Top 10 # Biện Pháp Hàng Đầu Trong Thâm Canh Nông Nghiệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Những Biện Pháp Chủ Yếu Để Đẩy Mạnh Thâm Canh Nông Nghiệp Ở Nước Ta

Thâm canh nông nghiệp ở nước ta trong những năm tới phải phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ thực hiện thâm canh nông nghiệp nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, từng bước phân bố lại lao động trong nông nghiệp. Thâm canh phải đi đôi với mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế quốc dân, trọng tâm là lương thực và thực phẩm.

Để đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp cần chú ý các giải pháp chủ yếu sau:

1. Rà soát và hoàn thiện quy hoạch các vùng nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là điều kiện để thực hiện thâm canh có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối tương đối lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế. ở mỗi nước, mỗi vùng những điều kiện này không giống nhau, vì thế càn thiết phải rà soát và tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế trong từng giai đoạn. Vùng nông nghiệp được xây dựng là phương tiện để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất một cách khoa học, trên cơ sở đó, mỗi vùng, mỗi xí nghiệp, các trang trại, các hộ nông dân xác định đúng đắn phương hướng sản xuất của mình. Việc hình thành các vùng chuyên môn hóa tập trung hóa sản xuất có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng là điều kiện tiền đề để thực hiện thâm canh cao và có hiệu quả.

Trên cơ sở xác định đúng đắn phương hướng sản xuất, từng bước xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý trước nhất là cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi hợp lý – phản ánh mối quan hệ và phụ thuộc giữa hai ngành chủ yếu của nông nghiệp nhằm đảm bảo cho mỗi ngành và toàn bộ nền nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc nâng cao trình độ thâm canh là khuynh hướng tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng và tỷ lệ loại gia súc mà từ đó đem lại nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý bà biện pháp thâm canh có hiệu quả. ở nước ta hiện nay việc cải thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, từng bước bảo đảm sự cân đối giữa hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong ngành trồng trọt trên cơ sở tăng nhanh năng suất ruộng đất và năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, từng bước tăng tỷ trọng các cây trồng khác, đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả cao, tăng tỷ trọng sản xuất cây thức ăn cho gia súc.

2.Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp để đẩy mạnh thâm canh.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là cơ sở vật chất của thâm canh, là bảo đảm cho thâm canh có chất lượng mới và nội dung kỹ thuật mới.

Nước ta đi lên theo định hướng XHCN từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, chưa có nền công nghiệp phát triển, vì vậy cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp còn hết sức non yếu. Thực hiện thâm canh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trước hết là chuyển đổi ruộng đất từng bước xây dựng hệ thống đồng ruộng hợp lý, hoàn chỉnh các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, quản lý khai thác và sử dụng tốt nguồn nước phục vụ thâm canh, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và từng bước hoàn thiện hệ thống giống cây trồng và vật nuôi tăng cường sản xuất và chế biến nguồn phân bón hữu cơ, xây dựng cơ sở thức ăn vững chắc cho ngành chăn nuôi…

Trong quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp, vai trò của công nghiệp hết sức to lớn, nhất là ở các nước tiên tiến, công nghiệp đóng góp vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ hiệu quả thâm canh nông nghiệp. ở nước ta, công nghiệp phải vươn lên để trang bị cho nông nghiệp máy móc, thiết bị, công cụ cải tiến, các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi…

3. Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học – công nghệ mới, những kinh nghiệm tiên tiến của quần chúng trong phong trào thâm canh nông nghiệp.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và vận dụng những kinh nghiệm của quần chúng là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao hiệu quả của thâm canh nông nghiệp.

Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua cho thấy muốn

– Giải quyết tốt vấn đề phân bón là biện pháp quan trọng của thâm canh nông nghiệp.

Để tăng nhanh năng suất, ngoài các yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… phải chú ý cung cấp thêm phân bón cho các loại cây trồng. Việc tăng cường phân bón không những có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, còn có ảnh hưởng đến khả năng của cây trồng trong việc hạn chế tác hại của thiên tai, tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong nước đều chứng minh vai trò to lớn của phân bón đối với năng suất cây trồng. Vì thế trong quá trình thâm canh cần bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cao và cơ cấu phân bón hợp lý bao gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Đồng thời phải thực hiện chế độ bón phân có căn cứ khoa học phù hợp với từng loại đất và từng giai đoạn phát triển của cây trồng.

– Nâng cao chất lượng giống cây trồng và vật nuôi.

Việc tạo ra và đưa vào sử dụng các giống mới có năng suất cao đang trở thành một trong những nội dung quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ trong nông nghiệp của thế giới. Trong những năm gần đây những thành tựu to lớn đã đạt được về việc tạo ra những giống mới và đưa vào sản xuất đại trà đã thu được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giống tốt cho nông nghiệp. Cần xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống giống từ địa phương đến Trung ương. Tranh thủ nhập những giống tốt của thế giới có khả năng phát triển và cho năng suất cao ở nước ta, đồng thời trên cơ sở chọn lọc và bình tuyển các giống địa phương, tiến hành lai tạo các giống cây trồng và gia súc thích hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế nước ta cho năng suất cao.

– Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ.

Cây trồng phát triển theo quy luật tự nhiên nghĩa là nó chỉ có thể sinh trưởng phát triển và phát dục trong những điều kiện thích hợp – điều kiện ôn độ, độ ẩm, lượng ánh sáng ở những thời vụ nhất định. Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ chính là tạo ra cho cây trồng được sinh trưởng, phát triển và phát dục trong điều kiện thích hợp nhất và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của thời tiết, nhờ vậy nó tạo điều kiện cho phát triển ra hoa, kết quả tốt nhất và đạt năng suất cao. Việc thực hiện gieo trồng đúng thời vụ cũng chính là phương thức tận dụng tối đa tặng vật của tự nhiên mà không phải bỏ chi phí để đầu tư, cây trồng phát triển thuận lợi, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí thấp.

– Phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh

Điều kiện khí hậu và thời tiết ở nước ta rất thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, nhưng đồng thời sâu bệnh và dịch bệnh dễ phát sinh, phát triển và lây lan. Sâu bệnh phá hoại gây tổn thất lớn đến thu hoạch mùa màng. Theo tài liệu thống kê của tổ chức nông nghiệp Liên hiệp quốc, hàng năm sản lượng nông nghiệp bị hao hụt 20% do bị sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại. Vì vậy công tác bảo vệ cây trồng và gia súc là vấn đề quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và thâm canh nông nghiệp nói riêng. Để làm tốt công tác trên cần nắm vững quy luật diễn biến của khí hậu thời tiết và quy luật phát sinh và phát triển của sâu bệnh và dịch bệnh để tìm biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh phải kết hợp hợp lý biện pháp hóa học, sinh vật học và các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi.

– Thực hiện phương pháp sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả của thâm canh.

Tất cả những biện pháp trên khi tiến hành sản xuất phải xây dựng thành quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng và con gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế cụ thể từng địa phương nhằm phát huy tác dụng tối đa những yếu tố tự nhiên và cơ sở vật chất sẵn có để thâm canh có hiệu quả.

Trong quá trình áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến vào thâm canh, cần kết hợp chặt chẽ giữa thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến với những kinh nghiệm và sáng kiến của quần chúng vào sản xuất.

4. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp là điều kiện quan trọng để thực hiện thâm canh nông nghiệp có hiệu quả.

Trong điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp còn yếu, nếu chỉ dựa vào bản thân từng doanh nghiệp, từng trang trại, hộ nông dân để thực hiện thâm canh sẽ gặp những khó khăn nhất định. Trong lúc đó trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của các doanh nghiệp quốc doanh nông nghiệp thuộc Trung ương, địa phương và các huyện quản lý, của từng trang trại, hộ nông dân, các xí nghiệp chế biến nông sản… có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Nếu biết tổ chức liên kết lại với nhau để phát huy thế mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung lẫn nhau thì cũng tạo nên những khả năng to lớn để thực hiện thâm canh có hiệu quả. Sự liên kết kinh tế không chỉ đóng khung giữa các đơn vị sản xuất với nhau mà còn được mở rộng ra giữa sản xuất, phân phối, lưu thông. Các trang trại, hộ nông dân, tập đoàn sản xuất liên kết với các hợp tác xã như HTX tiêu thụ, HTX dịch vụ kỹ thuật, quỹ tín dụng nhân dân v.v… tạo điều kiện để các đơn vị sản xuất tích tụ vốn mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư cho thâm canh nông nghiệp.

5. Hoàn thiện các hoạt động quản lý vĩ mô đối với nông nghiệp.

Thâm canh nông nghiệp là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải không ngừng cải tiến công tác lãnh đạo và chỉ đạo trong quá trình thực hiện, trước hết là cán bộ trực tiếp lãnh đạo, phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật và quản lý kinh tế, phải nhạy bén giải quyết tốt các vấn đề mới nảy sinh trong nông nghiệp và trong quá trình thực hiện thâm canh. Đồng thời cán bộ lãnh đạo phải không ngừng nâng cao phương pháp công tác và vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ và tính sáng tạo của quần chúng trong sản xuất, trên cơ sở đó mới giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong công tác lãnh đạo sản xuất, lãnh đạo và chỉ đạo thâm canh nông nghiệp.

Ngoài ra việc không ngừng hoàn thiện các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp cũng là một biện pháp rất quan trọng để đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm đúng mức.

Trong quá trình thực hiện thâm canh cần phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các giải pháp nêu trên, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở sản xuất nông nghiệp.

biện pháp quan trong hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là gì

biện pháp thâm canh trong nong nghiep

những vùng chuyên canh chủ yếu ở nước ta

,

Biện Pháp Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Trong Canh Tác Nông Nghiệp

1/ Thế nào là đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Đa dạng sinh học là sự phong phú các sinh vật và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ các loài (đa dạng gen), đa dạng các loài, và các hệ sinh thái.

Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi.

Đa dạng sinh học nông nghiệp còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.

2/ Vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp

Cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống,cung cấp cơ sở để sản xuất lương thực và hàng loạt những sản phẩm phi lương thực khác như: các nguyên vật liệu cho cuộc sống hàng ngày, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập,…

Làm cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh và làm đất màu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng.

Tạo thu nhập cho người dân sống quanh hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập nước, hệ sinh thái nước lợ,..)

Cung cấp thực phẩm, lương thực thiết yếu cho con người.

Cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, xuất khẩu gỗ.

Cung cấp dược liệu chữa bệnh cho con người.

Tạo ra các giá trị văn hóa, xã hội.

Mang lại các giá trị thẩm mĩ.

Là môi trường sống, sinh trưởng phát triển thuận lợi của các loài thiên địch.

3/ Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp

Bảo vệ và kích thích sự phát triển của các loài thiên địch của sâu bệnh hại, duy trì cân bằng sinh thái. Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

Chỉ dùng thuốc trừ sâu bệnh ít độc hại nhất đủ để kiểm soát dịch hại trong trường hợp cần thiết. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì các loại thuốc trừ sâu thảo dược ít độc hại hơn các loại thuốc hoá học. Nhưng vẫn phải luôn nhớ rằng ngay cả thuốc trừ sâu thảo dược cũng nguy hiểm đối với môi trường. Nên chỉ sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học và kích thích tính kháng sâu bệnh của cây trồng.

Cố gắng sử dụng đến mức tối đa các loại phân hữu cơ.

Không phun thuốc trừ sâu vào các khu ruộng để hoang.

Khi thu hoạch, chỉ lấy những phần quan trọng cần thiết của cây cối, để lại những phần không cần thiết. Không đốt chất phế thải của cây trồng mà tận dụng để che phủ đất trồng

Các lớp mùn che phủ bảo vệ đa dạng sinh học đất, hãy dùng đến mức tối đa các lớp phủ.

Đảm bảo đất luôn được che phủ bởi cây cỏ xanh hay các lớp thân cây để bảo vệ đất khỏi mưa, nắng, và gió.

Khi để hoang hay khi chỉ có trồng trọt thưa thớt trên cánh đồng, bố trí các đống rạ, thân cây trên cánh đồng để làm nơi trú ẩn cho các loài sinh vật có ích tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt và các loài ăn thịt khác.

Để lại một vài cây gỗ to (và cả những cây nhỏ) trên đất nông nghiệp. Không chặt hết trừ khi có một nguy cơ cụ thể. Cố gắng để có nhiều loại cây gỗ khác nhau, không chỉ để một loài. Gìn giữ những cây thân gỗ có nhiều hoa vì chúng rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp.

Duy trì nhiều loại cây phong phú, đặc biệt là các giống cây có hoa và đa dạng về chủng loại trên các bờ ruộng, mương liếp để tăng sự đa dạng sinh học.

Rơm rạ và các phế phẩm nông nghiệp khác có thể vứt ở trên bờ để tạo sinh cảnh cho những loài côn trùng có ích, ví dụ như loài nhện.

Tổng hợp

Người biên tập: Vân Hồng

Tags: Canh tác nông nghiệp

Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Đồi Dốc Theo Hướng Nông Nghiệp Bền Vững (2)

Kỹ thuật canh tác trên đất đồi dốc theo hướng nông nghiệp bền vững (2)

Nước ta có diện tích đất đồi dốc lớn, tuy nhiên phần lớn bị suy thoái do quá trình canh tác thiếu hợp lý, dẫn đến lớp đất mặt bị rửa trôi, khó canh tác. Vậy trồng cây gì trên đất sườn đồi có độ dốc trung bình và độ dốc cao? Biện pháp khắc chế và canh tác bền vững trên đất dốc như thế nào?

1. Cải tạo đất đã bị thoái hóa

Cải tạo đất đã bị thoái hóa ở những vùng đất đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khỏe và cây họ đậu cố định đạm.

Cây có bộ rễ khoẻ sẽ giúp chúng ta:

Cải tạo lý tính của đất thông qua việc phá lớp đất rắn làm cho đất tơi xốp và thấm nước tốt hơn.

Bộ rễ ăn sâu sẽ tận dụng được dinh dưỡng ở các tầng đất (cây bơm dinh dưỡng) tạo ra sinh khối lớn phục vụ chăn nuôi và bảo vệ đất, chống xói mòn và cải tạo đất cũng như để sản xuất vật liệu che phủ tại chỗ.

Lưu thông dinh dưỡng, nước và không khí, giúp cây trồng phát triển bộ rễ để hấp thụ nhiều dinh dưỡng và nâng cao năng suất.

Tăng cường hoạt động sinh vật đất, làm giàu đất nhờ giun, dế, vì sinh vật cố định đạm, phân giải lân và cellulose.

Các loài cỏ đều có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt nhờ bộ rễ khỏe như cỏ Vetiver, cỏ Humi, cỏ tín hiệu, cỏ Ghi nê, cỏ Ruzi.

Chúng có bộ rễ sum sê, phát triển mạnh nên khi phân giải sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Ngoài ra chúng còn có sinh khối lớn (50 – 70 tấn/ha) làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, hoặc làm cho vật liệu che phủ đất.

Các loại đậu đỗ có triển vọng nhất là lạc dại, đậu mèo, muồng lá tròn kép, đậu stylo, rút dại, đậu kiếm, đậu nho nhe và một số đậu đỗ thực phẩm khác như đậu tương, đậu dải áo, đậu rồng, đậu ván, v.v..

2. Hạn chế xói mòn trên đất đồi dốc bằng cây phủ đất

Việc tạo thảm thực vật che phủ đất sẽ giảm đáng kể hiện tượng xói mòn đất. Ngoài ra, cây che phủ đất còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đất được che phủ sẽ cho năng suất cao và ổn định  hơn.

Cây che phủ có thể được trồng thuần trên các bãi đất trồng, luân canh trong hệ thống cây ngắn ngày, các hàng đồng mức, trong vườn cây ăn quả, trong rừng thưa hoặc rừng mới trồng chưa khép tán.

3. Thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện pháp sinh học

Điều này có thể đạt được nhờ sử dụng các loại cây ngắn ngày, mọc nhanh, có bộ rễ khỏe, ăn sâu, cây cố định đạm. Bộ rễ khỏe sẽ phá vỡ lớp đất rắn và tăng dung tích hấp thụ của đất, trao đổi oxy và nước. Bộ rễ ăn sâu sẽ khai thác các chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất để tạo nên một lượng sinh khối lớn trên mặt đất (bơm dinh dưỡng).

Tiếp đó, cần sử dụng lượng sinh khối này để che phủ đất và làm thức ăn gia súc. Không được đốt mà phải sử dụng sinh khối này làm phân bón. Bằng cách làm này có thể phục hồi sức sản xuất của đất trong 3 năm.

Chức năng của các loài cây này là bảo vệ đất chống xói mòn, làm thức ăn gia súc, tái chế và luân chuyển dinh dưỡng, khống chế cỏ dại, kích động hoạt tính sinh học trong đất, kết quả là tái tạo hiệu quả sức sản xuất của đất.

4. Xen canh và luân canh trên đất đồi

Tất cả các loại cây trồng, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với các loài cây che phủ cải tạo đất và các loại cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập.

4.1 Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè:

Trồng đậu mèo vào tháng 3, phá đậu mèo vào đầu tháng 6 bằng dao phát hoặc liềm, sau đó chọc lỗ tra hạt. Để tránh tác hại cho hạt và cây non, các lỗ gieo hạt cần phải để trống.

Nếu cần thiết, có thể bón bổ sung 30 kg đạm/ha (hay khoảng 2kg urê thương phẩm/sào) trước khi gieo để cây non mọc nhanh hơn. Sau đó cây sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng do phân huỷ lớp che phủ.

4.2 Xen canh ngô xuân với đậu mèo:

Để hạn chế cạnh tranh, đậu mèo được gieo sau khi ngô đã được 50 ngày tuổi. Sau khi thu hoạch ngô xuân, đậu mèo có thể được giữ lại để che phủ đất và lấy hạt cho vụ sau.

Nếu cần gieo ngô hoặc lúa mùa, cả thân đậu mèo và ngô được phát sát đất, chờ cho héo rồi chọc lỗ tra hạt. Có thể thay thế đậu mèo bằng hạt nho nhe, đậu dải áo, củ đậu để tăng thu nhập.

Tuy nhiên, do có sinh khối lớn hơn và mọc nhanh hơn, đậu mèo có khả năng cải tạo đất tốt nhất.

4.3 Mùa ngô xen đậu mèo:

Như đã nêu trên, đậu mèo được gieo sau ngô 50 ngày. Sau khi thu hoạch ngô, đậu mèo sẽ tiếp tục xanh cho đến tháng 1 năm sau. Đậu mèo có thể dùng làm thức ăn vụ đông cho trâu bò hoặc chỉ để che phủ và cải tạo đất.

Với cách làm này,hoa màu vụ sau sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao hơn trong khi đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ trồng cây lương thực ở vụ màu thì ở vụ xuân cần gieo bổ sung các loại cây họ đậu để duy trì lớp che phủ và tăng sinh khối  dùng để che phủ đất trong vụ mùa.

Nếu không làm như vậy thì cỏ dại sẽ mọc nhiều và gây khó khăn cho việc chuẩn bị ruộng để gieo mùa. Các loài cây đậu leo khác cũng có thể sử dụng như đậu mèo. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của nông dân, song cách làm là như nhau.

4.4 Ngô hoặc lúa trồng xen cây lạc lưu niên:

Lạc dại (Arachis pintoi) là một loài cây họ đậu không leo mà chỉ bò lan trên mặt đất, có sức chống chịu sâu bệnh tốt và có thể sinh trưởng, phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng; chịu che bóng tốt. Đây cũng là loại thức ăn gia súc có chất lượng cao.

Lạc dại là một loài cây che phủ đất và diệt cỏ dại tuyệt vời. Nó được trồng trong các vườn cây ăn quả để cải thiện, bảo vệ độ phì của đất, còn được dùng để che phủ đất trồng ngô và lúa nương.

Lạc dại trồng bằng dây như dây lang, không tự phát tán nên không có nguy cơ phát triển quá tầm kiểm soát của con người.

4.5 Trồng sắn xen lạc:

Nông dân ta vẫn hay trồng xen sắn với một số cây họ đậu như đậu nho nhe, đậu tương, đậu xanh.v.v… Nhiều nơi cũng trồng sắn xen lạc song do năng suất các giống cũ thấp nên hiệu quả kinh tế không cho thu hoạch.

Vì vậy, gần đây nông dân nhiều địa phương chỉ trồng sắn chay. Trong khi đó, trồng sắn lại gây xói mòn đất nhiều nhất, nên sau khi trồng được hai hoặc ba năm là phải bỏ hóa đất.

4.6.  Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng:

Trồng cỏ và cây họ đậu để chăn nuôi và cải tạo đất:

Hầu hết các loại cây nêu trong phần phụ lục đều là cây đa dụng. Chúng được trồng xen vào các vườn cây chưa khép tán hoặc đã khép tán; cây rừng, cây ăn quả và cây thuốc lâu năm đều có thể trồng kết hợp với cây che phủ để cải tạo bảo vệ đất và làm thức ăn chăn nuôi. Nhờ chống được xói mòn, cây trồng chính cũng phát triển tốt hơn.

Trồng cỏ trên các hàng đồng mức:

Ở các địa phương có nhiều trâu bò và thiếu thức ăn thì cần thay các hàng đồng mức bằng các loại cỏ, đặc biệt là cỏ voi và các loài Brachiaria. Các loại cỏ này chịu được giá rét rất tốt nên đảm bảo vẫn có thức ăn gia súc chất lượng cao trong mùa đông.

Trồng cây thức ăn gia súc trong rừng thưa và các bãi đất trống:

Hầu hết các bãi chăn thả hiện nay đều rất nghèo nàn về thành phần thực vật cũng như về sinh khối, chủ yếu chỉ có cỏ may. Cần trồng cỏ chất lượng cao  để nâng cao chất lượng và năng suất bãi chăn thả. Tuy nhiên, cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh chăn thả quá mức để cỏ trồng có khả năng phục hồi. Tốt nhất là nên cắt cỏ cho trâu bò ăn.

5. Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hoá

Thông thường qua 3 đến 4 vụ trồng lúa nương, nông dân trồng sắn và thu hoạch dần trong 3 năm, sau đó bỏ hóa. Có thể trồng xen sắn với các loài cây họ đậu như Stylo, Cassia spp, đậu nho nhe để bảo vệ và cải tạo đất.

Sau khi thu hoạch sắn có thể tiếp tục trồng cây lương thực. Cũng có thể cải tạo đất bỏ hóa bằng các loại cỏ chuyên dùng và cây học đậu để cải tạo thu nhập từ chăn nuôi trong giai đoạn bỏ hóa “tích cực” như vậy.

6. Quản lý tích cực đối với đất đồi bỏ hóa

Trồng các loài cây bụi, cây gỗ mọc nhanh như keo tai tượng, keo lai, đậu công, đậu triều, cốt khí, muồng lá nhọn. Các loài cây này sẽ cải tạo đất nhanh trong vòng 3 đến 5 năm mà vẫn cho thu nhập (thức ăn cho người, gia súc, gỗ, củi, hạt).

7. Đất đồi quá dốc làm tiểu bậc thang

Đất càng dốc càng chóng bị thoái hóa. Làm tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất sẽ khắc phục được hiện tượng này. Tiểu bậc thang còn có ích cho thâm canh vì giữ được phân bón, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Cách làm như sau: Dọn cỏ dại và xếp sang bên cạnh; dùng bai, cuốc để san ruộng thành các tiểu bậc thang có bề mặt 30- 40cm. Phải làm từ dưới chân dốc lên đỉnh dốc để lớp đất mặt của bậc thang sau (ở trên) sẽ che phủ mặt bậc thang trước (ở dưới) và không bị dồn quá nhiều đất.

Dùng thân lá cỏ dại che phủ bề mặt rồi chọc lỗ tra hạt. Nếu cây mọc yếu thì phải bón thêm phân.

Trồng lạc lưu niên hoặc cỏ vào mép bậc thang để cố định bậc thang và tạo sinh khối che phủ đất. Khi cỏ mọc ở mép bậc thang mọc tốt thì dùng liềm cắt và phủ lên mặt, không dùng cuốc hoặc bai để làm cỏ.

Sau khi thu hoạch, giữ lại thân cây ngô, lúa để che phủ và cải tạo đất. Đến vụ sau, chỉ việc dọn cỏ và chọc lỗ tra hạt. Làm như vậy năng suất ngô, lúa sẽ tăng dần theo thời gian.

8. Làm hàng rào sống, đào hào để bảo vệ đồng ruộng

Do sức ép của chăn thả tự do, việc bảo vệ đồng ruộng là rất quan trọng. Việc đào hào ngăn cách, xếp tường đá, dựng hàng rào xanh là những biện pháp hữu hiệu.

Nhờ được bảo vệ, chúng ta có thể luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và ổn định năng suất.

Việc này không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật mà điều cốt yếu là cách lựa chọn các loại cây găng cây trạng nguyên, cây dầu mè, cây trôm, cây núc nác, cây vông, các loại keo cây tô mộc cây muồng cọc rào, cây cỏ voi.v.v..

9. Trừ cỏ sinh học 

Dùng đậu mèo diệt cỏ tranh cũng như các loại cỏ khác.

Sau đó trồng ngô: Cắt cỏ tranh, chờ mọc 15- 20cm, chờ 10 ngày, gieo đậu mèo.

Đậu mèo là cây mọc nhanh, cho nên diệt cỏ rất tốt. Ngoài ra đậu mèo còn cung cấp nhiều đạm cho đất nên năng suất cây trồng vụ sau sẽ cao hơn và giảm đầu tư phân bón.

Dùng nhiều loại cỏ như các loài Brachiaria, cỏ Ghinê, đậu Stylo, Cassia… có giá trị sử dụng cao và cũng có khả năng che phủ tốt nên có thể sử dụng để tiêu diệt được các loài cỏ dại khác.

10. Trồng cây ưa bóng dưới tán cây ăn quả

Trồng lạc lưu niên, muồng lá tròn kép, stylo trong vườn cây ăn quả, vừa bảo vệ đất, vừa làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra có thể trồng cây thuốc, rau thơm, gia vị song cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường.

11. Trồng cây thức ăn gia súc quy mô hộ, giảm sức ép chăn thả tự do

Trồng cỏ trên các bãi đất trống.

Trồng cỏ trong các hàng đồng mức.

Trồng cỏ quanh bờ ao. – Trồng cỏ trong rừng cây tán thưa, rừng mới trồng.

Tổng hợp

Tham khảo các vấn đề mà cây trồng thường gặp phải và cách xử lý tại website này: https://sinhhocvietnam.vn/

Vân Hồng

Biện Pháp Tu Từ Trong Khi Tỉnh Rượu Lúc Tàn Canh …

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh … Những mình nào biết có xuân là gì (Trích Nỗi thương mình)

Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

(Trích Nỗi thương mình, Trang 108, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1. Nêu ý chính của văn bản trên .

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật nhịp thơ và phép điệp của câu thơ Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều qua văn bản.

Câu 1. Ý chính của đoạn thơ trên đó là: Tâm trạng của Thuý Kiều khi đã trải qua những ngày tháng nhục nhã ê chề ở lầu xanh.

Câu 2.

– Câu thơ Giật mình, mình lại thương mình xót xa. có nhịp 2/1/3/2.

Hiệu quả nghệ thuật

: Nhịp thơ thay đổi, chậm lại, trở thành khoảng lặng đau đớn về nỗi cô đơn tê tái và sự tự ý thức phẩm giá của nàng Kiều.

-Từ “mình” được lặp lại ba lần trong câu thơ, nó thể hiện nỗi niềm đang tràn ngập tâm trạng của Kiều.

Hiệu quả nghệ thuật :

+ Kiều đang đối thoại với chính mình. Hai “mình” trong một con người Kiều đang soi vào nhau. Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, nàng luôn khao khát về một cuộc sống tốt đẹp. Thế mà giờ đây, nàng lại rơi vào một hoàn cảnh cực kì trái ngang, bi đát. Vì thế, đã có biết bao đêm một mình nàng suy nghĩ, một mình nàng trăn trở, một mình nàng xót xa cho thân phận mình sao lại bị đẩy đưa đến nông nỗi này.

+ “Giật mình”, chính là sự tự ý thức chua chát về nỗi đau, nỗi nhục nhã, ê chề của thân phận trên cơ sở sự trỗi dậy của nhân phẩm, của bản chất tốt đẹp vốn có trong Kiều. Chỉ có những khoảnh khắc này, Kiều mới được sống thực với con người mình, trở về với bản chất tốt lành, phẩm giá cao quý của mình.

Câu 3. Biện pháp tu từ( về từ) trong văn bản :

– So sánh : Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.

– Hoán dụ : Mặt sao ; Thân sao

– Ẩn dụ: Phong gấm rủ là (hạnh phúc); dày gió dạn sương (sự từng trải); bướm chán ong chường (thân phận bị ruồng bỏ, rẻ rúng); mây Sở mưa Tần (quan hệ thân xác) ; xuân (tuổi trẻ, hạnh phúc)

Hiệu quả nghệ thuật: Tất cả những biện pháp tu từ đó biến đoạn thơ thành lời độc thoại nôi tâm của nhân vật, trực tiếp diễn tả tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình.

Câu 4. Để viết được đoạn văn này thì các em đảm bảo các yêu cầu :

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ ;

– Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều thể hiện :

+ Nàng ý thức rất rõ và rất đau đớn về cảnh ngộ, nỗi cô đơn tận cùng khi phải sống trong lầu xanh nhơ nhớp ;

+ Một loạt những từ ngữ để hỏi: khi sao, giờ sao, thân sao…diễn tả sự chất vấn, tự giày vò, tự kết án chính mình của Kiều. Đó cũng là sự chất vấn số phận của nàng ;

+ Trong hoàn cảnh ê chề, Thuý Kiều đã có ý thức về nhân phẩm, giá trị nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của mình.