Top 14 # Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn

Nghị định này gồm 5 Chương, 48 Điều quy định việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn); việc xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên (sau đây gọi là biện pháp quản lý tại gia đình).

1. Nhanh chóng, công khai, khách quan, công bằng; đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

2. Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.

3. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

6. Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

7. Trong quá trình xem xét quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.

Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.

2. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính và thời hiệu áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng này được xác định như sau:

a) Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;

b) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;

c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện;

đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

3. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.

4. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Địa chỉ: Số 43 ngõ 2 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 04.38.717.828; Fax: 04.38.717.828 Di động: 0904779997

Quyết Định Áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Cấp Xã

Thông tin thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

Cách thực hiện thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định

Bước 2:

– Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã (trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần).– Cán bộ cấp xã kiểm tra tính đầy đủ + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3:

Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần)

 Điều kiện thực hiện

Nội dung Văn bản quy định

– Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể yêu cầu người được đề nghị giáo dục có mặt để họ trình bày ý kiến của mình tại cuộc họp;– Trong trường hợp người được giáo dục cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

Sơ yếu lý lịch

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã

Biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng

Biên bản ghi lời khai của người được giáo dục (nếu có)

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

 Văn bản căn cứ pháp lý

 Văn bản công bố thủ tục

Lược đồ Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã – TP Hồ Chí Minh

Vướng Mắc Trong Áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã Phường

Tại Khoản 4 Điều 92 và Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn

Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Nhiều ý kiến cho rằng để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn hay áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì hành vi vi phạm trong 6 tháng đó phải bị xử phạt vi phạm hành chính, lúc đó mới có cơ sở xác định họ vi phạm pháp luật, thời điểm và hành vi vi phạm.

Một số ý kiến cho rằng: Tại khoản 4 Điều 92 và Khoản 1 Điều 94 chỉ quy định chung chung là trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo…nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Như vậy, trong trường hợp đối tượng có hành vi vi phạm nêu trên từ 2 lần trở lên trong 6 tháng không nhất thiết phải bị xử phạt vi phạm hành chính hay chưa đều có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định hành vi vi phạm của đối tượng thì cơ quan có thẩm quyền phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thể hiện trong vòng 6 tháng đối tượng đã thực hiện 2 lần hành vi trộm cắp, lừa đảo…

Người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất, tức là hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bởi lẽ tại Khoản 4 Điều 92 và Khoản 1 Điều 94 đều nói rõ “hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quy định này có nghĩa là hành vi đó ở mức vi phạm hành chính và phải bị xử phạt. Tại Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC quy định: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, trường hợp các đối tượng có 2 lần vi phạm trở lên trong 6 tháng nhưng có 1 lần chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính (vì vẫn còn thời hiệu) để đảm bảo mọi hành vi vi phạm hành chính phải bị xử lý kịp thời, sau đó mới làm thủ tục giáo dục tại xã phường thị trấn hoặc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Như thế, vừa đảm bảo hành vi vi phạm hành chính phải bị xử lý, vừa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc (xác định rõ hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm, mức độ vi phạm) để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Quốc Sử

Đối Tượng Áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn

Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm Vậy thời hiệu trong trường hợp này là sao vậy luật sư

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

2) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;”

Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.