Top 9 # Biện Pháp Chống Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Đa Dạng Sinh Học, Nguyên Nhân, Biện Pháp Hạn Chế Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học

Đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là bao gồm nhiều dạng và cá thể của các loài cùng với những biến dị di truyền của thế giới sinh vật, cũng như nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là dưới dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trái đất, khái niệm này cũng bao gồm cả những mức độ biến đổi trong thế giới tự nhiên mà đơn vị cấu thành là những sinh vật.

Giá trị của đa dạng sinh học(ĐDSH).

Giá trị của ĐDSH trong dịch vụ sinh thái là vô cùng to lớn, có thể phân thành hai loại, giá trị sử dụng trực tiếp (tiêu thụ, sản xuất, sức khỏe, ổn định kinh tế – xã hội) và các giá trị gián tiếp:

Giá trị sử dụng cho tiêu thụbao gồm các sản phẩm tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc men, năng lượng, xây dựng là nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, ĐDSH cung cấp phần lớn chất đốt cho nhân loại,

Giá trị sử dụng cho sản xuất:ĐDSH là nguồn cung cấp giống, nguồn gen, cây trồng cho năng suất và tính bền vững trong nông nghiệp. Các sinh vật ký sinh và thiên địch trong các HST trên thế giới đã giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Các loài ong, bướm… và các động vật đã giúp thụ phấn cho hơn 70% cây trồng chủ yếu trên thế giới và 90% thực vật có hoa. Các loài hoang dã đã thuần hóa được coi là các nguyên liệu di truyền cung cấp khả năng kháng bệnh, nâng cao năng suất, cải thiện sự thích nghi đối với các điều kiện môi trường.

ĐDSH cung cấp cơ sở cho sức khỏe con người: ĐDSH góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Các cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống là nguồn cung cấp để bảo vệ sức khỏe cho hơn 80% dân số thế giới.

Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Việt Nam

Nơi sinh cư dần trở nên thiếu hụt và suy giảm chủ yếu là do những hoạt động của con người chính là nguyên nhân mất đi sự đa dạng động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên, trong đó các hoạt động của con người có thể kể đến như chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải sản quá mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự nhiên.

Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện các loài sinh vật

Ô nhiễm môi trường vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra và có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chính điều này vô hình dung làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những sinh vật, đặc biệt là với những chất thải đô thị.

Giải pháp để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam

Đa Dạng Sinh Học Là Gì? Nguyên Nhân, Biện Pháp Hạn Chế Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học

Trong đó các giá trị lợi ích của đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng và tính khác biệt của những loài sinh vật sống bao gồm cả những phức hệ sinh thái được tồn tại trong đó. Ngoài ra tính đa dạng của sinh học cũng được quy ước ở một số lượng xác định với nhiều đối tượng khác nhau, tính giá trị cũng được thể hiện ở tần số xác định của chúng, và đươc biểu trưng bằng nhiều cấp độ khác nhau chính và chúng có những chuyển biến từ phức tạp đến các cấu trúc hóa học là cơ sở phân tử của thế giới di truyền. Chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về tính đa dạng và phong phú của chúng trên thế giới hay cụ thể hơn là tại Việt Nam.

Đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện trực tiếp ở suy giảm số lượng , thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen, không thể hiện ở phân bố sinh vật

Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh vật trên thế giới

Nguồn cá biển hay san hô sẽ bị suy thoái và cạn kiệt nghiêm trọng

Nguy cơ này có thể xảy đến trước tiên với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, trong đó dự tính thống kê cho thấy nguồn cá có thể cạn kiệt từ nay cho đến năm 2048 nếu như cách thức đánh bắt cá không thay đổi đồng thời 90% các loài san hô sẽ bị suy thoái nghiêm trọng từ nay cho đến năm 2020 do những yếu tố khách quan của tự nhiên về tình hình biến đổi khí hậu, các bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm biến đổi khí hậu là gì

Các chủng loại và habitat của chủng loại sẽ biến mất

Song song với đó về tình hình mất đa dạng sinh học trên thế giới chính là sự biến mất của khoảng 45% chủng loại cũng như habitat của những chủng loại này từ nay cho đến thời điểm năm 2020 nếu như xu thế về đa dạng sinh học không được đảo ngược lại trong khoảng thời điểm hướng đến tương lai.

Nguy cơ châu lục mất đi từ khoảng 15% động thực vật

Một số loài chim và động vật có vú giảm đến 50%

Như vậy với tình hình chung về đa dạng sinh học thế giới đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất đa dạng giống loài từ thực vật cho đến động vật ở các châu lục khác nhau tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Theo số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thì 7.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật.

Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam

Bên cạnh đó vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng đang gặp nhiều vấn đề nan giải dưới áp lực về dân số mặc dù Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có nguồn đa dạng sinh học cao trên thế giới.

Các hệ thống rừng quốc gia và ngập mặn dần suy giảm

Tài nguyên sinh vật và động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

Đối mặt với nạn săn bắn trái phép cũng chính là nguyên nhân chính giải đáp cho câu hỏi mất đa dạng sinh học là gì ở Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật và động vật hoang dã cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn. Nguồn gen của những loài thú quý hiếm này cũng đang dần bị thất thoát và mai một.

Hệ sinh thái biển giảm sút

Hệ sinh thái biển ở Việt Nam có sức chịu tải cao và khả năng tái tạo là tương đối lớn, tuy vậy sinh thái biển dù có phong phú cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút do tranh chấp lãnh thổ và những nguyên nhân khách quan trong biến đổi khí hậu và thiên tai.

Từ đó cũng khá nhạy cảm dù cho là tác động từ thiên nhiên hay con người.

Những nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học là gì?

Sự suy giảm đa dạng di truyền

Được xem là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học hiện nay trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.

Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới đa dạng sinh bị suy giảm là việc phổ cập toàn cầu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

Con người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài

Trện thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với nguyên nhân từ con người là do sự phá hủy đất để canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây!

Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ

Sự tuyệt chủng hoàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96% đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biển cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó.

Nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học Việt Nam

Tỉm hiểu thêm về các nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học là gì chúng ta có thể tìm hiểu ở phạm vi gần và cụ thể hơn đó là ở nước ta. Trong đó bao gồm những căn nguyên cơ bản sau:

Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư

Nơi sinh cư dần trở nên thiếu hụt và suy giảm chủ yếu là do những hoạt động của con người chính là nguyên nhân mất đi sự đa dạng động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên, trong đó các hoạt động của con người có thể kể đến như chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải sản quá mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự nhiên.

Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản ven bờ, bên cạnh đó có tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hóa chất.

Mặt khác điểm đáng chú ý hơn cả chính là ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông ven bờ hay những hoạt động tàu thuyền lớn. Từ đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật.

7 Giải pháp suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam và trên thế giới

1. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Trong đó việc xây dựng những khu bảo tồn sinh học cũng góp phần duy trì và gìn giữ những quá trình sinh thái, việc thành lập những khu bảo tồn hệ sinh thái cũng là những bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn kiểm soát và duy trì hiệu quả các giống nòi sinh thái, tuy nhiên khó khăn chính là nằm ở mặt kinh phí và nếu không được thực hiện hay lên mô hình nghiên cứu một cách tỉ mỉ cũng không thể thực hiện đúng chức năng như chúng ta mong muốn.

Ngoài ra việc xây dựng các hệ thống khu quốc gia bảo tồn là việc làm cần thiết nhưng cần có những hoạch định cụ thể.

2. Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản

Chúng ta cần có giới hạn phân chia cụ thể để phân chia khu vực thành thị nông thôn để không làm ảnh hưởng xấu từ khí thải hay khói bụi của đô thị đến với môi trường tự nhiên, từ đó chúng ta cũng có thể dễ dàng hơn trong việc xác định khoang vùng cần bảo vệ đa dạng sinh học là gì.

3. Kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen

Mặc dù đây được xem là một việc làm tương đối cần thiết nhưng lại rất được chú trọng với những cây con biến đổi gen cần lập bảng theo dõi chu trình tiến triển của chúng hay nhân giống theo biện phái, và không chỉ đối với những loài thực vật, động vật cũng cần được áp dụng quy trình kiếm soát chặt chẽ sát sao và tương tự.

4. Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng

Với thời điểm hiện tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng đang dần mất đi, điều cấp thiết chính là chúng ta cần lập danh sách và phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân nhóm theo mức độ khác nhau, đặc biệt là với những loài đang có nguy cơ đi đến bờ đe dọa bị tuyệt chủng.

5. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường

Việc phát triển đa dạng sinh học cũng cần song song với với đề du lịch và quản lý môi trường bao gồm tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi tự nhiên và nói không với săn bắn đồng thời các hoạt động bổ ích như loại bỏ rác thải ở các vùng bồ biển nhằm đem đến hệ sinh thái tươi xanh và phong phú trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

7. Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đa dạng sinh học

Tìm hiểu về những biện pháp cải tạo đa dạng sinh học là gì chúng ta cần có những cách tiếp cận hệ sinh thái kết hợp với việc quản lý đa dạng sinh học, tuy nhiên ở Việt Nam việc tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đa dạng sinh học còn là một bài toán khá mới mẻ cần có áp dụng với một số địa phương những môi trường sinh thái cụ thể như vườn quốc gia U Minh Hạ hay Cầu Hai, Phá Tam Giang, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Đồng thởi cách tiếp cận này cũng giúp mở rộng quy mô bảo tồn khỏi những vùng lõi đá bị đóng khuôn qua nhiều năm, kết hợp với việc làm cần thiết là trồng hành lang xanh.

Kịch Bản Cho Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học

“Trái đất đã mất nhiều triệu năm để có được hệ sinh thái hoàn thiện. Vì thế những gì đã mất đi là rất khó để hồi phục. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học thậm chí còn nghiêm trọng hơn biến đổi khí hậu”. Đó là những cảnh báo của Giáo sư Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân cuối tuần.

Thưa Giáo sư, ở phạm vi toàn cầu, suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH) đã và đang là vấn đề nóng, nghiêm trọng không kém biến đổi khí hậu (BĐKH)?

Khi còn đương nhiệm Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-mun đã nhấn mạnh: “Phải đặt ĐDSH ở mức ưu tiên cao hơn trong tất cả các quá trình đưa ra quyết định và trong tất cả các ngành kinh tế. ĐDSH phải là nền tảng để xây dựng các mục tiêu khác, chứ ĐDSH không thể là một ý tưởng nảy ra sau khi các mục tiêu khác đã được quyết định. Chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai bền vững của nhân loại”. Năm 1993, Liên hợp quốc đã chọn ngày 22-5 là Ngày Quốc tế về ĐDSH nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về vấn đề này. ĐDSH được xem như nguồn “hàng hóa” thiết yếu, nguồn cung cấp dịch vụ sinh thái, và là nguồn sống cho con người. Vài thập niên gần đây đã tồn tại khái niệm “an ninh phi truyền thống”; trong đó có vấn đề suy giảm ĐDSH – môi trường sinh thái suy kiệt. Nếu ví hệ sinh thái như một chiếc xe hơi, thì mỗi loài thực vật, động vật đều giữ vai trò như một chi tiết của chiếc xe hơi đó. Chỉ thiếu một chiếc ốc vít thôi, là đã đe dọa đến sự an toàn khi chiếc xe vận hành. Nên, để duy trì được sự sống, sự phát triển bền vững, thì mối quan hệ giữa loài người và các loài sinh vật, thực vật khác phải là mối quan hệ cộng sinh.

Một thời gian dài, con người đã có những đánh giá không đúng về vai trò của ĐDSH. Nhưng gần đây, thế giới đã nhìn nhận lại, và đặt vấn đề ĐDSH song song với BĐKH.

Nước ta được thế giới đánh giá là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao và cũng là quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn có tính toàn cầu. Từ khi có đánh giá này, đến nay cũng đã hơn hai mươi năm. Vậy trong thời gian đó, ĐDSH của Việt Nam đã có những biến động gì, thưa Giáo sư?

Các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, văn hóa của đất nước. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực, duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng, cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nước đã ngăn chặn đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi, nên giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Cháy rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là ba yếu tố khiến ĐDSH của nước ta suy giảm nghiêm trọng. Rừng tự nhiên ngày càng bị tàn phá, có khi trong một tháng mà xảy ra 200 vụ phá rừng. Sáu tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng. Còn chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chỉ từ năm 2012 đến năm 2017, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha, trong đó gần 19 nghìn ha là rừng tự nhiên. 89% diện tích rừng tự nhiên của ta bị mất là do chuyển mục đích sử dụng rừng, chỉ 11% do phá rừng trái pháp luật. Đến nay, toàn bộ các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn của nước ta chỉ chiếm khoảng 7,5% diện tích đất liền.

Chúng ta có nên so sánh giữa nhu cầu hưởng thụ vật chất quá mức cần thiết và những vấn đề về thiên tai, ô nhiễm, bệnh tật con người đang phải gánh chịu do suy giảm ĐDSH gây ra?

Tôi muốn nhắc đến Bhutan, một đất nước nhỏ bé, cũng không phải là quốc gia phát triển, nhưng họ vẫn an lạc và hạnh phúc, vì họ biết sống nương vào tự nhiên, và ý thức được con người là một phần của tự nhiên.

Khi vai trò của ĐDSH được đặt song song với BĐKH, thì kịch bản đối với suy giảm ĐDSH là gì?

Mới đây, trong một hội thảo quốc tế về một số vấn đề an ninh phi truyền thống, tôi có đề cập đến kịch bản đối với suy giảm ĐDSH. Trong khoảng 300 năm qua, rừng trên Trái đất đã giảm tới 40% diện tích. Rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích nhưng giữ đến 70% giá trị ĐDSH trên toàn cầu. Ấy vậy mà, rừng nhiệt đới đã mất 80% và hằng năm vẫn mất 0,7% đa dạng. Con người đã sử dụng hết ba phần tư trữ lượng tài nguyên của Trái đất. Khi hệ hỗ trợ cho sự sống bị suy thoái, bị cạn kiệt, thì loài người sống như thế nào?

Đối với một hệ sinh thái hoàn thiện, những gì đã mất đi là vô cùng khó hồi phục. Nhiều nhà khoa học thế giới đã cảnh báo, con người chỉ tồn tại được đến cuối thế kỷ này, kỳ đại tuyệt chủng lần thứ sáu đã bắt đầu từ năm 2017… Nói điều đó thì hơi khủng khiếp, nhưng đó sẽ là sự thật nếu loài người chúng ta không thay đổi.

Xin cảm ơn Giáo sư !

Ngăn Chặn Đà Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học Ở Việt Nam

Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã. Theo newbig5.com

Nếu khi xưa thuật ngữ “Big 5” dùng để chỉ 5 loài động vật hoang dã có giá trị nhất trong trò chơi săn bắn của con người những năm 1800 thì giờ đây “New Big 5” đã ra đời với một ý nghĩa nhân văn hơn cả: tôn vinh và bảo tồn các loài động vật hoang dã.Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã.Theo newbig5.com