Top 14 # Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Địa 8 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng

From: NGUYEN XUAN HUYTo: webmaster@vnexpress.netSent: Friday, May 17, 2002 3:59 PMSubject: Lá phổi xanh của đất nước Việt Nam mến yêu

Kính gửi quý tòa soạn,

Như thông lệ, với tất cả trí tuệ, kinh nghiệm và hiểu biết, tôi kính gửi đến quý tòa soạn bài viết với tiêu đề “Biện pháp gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng của chúng ta”.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà năm châu bốn bể, quốc gia nào cũng có chương trình “Gia tăng, bảo vệ và duy trì rừng” hay “Chương trình lá phổi xanh”, nhất là khi tàn phá rừng bừa bãi đang diễn ra khắp nơi và trở thành vấn nạn. Để ngăn chặn điều này, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

Về mặt pháp lý:

Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu. Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ động để trấn áp, chiến thắng.

– Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia hay rừng tái sinh.

– Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.

– Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra…

– Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật, loài động vật.

Về mặt cộng đồng:

– Giáo dục cho cộng đồng địa phương.

– Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.

– Chấm dứt tình trạng tự do di cư – di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương.

– Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.

– Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng…), phục hồi công việc và chức vụ với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.

– Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy hoạch của nhà nước, của địa phương.

Về mặt vi mô và vĩ mô:

– Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y tế…

– Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền núi…

– Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc gia: 30/4, 2/9, 19/5…

Trân trọng kính chào,

Nguyen Xuan HuyBuu Dien Trung Tam Cho LonE-mail : F117AARMY@HCM.FPT.VN

Tại Sao Phải Bảo Vệ Rừng? Dùng Các Biện Pháp Nào Để Bảo Vệ Rừng?

Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?Trả lời:– Phải bảo vệ rừng vì:Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

– Các biện pháp bảo vệ rừng: – Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.– Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.– Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.

Chủ Động Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng

Lực lượng Kiểm lâm Na Hang kiểm tra rừng phòng hộ tại thôn Phiêng Bung, xã Năng Khả. 

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, toàn tỉnh hiện có 1.916 tổ, đội bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng thôn bản với 18.133 thành viên; 137/137 xã có rừng và đất lâm nghiệp đã thành lập Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm đã lắp đặt 1.193 biển tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các cửa rừng, nơi có nguy cơ cháy rừng cao; 288 biển quy ước đặt tại các nhà văn hóa thôn, bản. 

Huyện Na Hang hiện có 99 tổ, đội bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã, với 590 thành viên. Mô hình này bao gồm trưởng bản, lực lượng an ninh và trưởng các đoàn thể trong bản chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động toàn bộ người dân trong bản bảo vệ rừng, cấm chặt phá rừng. Những ngày thời tiết khô hanh có nguy cơ cháy rừng cao, tổ thực hiện canh gác, ngăn chặn việc người dân đốt rừng làm nương, nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ tự ý vào rừng. 

Ông Đặng Quang Năm, Trưởng thôn Phiêng Bung, xã Năng Khả cho biết: Phiêng Bung hiện có 145 ha rừng nguyên sinh. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, cùng với phát huy vai trò của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, thôn còn phát huy hiệu quả vai trò của nhân dân trong bảo vệ rừng. Cùng với việc đưa nội dung bảo vệ rừng vào hương ước của thôn; hàng năm, thôn tổ chức ký kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tới từng hộ dân. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân thông qua các cuộc họp thôn, trên hệ thống loa phát thanh… Cũng nhờ sự tham gia tích cực của nhân dân, nhiều năm qua, trong thôn không có trường hợp nào vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. 

Theo Trạm kiểm lâm xã Năng Khả, Phiêng Bung đang phát triển du lịch sinh thái. Vào ngày hè, khách du lịch từ các nơi lựa chọn Phiêng Bung làm nơi nghỉ dưỡng, chốt kiểm lâm bảo vệ rừng tại Phiêng Bung thường xuyên kiểm tra, khuyến cáo khách du lịch không mang lửa, vật liệu dễ cháy vào rừng, tránh xảy ra nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. 

Ông Hoàng Quang Huy, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Na Hang cho biết: Việc hình thành các tổ, đội bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tại các xã giúp cho người dân có trách nhiệm chủ động trong công tác bảo vệ, quản lý rừng ngay tại nơi cư trú, cũng như khai thác nguồn lợi từ rừng theo quy định để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Ngoài 2 trạm kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Na Hang hiện đã hình thành 7 chốt bảo vệ rừng tại các xã Năng Khả, Sinh Long – những xã có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất huyện, để việc quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn.  

Theo thống kê, rà soát của ngành Kiểm lâm tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 208 nghìn ha rừng ở 39 xã có nguy cơ xảy ra cháy cao, tập trung ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang. Đây chủ yếu là những khu vực tập trung nhiều diện tích rừng tự nhiên tre, nứa và rừng trồng đã hết giai đoạn đầu tư chăm sóc.

Trước thực trạng trên, để chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa nắng nóng năm nay, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Chi cục Kiểm lâm phân công cán bộ trực 24/24 giờ để theo dõi, tiếp nhận thông tin với vùng có nguy cơ cháy cao, để chủ động về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra; nghiêm cấm người dân vào rừng khai thác lâm sản trái phép và mang lửa, vật liệu nổ, chất dễ cháy vào rừng…             

Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng:tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng

Từ đầu năm đến nay, bằng các biện pháp tăng cường quản lý và bảo vệ rừng như thường xuyên tuần tra, truy quét, tấn công mạnh mẽ toàn diện vào các đối tượng khai thác, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép, tình hình vi phạm Luật quản lý và phát triển rừng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2010.

Nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép ngày càng gia tăng, ngay từ đầu năm, Chi Cục Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như các Hạt Kiểm lâm, Đội cơ động phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng như quân đội, công an tích cực tuần tra, mật phục, truy quét trên hầu hết các khu vực rừng giáp ranh, rừng núi đá, Khu Bảo tồn thiên nhiên có nhiều gỗ quý hiếm. Tổ chức 192 cuộc họp tuyên truyền cho các cấp cho 6.262 lượt người nghe, phổ biến về quy chế quản lý bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng thôn bản các xã giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc và các xã vùng giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang. Kết quả sau 9 tháng tích cực thực hiện, tổng số vụ phát hiện và xử lý là 644 vụ, giảm hơn 200 vụ so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù có được kết quả khá tích cực nhưng theo đánh giá của Chi Cục kiểm lâm thì “lâm tặc” vẫn hoạt động bằng các thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh hơn. Nhiều địa phương như Côn Minh, Cư Lễ, Ân Tình, Liêm Thủy (Na Rì), Cao Sơn, Vũ Muộn, Sĩ Bình (bạch Thông), Đồng Lạc, Quảng Bạch (Chợ Đồn) tình hình vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép và dược liệu diễn biến phức tạp bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và các đối tượng liều lĩnh chống trả lực lượng thi hành công vụ để tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm. Thời điểm hiện nay, theo cán bộ Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn cho biết thì một cục thớt nghiến tại cửa khẩu Tân Thanh có giá 800 nghìn đồng. Thế nên, chỉ với 2 cục thớt, một người dân chở xe máy đã có thể kiếm bạc triệu trong ngày. Cùng với đó thì sự vào cuộc của các lực lượng chức năng tỉnh bạn cũng hời hợt, hạn chế nên càng tạo điều kiện cho “lâm tặc” hoành hành. Thực tế trong 9 tháng qua, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển lâm sản trái phép bằng những thủ đoạn tinh vi mới gặp lần đầu như cho gỗ vào xe chở lợn, chở xi măng…rồi vận chuyển lên tỉnh Cao Bằng. Thêm một hiện tượng nữa khi mà các doanh nghiệp chế biến, khai thác gỗ được thành lập ngày càng nhiều, lại toàn nằm trên địa bàn các xã vùng trọng điểm của bảo tồn, rừng quốc gia và rừng núi đá giáp ranh có nhiều loại gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều không có đủ thủ tục để mua gỗ hợp pháp, trong khi đó vẫn rất nhiều gỗ được chế biến thành phẩm mang đi tiêu thụ. Xác định những tháng mùa khô cuối năm, cũng là lúc nông nhàn nên tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ quý hiếm sẽ có nguy cơ tăng cao nên Chi Cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở chiến dịch kiểm tra toàn bộ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, Đội kiểm lâm cơ động số 2 phối hợp với Hạt Kiểm lâm Na Rì, Hạt Kiểm lâm Chợ Mới tổ chức kiểm tra, truy quyét trên địa bàn hai huyện, tổ chức tuần tra mật phục trên các tuyến đường cắt ngang sang tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên. Đội Kiểm lâm cơ động số 1 phối hợp cùng Hạt Chợ Đồn, Hạt Ba Bể tổ chức thanh tra, kiểm tra các xưởng cưa, doanh nghiệp chế biến gỗ trên hai huyện này và tăng cường kiểm soát trên các tuyến đường trọng yếu thường phát hiện vận chuyển gỗ quý hiếm như đường tỉnh lộ 254 và đường liên xã Quảng Khê-Phương Viên Cùng với đó, Chi Cục Kiểm lâm đã tiến hành kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mà chủ yếu là lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội đã phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương. Từ đó thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện PCCCR; rà soát bổ xung lại các phương án PCCCR cấp xã; kiện toàn ban chỉ đạo và các tổ đội PCCCR cấp thôn bản. Đồng thời ký hợp đồng PCCCR với các xã trọng điểm vùng cháy ở các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, tu sửa và xây dựng mới bảng biển tuyên truyền, tổ chức lực lượng và chuẩn bị các phương tiện để chủ động ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Hy vọng, với các biện pháp thiết thực được thực hiện thường xuyên liên tục, công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ đạt kết quả tốt trong những tháng cuối năm ./. Phan Quý