Top 3 # Bằng Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Bằng Sáng Chế, Giải Pháp Hữu Ích

– 01 Độc quyền sáng chế đăng ký qua Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế, số công bố WO 2011/107712 A1, năm 2011, đã được bảo hộ độc quyền tại Mỹ, châu Âu, Brasil và Việt Nam về “Method for obtaining biosolvent compositions by esterification and resulting biosolvent compositions”;

– 01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về “Phương pháp sản xuất chất xúc tác cracking từ chất phế thải rắn chứa nó”, số 995, năm 2011.

Các giải pháp hữu ích đã đăng ký và được chấp nhận đơn:

– “Phương pháp sản xuất liên tục metyl-2-keto-L-gulonat trên xúc tác dị đa axit”. Số đơn 1-2011-03017, ngày 07 tháng 11 năm 2011. Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 706/QĐ-SHTT ngày 13 tháng 1 năm 2012;

– “Phương pháp tinh chế glyxerin từ glyxerin thô thu được từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học biodiesel”, số đơn 2-2008-00219, ngày 30/9 2008, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 69425/QĐ-SHTT ngày 13/11/2008;

– “Phương pháp hoàn nguyên chất xúc tác và quy trình hydro hóa liên tục glucoza thành sorbitol sử dụng phương pháp hoàn nguyên này”. Số đơn 2-2010-00045, ngày 08/3/2010, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 46038/QĐ-SHTT ngày 01/9/2010;

– “Phương pháp điều chế nhôm oxit hoạt tính”. Số đơn 2-2010-00049, ngày 16/3/2010, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 20608/QĐ-SHTT ngày 27/4/2010;

– “Phương pháp tinh chế rutin thô thành rutin tinh khiết”. Số đơn 2-2011-00091, ngày 6/5/2011, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 24438/QĐ-SHTT ngày 17/10/2011;

– “Phương pháp sản xuất liên tục biodiesel từ axit béo phế thải”. Số đơn 2-20101-00229, ngày 17/10/2011, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 53156/QĐ-SHTT ngày 22/12/2011;

– “Phương pháp cải thiện độ ổn định cho etanol nhiên liệu biến tính”. Số đơn 2-2012-00143, ngày 20/6/2012;

– “Phương pháp xử lý nước thải chứa chất hữu cơ vòng thơm”. Số đơn 2-2012-00196, ngày 16/3/2010, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 20608/QĐ-SHTT ngày 31/8/2012,…

TIN TỨC LIÊN QUAN

Protocol:đăng Ký Bằng Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.

Giấy uỷ quyền của người nộp đơn có chữ ký và dấu của người ủy quyền (trong trường hợp người khai không có dấu, đề nghị xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) (*);

Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có) (*);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có, trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người nộp đơn ưu tiên) (**);

Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả và bản vẽ (nếu có) (*);

Bản sao đơn đầu tiên hoặc các đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris (có xác nhận của một trong các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền (nếu có) (**)

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

(**) Tài liệu có thể gửi sau trong vòng (3) ba tháng kể từ ngày nộp đơn

Đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải được nộp trong vòng (12) mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (theo Công ước Pari) hoặc (6) sáu tháng kể từ ngày đối tượng được trưng bày tại triển lãm.

Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.

Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.

Giấy uỷ quyền của người nộp đơn (*);

Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có) (*);

Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả bằng tiếng Anh, và bản vẽ (nếu có);

Tài liệu PCT;

(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;

i. Đối với Đơn quốc tế vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 22 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chỉ định) phải được nộp trong vòng 21 kể từ ngày ưu tiên; ii. Đối với Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 39 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chọn) phải được nộp trong vòng 31 kể từ ngày ưu tiên.

Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cục Sở hữu công nghiệp.

Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

Lệ phí nộp đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều đối tượng thì từ đối tượng thứ hai trở đi mỗi đối tượng phải nộp thêm 75.000đồng. Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi, phải nộp thêm 10.000 đ/trang.

Lệ phí công bố đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ

Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng

Lệ phí đăng bạ, cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng

Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn

Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần, ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; v.v…

Thủ Tục Đăng Ký Bằng Sáng Chế/ Giải Pháp Hữu Ích

Thủ tục đăng ký bằng sáng chế/ giải pháp hữu ích

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Ủy quyền cho văn phòng Luật Sư hoặc liên hệ đến văn phòng Luật sư để được tư vấn hồ sơ thủ tục đầy đủ, chuyên nghiệp

+ Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

– Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.

– Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Cục sở hữu trí tuệ – Bộ KHCN

Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Là Gì?

Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật SHTT).

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).