Xem Nhiều 6/2023 #️ Tìm Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế # Top 12 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tìm Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, tại hội nghị tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do Tổng cục Du lịch tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu ngành Du lịch tập trung cao nhất để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn đang cản trở tăng trưởng và đưa ra những hành động cụ thể để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam; trung bình mỗi tháng phải thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Các địa phương trọng điểm về du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa… cần tìm giải pháp tăng khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung các giải pháp trước mắt như: đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, ký kết hợp tác, giải quyết các tồn tại vướng mắc để duy trì lượng khách đến từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các thị trường châu Âu.

Khách quốc tế dạo phố ở Nha Trang

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đón gần 9,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chỉ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại. Cùng kỳ năm 2018, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 25,4% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường khách Trung Quốc giảm theo xu thế chung trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang khó khăn hơn.

Theo Báo Khánh Hòa

Giải Pháp Hiệu Quả Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế

Du khách tham quan lồng bè cá trên Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: THANH HÀ

Khách từ những thị trường chủ đạo giảm

Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đón gần 8,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế có xu hướng giảm dần, điển hình tháng 6 có mức thấp nhất trong nửa đầu năm, chỉ đạt 1,18 triệu lượt khách, giảm 10,6% so với tháng trước. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến nước ta giảm 0,4%, từ châu Úc giảm 6% so với tháng 6 năm 2018. Tốc độ tăng trưởng khách hai quý đầu năm nhìn chung thấp hơn nhiều so với mức tăng từ 20-30% giai đoạn 2016 – 2018. Ðây là nguyên nhân khiến nhiều người lo ngại, ngành du lịch Việt Nam khó đạt mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay như kỳ vọng. Lý giải về sự sụt giảm này, một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho rằng, nguyên nhân chính là do số lượng khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc những tháng qua có dấu hiệu giảm. Thống kê cho thấy, sáu tháng đầu năm, số khách đến từ Hàn Quốc – thị trường lớn thứ hai trong cơ cấu khách quốc tế tới nước ta đạt hơn hai triệu lượt, chỉ tăng 21% so với cùng kỳ năm trước (trong khi tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2018 đạt 60,7%). Ðặc biệt, lượng du khách đến từ Trung Quốc – thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam chỉ đạt gần 2,5 triệu lượt, giảm 3,3% so với sáu tháng đầu năm 2018 (trong khi tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2018 đạt 36,1%).

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng tăng trưởng du lịch có dấu hiệu chững lại, không mạnh mẽ như những năm trước có phần từ nguyên nhân do căng thẳng thương mại toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ và sự phát triển chậm hơn của các nền kinh tế châu Á… Bên cạnh đó, gần đây, các nước trong khu vực có sự cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách du lịch quốc tế bằng những chính sách tăng cường như: đầu tư quảng bá, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh kết nối hàng không, tạo điều kiện thuận lợi về thị thực…; trong khi một số điểm đến ở nước ta đã trở nên bão hòa, dẫn đến phân tán lượng khách quốc tế từ những thị trường nguồn lớn.

Thống kê sáu tháng đầu năm cho thấy, lượng khách đến từ châu Á chiếm tới 77,6% tổng lượng khách quốc tế. Trong đó, khách đến từ Thái-lan đặc biệt tăng mạnh với mức 45,4% so với cùng kỳ năm 2018, cho thấy, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với du khách các nước trong khu vực. Vì thế, bên cạnh những thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác thị trường ASEAN với những lợi thế về chính sách visa trong nội khối. Ðây cũng là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Sơ kết công tác sáu tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2019 do Tổng cục Du lịch vừa tổ chức. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng là tập trung phát triển theo chiều sâu. Thực tế cho thấy, thời gian qua, du lịch Việt Nam vẫn chỉ chú trọng phát triển số lượng mà chưa tập trung nhiều vào việc nâng cao chất lượng. Dù được xếp hạng đứng thứ sáu trong tốp 10 quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất toàn cầu nhưng doanh thu du lịch toàn ngành vẫn thua xa so với các quốc gia láng giềng. Nguyên nhân được xác định là dù thu hút số lượng lớn du khách, nhưng du lịch Việt Nam vẫn thiếu những sản phẩm, dịch vụ đặc thù để du khách sẵn sàng chi tiền. Hệ thống điểm vui chơi, giải trí, mua sắm chưa mang tính đồng bộ và thiếu đặc sắc cho nên không đủ kích thích sức mua của du khách. Do đó, ngành du lịch cần tập trung đầu tư theo chiều sâu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Ðây cũng là chìa khóa giúp giảm sức ép của tăng trưởng nóng về số lượng khách du lịch lên hệ thống tài nguyên môi trường, di sản, điểm đến.

Theo dự báo của báo cáo hằng năm du lịch Việt Nam năm 2018: Trong năm 2019, dù lượng khách quốc tế đến nước ta có mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2018, nhưng vẫn sẽ cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới (3-4%) và khu vực châu Á – Thái Bình Dương (5-6%). Bên cạnh đó, những thị trường như Nhật Bản, Ðài Loan (Trung Quốc), Nga, Ô-xtrây-li-a, Ðông – Nam Á sẽ tăng trưởng tích cực. Thị trường Tây Âu và Mỹ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định. Thị trường khách nội địa cũng tiếp tục sôi động với hàng loạt chương trình kích cầu du lịch của các hãng hàng không, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú… Hơn nữa, hai quý cuối năm mới là mùa cao điểm du lịch đối với khách quốc tế. Ngành du lịch vẫn kỳ vọng sẽ duy trì được mức tăng trưởng khách theo kế hoạch với mục tiêu đón từ 17,5 đến 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch phấn đấu đạt 700 nghìn tỷ đồng. Nếu thực hiện được, ngành du lịch sẽ về đích trước một năm so với mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra là đến năm 2020 đón, thu hút từ 17 đến 20 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 82 triệu lượt khách nội địa.

Nhiều Giải Pháp Thu Hút Khách Du Lịch Nước Ngoài

Nhiều giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài

Các bộ ngành, địa phương đang tập trung cải thiện môi trường du lịch năm 2014 với mục tiêu hướng tới Du lịch Việt Nam: An toàn – Thân thiện – Chất lượng.

Nhằm thực hiện chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã đưa ra 14 giải pháp cấp bách về thông tin, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm sẽ được thực hiện từ nay đến tháng 3/2015. Trong đó, Bộ đã thông tin về gói du lịch miễn phí dành cho du khách quốc tế đến khám phá Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 9/2014; tổ chức đoàn Presstrip dành cho các hãng trên đến một số địa phương trọng điểm du lịch để thấy được Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, người dân thể hiện lòng yêu nước có văn hóa.

Đồng thời, Bộ sẽ mời và đón một số đoàn Fam trip, Presstrip dành cho các doanh nghiệp lữ hành, báo chí nước ngoài từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Đài Loan…) đến giới thiệu các điểm đến an toàn, hấp dẫn; xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường trao đổi hợp tác. Từ tháng 6 đến tháng 8/2014, đẩy mạnh truyền thông du lịch nội địa để thu hút người Việt Nam đi du lịch nhiều hơn…

Để có thể thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ngành du lịch ở mỗi địa phương cũng đang cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; đồng thời, quan tâm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của riêng địa phương mình…Được biết, Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các doanh nghiệp tập trung nâng cấp dịch vụ khách hàng và các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách quốc tế. Sắp tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đề nghị 100 khách sạn hàng đầu tham gia chương trình du lịch kích cầu, hạ giá các tour du lịch nhằm lôi kéo du khách trong nước đi du lịch, cũng như khuyến khích khách quốc tế đến Việt Nam.

Thành phố Đà Nẵng cũng đang tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tại các thị trường quốc tế gần tiềm năng lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga bằng các hình thức tham gia hội chợ, đón đoàn Farmtrip, presstrip, xúc tiến đường bay mới.

Đà Nẵng cũng phối hợp với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Air Asia, Korean Air để mở các đường bay mới như Nhật Bản-Đà Nẵng, Đà Nẵng-Busan (dự kiến tần suất 2 chuyến/tuần), mở lại đường bay Malaysia-Đà Nẵng (4 chuyến/tuần).

Bên cạnh đó, thành phố cũng phối hợp với Tổng cục du lịch tăng cường quảng bá hình ảnh Đà Nẵng ra nước ngoài thông qua các chiến dịch xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam, thường xuyên cập nhật thông tin về du lịch cho khách nước ngoài, có chính sách hỗ trợ đối với khách.

Tỉnh Bắc Ninh cũng triển khai nhiều giải pháp cấp bách về thông tin, xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm để thu hút khách du lịch. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền các tour, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao, giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựng hình ảnh tốt đẹp của tỉnh với khách du lịch; khuyến khích người dân tham gia bảo vệ khai thác tài nguyên xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch của cộng đồng dân cư địa phương.

Trong thời gian tới, Tỉnh Lào Cai cũng thực hiện nhiều giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch đến với Lào Cai những tháng cuối như giảm giá các dịch vụ du lịch; xây dựng một số sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn nhằm giữ chân khách tại các điểm du lịch tại các huyện Sa Pa, Bát Xát và Bắc Hà; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm hiện có nhằm kích thích thị trường nội địa (đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa đi du lịch cuối tuần tại Lào Cai), thay thế một phần thị trường du lịch Quốc tế đang giảm sút; mở một số tuyến điểm du lịch mới nhằm mở rộng không gian du lịch của tỉnh, tạo cơ hội trải nghiệm mới cho du khách khi đến với Lào Cai.

Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch, sự kiện du lịch và các chương trình khuyến mại du lịch Lào Cai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử trong và ngoài tỉnh tham gia một số Hội chợ du lịch trong nước và Quốc tế nhằm mở rộng thị trường khách du lịch, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiến đối tác trong và ngoài nước…

Mix Thu Hút Khách Du Lịch Nội Địa Của Công Ty Tnhh Du Lịch An Biên

Giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên Lời mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5. Kết cấu khoá luận Chương I Cơ sở lí luận về giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh du Lịch 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch và khách du lịch  Du lịch  Khách du lịch 1.1.2. Kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch  Kinh doanh du lịch  Sản phẩm du lịch 1.1.3. Marketing du lịch và những khác biệt của nó  Định nghĩa marketing du lịch  Những khác biệt của marketing du lịch 1.2. Một số lý thuyết về áp dụng marketing – mix thu hút khách du lịch trong kinh doanh lữ hành 1.2.1. Hành vi khách hàng 1.2.2. Giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch  Khái niệm marketing – mix trong du lịch  Các chính sách marketing du lịch 1. Chính sách sản phẩm 2. Chính sách giá

3. Chính sách phân phối 4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 5. Chính sách con người 6. Tạo ra sản phẩm trọn gói và lập chương trình 7. Chính sách quan hệ đối tác Chương II Thực trạng hoạt động kinh doanh và giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên 2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh 2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 2.1.1.1 quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.2 cơ cấu bộ máy tổ chức và các lĩnh vực kinh doanh 2.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009 2.2 Thực trạng giải pháp marketing – mix của công ty TNHH du lịch An Biên 2.2.1 Chính sách sản phẩm 2.2.2 Chính sách giá 2.2.3 Chính sách phân phối 2.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 2.2.5 Chính sách con người 2.2.6 Tạo ra sản phẩm trọn gói và lập chương trình 2.2.7 Chính sách quan hệ đối tác 2.3 Đánh giá chung về các giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên Chương III Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing – mix nhằm tăng cường thu hút khách du lịch nội địa của du lịch An Biên 3.1 Dự báo xu hướng phát triển thị trường khách du lịch 3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty 3.3 Đề xuất các giải pháp marketing – mix nhằm tăng cường thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên 3.3.1. Chính sách sản phẩm 3.3.2. Chính sách giá 3.3.3. Chính sách phân phối 3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 3.3.5. Chính sách con người 3.3.6. Tạo ra sản phẩm trọn gói và lập chương trình 3.3.7. Chính sách quan hệ đối tác 3.4 Một số kiến nghị vĩ mô 3.4.1 kiến nghị với Chính phủ và Tổng cục Du lịch 3.4.2 kiến nghị với Thành phố Hải Phòng và sở VHTT&DL Hải Phòng  Kết Luận  Lời Cảm Ơn

Lời mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không ống khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới. Thông qua du lịch, một đất nước có thể xuất khẩu tại chỗ những nguồn lực mà mình sẵn có, đồng thời có thể giới thiệu nền văn hoá nước mình với du khách đến từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên để có thể phát triển được ngành du lịch và thu hút được nhiều du khách đòi hỏi một đất nước phải đầu tư rất nhiều, không chỉ trong du lịch mà còn ở các lĩnh vực bổ trợ khác, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ vui chơi giải trí bên cạnh đó là một chiến lược marketing toàn diện và đúng đắn trong cả ngành du lịch nói chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng sẽ là chìa khoá đưa ngành du lịch đi đến thành công. Các hoạt động marketing không những tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp mà còn đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH du lịch An Biên, em nhận thấy rõ mối quan tâm của công ty trong việc đẩy mạnh các hoạt động marketing tìm kiếm khách hàng cho nên em mạnh dạn chọn để tài “Giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên” . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu : trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty du lịch An Biên, đề tài xây dựng hệ thống giải pháp và kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng cho công ty du lịch An Biên để tăng cường khả năng thu hút khách du lịch nội địa của du lịch An Biên nhằm góp một phần nhỏ ý kiến của cá nhân cho sự phát triển của công ty.

Nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, có thể đặt ra những nhiệm vụ cơ bản cho đề tài là: + Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống giải pháp marketing – mix trong kinh doanh lữ hành, làm cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp. + Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách thuộc hệ thống marketing – mix của công ty du lịch An Biên. Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách marketing – mix của công ty TNHH du lịch An Biên. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp duy vận biện chứng, cùng các phương pháp cụ thể như : thu thập và xử lý tài liệu, thực tế, phân tích, chuyên gia . – Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý tài liệu. Là phương pháp đựơc sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành khoá luận. Để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất, cần thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy, như sở du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài liệu của các nghiên cứu trước và làm tài liệu tham khảo. – Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa (thực tế) Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp nghiên cứu để tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng hoạt động của ngành và những bất cập trong hoạt động marketing của công ty để từ đó đề xuất được những giải pháp có tính chất khả thi phù hợp với yêu cầu thực tế. – Phuơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh, dự báo Đây là phương pháp cơ bản được nhiều người nghiên cứu sử dụng trên cơ sở phát triển những tài liệu đã qua xử lý so sánh với hoạt động của các vùng khác, để từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được đề cập đến. – Phương pháp chuyên gia Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và môi trường du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố tác mang tính hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Về nội dung : nghiên cứu các giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiểu quả linh doanh của công ty TNHH du lịch An Biên Về không gian : đề tài nghiên cứu việc thu hút khách du lịch nội địa tại địa phương và từ các địa phương khác đến với công ty Về thời gian : đề tài khảo sát số liệu, đánh giá thực trạng kinh doanh năm 2008 – 2009, từ đó đề xuất một số giải pháp áp dụng cho các năm tiếp theo. 5. Kết cấu khoá luận luận được kết cấu thành 3 chương : Chương I : Cơ sở lí luận về giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch Nội Địa trong kinh doanh du Lịch. Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh và các giải pháp marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên. Chương III : Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing – mix nhằm tăng cường thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên.

Bạn đang xem bài viết Tìm Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!