Top 6 # Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Đảo Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển?

S ử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệucác sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,… Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): ” Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!“. biển cho

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và nó dễ gây hại cho sinh vật sống và con người.

Vì là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng kéo theo những hậu quả phức tạp. Đặc biệt hệ sinh thái biển và con người.

Thực trạng môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Tính tới năm 2018, Việt Nam đã đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 1,8 triệu tấn.

Ở một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải., chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít.

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển hiện nay

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển có rất nhiều. Nhưng chúng được phân loại và chia thành hai nguyên nhân lớn:

Nguyên nhân tự nhiên:

Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển . Đã gây ra nhiều tác nhân làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt, khiến cho nguồn nước cũng bị thay đổi xấu đi.

Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi.

Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền làm ô nhiễm sông ngòi.

Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Bao gồm cả chất gây ung thư ( Asen, chất kim loại nặng,…)

Do sự phun trào núi lửa, bụi khói bốc lên cao, sẽ bị kéo xuống biển theo các hạt mưa

Do hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân nhân tạo

Dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Có thể khiến một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nếu việc khai thác này không được kiểm soát thì các xác của các sinh vật biển còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy, sẽ gây ô nhiễm cho nước biển.

Ở cácvùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt . Có thể dẫn đến hậu quả xấu như mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.

Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa qua xử lí từ các nhà máy, khu đô thị,… sẽ được đổ ra sông, theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch, sinh hoạt tập thể. Việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển, công ty, doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.

Sự cố tràn dầu có lẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Làm nước biển nhiễm một số chất độc hại, gây ra cái chết hàng loạt cho nhiều sinh vật biển.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.

Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.

Làm mất mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch.

Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tình trạng này như:

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. Nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại.

Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.

Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng

Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Đặc biệt là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…

Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.

Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường (như vôi, than hoặc tính,..)

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển.

Tóm lại

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loài người.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/

Làm Gì Để Bảo Vệ Môi Trường Biển Của Việt Nam?

Hỏi: ‘Cháu nghe các chuyên gia nói, bảo vệ biển đảo không chỉ là chủ quyền mà phải gìn giữ môi trường biển. Vậy BBT cho biết cần bảo vệ môi trường biển như thế nào?’ Lê Hoa (Hà Nội)

Trả lời:

Đúng như bạn nói, gìn giữ biển đảo không chỉ là bảo vệ chủ quyền mà còn phải khai thác hiệu quả và gìn giữ môi trường biển bền vững. Vậy chúng ta nên làm gì?

Theo sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo danh cho giới trẻ” của Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ ra một số cách bảo vệ môi trường biển như sau:

S ử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Quan trắc – cảnh báo môi trường: Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời cảnh báo để xử lý và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài hệ thống quan trắc môi trường biển quốc gia, gần đây Chính phủ đang đầu tư xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển bằng Rada tích hợp (18 trạm dọc biển, đảo).

Các công cụ kinh tế và chính sách: Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,… Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): ” Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ! “.

Các Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Ở Việt Nam

Hãy thử tưởng tượng, nếu các nguồn nước như: sông, suối, ao hồ, biển,…xung quanh khu vực bạn sống đều bị nhiễm phèn, rác thải trôi nổi, bốc mùi khó chịu thì sẽ ra sao? Không cần nghĩ quá lâu, bạn sẽ thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì. Vậy nên, để bảo vệ cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh, mỗi bản thân chúng ta cần phải chung tay góp sức thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.

1. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng

Môi trường nước bị ô nhiễm có thể là do những tác động của một số yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Vậy nên để bảo vệ nguồn nước sạch, trước hết mỗi bản thân chúng ta phải thay đổi những thói quen không tốt của mình đồng thời tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng bằng cách thực hiện những việc làm cụ thể như sau:

– Không vứt bừa bãi xuống các nguồn nước, đặc biệt là những loại rác thải khó phân hủy, không thể tái chế như: bao bì ni lông, chai thủy tinh, đồ sành sứ,….

– Không dùng quá nhiều các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp để hạn chế dư lượng thuốc mà cây trông không hấp thụ hết ngấm xuống đất, làm ô nhiễm môi trường này sau đó ảnh hưởng đến sự trong sạch của nước ngầm. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, không gây hại cho môi trường.

– Không thải trực tiếp phân người và các loại phân của gia súc, gia cầm trong chăn nuôi trực tiếp xuống các nguồn nước mà cần phải được xử lý bằng phương án như: Dùng cầu tiêu tự hoại; Xây dựng chuồng trại đúng quy định vệ sinh, có nền chống thấm, cách xa nguồn nước;….

– Không thải trực tiếp nước bẩn từ hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, chế biến thức ăn, giết mổ,…ra môi trường xung quanh. Cần phải xây dựng hệ thống cống ngầm để đưa nước thải đến nơi xử lý chung.

2. Tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện hệ thống Pháp luật

Để bảo vệ nguồn nước sạch, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và kế hoạch lâu dài đối với từng địa phương. Các cơ quan quản lý cũng tích cực áp dụng nhiều biện pháp để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, Nhà nước phải liên tục thay đổi các giải pháp bảo vệ môi trường để phù hợp với thời cuộc. Ngoài ra, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đưa ra những chế tài xử phạt nặng và nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi đe dọa đến sự trong sạch của nguồn nước hoặc làm ô nhiễm môi trường này.

3. Chú trọng quy hoạch và cấp phép cho các dự án đầu tư

Trước khi cấp phép xây dựng cho các dự án như: khu công nghiệp, làng nghề, đô thị,…Nhà nước cần phải xem xét kỹ lưỡng về những lợi ích trước mắt và tầm ảnh hưởng đến môi trường về lâu về dài. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành cũng phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với quá trình xây dựng và hoạt động của các dự án này để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Chẳng hạn như: không xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn, xả trực tiếp chất thải ra môi trường nước xung quanh gây ô nhiễm,….

Ngoài ra, các dự án khu công nghiệp, làng nghề, đô thị cần phải được quy hoạch để tránh tình trạng tràn lan, thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng.