Cập nhật thông tin chi tiết về Tọa Đàm Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Kết Luận 62 Của Bộ Chính Trị (Khóa X) mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xuất bản: Thứ sáu, 23 Tháng 8 2019 13:22
Lượt xem: 790
Ngày 22/8/2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) huyện Phú Ninh tổ chức Tọa đàm nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 62 ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị ( Khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội. Ông Lê Thái Bình – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, đồng chí Huỳnh Xuân Chính – Phó Bí thư Huyện ủy Phú Ninh đã đến dự.
Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến đại biểu khẳng định qua 10 năm thực hiện Kết luận số 62/KL-TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về công tác Mặt trận, các đoàn thể đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò, vị trí của Mặt trận, các đoàn thể được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể các cấp có nhiều đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động; thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hệ thống tổ chức, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể được củng cố, kiện toàn, trẻ hóa đúng tiêu chuẩn cán bộ, đảm bảo năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể trong sạch vững mạnh.
Một số ý kiến cũng đã thẳn thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X); công tác đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá việc thực hiện Kết luận số 62-KL/TW chưa được thường xuyên; sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong Mặt trận và giữa Mặt trận, các đoàn thể với Chính quyền có lúc chưa chặt chẽ. Một số cán bộ Mặt trận, các đoàn thể chưa bám sát cơ sở. Chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động chưa cao, chưa chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động….
Quang cảnh buổi Tọa đàm
Về giải pháp thực hiện thời gian đến, đa số đại biểu thống nhất, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội cần tiếp tục đổi mới về nội dung phương thức hoạt động hướng trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình nhân dân; tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành chủ trương, chính sách lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thống nhất hành động; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn ổn định chính trị. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước bằng hình thức gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đơn vị mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Kết luận buổi Tọa đàm, đồng chí Đặng Vân – Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện cho rằng, trong tình hình mới hiện nay, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi cần có sự chủ động và năng động trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tránh hành chính hoá để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời nắm bắt những diễn biến của xã hội để làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân. Đồng chí đề nghị MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội của huyện tiếp tục phát huy vai trò, vị trí của mình trong thời kỳ mới; Tăng cường công tác tham mưu cho Ban Thường vụ cấp ủy ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; Nâng cao năgn lực, hiệu lực giám sát, phản biện…
Dịp này, MTTQVN huyện Phú Ninh cũng tọa đàm việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Kim Thạch
Thêm ý kiến
Kết Quả 10 Năm Thực Hiện Kết Luận Số 62
Những năm qua, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được tập trung đẩy mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và đã có những đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của địa phương, đơn vị. Việc ban hành kịp thời các văn bản nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 62 đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, tiến tới thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị, đã đạt được những kết quả tích cực:
2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân
Các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đã chỉ đạo, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, qua đó góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương. Việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đã được đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo tổ chức có hiệu quả “Tháng công nhân” với nhiều hình thức thiết thực như giao lưu văn hóa, thăm tặng quà, hội thi tay nghề giỏi. Hội Nông dân các cấp tập trung hướng dẫn Hội cơ sở xây dựng, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế, các dịch vụ hỗ trợ nông dân. Đoàn thanh niên với sự chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cấp bộ Đoàn nên công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều cuộc vận động, các phong trào thi đua đã có sức lan tỏa lớn trong xã hội và các tầng lớp nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Xung kích tình nguyện phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”: Công tác vận động, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận qua mạng xã hội đạt hiệu quả; hàng nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp đã được thực hiện; nhiều chương trình, phong trào được triển khai rộng khắp như Chương trình “Thắp sáng đường quê”, phong trào “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị”, Chương trình “Tình nguyện mùa đông” và “Xuân tình nguyện”…
Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được các cấp hội phụ nữ triển khai lồng ghép kiến thức về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đến nay, đã có trên 90% hội viên tham gia, trong đó có gần 1000 chị đạt danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc”. Hội Cựu chiến binh tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động do TW Hội phát động như phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới “, “Hiến kế, hiến công, hiến đất”, “Chỉnh trang đô thị”.
3. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh về cơ sở; phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, nghị quyết của cấp uỷ và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp trên giao. Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; tăng cường sâu sát cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động; thường xuyên đổi mới và có định hướng trong nội dung, hình thức sinh hoạt, tập trung triển khai và nhân rộng các loại hình câu lạc bộ, tổ, nhóm; nhiều mô hình câu lạc bộ thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia.
Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đều được triển khai nghiêm túc, có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo làm điểm rút kinh nghiệm, từ đó nhân ra diện rộng; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư. Vai trò của trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các chi hội, chi đoàn, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được coi trọng và phát huy. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp không ngừng đổi mới cách thức, phương pháp tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện các phong trào thi đua nhằm thu hút đông đảo hội viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hàng năm được tổ chức rộng khắp, sôi nổi, thu hút sự tham gia hưởng ứng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Có trên 90% khu dân cư trong toàn tỉnh tổ chức ngày hội và đã trở thành ngày hội của toàn dân, khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó, phát huy tinh thần thi đua yêu nước, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo mối đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, thực sự là ngày hội của toàn dân.
4. Về nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới
Phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tổ chức cho chức sắc, chức việc trong đồng bào công giáo đi thăm quan, học tập mô hình “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Sống tốt đời, đẹp đạo”; tổ chức giải bóng chuyền “Đại đoàn kết các giáo họ
Kết luận số 62 được ban hành đã tạo tiền đề cho việc cũng cố, xây dựng và phát triển tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ huyện đến cơ sở. Cùng với đó, thông qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết và qua đại hội theo nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cấp uỷ đảng các cấp đã lựa chọn, bố trí cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, uy tín và tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, có kỷ năng vận động, tập hợp quần chúng làm công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.
5. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp; thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể được quan tâm thực hiện. Hàng năm, mỗi tổ chức, đoàn thể triển khai thực hiện từ 3-5 lớp tập huấn; tạo điều kiện và cử cán bộ làm công tác đoàn, hội từ huyện đến cơ sở tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị do cấp trên tổ chức.
Các cấp chính quyền đã tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa triển khai thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư “Về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”; Chỉ thị số: 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”. Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đối với giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi như: Cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, hàng hóa đối với một số cây trồng vật nuôi; Chương trình phát triển thanh niên…
6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính tri – xã hội
Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo HĐND tỉnh phối hợp với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2011-2016. Trước và sau mỗi kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh gửi kế hoạch tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn phối hợp tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh; các cuộc giám sát của HĐND mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của mặt trận tham gia.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; triển khai quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá XI, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội và quy định Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Cấp ủy Đảng các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; Việc thực hiện các nội dung Kết luận 62 thời gian qua có những chuyển biến tích cực, theo hướng cụ thể, sâu sát cơ sở, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với chính quyền, phân công cán bộ phụ trách lĩnh vực, địa bàn; cụ thể hóa nội dung các cuộc vận động, chủ động tổ chức ký kết các chương trình phối hợp với các ban, ngành. Cán bộ bám cơ sở, nắmtình hình, những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy về giải pháp thực hiện. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động kịp thời, hiệu quả.
Hằng năm, cấp ủy các cấp phê duyệt, ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo chương trình công tác mặt trận, đoàn thể, trong đó chỉ đạo cụ thể việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội; định hướng hoạt động, giao nhiệm vụ trọng tâm cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tại các hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, cấp ủy đều cử đại diện tới dự và chỉ đạo trực tiếp; quan tâm, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp, phản ánh của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Báo Cáo Sơ Kết 05 Năm Thực Hiện Kết Luận Số 62
BÁO CÁO
SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 62-KL/TW
Của Bộ chính trị (Khóa X) về “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội”
Thực hiện Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 29/8/2014 của BTV Tỉnh ủy và Công văn số 1415-CV/HU ngày 10/9/2014 của Buyện ủy Bắc bình V/v Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện kết luận số 62-KL/TW của Bộ chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội”. Liên đoàn Lao động huyện Bắc Bình báo cáo kết quả triển khai thực hiện với những nội dung sau:
I. CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Công tác tổ chức quán triệt, triển khai, tuyên truyền:
Đặc điểm tình hình: Bắc bình là một huyện thuần nông; với đặc thù của địa phương hầu hết có số doanh nghiệp nhỏ, lẽ; người lao động có thu nhập chính chủ yếu là từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời người chủ sử dụng lao động luôn quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn là vấn đề bức thíêt để tập họp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Mặt khác trong thời gian qua số lượng ĐV và CĐCS có cố gắng phát triển nhanh bảo đảm chỉ tiêu đề ra nhưng thực chất hiệu quả hoạt động của một số CĐCS chưa đáp ứng với yêu cầu, chưa phát huy và nâng cao hiệu quả vai trò đại diện của người lao động tại cơ sở.
Sau khi tiếp thu tinh thần văn bản của cấp trên, Liên đoàn LĐ huyện đã cụ thể hoá nội dung, xây dựng kế hoạch số 06/KH-LĐLĐ ngày 10/5/2010 về tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động Công đoàn trong tình hình mới; được triển khai trong BCH LĐLĐ huyện sau đó tổ chức phổ biến rộng rãi đến các CĐCS trong toàn huyện. Hầu hết các CĐCS đã nắm bắt được quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp cơ bản để thực hiện. Quá trình triển khai các chương trình công tác luôn được thường xuyên nhắc nhỡ các CĐCS quan tâm thực hiện và xem đó là một yêu cầu cấp bách bằng những giải pháp tích cực trong hoạt động Công đoàn của huyện nhà.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện:
– Tuyên truyền nội dung Nghị quyết TW6 (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”;
– Tiến hành khảo sát, kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các DN, đẩy mạnh công tác khảo sát, tuyên truyền, vận động phát triển ĐV, thành lập CĐCS trong các loại hình doanh nghiệp.
– Thực hiện nghiêm chế độ giao ban CĐCS, báo cáo nhanh trong hệ thống phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện.
Qua triển khai các cơ quan, đơn vị, các CĐCS quan tâm triển khai thực hiện đúng theo tinh thần Kế hoạch của Liên đoàn Lao động huyện. Nhiều CĐCS đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tích cực tham gia các phong trào hành động Cách mạng, làm tốt công tác phát triển Đoàn viên. Tích cực tham gia xây dựng CĐCS và cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh nhằm góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
II. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, Chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị-xã hội:
Qua quán triệt học tập, tuyên truyền và tập huấn nghiệp vụ hầu hết đoàn viên Công đoàn và CB CNVCLĐ đều nhận thức một cách sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và thấy rõ sự cần thiết phải kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức Công đoàn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn nhất là trong các loại hình doanh nghiệp; đây là việc làm cần thiết góp phần cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương.
Nhìn chung nhận thức của ĐVCĐ và cán bộ, CNVCLĐ từng bước được nâng lên, vai trò làm chủ, ý thức trách nhiệm của từng ĐVCĐ và của CB CNVCLĐ đối với cơ quan, đơn vị được thể hiện rõ. Có thể nói việc tổ chức phổ biến quán triệt thường xuyên các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và nội dung của kế hoạch đã tạo nên mối quan hệ giữa Đảng, Chính quyền và tổ chức Công đoàn ngày một gắn bó mật thiết hơn. Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng cũng được tăng cường.
2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương chân hướng mạnh về cơ sở; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên, Hội viên và Nhân dân:
BCH Công đoàn cơ sở đã tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho anh chị em CNVCLĐ: tổ chức giải ngân nguồn vốn, trợ cấp khó khăn, tham quan học tập; tổ chức các hoạt động chăm sóc con em CNVC, các hoạt động thăm hỏi, hiếu hỹ gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn…
Ban Nữ công các cấp đã triển khai Luật Bình đẳng giới, tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trong nữ CNVCLĐ, tổ chức họp mặt gia đình CBCC tiêu biểu; nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam; CĐ Giáo dục tổ chức Hội thi “Đẹp mãi tuổi 40” trong nội bộ ngành; phong trào thi đua 2 giỏi trong Nữ CNVCLĐ thường xuyên được chú trọng.
3. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân, phát huy tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân:
Công đoàn đã bám sát cơ sở trực tiếp hướng dẫn nội dung tổ chức hội nghị người lao động, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở; tham gia xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; kết quả số cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, hội nghị người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể năm 2009 có: 131/159 đến năm 2014 có: 174/176 cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC. Nắm bắt kịp thời tâm trạng, dư luận, nguyện vọng của CNVCLĐ. Nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho người lao động (LĐ). Chủ động đề xuất kiến nghị với người sử dụng lao động (SDLĐ) những nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của ĐV,CNVCLĐ bảo đảm sự hài hoà về quyền, lợi ích của người LĐ và người SDLĐ. Tích cực vận động CNVCLĐ tham gia các hoạt động XHTT. Quan tâm xây dựng tốt thực lực cốt cán chính trị ở cơ sở, tổng số cốt cán hiện có 202 ĐVCĐ. Từ đó đã góp phần phát huy vai trò làm chủ doanh nghiệp của công nhân, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nứơc, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiến tiến…
Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đã quan tâm công tác phát triển đoàn viên, chú trọng thành lập Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nứơc, cụ thể năm 2009 có: 43 CĐCS và 1 CĐGD huyện, với 2766/1584 nữ ĐVCĐ; đến năm 2014 có: 51 CĐCS và 01 CĐGD huyện, với 3534/2067 nữ ĐVCĐ; đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn huyện đã đề ra.
Hằng năm LĐLĐ luôn tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cán bộ Công đoàn từ huyện đến cơ sở. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách quy định đãi ngộ đối với cán bộ Công đoàn ở cơ sở.
4. Thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị-xã hội:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Nghị quyết BCH LĐLĐ Tỉnh về việc “Nâng cao chất lượng tổ chức Công đoàn cơ sở, trọng tâm là củng cố, xây dựng CĐCS xã, thị trấn”. Trong những năm qua với phương châm “Hướng về cơ sở” Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã tăng cường chỉ đạo, xác định những giải pháp trọng tâm nhằm xây dựng, củng cố và tập trung đầu tư nguồn lực cho cơ sở. Từ đó, chất lượng Công đoàn cơ sở có chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đến nay đã có 18/18 xã, thị trấn có tổ chức Công đoàn và tổ chức Công đoàn cơ sở xã, thị trấn đã hoạt động đi vào nề nếp, kết quả hoạt động có nhiều chuyển biến rõ nét.
Đại hội đại biểu Công đoàn huyện khóa VII nhiệm kỳ 2013 – 2018 đã bầu BCH.LĐLĐ huyện 17 đ/c, Ban Thường vụ 05 đ/c, UBKT.LĐLĐ huyện 05đ/c, Ban Nữ công LĐLĐ huyện gồm 05 đ/c, đảm bảo các đ/c được cơ cấu vào BCH và BTV.LĐLĐ huyện đều đạt chuẩn quy định.
– Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, trong nhiệm kỳ qua đào tạo về lý luận chính trị có: 1.169 đồng chí, chuyên môn nghiệp vụ có: 2.256 đồng chí. Có hơn 21 đồng chí tập huấn cấp tỉnh và hơn 568 cán bộ đoàn, đoàn viên công đoàn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác công đoàn, kiến thức về pháp luật, qua đó trang bị cho cán bộ công đoàn có trình độ và bản lĩnh chính trị, có kỹ năng hoạt động công đoàn, từng bước đáp ứng với yêu cầu hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
Liên đoàn lao động huyện tập trung nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời tăng cường đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, tiến hành đi khảo sát để chuẩn bị cho việc phát triển thành lập Công đoàn cơ sở ở các loại hình doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Năm 2009 khu vực DN có 3 CĐCS với 149 đoàn viên/45 nữ, đến tháng 9 năm 2014 phát triển thêm 03 CĐCS với 106 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên ở khu vực DN này lên 255 đoàn viên. Cụ thể đã thành lập các Công đoàn cơ sở ở các đơn vị Ngoài quốc doanh như: Cty CP gạch Tuynel, HTX Tín dụng Phan Rí Thành, Cty CP khai thác khóang sản Đường Lâm và Cty khai thác khoáng sản Bằng Hữu, quỹ Tín dụng Chợ Lầu… Đến tháng 6/2012 CĐCS Cty Gạch Tuynel chuyển về Công đoàn ngành; hiện LĐLĐ huyện đang quản lý 5 CĐCS khối doanh nghiệp với 213/55 nữ ĐVCĐ
Công đoàn dưới nhiều hình thức đã tuyên truyền, vận động ĐV, CNVCLĐ tham gia học tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Công đoàn, đặc biệt là thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, học tập quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 10 chúng tôi Đảng khoá 6 về “Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, Luật Phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, Luật Công đoàn, Luật Lao động, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật BHXH, Luật BH thất nghiệp…
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong CNLĐ và chủ doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về: Pháp luật Lao động, Luật Công đoàn, tuyên truyền Điều lệ Công đoàn Việt Nam, làm việc với Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ Tỉnh mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về pháp luật cho các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong những năm qua huyện luôn chú trọng quan tâm đến các doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển lành mạnh đúng hướng và làm tốt chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến quán triệt học tập các chỉ thị NQ của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho người lao động như: luật phòng chống tham nhũng lãng phí, luật khiếu nại tố cáo. Từ đó đã góp phần nâng dần nhận thức chính trị cho công nhân lao động.
5. Thực hiện các quy chế, chương trình phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị-xã hội các cấp:
Các Công đoàn cơ sở đã phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động giỏi thực hiện mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; phong trào thi đua lao động giỏi đã được các CĐCS tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, hưởng ứng đăng ký các danh hiệu thi đua, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ; phát động rộng rãi phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong Nữ CNVCLĐ. Hằng năm các CĐCS đã phối hợp với cơ quan tổ chức tốt hội nghị CBCC đầu năm, tham gia bàn bạc công việc nội bộ của cơ quan, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân cơ sở. Công tác BHLĐ được các CĐCS chú trọng xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tham gia tập huấn và tham gia thi công tác ATLĐ tại tỉnh đạt kết quả tốt. Nội dung công tác xây dựng người cán bộ Công chức “Trung thành- Sáng tạo- Tận tụy- Gương mẫu” được các CĐCS cụ thể hoá bằng việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, phát huy tốt vai trò thực lực cốt cán chính trị ở cơ sở.
Phát động các phong trào thi đua năng suất-chất lượng-hiệu quả, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm. Định kỳ có Tổng kết, phát hiện điển hình, kịp thời biểu dương, khen thưởng.
Hầu hết các CĐCS doanh nghiệp đều ký kết thoả ước lao động tập thể, trang bị đầy đủ các phương tiện Bảo hộ lao động (BHLĐ) theo quy đinh của pháp luật, tổ chức Công đoàn luôn quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thu nhập tiền lương và việc làm của người lao động ổn định; quy chế dân chủ được phát huy; chủ doanh nghiệp luôn quan tâm nâng cao trình độ, tay nghề cho CNLĐ. Đối với tổ chức Công đoàn đều có xây dựng quy chế hoạt động BCH, quy chế phối hợp với Chính quyền và với Ban Giám đốc doanh nghiệp, công tác phối hợp rất tốt, lãnh đạo cơ quan và các doanh nghiệp luôn phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn hoạt động. Trong những năm qua huyện luôn chú trọng quan tâm đến các doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển lành mạnh đúng hướng, tuân thủ đúng các quy định về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến quán triệt học tập các chỉ thị NQ của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho người lao động như luật lao động, luật công đoàn, luật phòng chống tham nhũng lãng phí, luật khiếu nại tố cáo… từ đó đã góp phần nâng dần nhận thức chính trị cho công nhân lao động.
6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị-xã hội:
Thực hiện sự chỉ đạo của các Cấp ủy về nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các Công đoàn đã tổ chức tuyên truyền thực hiện sửa đổi lối làm việc “Nói ít, viết ngắn, làm việc hiệu quả”, cam kết thực hiện nội dung “3 không, 2 có”, mở sổ tu dưỡng, đăng ký thực hiện các chuẩn mực đề ra; tổ chức cho quần chúng tham gia góp ý Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng; tăng cường công tác bảo vệ bí mật nội bộ Đảng, bí mật cơ quan Nhà nước, thực hiện mỗi cá nhân đăng ký 01 việc làm hữu ích theo gương Bác, từng cơ quan phấn đấu xây dựng 01 công trình mang ý nghĩa thiết thực; CBCNVC thực hiện tốt nội quy cơ quan, chấp hành giờ giấc làm việc, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách công qũy, đề cao quan điểm công tác vận động quần chúng, tăng cường các mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nứơc và Nhân dân; tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý điều hành, cải tiến lề lối làm việc, phong cách phục vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị và trách nhiệm của ngừơi đứng đầu trong thực thi công vụ… tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; thực hiện treo khẩu hiệu hành động tại nơi công sở “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nứơc theo Chỉ thị 39/CT-TW.
Theo báo cáo thống kê số lượng Đảng viên đang tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh hiện có: 47 đảng viên ở 05 doanh nghiệp; trong đó: Cty Cổ phần khai thác khoáng sản Bằng Hữu: 01, Cty Cổ phần khai thác khoáng sản Đường Lâm 02, Quỹ Tín dụng Phan Rí Thành: 05, Quỹ Tín dụng Chợ Lầu: 01, Cty CP Điện Nông thôn Bắc Bình: 38
Việc giao ban định kỳ háng tháng, quý giữa các tổ chức Mặt trận, Đoàn thể với Huyện ủy luôn được duy trì… Hàng năm Liên đoàn Lao động huyện thực hiện chấm điểm, xếp loại thi đua, phát động CĐCS hưởng ứng đăng ký và ký kết giao ước thi đua; tổ chức tổng kết đánh giá, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình từ phong trào thi đua của Công đoàn.
Phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ những năm qua hướng vào các mục tiêu thi đua thiết thực chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lịch sử trong năm, với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả”; phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, chấp hành tốt pháp luật”; phong trào thi đua “Học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia.
Phong trào xanh sạch đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, hàng năm được duy trì thông qua đội ngũ an toàn vệ sinh viên cơ sở, bảo đảm thực hiện đúng quy trình sản xuất, không để xảy ra các trường hợp tai nạn lao động.
Phong trào “Toàn dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn XH, thực hiện tốt mục tiêu 3 giảm luôn được quan tâm, 100% gia đình nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu gia đình văn hoá hàng năm.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Ưu điểm:
Những năm qua, các doanh nghiệp tư nhân trong huyện có bước phát triển về số lượng và chất lượng, đa dạng hơn trong các ngành nghề. CNLĐ mặc dù chiếm tỉ lệ không cao nhưng vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH, giữ vai trò nồng cốt trong khối liên minh CN – ND – trí thức trong thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế giữ vững ổn định chính trị xã hội, QPAN của huyện nhà.
Thông qua hoạt động và các phong trào đề ra, vai trò của Công đoàn được phát huy; vị trí của Công đoàn được khẳng định. Hoạt động của cơ quan, đơn vị đã có sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở được phát huy; đội ngũ cán bộ Công đoàn thể hiện tinh thần trách nhiệm đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, tôn trọng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
2. Hạn chế, tồn tại:
Việc phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Người lao động chưa tìm hiểu sâu kỹ về các tổ chức chính tri xã hội và không muốn gia nhập vào các tổ chức chính trị xã hội.
3. Nguyên nhân:
Cán bộ Công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động Công đoàn còn hạn chế, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp thông qua việc thực hiện các mối quan hệ phối hợp hoạt động, chưa thể hiện sự năng động nhạy bén
Việc kiểm tra giám sát chưa được duy trì thường xuyên. Nhiều CĐCS chưa xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp hoạt động chưa cụ thể, quy chế hoạt động của BCH duy trì không nghiêm. Năng lực đội ngũ BCH CĐCS ở một vài nơi còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động UBKT CĐCS chưa thường xuyên, hiệu quả chất lượng kiểm tra còn có phần hạn chế.
Nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu đúng vai trò chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị xã hội nhất là tổ chức công đoàn. Nên còn né tránh, trì hoãn không muốn thành lập các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
Chưa có cơ chế chính sách bảo vệ cho người làm công tác chính trị ở các doanh nghiệp nên nhiều công nhân lao động không muốn tham gia hoạt động ở các tổ chức chính trị xã hội.
Một số CĐCS chưa thật sự chủ động, tranh thủ sự chỉ đạo của Cấp ủy, sự phối hợp với chính quyền đồng cấp xây dựng chương trình hành động đề ra những giải pháp thiết thực, phát huy hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.
4. Bài học kinh nghiệm:
– Thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn trong việc tổ chức triển khai, thực hiện các Nghị quyết, chủ trương công tác của Cấp ủy, Công đoàn cấp trên đề ra. Cần nắm vững các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hoạt động của Công đoàn trong công tác vận động quần chúng. Nội dung chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trãi; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, phát hiện Sơ, Tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời.
– Hoạt động của Công đoàn phải hứơng về cơ sở, tập trung tháo gở những khó khăn, bức xúc nảy sinh ở cơ sở. Hoạt động Công đoàn phải đi vào chiều sâu, có chất lượng.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN ĐẾN:
– Tiếp tục triển khai Kết luận số 62-KL/TW, Kế hoạch số 123-KH/TU của tỉnh ủy Về “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội”.
– Tăng cường khảo sát nắm bắt tình hình hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó nhằm phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn, đẩy mạnh công tác thành lập CĐCS ngoài quốc doanh, phát triển ĐVCĐ trong lực lượng CNLĐ.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong CNLĐ và chủ doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về: Pháp luật Lao động, Luật Công đoàn, tuyên truyền Điều lệ Công đoàn Việt Nam, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về pháp luật cho các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.
– Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong ĐV, CNVCLĐ, triển khai các chương trình hành động của Công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, gắn các hoạt động phong trào với việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ KT-XH của địa phương.
– Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua của CNVCLĐ, trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua việc Sơ kết, Tổng kết các phong trào thi đua định kỳ.
– Vận động ĐV, CNVCLĐ gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nứơc; cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn. Làm tốt công tác vận động bồi dưỡng quần chúng ưu tú, CNLĐ giỏi từ các phong trào thi đua để phát triển Đảng và bổ sung vào đội ngũ bộ máy quản lý.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành Bộ Luật lao động để bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.
Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, sự phối hợp với Chính quyền trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn và các tổ chức đoàn thể chính trị khác trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Quan tâm bổ sung biên chế cán bộ Công đoàn huyện.
Quân Đoàn 3 Thực Hiện Chỉ Thị 05 Của Bộ Chính Trị (Khóa Xii)
Nhằm tiếp tục phát huy phẩm chất, truyền thống của “Bộ đội Binh đoàn Tây Nguyên – Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Quân đoàn “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 xác định: đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung, giải pháp cơ bản, thường xuyên; tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để triển khai thống nhất, Đảng ủy Quân đoàn đã xây dựng, ban hành Kế hoạch 304-KH/ĐU, ngày 04-6-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015 – 2020). Trên cơ sở đó, các cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện, với những nội dung, biện pháp sát đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hướng vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và đột phá vào những khâu yếu, mặt yếu; đồng thời, quy định thời gian hoàn thành; phân công trách nhiệm cụ thể. Đảng ủy Quân đoàn yêu cầu, việc triển khai Chỉ thị 05 phải chặt chẽ, thống nhất; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, bằng hành động cụ thể, hướng vào khắc phục khâu yếu, mặt yếu, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi, sức lan tỏa mạnh mẽ ở các cơ quan, đơn vị trong Quân đoàn.
Để việc thực hiện Chỉ thị 05 có hiệu quả, Đảng ủy Quân đoàn đã xây dựng tiêu chí phẩm chất đạo đức chung 1, giúp mọi tổ chức, cá nhân phấn đấu thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thực hiện tốt phương châm: trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; chú trọng việc “làm theo” bằng những hành động đẹp, thường xuyên, hằng ngày; kết hợp giữa “xây” với “chống”. Trên cơ sở tiêu chí chung đã xác định, các cơ quan, đơn vị lựa chọn những vấn đề thiết thực, bổ sung vào nội dung học tập và làm theo bằng những tiêu chí cụ thể, ngắn, gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với từng đối tượng. Đối với đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác “học tập”, “làm theo”, thực sự là người anh, người chị để cán bộ, đảng viên, quần chúng noi theo. Trong đó, tập trung vào việc chấp hành nghiêm kỷ luật, bám sát đơn vị, tổ chức thực hiện “Một tập trung, ba khâu đột phá”, trọng tâm là “Ba thực chất” và “ba mẫu mực” 2. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm, gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực công tác tốt, nói đi đôi với làm, làm đến đâu hiệu quả đến đó, sâu sát, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của bộ đội.
Hằng năm, mọi cán bộ, đảng viên xây dựng kế hoạch phấn đấu, chi bộ cho ý kiến để bổ sung, hoàn thiện (riêng cán bộ chủ trì xây dựng chương trình hành động). Cấp ủy, chi bộ tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành các nội dung đã đăng ký; lấy kết quả thực hiện làm tiêu chuẩn để bình xét thi đua, khen thưởng, đánh giá, nhận xét, phân loại tập thể, cá nhân, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Nhờ đó, ý thức, trách nhiệm, tinh thần “tự soi”, “tự sửa” trong thực hiện chuẩn mực đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ trì theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có chuyển biến tốt; những hạn chế, khuyết điểm được khắc phục, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ và có sức thuyết phục để quần chúng cùng phấn đấu làm theo.
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đặc biệt coi trọng gắn kết chặt chẽ với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tập trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, thực hiện nghiêm nền nếp, nguyên tắc sinh hoạt đảng; tích cực đổi mới quy trình ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết theo đúng phong cách Hồ Chí Minh. Chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của đơn vị được đưa vào nghị quyết lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; trong đó, chỉ rõ biện pháp đột phá vào nâng cao chất lượng các mặt công tác đảng, công tác chính trị. Đảng ủy Quân đoàn yêu cầu tổ chức đảng các cấp thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân tổ chức thực hiện theo chức trách, quyền hạn; phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, dân chủ và trí tuệ tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý đảng viên cả về chính trị, tư tưởng, quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống; gắn công tác quản lý của cấp ủy, chi bộ với vai trò tự tu dưỡng, rèn luyện của từng đảng viên; kiên quyết đấu tranh đẩy lùi mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hằng tháng, các cấp ủy thực hiện nền nếp, hiệu quả việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 05 của cán bộ, đảng viên, gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Khi kiểm tra, các cấp ủy chỉ rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân, biện pháp khắc phục và nội dung cần tập trung học tập và làm theo của tháng tiếp theo, v.v. Nhờ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, kịp thời, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 ở các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đoàn đã được nâng lên một bước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Cùng với đó, Đảng ủy Quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào Thi đua Quyết thắng “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, an toàn, quyết thắng” và các phong trào, cuộc vận động của các tổ chức, lực lượng, đưa việc thực hiện “Năm yêu cầu”, “Ba dứt điểm” 3 trong giáo dục chính trị đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong Quân đoàn đã đẩy mạnh các phong trào thi đua: “Huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm, an toàn tuyệt đối”, “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và An toàn giao thông”, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, thi đua “04 nhất” (tư tưởng vững, tổ chức mạnh, dân chủ, dân vận tốt), v.v.
Đến nay, ở Quân đoàn đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, như: “05 chủ động” trong tiến hành công tác tư tưởng; “03 mẫu mực” của cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì theo phương châm “Cấp trên nắm chắc cấp dưới, cơ quan nắm chắc đơn vị, cán bộ nắm chắc chiến sĩ”; “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, nếp sống đẹp”; “Tuổi trẻ xung kích xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, cùng các phong trào: “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” của ngành Kỹ thuật; “Quản lý, sử dụng xăng dầu an toàn, hiệu quả, tiết kiệm”, “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt” của ngành Hậu cần, v.v. Để tạo sức lan tỏa rộng, Đảng ủy Quân đoàn yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thường xuyên làm tốt việc biểu dương, khen thưởng gương “người tốt, việc tốt”, nhân rộng điển hình tiên tiến, phát hiện những mô hình sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị; khắc phục tình trạng hình thức, làm qua loa, không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ thực hiện tốt Chỉ thị 05, Quân đoàn đã tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, yên tâm gắn bó với đơn vị; phát huy trách nhiệm, đề cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu, rèn luyện theo các tiêu chí đã xác định 4.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 ở Quân đoàn 3 đã trở thành ý thức, hành động tự giác của các tổ chức, cá nhân, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo nền tảng tinh thần vững chắc góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, Quân đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
1 – “Kiên định – Trách nhiệm; Đoàn kết – Nêu gương; Cần kiệm – Tự lực”.
2 – Một tập trung: tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; Ba khâu đột phá: 1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; 2. Đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục chính trị, tư tưởng; 3. Làm chuyển biến chất lượng xây dựng chính quy, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm an toàn. Ba thực chất: 1. Dạy thực chất; 2. Học thực chất; 3. Kiểm tra, đánh giá thực chất. Ba mẫu mực: 1. Mẫu mực về bản lĩnh chính trị; 2. Mẫu mực về phẩm chất đạo đức, lối sống, lời nói, việc làm; 3. Mẫu mực về tác phong sinh hoạt, làm việc.
3 – Năm yêu cầu: Chủ động – Toàn diện – Thường xuyên – Kiên trì – Thiết thực, hiệu quả. Ba dứt điểm: 1. Đơn thư khiếu nại, tố cáo giấu tên, mạo tên; 2. Cờ bạc, cá độ, số đề; 3. Vay nợ quá khả năng trả.
4 – Năm 2018, Quân đoàn có 16 tập thể, 19 cá nhân được Bộ Quốc phòng khen thưởng; 1.523 tập thể, 4.992 cá nhân được các cấp trong Quân đoàn khen thưởng (tăng 0,88% so với năm 2017).
Bạn đang xem bài viết Tọa Đàm Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Kết Luận 62 Của Bộ Chính Trị (Khóa X) trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!