Top 11 # Bằng Độc Quyền Giải Pháp Hữu Ích Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

So Sánh Bằng Độc Quyền Sáng Chế Và Bằng Độc Quyền Giải Pháp Hữu Ích

Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều là hai hình thức bảo hộ sáng chế khác nhau như thế nào?

Bằng độc quyền sáng chế và đều là hai hình thức bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên, hai hình thức này có một số điểm khác nhau như sau:

Bằng độc quyền sáng chế hay Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thời hạn bảo hộ đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn còn thời hạn bảo hộ đối với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ là 10 năm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Mặt khác, cũng theo quy định tại khoản này, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và chỉ cần đáp ứng hai điều kiện là có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp mà không cần điều kiện về tính sáng tạo.

Về tính mới của sáng chế, Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

” 1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức”.

“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương tự” (Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”.

Như vậy, theo các quy định trên, chúng ta có thể thấy sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt hơn so với sáng chế được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Ngoài ra, thuật ngữ Bằng độc quyền sáng chế được sử dụng thống nhất và chủ yếu bởi hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Mặt khác, ở một số quốc gia, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như Mẫu hữu ích, sáng chế nhỏ hay Sáng chế ngắn hạn.

Sb Law Đăng Kí Thành Công Bằng Độc Quyền Giải Pháp Hữu Ích

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

SB law đăng kí thành công bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam. Là khách hàng quen thuộc với SB Law, sau nhiều lần hợp tác thành công về việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài. Ông Cheng-Chien HSU đã tiếp tục tin tưởng và lựa chọnSB Law là đối tác trong việc đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích “Phương pháp xử lý bề mặt vỏ bọc của thiết bị điện tử”.

SB Law là một trong những công ty luật có uy tín hàng đầu Việt Nam và là một trong những đại diện sở hữu công nghiệp lớn tại Cục Sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ lãnh đạo và các tư vấn viên chuyên nghiệp, SB Law đã tư vấn và đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế cho nhiều khách hàng lớn, tạo nên uy tín và niềm tin lớn cho khách hàng.

Việc đăng ký bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích là một trong những công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và chuyên nghiệp trong việc đánh giá, mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích đó. Để hoàn thành một sáng chế, giải pháp hữu ích, khách hàng phải trải qua thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, với bao công sức và chi phí. Khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn S&B Law thay mặt mình tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích cho phương pháp của mình. Do vậy trách nhiệm của S&B Law là đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Sau một thời gian dài với sự phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Ngày 03/06/2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số: 29370/QĐ-SHTT về việc chấp thuận cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số: 1064 cho Ông Cheng-Chien HSU. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khẳng định uy tín cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp.

” Đăng ký bảo hộ sáng chế

Hướng Dẫn Các Thủ Tục Nộp Đơn Xin Cấp Bằng Độc Quyền Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích

HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC NỘP ĐƠN XIN CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TẠI VIỆT NAM

Thời hạn nộp đơn

Thời hạn để đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam là 31 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất (hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế nếu đơn quốc tế không xin hưởng quyền ưu tiên).

Chủ đơn không được xin ân hạn thời hạn để đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam trừ trường hợp nộp muộn đơn do bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Nước ưu tiên của đơn, số đơn ưu tiên và ngày ưu tiên;

Số đơn quốc tế/số công bố đơn quốc tế.

Bản tiếng Anh của bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng).

Thông báo ghi nhận thay đổi (Mẫu PCT/IB/306), Sửa đổi theo Article 19, Sửa đổi theo Article 34, nếu có.

Lưu ý: Tài liệu ưu tiên là KHÔNG yêu cầu

B. ĐƠN XIN HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN THEO CÔNG ƯỚC PARIS

Thời hạn nộp đơn

Thời hạn để nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris là 12 tháng kể từ ngày ưu tiên.

Không có thời gian ân hạn để xin hưởng quyền ưu tiên trừ trường hợp nộp đơn muộn do bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Nước ưu tiên của đơn, số đơn ưu tiên và ngày ưu tiên;

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC: International Patent Classification) của đơn sáng chế/giải pháp hữu ích. Nếu Chủ đơn không cung cấp thông tin này, sẽ phát sinh phí phân loại sáng chế.

Bản tiếng Anh của bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng). – Thời hạn nộp bản gốc Giấy ủy quyền là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn này không được gia hạn.

Tài liệu ưu tiên

– Thời hạn nộp (các) tài liệu ưu tiên là 3 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn này không được gia hạn.

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC: International Patent Classification)

Bản tiếng Anh của bản mô tả (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng)

QUY TRÌNH

Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ được thẩm định hình thức, công bố và tiếp theo là thẩm định nội dung.

– Đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris và đơn thường, thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ (i) ngày nộp đơn (nếu đã nộp toàn bộ tài liệu yêu cầu), hoặc (ii) ngày Cục SHTT nhận được toàn bộ tài liệu yêu cầu, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Thời gian bắt đầu thẩm định hình thức đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam là ngày đầu tiên của tháng thứ 32 kể từ ngày ưu tiên sớm nhất. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ (i) ngày bắt đầu (nếu đã nộp toàn bộ tài liệu yêu cầu), hoặc (ii) ngày Cục SHTT nhận được toàn bộ tài liệu yêu cầu, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Theo thực tế, thời gian thẩm định hình thức thường bị trì hoãn do sự quá tải của Cục SHTT. Nếu đơn đáp ứng các quy định về hình thức, Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn. Nếu đơn không đáp ứng các quy định về hình thức, Cục SHTT sẽ Thông báo kết quả thẩm định hình thức.

Công bố đơn

Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích hợp lệ sẽ được công bố trong tháng thứ 19 kể từ hoặc (i) ngày ưu tiên sớm nhất hoặc ngày nộp đơn (nếu đơn không xin hưởng quyền ưu tiên), hoặc (ii) trong vòng 2 tháng kể từ được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Thẩm định nội dung đơn

– Đối với đơn đăng ký sáng chế, thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung và phí thẩm định nội dung là trong vòng 42 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất;

– Đối với đơn đăng ký giải pháp hữu ích, thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung và phí thẩm định nội dung là trong vòng 36 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất;

– Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung không được gia hạn trừ khi việc chậm trễ là do các trường hợp bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

– Theo quy định, thời gian thẩm định nội dung là 18 tháng kể từ hoặc (i) ngày công bố đơn (nếu yêu cầu thẩm định nội dung nộp trước ngày công bố đơn), hoặc (ii) ngày yêu cầu (nếu yêu cầu nộp sau ngày công bố đơn). Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này thường bị chậm trễ.

– Thẩm định viên thường sử dụng kết quả thẩm định nội dung các đơn đồng dạng thẩm định bởi các cơ quan sáng chế lớn như USPTO, EPO, JPO, KIPO, SIPO… khi thẩm định nội dung đơn Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy quá trình thẩm định nội dung, chủ đơn nên cung cấp thông tin về bằng đồng dạng ngay khi bằng đồng dạng được cấp.

– Thời hạn hiệu lực của Bằng Sáng chế là 20 năm và thời hạn hiệu lực của Bằng Giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

– Chỉ nộp phí duy trì hiệu lực sau khi bằng được cấp;

– Phí duy trì hiệu lực năm thứ 1 được nộp cùng với phí cấp bằng. Thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực các năm tiếp theo là theo ngày cấp bằng;

– Phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn 6 tháng với chi phí là 10% phí duy trì hiệu lực của từng tháng nộp muộn.

Protocol:đăng Ký Bằng Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.

Giấy uỷ quyền của người nộp đơn có chữ ký và dấu của người ủy quyền (trong trường hợp người khai không có dấu, đề nghị xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) (*);

Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có) (*);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có, trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người nộp đơn ưu tiên) (**);

Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả và bản vẽ (nếu có) (*);

Bản sao đơn đầu tiên hoặc các đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris (có xác nhận của một trong các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền (nếu có) (**)

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

(**) Tài liệu có thể gửi sau trong vòng (3) ba tháng kể từ ngày nộp đơn

Đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải được nộp trong vòng (12) mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (theo Công ước Pari) hoặc (6) sáu tháng kể từ ngày đối tượng được trưng bày tại triển lãm.

Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.

Giấy uỷ quyền của người nộp đơn (*);

Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có) (*);

Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả bằng tiếng Anh, và bản vẽ (nếu có);

Tài liệu PCT;

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

i. Đối với Đơn quốc tế vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 22 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chỉ định) phải được nộp trong vòng 21 kể từ ngày ưu tiên; ii. Đối với Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 39 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chọn) phải được nộp trong vòng 31 kể từ ngày ưu tiên.

Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cục Sở hữu công nghiệp.

Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

Lệ phí nộp đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều đối tượng thì từ đối tượng thứ hai trở đi mỗi đối tượng phải nộp thêm 75.000đồng. Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi, phải nộp thêm 10.000 đ/trang.

Lệ phí công bố đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ

Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng

Lệ phí đăng bạ, cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng

Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn

Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần, ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; v.v…