Top 11 # Biện Pháp An Toàn Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

An Toàn Điện Là Gì? Biện Pháp An Toàn Điện Hàng Ngày

An toàn điện là gì?

Nguyên nhân gây mất an toàn điện

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất an toàn khi sử dụng điện như:

– Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện

– Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ

– Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện

– Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện

ELCB là gì? Biện pháp để đảm bảo kỹ thuật, an toàn khi sử dụng điện gia đình

Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ (CB hoặc cầu dao điện) phù hợp cho đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Dùng thiết bị chống dòng rò ELCB (Earth leakage circuit breaker) phù hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp ELCB riêng cho các thiết bị đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….

– Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.

– Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn điện, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

– Ngắt các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ để đảm bảo an toàn điện.

– Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện (CB, cầu dao điện), báo cho mọi người xung quanh, báo Cảnh sát PCCC; dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa (Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện; nên sử dụng các bình khí (CO2,N2…), bình bột chữa cháy điện).

Lưu ý để đảm bảo an toàn điện trong các hộ gia đình

– Dùng dây dẫn điện có xuất xứ rõ ràng , đảm bảo chất lượng, chọn tiết diện dây điện phù hợp với công suất sử dụng để tránh bị quá tải gây sự cố đứt hoặc làm chập cháy, dẫn đến tai nạn, cháy nhà.

– Cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm trong gia đình nên dùng loại đảm bảo chất lượng , xuất xứ rõ ràng, lắp đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao hơn nền nhà 1m40 để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.

– Lưu ý phải nối đất dây tiếp địa an toàn cho vỏ thiết bị máy bơm nước, bình nước nóng lạnh dùng điện, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện…

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Bước 2: Cẩn thận rút phích cắm đối với các thiết bị điện , đồng thời ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.

Bước 3: Thông báo ngay với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa điện; hoặc có thể dán ghi chú ở nơi đặt nguồn điện tổng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi có người khác vô ý bật nguồn trở lại. Thường xuyên kiểm tra điện trở suất của thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào thiết bị điện.

Bước 5: Thường xuyên kiểm tra sự cố rò rỉ điện trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp an toàn điện như tiếp địa chống giật , cách điện nguồn điện, hàn và đóng chặt các mối nối, công tắc điện , ổ cắm điện , dây điện. Nhằm để phòng tránh mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho người chạm phải.

Biện pháp an toàn điện khi có giông sét

– Ngắt điện, rút phích cắm các thiết bị điện như Tivi, máy tính…. và tách an- ten ra khỏi tivi để tránh sét đánh.

– Khi bị ngập nước, mưa, bão, tốc mái … phải cắt cầu dao từ đầu nguồn vào gia đình.

Biện pháp an toàn điện khi xảy ra sự cố và thiệt hại tài sản khi điện áp đột biến tăng cao

Ngắt toàn bộ các thiết bị điện ra khỏi lưới điện (cắt Cầu dao hoặc Attomat) và thông báo cho tất cả các hộ xung quanh cũng làm như vậy và chờ đợi sự cứu viện từ những cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có chuyên môn.

Biện pháp an toàn điện trong nhà máy, công xưởng

Việc đảm bảo an toàn điện trong sản xuất cũng nên được các chủ doanh nghiệp lưu ý:

– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý vận hành, cách thức bố trí mạng lưới điện đúng tiêu chuẩn.

– Phổ biến quy tắc an toàn điện cho người lao động, đảm bảo người lao động tuân thủ theo các quy tắc này khi sử dụng để tránh các tai nạn xảy ra trong sản xuất.

– Tổ chức các lớp học đào tạo về kỹ năng xử lý khi có tình huống tai nạn điện xảy ra.

– Nên lựa chọn các thiết bị điện chất lượng tốt, có dây nối đất, có bọc cách điện hợp chuẩn.

– Tiến hành kiểm tra, bảo hành thường xuyên.

Những nguyên tắc an toàn điện cho trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

– Dạy cho trẻ có nhận thức về điện: Điện không an toàn và cần phải cẩn thận khi tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện.

– Không bao giờ sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cắm từ bất kỳ vị trí nào nếu như không có sự cho phép của cha mẹ; tốt nhất nên nhờ cha mẹ hoặc người lớn.

– Khi rút điện, không cầm nắm vào sợi dây điện để rút mà thay vào đó sử dụng ngón tay để rút phích cám ra khỏi ổ cắm.

– Không bao giờ sử dụng bất cứ thiết bị điện nào bên bồn rửa, bồn tắm, bể bơi hoặc khu vực ẩm ướt.

– Đảm bảo tay khô hoàn toàn khi xử lý các thiết bị điện.

– Nếu có vật dụng nào đó chạy bằng điện rơi vào bồn rửa, không nên cố gắng loại nó ra.

– Không chạm vào dây điện bị sứt bằng tay hoặc que kim loại dẫn điện.

– Trong trường hợp xảy ra các sự cố về điện, cần gọi người lớn xử lý.

Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy trong gia đình

– Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm, không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm.

– Trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà, kiểm tra nơi đun nấu, nơi thắp hương thờ cúng và tắt các thiết bị điện không cần thiết. Khi đun nấu, đốt vàng mã, phải có người trông coi.

– Lựa chọn nhiên liệu, thiết bị bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và nhớ khóa van bình gas, tắt bếp khi không sử dụng, thường xuyên kiểm tra, kịp thời thay thế thiết bị hư hỏng.

– Không tàng trữ, buôn bán trái phép chất dễ cháy, nổ. Để vật liệu dễ cháy cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Một số câu hỏi an toàn điện, phòng cháy chữa cháy thường gặp và giải đáp

Câu hỏi 1: Nếu xảy ra sự cố điện, tôi phải làm gì khi chưa cắt được nguồn điện và đảm bảo an toàn điện?

Trong trường hợp chưa cắt được nguồn điện ngay lập tức, quý khách không được chạm vào Ổ cắm điện, những chỗ hở của dây điện, những chỗ dây dẫn bị rạn nứt, bong băng cách điện để đảm bảo an toàn điện.

Ngoài ra:

– Không phơi quần áo, treo vật dụng, hàng hóa … vào dây dẫn điện.

– Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện, khi cần phải mang găng tay cách điện hạ áp khi sử dụng các công cụ điện như máy khoan, máy bắt vít…

Câu hỏi 2: Khi xảy ra mưa lớn, giông bão, tôi có nên sử dụng điện?

– Quý khách phải cắt điện, rút phích cắm các thiết bị điện như Tivi, máy tính…. và tách an- ten ra khỏi tivi để tránh sét đánh.

– Khi bị ngập nước, mưa, bão, tốc mái … phải cắt cầu dao từ đầu nguồn vào gia đình.

– Khi tay ướt không được chạm vào bất kỳ một thiết bị nào mang điện, nếu cần sửa chữa điện gia dụng hoặc hệ thống điện, lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptomat chống giật , cầu chì, công tắc điện ..) vào treo cảnh báo không được đóng điện.

Câu hỏi 3: Tôi cần phải làm gì để phòng tránh những rủi ro về điện?

Để phòng tránh sự cố và rủi ro nhằm đảm bảo an toàn điện, quý khách hàng cần nắm biết các biện pháp sau:

– Không dùng dây điện trần (không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất lượng.

– Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao;

– Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn;

– Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.

– Không sử dụng ổ cắm, phích cắm, CB, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị gỉ, sét; không cắm dây dẫn điện trực tiếp (không có phích cắm) vào ổ cắm.

– Không để các chất dễ cháy (ga, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v…; không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.

Cơ điện Trần Phú hi vọng đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin bổ ích về an toàn điện cũng như phòng tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng điện.

Sử dụng dây điện Trần Phú để an toàn điện khi sử dụng

Cơ điện Trần Phú cung cấp các loại dây điện dân dụng đơn lõi và đa lõi, bọc dây điện bằng PVC hoặc XLPE. Các loại dây dẫn điện dân dụng có sẵn nhiều kích cỡ khác nhau như dây điện 1.5, dây điện 2.5 … Đồng thời dây điện Trần Phú đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng điện đến cho gia đình và chất lượng hàng đầu trên thị trường.

Ngoài ra, cơ điện Trần Phú còn sản xuất dây điện có kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm đều được chế tạo từ vật liệu đạt chuẩn chất lượng theo công nghệ hàng đầu châu, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn trong nhiều năm qua.

An Toàn Điện Là Gì ? Biện Pháp, Quy Định An Toàn Điện

Khái niệm chung về an toàn khi sử dụng điện

An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang điện , trường điện từ và tĩnh điện.

Điện giật là hiện tượng dòng điện chạy qua cơ thể con người gây tổn thương đến sinh lí và thể sác. Khái niệm này được mô tả khi có sự cố dòng điện chay qua cơ thể gây ra tình trạng tê giật toàn thân và nếu dòng điện đủ mạnh có thể gây tử vong ngay tại chổ

Hậu quả điện giật cực kì nguy hiểm cho con người khi tiếp xúc vào vụ thể gây ảnh hưởng đến sinh lí và thậm chí đến tính mạng

Tùy thuộc vào mức độ dòng điện mà nó sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lí con người, ở đây chưa nói đến tính mạng. Nhiều trường hợp gây ra hệ thần kinh không ổn định, mất cân bằng sinh lí, rối loạn tuần hoàn làm mất trí nhớ và đặc biệt gây ra hậu quả vô sinh

Gây nguy hiểm đến tính mạng

Nếu dòng điện mạnh đi qua thì nó sẻ gây co giật cơ bắp, đặt biệt là phổi, cơ tim và có thể làm ngừng đập toàn bộ cơ quan hô cấp, cơ quan tuần hoàn, chưa nói đến chấn thương bị giật điện ngã từ trên cao xuống

Trường hợp không gây chết người nhưng có thể gây tổn thương không ít đến cơ thể như làm bỏng bộ phận tiếp xúc ngoài ra, tê liệt hệ thần cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp

Nguyên nhân bị điện giật

Tai nạn điện giật do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:

Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng

Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.

Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.

Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai

Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện

Sét đánh

Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ điện giật trên cơ thể

Tùy thuộc vào cường độ dòng điện, thời gian hay bộ phận tiếp xúc với dòng điện mà hậu quả tê giật trên cơ thể cũng khác nhau, cụ thể như sau

Cường độ dòng điện đi qua

Cường độ dòng điện sẻ phụ thuộc vào điện năng được tải trên pha, ở đây đối với dòng điện 1 pha sẻ là 110 V, dòng điện 2 pha là 220V và 3 pha sẻ là 380V, điện áp tiếp xúc càng lớn đồng nghĩ độ nguy hiểm càng cao.

Thời gian tiếp xúc với điện

Thời gian tiếp xúc càng lâu đồng nghĩa dòng điện sẻ làm giảm điện trở trên con người, khi đó nó sẻ chạy khắp trên cơ thể, nếu dòng điện cao thì sẻ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể đầu tiên là bộ phận tiếp xúc sau đó đến cơ quan hô hấp…

Đường đi của dòng điện qua cơ thể

Tỉ lệ điện giật cũng phụ thuộc vào đường đi trên cơ thể, chẳng hạn điểm tiếp xúc giữa Tay -Chân – Toàn Thân

Ngoài ra, đường truyền cũng còn phụ thuộc vào chất liệu tiếp xúc như kim loại đồng nhôm kem hay chất dung môi nước…

Ngoài ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ điện giật như:

Tần số dòng điện

Loại nguồn điện (AC hay DC)

Môi trường xảy ra điện giật…

Đảm bảo người lao động phải biết phương thức vận hành máy trước khi sử dụng

Dây cắm phải đủ dài, các vị trí ổ cắm phải đủ tải và không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ

Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa phòng tránh tai nạn và hạn chế rủi ro chập điện

Yêu cầu người thợ sửa điện tại Đà Nẵng phải có kiến thức chuyên môn cao đồng thời phải có kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn

Ngừng sử dụng điện khi phát hiện sự cố rò hay hư hỏng điện

Không sử dụng máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện

Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện, dây điện kém chất lượng

Mang dày dép, đồ bảo hộ cao xúc, thiết bị cách điện khi tiến hành sửa chữa, bảo trì

7 Biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Để thực hiện đúng tiêu chuẩn an toàn điện thì bạn cần phải đáp ứng 7 biện pháp sau đây:

Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện đúng cách

Một trong những yêu cầu về an toàn điện đầu tiên phải nhắc đến đó là lắp đặt thiết bị đóng ngắt khi gặp sự cố hư hỏng, chập cháy điện hoặc điện giật

Lưu ý quá trình lắp đặt phải đúng kĩ thuật, yêu cầu mỗi thiết bị nên lắp một Aptomat ở đầu dây điện cấp chính. Thường thì thiết bị đóng ngắt được lắp trên dây 1 pha nhưng tốt nhất nên lắp trên cả dây pha và dây trung tính

Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện

Tuyệt đối không được chạm vào thiết bị cấp điện như ổ cắm, cầu dao, cầu chì và những bộ phận này cần được lắp đặt nắp bảo vệ, bộ phận cách điện. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay như máy khoan, máy mài phải mang găng tay hay đồ bảo hộ lao động để hạn chế rủi ro rò điện thông qua các thiết bị

Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

Rất nhiều người dùng hiện nay có thói quen vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin, đây là cảnh báo cực kì nguy hiểm nếu có những ai đụng chạm vào thiết bị cắm sạc chưa nói đến hậu quả cháy nổ điện thoại

Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt

Thiết bị điện bao gồm: Dây điện, ổ cắm, phích cắm, nẹp… cần được sử dụng loại cao cấp, chất lượng nhất, trước là để tăng tuổi thọ sử dụng sau là đảm bảo an toàn cho người dùng.

Trang bị bảo hộ đầy đủ khi thực hiện sửa chữa

Đối với người lao động hay thợ sửa chữa, bảo trì cần phải thực hiện đúng tiêu chuẩn an toàn điện về đồ bảo hộ, thiết bị leo trèo, trang bị kiến thức chuyên sau về ngành điện…

Bảo hành thiết bị điện định kỳ

Nguyên lý hoạt động chung của tất cả đồ điện gia dụng là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc dán tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp đặt sai quy cách sẻ rất gây nguy hiểm. Cần thường xuyên kiểm tra, thay thế những thiết bị nếu cảm thấy

Khi kiểm tra hệ thống đường điện

Trong quá trình sử dụng điện cần phải thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng ngắt như cầu dao, cầu chì, công tắc hay ổ cắm… Bên cạnh đó tốt nhất hãy ngắt nguồn điện các thiết bị khi sử dụng để phòng cháy nổ

Trong trường hợp dây điện bị đứt hay bong tróc lớp bảo vệ, cần được thay thế và sửa chữa nhanh chóng

An Toàn Điện Là Gì? Các Biện Pháp Đảm Bảo Khi Thi Công

Biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công, sửa chữa điện.

Khi làm việc với các thiết bị điện, công tác an toàn khi thi công, lắp đặt điện là điều quan trọng và bắt buộc với các tổ chức cá nhân khi tham gia vào hoạt động này. Việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về biện pháp an toàn điện và sử dụng thiết bị điện đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những sự cố chập điện và đảm bảo an toàn cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý những nguyên nhân gây ra tai nạn điện: 

Sửa chữa điện trong khi chưa đóng/ngắt nguồn điện

Kiểm tra các thiết bị điện nhưng lại không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ

Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện

Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện

Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây dẫn điện bị hở hoặc dây điện trần

Tiếp xúc với các phần tử được tách ra khỏi nguồn điện rồi nhưng vẫn còn đang tích điện

Phóng điện hồ quang khi đóng cắt cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và sâu đối với những người trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất là khó chữa trị.

Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, lúc này điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí. Dù bạn chỉ đến gần không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ ảnh hưởng thì sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn sẽ đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Các lưu ý phòng ngừa tai nạn điện

1.      Không tiếp xúc với nước

Biện pháp phòng ngừa đầu tiên khi làm việc với các thiết bị điện là không tiếp xúc với nước. Nếu bạn đang thi công ở khu vực có sự tiếp xúc với nước, bạn cần mang giày cao su mọi lúc. Nhưng cần lưu ý tránh đứng trên bề mặt nước hoặc ẩm ướt. Ngoài ra, không được để tay ướt khi làm việc ở gần mạch điện. Luôn có 1 chiếc khăn để lau tay nếu phải tiếp xúc với nước trước khi tiến hành thi công, sửa chữa điện.

2.      Kiểm tra dòng điện

Phải tắt nguồn điện trước khi thực hiện thi công hoặc sửa chữa. Đây là cách duy nhất để đảm bảo không có dòng điện chạy qua dây dẫn. Để thêm an toàn, cần đặt một ghi chú ở trên bảng điều khiển dịch vụ để cảnh báo người khác không được bật nguồn. Sử dụng bút thử điện khi kiểm tra dây dẫn và ổ điện. Luôn kiểm tra thiết bị điện trước khi thi công.

Có thể ngăn chặn điện giật xảy ra bằng cách phủ các đầu trần của dây bằng băng keo điện. Nếu bạn lỡ chạm vào dây, thì lớp băng keo sẽ ngăn bạn tiếp xúc với dòng điện và tránh được các sự cố giật điện đáng tiếc xảy ra.

Kiểm tra nguồn điện cẩn thận trước khi thi công sửa chữa các thiết bị điện

3.      An toàn cá nhân

Để tránh tai nạn, cần mang ủng cao su, giày có đế cách điện, găng tay cao su cách điện, quần áo bảo hộ và cả kính an toàn. Nếu phải sử dụng thang, nên sử dụng thang gỗ, hạn chế sử dụng thang nhôm hoặc thép vì thang kim loại sẽ dễ dẫn điện nếu có sự cố rò rỉ điện xảy ra.

4.      An toàn thiết bị điện

Không sử dụng các thiết bị đã bị hỏng như phích cắm có lớp cách điện kém, hoặc dây điện bị hở. Tốt nhất bạn nên sửa hoặc thay thế thiết bị mới ngay lập tức. Nếu một thiết bị điện tiếp xúc với bất kỳ chất lỏng nào, hãy tắt thiết bị ngay và rút phích cắm. Không sử dụng cho đến khi nào thiết bị điện khô hoàn toàn.

Quy trình ứng dụng biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện:

Đầu tiên: Nắm vững thông tin và kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động. Các kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi chạm vào bất kỳ thiết bị hay nguồn điện nào.

Thứ 2: Rút phích cắm đối với các thiết bị điện, ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.

Thứ 3: Thông báo với mọi người xung quanh về việc sửa điện, hoặc dán ghi chú lên nguồn điện tổng để tránh trường hợp người khác vô ý bật nguồn trở lại. Luôn thực hiện kiểm tra điện trở thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào.

Thứ 4: Luôn trang bị đầy đủ dụng cụ cách điện trên người như mũ, găng tay hay ván cách điện… Tuyệt đối không chạm vào nguồn điện khi tay ướt. Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu có thì phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.

Thứ 5: Luôn kiểm tra rò rỉ điện ở trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp tiếp đất và cách điện cho nguồn điện. Hàn và đóng chặt mối nối, ổ cắm, công tắc, dây điện, tránh để mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho ai chạm phải.

Spread the love

Biện Pháp Liệt Kê Là Gì?

Trong ngữ pháp Việt Nam có nhiều biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, ẩn dụ, rút gọn câu … Một trong những biện pháp từ thường được sử dụng trong văn thơ là liệt kê. Trong seri hướng dẫn ngữ văn 7 này mình sẽ giới thiệu cách sử dụng và các khái niệm cơ bản về liệt kê từ, cụm từ.

Liệt kê là gì?

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hay nói cách khác thì liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc.. Mục đích nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Các phương pháp liệt kê phổ biến

Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:

1 Liệt kê theo từng cặp

Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ: Kệ sách của Trâm Anh có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

2 Liệt kê không theo từng cặp

Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

3 Liệt kê tăng tiến

Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

Ta thấy chức vụ các nhân viên được liệt kê từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong một phòng.

4 Liệt kê không tăng tiến

Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Đây là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

Với phương pháp liệt kê tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.

Giữa các từ cần liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như ” với, và”.

Phép liệt kê xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.

Kết luận: Phép liệt kê giúp mô tả, nhấn mạnh một sự vật, sự việc cần diễn tả, đây là biện pháp tu từ bạn nên biết để phân tích và viết tập làm văn.