Top 7 # Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nước Sông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Nêu Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nước Sông Ngòi Và Biện Pháp Khắc Phục

Nguyên nhân nhân tạo từ con người và sản xuất tác động đến môi trường nướcDo các chất thải của con người, khu xí nghiệp, chế xuất, khai thác khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí không xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước, khiến nó bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Kể cả chất thải khu chế biến thủy sản, khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do tác động xấu từ con người

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do tác động xấu từ con người

1. Từ con người Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học thải ra môi trường mà không qua xử lý.

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

2. Từ sản xuất nông nghiệpCác hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc (nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý ) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Hình ảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước

Hình ảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước.

Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, gần nguồn nước sinh hoạt. Phần lớn vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu.

3. Từ sản xuất công nghiệpCác chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay.

Nước thải sản xuất công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Nước thải sản xuất công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nướcBất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.

– Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt… hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng.

– Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước hiện nay

Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước hiện nay

– Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.

– Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông nghiệp, khu công nghiệp phế thải,… Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn…) có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước, ví dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nướcNgười dân ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình.

– Các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường.

– Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường.

– Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, chất độc hại, các kim loại nặng… tạo nước tinh khiết để uống nước, trực tiếp không cần đun nấu.

Các Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nguồn Nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước bị nhiễm các chất độc hại. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến:

Hoạt động sản xuất của nhà máy: Có rất nhiều nhà máy hoạt động trong thời đại công nghệ phát triển, nhưng chưa đồng bộ về các hệ thống xử lý nước thải. Vậy nên việc xả thải ra môi trường gây vấn đề ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Sản xuất trong nông nghiệp: tình trạng sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ…làm cho dư lượng các loại hóa chất độc hại này ngấm vào trong các mạch nước. Việc xả thải thẳng các chất thải của vật nuôi ra ngoài môi trường cũng gây ô nhiễm tới nguồn nước xung quanh.

Hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Lượng lớn nước thải từ các hoạt động hằng ngày của con người gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Nước thải sinh hoạt từ gia đinh, tường học, bệnh viện…thải ra môi trường ngày một tăng lên theo các nhu cầu của cuộc sống.

Tác động của thiên nhiên: Những đợt thiên tai như lũ lụt, hạn hán, băng tan…gây nên tình trạng nguồn nước thải hòa chung vào các nguồn nước sạch nhanh chóng, gây nên tình trạng các chất thải khác đều được dẫn xuống nước nên tình trạng ô nhiễm nước sau các đợt thiên tai này trầm trọng hơn.

Nguy cơ bệnh tật từ nước bị ô nhiễm

Nguồn nước bị ô nhiễm tác động xấu tới sức khỏe con người. Các loại bệnh tật có khả năng trở thành dịch và là mối đe dọa đối với sức khỏe cọng đồng trong thời gian gần đây. Theo các thống kê từ Bộ Y tế, có đến hơn một nửa trong 26 bệnh truyền nhiễm gây ra là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Những căn bệnh như bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt…cũng có thể xảy ra và lan nhanh do sự ô nhiễm nguồn nước.

Những biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước

Để cải thiệc tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần có một thời gian dài kiên trì và có sự góp sức của tất cả mọi người trong cộng đồng. Có kế hoạch và sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiệu quả:

Nâng cao ý thức người dân: Đây là biện pháp có sức ảnh hưởng lớn đối với quá trình khắc phục ô nhiễm nguồn nước. Chỉ cần mỗi người có ý thức tự giác với các hành động như không vứt rác bừa bãi, đổ các chất thải đúng nơi quy đinh, không lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, hóa chất…nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng để xây dựng một môi trường tốt.

Xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường: Đây là hoạt động thiết thực hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước. Các nhà máy trước khi xả thải cần có hệ thống xử lý các chất cặn bẩn và các kim loại có trong nước. Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ môi trường hợp lý và hiệu quả.

Tiết kiệm nước: Nguồn nước sạch đang ít dần đi, để đáp ứng những nhu cầu về lâu dài thì các cá nhân nên dùng nước tiết kiệm, không để nước xả hoang phí từ các vòi hay để rò rỉ nước.

Để đảm bảo trực tiếp nguồn nước phục vụ cho nhu cầu của các gia đình và giúp nâng cao sức khỏe, một biện pháp hữu dụng phổ biến hiện nay là dùng các thiết bị công nghệ lọc nước. Tùy vào công nghệ lọc khác nhau mà phù hợp với nhu cầu của từng gia đình ở các khu vực.

Nước sau khi lọc qua các hệ thống lọc phải đảm bảo loại bỏ các loại tạp chất và vi khuẩn gây hại, có thể sử dụng trực tiếp làm nước uống. Còn đối với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày thì có thể dùng nước máy.

Nước đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong cuộc sống con người cũng như các sinh vật khác. Việc khắc phục nguồn nước ô nhiễm góp phần vào bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển lâu dài. Vậy nên đây là hoạt động thiết thực cần sự chung tay của cộng đồng để thự hiện hiệu quả.

Nêu Nguyên Nhân Hậu Quả Biện Pháp Khắc Phục Của Ô Nhiễm Không Khí Ô Nhiễm Nước

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Ô nhiễm không khí do công nghiệp

+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

Thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Hậu quả của ô nhiễm không khí Đối với động – thực vật.

+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.

+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.

Những Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nguồn Nước Hiệu Quả Nhất

Tuyên truyền ý thức đối với người dân

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nhanh nhất đó chính là tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Đây cũng là cách giúp hệ sinh thái môi trường nước có thể hạn chế được tình trạng ô nhiễm.

Một số phương pháp mà bạn có thể tuyên truyền với người dân đó là không xả rác ra nơi công cộng, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón, không xả rác thải vào nguồn nước sạch,…. Đồng thời cần hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất để có thể bảo vệ nguồn nước được trong sạch.

Để bảo vệ môi trường nước 1 cách tối đa nhất thì bạn cũng không nên sử dụng lãng phí nguồn nước sạch. Trong quá trình sử dụng như đánh răng, rửa bát,.. thì cũng có thể hứng chậu nước để tiết kiệm tối đa.

Cùng với đó hãy thường xuyên kiểm tra đường nước để có thể hạn chế sự thất thoát hay rò rỉ nước sạch. Với 1 số hoạt động như tưới cây, quét sân, rửa xe,… bạn cũng có thể sử dụng nước mưa. Điều này giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch tốt nhất.

Xử lý chất thải của người và động vật

Cần có kế hoạch thu gom và xây dựng hố ủ đảm bảo an toàn vệ sinh. Không nên xả tràn lan ra môi trường để tránh mất vệ sinh và ô uế, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt

Rác hữu cơ, rác thải tập thể hay công cộng đều phải chứa vào thùng lớn và đậy nắp kín. Cùng với đó, người dân và chính quyền cũng cần phải có những biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Cần phải xử lý trước khi đổ ra cống. Tránh hiện tượng xả tràn lan gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước.

+ Đối với nước thải công nghiệp và y tế: Cần kiểm soát và xử lý theo quy định bảo vệ môi trường trước khi thải ra ngoài.

Lắp đặt các thiết bị gia dụng tiết kiệm nước

Trong mỗi hộ gia đình, luôn có các thiết bị tiêu hao lượng nước khá lớn như máy giặt, máy rửa chén bát, nhà vệ sinh,…. Vì thế bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng các thiết bị gia dụng tiết kiệm nước. Điều đó giúp chúng ta có thể tiết kiệm đến hàng triệu lít nước mỗi năm.

Một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước đó chính là không sử dụng đồ nhựa. Chúng ta có thể nhận thấy lượng hộp nhựa, cốc nhựa, chai nhựa hay đĩa nhựa dùng 1 lần vẫn thường xuyên được thải trực tiếp ra môi trường. Các ao hồ, sông ngòi đều chứa đựng hàng nghìn tấn rác gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.

Sử dụng các vật phẩm có thể tái chế và tái sử dụng

Sử dụng vật phẩm tái chế và tái sử dụng không chỉ giúp bạn tiết kiệm được nguồn nước mà nó còn giúp giảm thiểu nước thải. Khi bạn sử dụng lại các món ăn, khăn trải giường hay khăn tắm, nó cũng là 1 cách giúp bạn tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước cực tốt.

Sử dụng các sản phẩm an toàn với môi trường

Sử dụng các sản phẩm an toàn với môi trường không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn mà còn giúp bảo vệ nguồn nước. Nó cũng giúp môi trường sống của chúng ta thêm sạch đẹp hơn.

Nếu bạn không biết vứt rác thải đúng cách, những sản phẩm khó phân hủy như bỉm tã trẻ em, khăn vệ sinh có thể sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường nước sạch. Trường hợp khó có thể phân hủy vật liệu, các chất thải thường sẽ đi thẳng đến sông ngòi, ao hồ.

Các hóa chất có trong thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sẽ xâm nhập vào lòng đất và chảy ra sông ngòi. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Chính vì thế bạn có thể tham khảo các hình thức canh tác hữu cơ để đảm bảo môi trường.

Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa

Chất tẩy rửa cũng có tác động lớn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước. Chính vì thế bạn có thể khắc phục ô nhiễm nước bạn có thể sử dụng chất tẩy không phốt pho hay xà phòng.