Top 9 # Biện Pháp Bảo Vệ Trái Đất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Những Giải Pháp Bảo Vệ Trái Đất

Cơ sở để các nhà khoa học đặt vấn đề bảo vệ trái đất một cách nghiêm túc là cách đây 65 triệu năm đã có một thiên thạch có bề ngang khoảng 10 km đâm vào trái đất khiến loài khủng long tuyệt chủng. Một viễn cảnh đáng sợ như thế có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với loài người. Đây là vấn đề thời gian mà thôi, theo các nhà khoa học nghiêm túc nhất. Tại hội nghị MPC, đại diện của cơ quan không gian Mỹ (NASA) đã báo động rằng họ thiếu tiền không chỉ để tiến hành cuộc tìm kiếm và nhận diện những vật bay gần trái đất (NEO) có khả năng đâm vào trái đất theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ mà còn để tiến hành những giải pháp kỹ thuật chống hiểm họa từ trên trời rơi xuống. Chạy đua với thời gian Trước khi đưa ra một giải pháp thích hợp, người ta phải biết trước đối tượng của mình là ai, cấu tạo ra sao, đường bay thế nào v.v… Và bất cứ một giải pháp nào cũng cần có thời gian chuẩn bị ít nhất là 10 năm đối với một thiên thạch có bề ngang lớn hơn 200 m. Apophis thuộc vào loại này. Giả định thiên thạch Apophis sẽ đâm vào trái đất vào ngày 13-4-2029 như các nhà thiên văn từng dự báo, các nhà khoa học phải làm gì? Các nhà thiên văn ở NASA đã nhấn mạnh rằng mọi biện pháp phải sẵn sàng chậm nhất trước năm 2013, nếu không sẽ trở tay không kịp. Vấn đề quan trọng trước mắt là, theo các chuyên gia về NEO ở NASA, là phải có một phương tiện đuổi bắt Apophis hữu hiệu mà hiện nay chưa có. NASA từng đề nghị chế tạo và đưa lên quỹ đạo trái đất một viễn vọng kính hồng ngoại tuyến không chỉ để theo dõi sát nút thiên thạch Apophis mà cả những NEO khác. Toàn bộ dự án này cần 1 tỉ USD và Quốc hội Mỹ đã bác bỏ hoàn toàn vì “quá tốn kém”. Cái người ta cần biết là cấu tạo của Apophis rỗng, xốp hay đặc; vị trí của nó từng ngày với sai sót không quá 0,8 km. Chuyện này cực kỳ quan trọng vì nó quyết định nên xử lý tình huống bằng giải pháp nào là hữu hiệu nhất. Đây cũng là nội dung chủ yếu của một phi vụ đeo bám. Nó cần ít nhất 6 năm để lên kế hoạch. Và theo NASA, chậm nhất phải hoàn tất mọi việc vào năm 2014. Trong trường hợp của Apophis, hiện nay chúng ta có 22 năm để chuẩn bị. Liệu có đủ thời gian không? Vấn đề này tùy thuộc vào chính phủ các nước, nhất là các nước có tiềm năng kỹ thuật và tiền bạc để tiến hành các biện pháp chống lại “cái chết vì thiên thạch” như Mỹ, Nga hay Liên hiệp châu Âu. Tưởng cũng biết rằng bất cứ giải pháp kỹ thuật nào nhằm đánh lạc hướng các “thiên thạch sát thủ” cũng cần cả chục năm để thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Đuổi khách bằng bom hạt nhân? Hiện có bốn giải pháp chủ yếu để đuổi “khách không mời” đi chỗ khác chơi như sau:

1. Giải pháp được nhắc tới nhiều nhất là phóng một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bắn tan tành (hoặc phần lớn) “thiên thạch sát thủ”. Hiện nay chưa có vũ khí hạt nhân nào đủ sức bắn tan một thiên thạch có bề ngang 1 km mà chỉ có thể làm nó bốc hơi một phần hoặc bể thành từng miếng nhỏ dưới 35 m cháy tan khi tiếp xúc với khí quyển trái đất. Nhược điểm của giải pháp này là nếu có những mảnh vỡ lớn hơn 35 m thì chúng vẫn đâm xuống mặt đất, có thể gây thiệt hại lớn như thường. Các chuyên gia ở NASA thiên về giải pháp cho nổ một quả bom hạt nhân lớn hoặc nhiều quả nhỏ bên cạnh thiên thạch, không làm nó bể vụn mà chỉ làm cho nó đổi hướng bay chệch khỏi trái đất. NASA tin rằng giải pháp này hiệu quả gấp 10 thậm chí gấp 100 lần so với các giải pháp khác. 2. Phóng một con tàu vũ trụ không người lái đâm thẳng vào thiên thạch làm cho nó bay sang hướng khác. Cơ quan không gian châu Âu (ESA) đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế một phi vụ không gian tương tự có tên Don Quijote từ năm 2000. Ian Carnelli, một thành viên của nhóm nghiên cứu ý tưởng, cho biết dự án này bao gồm hai tàu vũ trụ. Cái thứ nhất đo đạc quỹ đạo và tìm hiểu cấu trúc của thiên thạch và quan sát. Cái thứ hai sẽ được lái đâm thẳng vào thiên thạch. Đây là lần đầu tiên nhiệm vụ đẩy xa thiên thạch được thiết kế trên thực tế. Trong trường hợp thiên thạch Apophis, ESA cho rằng chỉ cần phóng một con tàu nặng dưới 1 tấn tác động lên thiên thạch là có thể đạt mục tiêu. 3. Hai nhà khoa học Edward T. Lu và Stanley Love đề nghị dùng một tàu vũ trụ không người lái thật lớn bay lởn vởn trên thiên thạch để đẩy nó sang một quỹ đạo khác an toàn cho trái đất theo lực hấp dẫn. Nhiều người gọi nó là “máy kéo không gian”. Giải pháp này tuy chậm, cần nhiều năm, nhưng ưu điểm là có thể áp dụng với tất cả các loại thiên thạch. Dùng hai cách đầu có thể không hiệu quả đối với thiên thạch có cấu trúc xốp. Dự án này cần 300 triệu USD. 4. Một nhà khoa học khác có tên H. Jay Melosh đề nghị đẩy xa thiên thạch nguy hiểm bằng cách chiếu tập trung năng lượng mặt trời vào bề mặt khiến nó tự quay nhanh hơn và di chuyển theo một quỹ đạo khác. Giải pháp này chỉ có thể áp dụng với các thiên thạch nhỏ.

Giải pháp nào cũng vậy đều yêu cầu đầu tư rất nhiều tiền và những phát minh kỹ thuật mới. Các quan chức ở NASA nói họ không sợ thiếu kỹ thuật mà chỉ lo thiếu tiền. Và trên thực tế, NASA báo cáo tại hội nghị MPC rằng Chính phủ và Quốc hội Mỹ chi quá ít.

THẢO HƯƠNG tổng hợp

Những Cách Bảo Vệ Trái Đất

Những cách bảo vệ Trái đất

3,301

lượt xem

Để bảo vệ Trái đất, có những cách mà chúng ta có thể thực hiện ngay bây giờ hoặc sau khi đại dịch COVID-19 đi qua. Trái đất cần được bảo vệ không chỉ một ngày mà trong suốt 365 ngày của năm.

Theo TTXVN

10 Cách Để Bảo Vệ Môi Trường Vào Ngày Trái Đất

Làm những điều có ích cho môi trường xung quanh bạn

Bảo vệ môi trường bằng các hoạt động nào?

Chủ đề toàn cầu của Ngày Trái đất năm nay là Cây Trái đất. Để đón kỷ niệm 50 năm thành lập, EDN muốn trồng 7,8 tỷ cây vào năm 2020! Hãy liên hệ với vườn ươm địa phương, công viên, trường học, chính quyền thành phố hoặc các tổ chức phi lợi nhuận như Tổ chức Ngày Arbor, ACTrees và các khu rừng của Hoa Kỳ để xem nơi bạn có thể làm tình nguyện viên trồng cây. Hoặc, trồng một số trong sân sau của riêng bạn! Đăng ký sự kiện của bạn với EDN. Bạn cũng có thể liên hệ với các quan chức địa phương của bạn và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thúc giục người khác trồng cây trong thành phố của bạn.

Ngày trái đất

Ngưng sử dụng các loại ống hút, chai lọ bằng nhựa

5. Trồng vườn rau thực vật của bạn

Không có không gian? Xem xét một khu vườn container hoặc tìm một khu vườn cộng đồng hoặc trường học để chia sẻ ngón tay cái xanh. Thậm chí tốt hơn – hãy tìm một khu vườn của cộng đồng quyên góp thu hoạch của họ cho một ngân hàng thực phẩm địa phương.

6. Hỗ trở người nông dân tại địa phương của bạn

Việc mua sản phẩm từ nông dân địa phương không chỉ đảm bảo cho bạn những trái cây và rau tươi mới, mà còn giúp cho môi trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng ít tài nguyên hơn làm giảm ô nhiễm nước, đất và không khí của chúng ta.

Ngưng hành động xả rác ra môi trường

7. Tiết kiệm năng lượng

Đi bộ, đi xe đạp, đi công cộng, hoặc xe hơi để làm việc và các hoạt động xã hội. Tắt đèn và rút phích cắm các thiết bị và bộ sạc khi không sử dụng. Đi tắm ngắn hơn và đừng để nước chảy khi bạn đánh răng, rửa chén,…

8. Ký khiếu nại về khí hậu của ngày trái đất

Giữ nhiệt cho các nhà lãnh đạo thế giới đến LHQ trong Ngày Trái Đất này! Cho các nhà lãnh đạo địa phương, quốc gia và quốc tế loại bỏ lượng khí các-bon. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khuyến khích người khác làm như vậy!

Tags: nguyên nhân ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường là gì, ô nhiễm môi trường đất, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường,o nhiem moi truong, ô nhiễm không khí, tác hại của ô nhiễm môi trường

Ngày Quốc Tế Bảo Vệ Tầng Ôzôn 16/9: Bảo Vệ “Lá Chắn” Cho Ngôi Nhà Trái Đất

“Qua 30 năm thực hiện, Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal của Công ước được đánh giá là điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay”, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khẳng định.

5 năm trước, từ năm 2010, toàn bộ các chất CFC, halon, CTC đã được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, ngoại trừ một lượng nhỏ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc hen. Các nước sản xuất CFC, halon và CTC đã đóng của các nhà máy sản xuất các chất này.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, toàn thế giới có thể có thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thể, chưa kể đến tác hại do tia cực tím gây ra cho hệ thống miễn dịch của con người, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp.

Việc loại trừ hoàn toàn các chất CFC, halon và CTC còn góp phần giảm phát thải một lượng khí nhà kính đáng kể, cao gấp 4 – 5 lần mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Nghị định thư Kyoto đặt ra trong thời kỳ cam kết ban đầu giai đoạn 2008 – 2012.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu cho rằng, để có được thành tựu trên, các quốc gia thành viên Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal đã có những biện pháp chính sách, tài chính và công nghệ mạnh mẽ, các quy định của Nghị định thư đã được tuân thủ đầy đủ ở các nước phát triển và đang phát triển. Điều quan trọng là mỗi quốc gia đều nhận thức rõ tác hại của việc phát thải chất gây suy giảm tầng ôzôn và nỗ lực vì một mục tiêu duy nhất là loại trừ hoà toàn tiêu thụ các chất này.

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), những nỗ lực của toàn cầu là đáng ghi nhận song chúng ta vẫn cần tiếp tục các nỗ lực này để bảo vệ an toàn “lá chắn” của sự sống trên Trái Đất.

Việt Nam phấn đấu loại trừ HCFC vào năm 2025

Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994. Đúng theo lộ trình, năm 2010, chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 3,8 tấn halon.

Ông Lương Đức Khoa, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, hiện, chúng ta đang tiến hành loại trừ nhóm chất HCFC. Quá trình loại trừ các chất HCFC có thể kéo dài đến năm 2030, tuy nhiên, nếu nhận được hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ phía các tổ chức quốc tế, chúng ta có thể hoàn thành loại trừ các chẩt HCFC vào năm 2025.

Để bảo đảm tuân thủ hạn định loại trừ các chất HCFC theo Nghị định thư Montreal, về mặt chính sách, hai Bộ Công Thương và Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư liên tịch số 47 ngày 30/12/2011 quy định về hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC phù hợp với nghĩa vụ quốc gia về loại trừ các chẩt HCFC do Nghị định thư Montreal quy định. Các biện pháp chính sách khác cũng đang được xem xét xây dựng và ban hành trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ TN&MT còn đề xuất không cấp phép thành lập mới các doanh nghiệp sản xuất thiết bị sử dụng HCFC; hạn chế cấp phép mở rộng sản xuất, nâng cao công suất của các doanh nghiệp hiện đang sử dụng HCFC. Đồng thời, cần giảm sử dụng HCFC cho dịch vụ sửa chữa thiết bị làm lạnh; hạn chế lắp mới các thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC trong ngành thủy sản (các doanh nghiệp sử dụng thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC không thể xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu, Hoa Kỳ).

Khánh Ly