như vậy, mặc dù vẫn được xem là thị trường có tốc độ tăng trưởng khá so với năm 2012 nhưng TTCK vẫn tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn, tính thanh khoản còn thấp. Thị trường trái phiếu DN vẫn chưa phát triển, ngân hàng vẫn là thành viên chủ chốt tham gia thị trường này. Những bất cập này đã hạn chế việc cung cấp vốn với giá cạnh tranh cho các DN.
Giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn và hiệu quả
Thứ nhất, kiện toàn thể chế thị trường vốn: Về khung pháp lý, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết thị trường. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để có sự điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang khuyết, nhằm đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường chủ động hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế.
Hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định. Đẩy mạnh việc hợp tác, tư vấn, nghiên cứu để hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường nói chung và dịch vụ nói riêng như dịch vụ uỷ thác, giao dịch các công cụ phái sinh… thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa sự tham gia của các các định chế tài chính trong và ngoài nước.
Rà soát mô hình tổ chức kinh doanh vốn, chứng khoán, các tổ chức tự quản, các quỹ đầu tư; Sửa đổi Luật Chứng Khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, xây dựng Luật Kiểm toán độc lập cũng như các quy định về chào bán, niêm yết, giao dịch, quản lý các giao dịch vốn… cho phù hợp với với lộ trình WTO cũng như tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) về lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế: Cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và DN), hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua TTCK.
Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới, sử dụng các công cụ phái sinh để hoàn thiện cấu trúc thị trường. Xây dựng cơ chế công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng các chuẩn mực quản trị công ty, quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy định về giao dịch, mua bán, đăng ký, thanh toán theo thông lệ quốc tế.
Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DN gắn với cổ phần hóa DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường và đầu tư lâu dài vào TTCK Việt Nam.
Đối với thị trường vốn tín dụng ngân hàng, cần rà soát các cơ chế chính sách, tạo môi trường cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản cho phù hợp với lộ trình hội nhập; Nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; Rà soát vốn thực có của các ngân hàng thương mại để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, tiến tới Basel III…
Những văn bản này phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các tổ chức tín dụng chủ động và tiên liệu được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách.
Mặt khác, thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho ngân hàng (cả ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần), nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; kết hợp giữa giám sát tuân thủ và giám sát theo rủi ro, có chế tài đủ mạnh để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã quy định.
Thứ ba, tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vốn: Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn.
Về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, sau khi tái cấu trúc phải có sự chuyển biến mới về chất (vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các NHTM nhà nước, tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại mỗi ngân hàng tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng; Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, cần hình thành và phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho thị trường vốn. Sự phát triển của thị trường vốn khiến cả cơ hội đầu tư và rủi ro đầu tư đều tăng lên. Nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hơn nhằm thu lợi cao hơn từ khoản đầu tư này, song rủi ro trong đầu tư cũng tăng lên vì họ không hiểu hết những chủ thể sử dụng vốn của mình.
Do đó, để biết được mức độ rủi ro của mỗi khoản đầu tư, cần có hoạt động xếp hạng tín nhiệm mức độ rủi ro của các khoản đầu tư (chủ yếu là các khoản vay nợ) trên thị trường vốn. Những thông tin về chỉ số tín nhiệm của các DN, các ngành trong nền kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư có định hướng tốt hơn mỗi khi ra quyết định đầu tư.
Thứ tư, về công khai thông tin trên thị trường: Để có một thị trường vốn hiệu quả, thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ chế công khai thông tin.Trên thị trường vốn, mọi hoạt động đều được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật, quy chế, điều lệ về thị trường nhằm tạo ra một thị trường trung thực, trật tự và có hiệu quả, đồng thời, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Thị trường vốn phát triển, đòi hỏi phải quan tâm đến tính minh bạch của thị trường, tạo dựng được lòng tin để thu hút những chủ thể cung cấp vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn tham gia thị trường, làm cho thị trường có thể phát huy tối đa vai trò của nó.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn: Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, Việt Nam cần có một lượng lớn vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm. Tuy nhiên, khi dòng vốn vào không được kiểm soát, sử dụng không hiệu quả, thì bất ổn tài chính sẽ nảy sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn trong giai đoạn đầu hội nhập.
Kinh nghiệm của một số nước trong việc kết hợp các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn, thường là công khai các biện pháp kiểm soát vốn và lộ trình thay đổi nếu có để các nhà đầu tư nắm bắt và có phản ứng thích hợp. Kiểm soát vốn một khi được kết hợp với những chính sách khác sẽ làm thay đổi cấu trúc của dòng vốn chảy vào theo hướng khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn, hạn chế dòng tiền nóng mang tính đầu cơ ngắn hạn, từ đó giảm thiểu được rủi ro “đảo ngược dòng vốn” gây khủng hoảng.
Thị Trường Vốn Phát Triển Ấn Tượng, Đáp Ứng Nhu Cầu Vốn Cho Nền Kinh Tế
Quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam đạt 4.384 nghìn tỷ đồng tương đương 73% GDP năm 2019.
Phát triển về quy mô, cải thiện về chất lượng và hiệu quả hoạt động
Năm 2019, thị trường vốn ngày càng phát triển về quy mô, cải thiện về chất lượng và hiệu quả hoạt động; đóng góp tích cực vào việc huy động các nguồn lực cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2019, với việc huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018.
Cùng với đó, về cơ sở nhà đầu tư, năm 2019 đã tiếp tục có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ lệ nắm giữ TPCP của nhà đầu tư dài hạn, giảm tỷ lệ nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối tháng 11/2019, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm xuống mức 45% (giảm 31,7% so với đầu năm 2016), tỷ lệ nắm giữ của khối bảo hiểm và các nhà đầu tư dài hạn khác đạt 55% (tăng 31,7% so với đầu năm 2016).
Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch bình quân TPCP, TPCP bảo lãnh 11 tháng của năm đạt 9.004 tỷ đồng/phiên, tăng 1,9% so với bình quân năm 2018.
Bên cạnh đó, quy mô thị trường cổ phiếu giữ vững đà tăng trưởng. Năm 2019, quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018, tương đương 73% GDP năm 2019.
Những kết quả mà công tác phát triển thị trường vốn đạt được trong năm qua đã thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cao rất đáng ghi nhận. Cụ thể, năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cấu trúc các công ty quản lý quỹ (QLQ), theo đó, đã chấp thuận giải thể, đình chỉ hoạt động 02 công ty quản lý quỹ trong năm 2019. Thông qua công tác tái cấu trúc, các công ty QLQ đã nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý, chất lượng quản lý tài sản, kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro từ đó tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động.
Về hoạt động chào bán chứng khoán, UBCKNN đã xem xét và chấp thuận cho hơn 370 hồ sơ phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp; có thông báo về việc đăng ký công ty đại chúng (CTĐC) đối với 35 công ty và hủy đăng ký CTĐC cho 23 công ty, nâng tổng số CTĐC là 1.974 công ty. Trong năm 2019, đã có 17 CTĐC được niêm yết mới và 63 CTĐC đăng ký giao dịch mới. Ngoài ra, UBCKNN đã tích cực đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và các công ty cổ phần đăng ký, lưu ký chứng khoán tại VSD, ĐKGD/niêm yết trên các Sở GDCK.
Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường và được triển khai toàn diện trên TTCK. UBCKNN đã tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật nhằm hạn chế các hành vi trục lợi, thao túng thị trường. Các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK đã được xử lý nghiêm minh, kịp thời và được công bố công khai theo quy định…
Định hướng phát triển thị trường vốn năm 2020
Nhằm đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia huy động vốn, năm 2020, Bộ Tài chính nêu rõ 04 định hướng phát triển thị trường vốn, cụ thể:
Một là, tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu; giữa TPCP và TPDN; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
Hai là, phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm điều hành linh hoạt lãi suất phát hành TPCP để vừa huy động vốn cho ngân sách nhà nước, vừa phát triển thị trường TPCP là thị trường chuẩn của toàn thị trường tài chính.
Ba là, phấn đấu tăng quy mô và giá trị huy động vốn qua thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn của các các tổ chức phát hành; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức, tạo cầu bền vững cho toàn thị trường.
Bốn là, tăng cường quản lý giám sát, cơ chế thông tin, minh bạch hóa thị trường; thực hiện định kỳ công tác kiểm tra, giám sát tình hình phát hành, giao dịch trái phiếu, cổ phiếu.
Bạn đang xem bài viết Tìm Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Vốn Trong Kỷ Nguyên Mới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!