Top 9 # Biện Pháp Giáo Dục Môi Trường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môI trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non yên mỹ

Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo.Tên tác giả : Trần Thị Tuyết Nhung.Chức vụ : Giáo viên.

Năm học 2012-2013

ĐẶT VẤN ĐỀ“Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”. Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu.” Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta”. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì?Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: ” Giáo dục mầm non”.Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạplên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm ” Xanh- sạch – đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sauTrên thực tế,ở trường mầm non xã Yên Mỹ nói chung và lớp mẫu giáo lớn (A2) nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường…Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay

vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặtbỏ vào thùng rác đúng nơi qui định…Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm noný thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có

Một Số Biện Pháp Giáo Dục Trẻ Bảo Vệ Môi Trường

: Sau khi tập thể dục buổi sáng xong, tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng để giữ gìn vệ sinh cá nhân phòng tránh các dịch bệnh và giáo dục trẻ phải sử dụng nước tiết kiệm sau khi sử dụng để trẻ biết được bảo vệ giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm cũng là bảo vệ môi trường.

Tôi luôn giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh trẻ: Lớp, trường, gia đình, làng xóm. Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn . Tôi chuẩn bị: Hai chậu nước như nhau sau đó tôi cho trẻ rửa tay chỉ sử dụng trong một chậu. Sau khi trẻ rửa tay xong, tôi cho trẻ quan sát lại hai chậu nước và so sánh để trẻ biết được đâu là nước sạch, đâu là nước bẩn giúp trẻ ý thức được cách giữ vệ sinh cơ thể. Từ đó, trẻ có ý thức phải giữ cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, tham gia vệ sinh lau chùi sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác, biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy tràn biết khoá vòi lại, giữ gìn đồ chơi. Trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ. Khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường tự nhiên tôi giải thích cho trẻ thấy được lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa, không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét,…

Tôi xây dựng góc thiên nhiên phong phú, trong đó tôi trồng nhiều loại cây tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế qua hoạt động phát triển nhận thức trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự sinh trưởng của cây từ lúc ươm hạt, nẩy mầm, cho đến lúc cây phát triển giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của trẻ thêm sinh động. Tôi giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường xung quanh trẻ.

hoạt động phát triển nhận thức: Cô cho trẻ làm thí nghiệm trồng cây con, thông qua đó giáo dục trẻ biết ích lợi của cây đối với đời sống của con người như là che bóng mát, giảm bụi, tiếng ồn, cho gỗ làm nhà, cho hoa để trang trí tạo cảnh đẹp, cho quả để ăn và một số cây còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh, ngoài ra cây rừng còn giúp cản gió, bão, ngăn chặn lũ lụt.

Nhìn thấy các tranh ảnh có mình, trẻ rất thích đến xem từ đó mà tôi phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục trẻ phải có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp những cháu có ý thức tốt sẽ được tôi nêu gương trước các bạn trong mỗi tuần trẻ rất vui và các bạn trong lớp thấy được đó là hành vi tốt nên cũng thực hiện theo,…Chính vì muốn được nêu gương trẻ phải phấn đấu thực hiện tốt việc bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp. Dần dần, tôi hình thành được cho trẻ ý thức biết bảo vệ môi trường ngay tại trường, lớp của mình. Từ đó sẽ dễ dàng hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Tôi cũng tuyên truyền để cha mẹ trẻ biết để động viên trẻ thực hiện tốt hơn và nhắc nhở trẻ phát huy hơn thực hiện cả khi ở nhà, ở nơi công cộng.

: Cha mẹ phải chú ý đến trẻ, khi ăn quà bánh xong trẻ phải biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác xuống sông, ao hồ, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhà cửa luôn được sạch sẽ thoáng mát và phải luôn nhắc nhở trẻ thường xuyên, tạo tình huống cho trẻ thực hành. Muốn làm được điều đó thì cha mẹ phải là người làm gương cho trẻ,… Ví dụ: Cháu ,… thường sắp xếp các đồ dùng của lớp ngăn nắp, trẻ luôn nhắc nhở các bạn phải bỏ rác đúng nơi, khi thấy rác trẻ tự nhặt rác và bỏ vào thùng rác, biết chăm sóc cây xanh. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường cũng rất cần sự kết hợp của cha mẹ trẻ.

Biện Pháp Thiết Thực Giáo Dục Học Sinh Bảo Vệ Môi Trường

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.

Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh .

Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác… Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh.

Trong thực tế dạy học, nhiều biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh đã được giáo viên lớp 5 thực hiện có hiệu quả.

Bao gồm: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể; trồng cây xanh tại lớp; vệ sinh lớp, công trình măng non.

Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học:

Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học : Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Địa lý, … và gắn vào từng bài cụ thể.

Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.

Chương trình môn khoa học; địa lý có thể giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.

Môn Tiếng Việt, có thể lồng ghép giáo dục môi trường qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp; ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường…

Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, giáo viên khối 5 đã đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả.

Giáo dục bảo vệ môi trường qua các hoạt động tập thể:

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả.

Phong trào thi đua trang trí lớp học; làm sạch đẹp trường, lớp tại mỗi lớp đã đưa trường; lớp trở thành một môi trường xanh- sạch- đẹp.

Ngoài ra, thông qua các tiết sinh hoạt cuối giờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các nội dung bài học giúp học sinh hiểu biết về giáo dục môi trường được các giáo viên tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình thức rất phong phú và phù hợp với các em học sinh.

Thông qua cuộc thi ” Tái chế sản phẩm” , các giáo viên cũng đã tổ chức cho các em học sinh thực hiện làm các sản phẩm tái chế từ hộp sữa đã uống, ống hút, thùng giấy… Qua đó đã giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa.

Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Lành Mạnh

Vấn nạn bạo lực và tệ nạn ở học đường đã và đang cướp đi quyền được học tập, vui chơi, được yêu thương, tôn trọng và sẻ chia của một bộ phận học sinh trong các cơ sở giáo dục; có nguy cơ bào mòn niềm tin cuộc sống, làm lung lay nhân cách của các em. Có thể nói, một trong những nguyên nhân của vấn nạn trên xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng môi trường giáo dục, do đó chưa đủ sức lan tỏa và chưa thật sự tác động đến trái tim của mỗi người học. Đây cũng chính là nỗi niềm trăn trở day dứt khôn nguôi của các nhà giáo dục tâm huyết cùng các bậc phụ huynh.

Môi trường giáo dục chứa đựng tất cả điều kiện vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện, vui chơi và phát triển nhân cách của các em học sinh. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường mà người học được bảo vệ, tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ và nhân ái, được tạo điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; trong đó mọi đối tượng từ người học, cán bộ quản lý, đến giáo viên, nhân viên đều có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Các yếu tố vật chất bao gồm cơ sở vật chất trường học, không gian lớp học, cách trang trí, sắp xếp phòng học, cảnh quan nhà trường, sân chơi, bãi tập, bàn ghế, đồ dùng học tập, trang thiết bị, phương tiện vật chất – kỹ thuật trong nhà trường… Môi trường tinh thần thể hiện thông qua các mối quan hệ trong lớp học, nhà trường, mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cán bộ quản lý với các thành viên trong trường, giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên.

TS VŨ THỊ THU HUYỀN