--- Bài mới hơn ---
Giải Quyết Toàn Diện, Đồng Bộ Các Vấn Đề Về Dân Số
Trình Tự Thủ Tục, Hồ Sơ Đăng Ký Giải Pháp Hữu Ích Tại Việt Nam Năm 2022
Vì Sao Giải Pháp Hữu Ích Là Một Dạng Đặc Biệt Của Sáng Chế?
Sáng Chế Là Gì? Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế
Khác Nhau Giữa Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích
BÙI THỊ THANH THẢO
VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU PHI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi Bùi Nhật Quang
Hà Nội – 2013
I
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn. Để hoàn thành bài luận
văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chúng tôi Bùi Nhật Quang, đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quốc tế học, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo cũng như hướng dẫn, hỗ trợ tôi khi tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
II
tháng năm
Học viên
Bùi Thị Thanh Thảo
III
3.1. Nguyên nhân của nghèo đói ………………………………………………………… 51
3.1.1. Nguyên nhân tự nhiên ……………………………………………………………… 51
3.1.2. Nguyên nhân nhân tạo …………………………………………………………….. 55
3.2. Một số giải pháp …………………………………………………………………………. 61
3.2.1.
Điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ………………………………… 61
3.2.2.
Cải cách chính trị, xã hội …………………………………………………….. 67
3.2.3.
Hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề nghèo đói ………………………….. 71
3.3. Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………………………… 87
Kết luận chung ……………………………………………………………………………………… 89
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………………… 91
V
Ngân hàng phát triển châu Phi (African Development Bank)
AGOA
Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi (African Growth and Opportunity Act)
AMU
Liên hiệp Maghreb Ả – rập (Arab Maghreb Union)
AU
Liên minh châu Phi (African Union)
CAADP Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện của châu Phi
(Comphensive Africa Agriculture Development Programme)
CG
Nhóm tư vấn của Ngân hàng thế giới (Consultative Group)
COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi
(Common Market for Eastern and Southern Africa)
EAC
Cộng đồng Đông Phi (East African Community)
ECOWAS Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi
(Economic Community of West African States)
ESCAP
Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á Thái Bình Dương
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)
EU
Liên minh châu Âu (European Union)
FAO
Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
HDI
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
HIPCs
Sáng kiến giảm nợ cho các nước nghèo nặng nợ
(Heavily Indebted Poor Countries)
IDA
Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association)
VI
IEHA
Sáng kiến của Tổng thống nhằm chấm dứt nạn đói ở châu Phi
(President’s Initiatiave to End Hunger in Africa)
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
MDGs
Mục tiêu Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals)
MIGA
Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương
(Multilateral Investment Guarantee Agency)
NEPAD
Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi
(New Partnership for Africa’s Development)
ODA
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)
OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(Organization of the Petroleum Exporting Countries)
OPIC
Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại (Overseas Private Investment Corporation)
PEPFAR Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch bệnh AIDS của Tổng thống Mỹ
(President’s Emergency Plan for AIDS Relief)
PRSPs
Diễn đàn chiến lược giảm nghèo (Poverty Reduction Strategy Papers)
SACU
Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi
(Southern African Customs Union)
SADC
Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi
(Southern African Development Community)
TCB
Xây dựng năng lực thương mại (Trade Capacity Building)
TICAD
Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi
(Tokyo International Conference on African Development)
VII
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
WB
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WFP
Chương trình Lương thực thế giới (World Food Programme)
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
VIII
Các đồ thị và bảng thống kê
Bảng 1.1: Các quốc gia Châu Phi (năm 2009)
Bảng 1.2: Trữ lượng dầu lửa và khí đốt một số khu vực theo đánh giá của một số tổ
chức quốc tế
Bảng 1.3: Sản lượng khí đốt của một số nước châu Phi qua các năm
Bảng 1.4: Quốc gia châu Phi có tốc độ tăng trưởng GDP cao năm 2012 (%GDP)
Bảng 1.5 : Nhận diện những khó khăn, vướng mắc nghiêm trọng nhất tại châu Phi (tỷ lệ
% trong những vấn đề được coi là nghiêm trọng nhất)
Bảng 2.1: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của châu Phi năm 2011 và dự báo năm 2012 và 2013
IX
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển
cũng như tồn vong của bất kỳ một quốc gia nào. Cùng với quá trình phát triển của xã
hội, tình trạng phân hóa giàu, nghèo diễn ra thêm mạnh mẽ và trong xã hội hiện tại, tình
trạng nghèo đói đang tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của
từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân
loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển, đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh
vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà con người dường như
không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống
thông tin nối mạng toàn cầu. Tuy nhiên, một thực trạng nhức nhối mà cả thế giới dù có
tiến bộ, hiện đại đến đâu chăng nữa vẫn phải đối mặt chính là nạn đói nghèo. Đói nghèo
vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của
mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại.
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ ảnh hưởng tới các
nước nghèo mà còn có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng tới toàn thế giới. Do đói nghèo
diễn ra trên một quy mô lớn nên nó gây ra nhiều tác động tới xã hội như: vấn đề về môi
trường sinh thái, gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã
hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị,
nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có. Đói
nghèo và cuộc chiến chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh, ổn định gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia.
Trong thực tế, gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ số người sống trong
tình trạng đói nghèo còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những
quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, tại các quốc gia Châu Phi, vấn đề này trở nên bức
xúc hơn bao giờ hết. Nó đã trở thành một thách thức nghiêm trọng, đè nặng lên các
X
XI
PGS.TS. Đỗ Đức Định, Tình hình chính trị – kinh tế cơ bản của châu Phi, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội 2006. Nội dung cuốn sách tập trung tìm hiểu những vấn đề
chính trị – kinh tế cơ bản khu vực châu Phi và mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực đó.
TS. Nguyễn Thanh Hiền, Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu của châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2008. Công trình nghiên cứu này tập
trung vào các vấn đề nổi cộm nhất của riêng châu Phi hiện nay song lại mang tính toàn
cầu và những nỗ lực của châu lục này cũng như sự trợ giúp và hợp tác giải quyết các
vấn đề đó từ phía cộng đồng quốc tế.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền, Châu Phi: một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật từ
sau Chiến tranh Lạnh và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2012. Tìm hiểu và
nghiên cứu châu Phi để chỉ ra và đánh giá một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế,
chính trị là mục tiêu của công trình khoa học này. Ở cuốn sách này tác giả đã đưa ra một
cái nhìn tổng hợp xuyên suốt, khách quan và liên tục toàn bộ bối cảnh mới của châu Phi
hiện nay và trong tương lai gần dựa trên những phân tích về tình hình chính trị, kinh tế
nổi bật của châu lục này.
Augustin Kwasi Fosu, Germano Mwabu với cuốn”Poverty in Africa – Analytical
and Policy Perspectives”, các nhà kinh tế học nổi tiếng đã vẽ ra một bức tranh toàn diện
về mức độ nghèo đói tại châu Phi. Trong cuốn sách phân tích khá kỹ về nghèo đói, phân
phối thu nhập và thị trường lao động, đưa ra một số công cụ nhằm theo dõi, đánh giá tác
động của các chương trình giảm nghèo.
Moeletsi Mbeki trong cuốn sách “Architects of Poverty: Why Africa’s Capitalism
needs Changing” đã phân tích hoàn cảnh xã hội của châu Phi và đưa ra kết luận rằng
chính những người lãnh đạo mải mê làm giàu cho bản thân là nguyên nhân đẩy người
dân vào tình trạng nghèo đói triền miên.
Bên cạnh đó, những báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế như: WB, WHO,
IMF phân tích tình trạng nghèo đói dựa trên tình hình thực tế cũng là một phần tài liệu
XII
tham khảo quý báu, cung cấp những kiến thức cũng như số liệu thiết thực nhất cho tôi
hoàn thành được đề tài luận văn này.
Một số bài tạp chí như: Cơ chế khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của
châu Phi: hiện trạng, xu hướng, cải cách và triển vọng – Tạp chí nghiên cứu Châu Phi
và Trung Đông, số 2/2005. Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn trong những
năm đầu thế kỷ XXI – Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10(50) tháng
10/2009. Nông nghiệp châu Phi: những điểm mạnh và hạn chế – Tạp chí nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, số 05 (69) tháng 5/2011…
Mặc dù những cuốn sách, các bài tạp chí và những bản báo cáo đứng trên góc độ
nghiên cứu khác nhau nhưng đã vẽ lên toàn cảnh kinh tế, chính trị của châu Phi. Đặc
biệt nó cũng đã khắc họa rõ nét những biểu hiện nhiều chiều, đan xen, cả tác động tích
cực cũng như tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với các quốc gia châu Phi. Bởi
vậy, từ góc độ lịch sử, kế thừa những công trình đã nghiên cứu, được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của chúng tôi Bùi Nhật Quang, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Vấn đề nghèo đói ở châu Phi: Thực trạng và
giải pháp”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tại châu Phi hiện nay, từ đó
đưa ra các giải pháp chủ yếu góp phần xóa đói giảm nghèo tại khu vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng nghèo đói tại các quốc gia châu Phi hiện nay. Từ đó đánh giá những tác động của
nó đến châu Phi nói riêng và trong quan hệ quốc tế nói chung. Từ những phân tích đã đưa
ra, chỉ ra mục tiêu cũng như các biện pháp chủ yếu giúp các quốc gia châu Phi thực hiện
các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống lại nghèo đói.
XIII
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là một khu vực có tình trạng phát triển kinh tế chậm và chịu tác động mạnh mẽ
của nạn đói nên đời sống của cư dân trong khu vực vô cùng khốn khó. Hơn nữa, nạn đói
diễn ra đã khiến cho khu vực này trở thành điểm đen của đói nghèo thế giới. Chính vì
vậy mà luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình nghèo đói tại khu vực châu Phi,
những hệ lụy của vấn đề này đặt ra cho các quốc gia trong khu vực. Từ đó, đưa ra
những biện pháp nhằm giảm thiểu nạn đói đang hoành hành tại khu vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: các quốc gia nằm trong khu vực châu Phi, tập trung vào những nơi
có nạn đói xảy ra ác liệt nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới đời sống của người dân
cũng như quan hệ quốc tế.
Về thời gian: Từ sau chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia tiến hành cải cách kinh
tế nhưng có nhiều xung đột, chiến tranh và những tác động của cả yếu tố chủ quan và
khách quan dẫn đến tình trạng nghèo trở nên phổ biến tại các quốc gia trong khu vực.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu:
Luận văn dựa trên những tài liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế về đói nghèo,
các sách báo, tạp chí và các website viết về nạn đói ở châu phi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng phương duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương
pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và kết hợp các phương pháp nghiên cứu của xã
hội học như thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống, phân tích… để làm sáng tỏ
các vấn đề cần nghiên cứu.
XIV
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về mặt khoa học, đồng thời cũng mang ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc. Cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên
quan như: vấn đề phát triển kinh tế, quan hệ hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề mang
tính cấp bách của các quốc gia châu Phi và các nước trên thế giới.
7. Bố cục của luận văn
Sau một thời gian dài tập hợp và hệ thống hóa tư liệu, luận văn của tôi ngoài phần
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1. Những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói tại châu Phi
Chƣơng 2. Thực trạng Nghèo đói tại châu Phi và những hệ lụy đặt ra
Chƣơng 3. Nguyên nhân và giải pháp xóa đói giảm nghèo tại châu Phi
XV
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO
TẠI CHÂU PHI
1.1. Điều kiện tự nhiên của châu Phi
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới . Các đường cấu trúc chính của châu lục
này thể hiện theo cả hai hướng Tây – Đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những
phần nằm về phía Bắc nhiều hơn là theo hướng Bắc – Nam ở các bán đảo miền Nam.
Châu Phi có sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 10 triệu
km2, chiếm khoảng gần 1/3 toàn diện tích khu vực. Diện tích châu Phi được chia tách
thành 54 nước, trong đó có 48 quốc gia thuộc đất liền và 6 quốc đảo.
Châu Phi từ lâu không chỉ được biết đến là cái nôi của loài người mà còn một
khu vực có vị trí địa – chính trị mang tính chiến lược quan trọng trên bản đồ thế giới.
Châu Phi là nơi phân cách hai đại dương: phía Tây là Đại Tây Dương, phía đông là Ấn
Độ Dương và biển Đỏ. Ở phía Bắc châu Phi ngăn cách với châu Âu bởi Địa Trung Hải
và ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Suez và Biển Đỏ. Khu Đông Bắc châu Phi, còn
được gọi với cái tên là Sừng châu Phi lại rất gần với khu vực Trung Đông. Châu Phi có
bờ biển dài 26.000 km2, đặc điểm nổi bật là bờ biển cao, thẳng, ít bị chia cắt nên rất ít
1
2
Căn cứ theo số liệu của Sayre, April Pulley. (1999) Africa, Twenty-First Century Books, ISBN 0-763-1367-2.
Nguồn số liệu của công trình “The Land”. Africa: Facts and Figures (EBSCO Publishing). January 1, 2005
1
vịnh ăn sâu vào nội địa trừ Guinea, bán đảo, đảo cũng không có nhiều trừ bán đảo
Somalia. Ven bờ biển châu Phi có một số dòng hải lưu quan trọng như dòng hải lưu
Canari, dòng hải lưu Guinea và dòng hải lưu Benghela ở Đại Tây Dương. Tại Ấn Độ
Dương có dòng hải lưu nóng Mozambique gần bờ biển của Mozambique.
Bảng 1.1: Các quốc gia Châu Phi (năm 2009)
(Đơn vị: nghìn km2, triệu người)
2
Địa hình của châu Phi tương đối đơn giản. Có thể coi khu vực này là một cao
nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 700 mét, độ cao tương đối đồng đều,
trừ một số miền ven biển phía Tây và miền đất phía Bắc Phi thấp hơn. Phần lớn diện
tích của Bắc Phi cao hơn 200 mét. Miền địa hình phía Đông Nam bao gồm các cao
nguyên phía Đông, miền núi Nam Phi và một số cao nguyên, bồn địa phía Tây. Phía
nam của hệ thống cao nguyên là Drakensberg (hay còn được gọi với cái tên là
Quathlamba), một hệ thống núi tương đối cao chạy song song với bờ biển Nam của
châu Phi. Dãy núi nằm chủ yếu ở Nam Phi với độ cao 1125km (700 dặm), dốc ở phía
Đông, thoải ở phía Tây. Phía Tây của dãy Drakensberg là những cao nguyên xen kẽ
với bồn địa. Châu Phi có hệ sinh thái tương đối đa đạng, từ sa mạc đến rừng nhiệt đới.
Do địa hình là cao nguyên hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt, không có vịnh ăn sâu
vào nội địa, ven biển có một số núi cao đã góp phần ngăn chặn gió mậu dịch từ Ấn Độ
Dương và gió mùa Tây Nam từ vịnh Guinea thổi vào khiến cho khí hậu lục địa ít chịu
ảnh hưởng. Các quốc gia nằm trong khu vực này có khí hậu nhiệt đới nóng và khô.
Bắc Phi có khí hậu mang tính lục địa gay gắt, hình thành các trung tâm khí áp
theo mùa, hoàn lưu gió mùa. Với lượng mưa từ 100 – 250mm, khả năng bốc hơi nhanh
nên thực vật ở khu vực này rất thưa thớt, chỉ có một số loài cỏ và cây bụi chịu hạn.
Trong khi đó, Nam Phi có khí hậu ấm áp hơn phía Bắc, chịu ảnh hưởng của gió mậu
dịch Đông Nam, thời tiết khá ổn định, khô, không mưa. Có một bộ phận nhỏ ở rìa phía
Nam chịu ảnh hưởng của gió Tây thời tiết ẩm, mưa nhiều. Do ảnh hưởng của hoàn lưu
khí quyển và địa hình nên lượng mưa ở đây phân bố không đều. Vùng xích đạo và
sườn đón gió có lượng mưa trung bình từ 2000 – 3000mm. Vùng gió mùa, lượng mưa
trung bình giao động từ 1500 – 2000mm. Còn tại các khu vực có sự thống trị của gió
mậu dịch quanh năm thì lượng mưa thường thấp hơn 250mm. Chính điều này đã làm
cho lượng nước của khu vực phân bố không đều. Khoảng 50% trong tổng tài nguyên
mặt nước ở châu Phi nằm trong khu vực sông Congo, còn tập trung tại một số sông
khác như: Niger, Zimbezi, Nie Volta… hoặc
những nước đã khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, có nhu cầu phát triển công
nghiệp. Chính lẽ đó mà châu Phi trở thành tâm điểm chú ý của nhiều quốc gia, gần như
là không một cường quốc nào có thể thờ ơ.
Trong một công trình nghiên cứu về Châu Phi, tác giả Alex Thomson đã khái
quát về tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi như sau: “…châu Phi không hề nghèo về mặt
tài nguyên. Về sản xuất điện năng, châu lục này có thể cung cấp 40% thủy điện của cả
thể giới. Nó cung cấp đến 12% khí đốt tự nhiên của toàn cầu và 8% lượng khai thác
dầu mỏ của thế giới. Đồng thời, châu lục này còn sản xuất 70% cô ca hạt và 60% cà
phê hạt của cả thế giới. Lòng đất của châu Phi giàu các loại khoáng sản, nhiều vùng có
đất đai màu mỡ, phì nhiêu” .
Ngoại trừ một số quốc gia vùng Đông Phi, hầu hết các khu vực khác của châu
Phi đều chứa nhiều loại khoáng sản. Hiện tại, châu Phi chiếm 70% trữ lượng cô ban,
trên 50% platinum, chromium, gần 50% trữ lượng kim cương, 10% lượng dầu khí,
67% vàng, 50% lượng măng gan, 97% lượng crôm, 20% lượng bôxít, 14% lượng đồng,
2% dầu mỏ, 56,2% lượng uranium và 20% lượng thủy điện của cả thế giới .
Đối với vấn đề khai thác vàng, trong thời gian gần đây, tỷ trọng đóng góp của
khu vực vào nền sản xuất vàng của thế giới đã có sự suy giảm. Từ mức 32% nay đã
giảm xuống còn 21%. Nam Phi và Ghana là hai quốc gia có đóng góp nhiều nhất cũng
suy giảm mạnh mẽ do chi phí sản xuất, thăm dò và khai thác đã tăng lên. Tính đến
5
--- Bài cũ hơn ---
Chống Đói Nghèo Cho “lục Địa Đen”
Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Qua Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
Skkn Một Số Giải Pháp Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thcs
Một Vài Giải Pháp Tăng Cường Giáo Dục Đạo Đức, Lối Sống Cho Học Sinh Hiện Nay
Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm