Top 9 # Biện Pháp Khắc Phục Sự Cố Môi Trường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Thành Công Trong Khắc Phục Sự Cố Môi Trường Biển

Tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường, do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên ba thành công quan trọng sau vụ việc này: Người dân tin chính quyền, tin Đảng; người dân đoàn kết hơn và cán bộ trưởng thành hơn.

Để có được thành công này là do chúng ta công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện; sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, của các nhà khoa học. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn chúng ta đã huy động và phối hợp được lực lượng đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước để xác định nguyên nhân sự cố môi trường đáp ứng được các yêu cầu về khoa học cũng như chính trị, góp phần đập tan các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động… Chúng ta đã bồi thường kịp thời, đúng đối tượng khiến nhân dân đồng thuận, tin Đảng, tin Nhà nước trong xử lý sự cố…

Đặc biệt, Chính phủ đã chỉ đạo bình tĩnh, vững vàng, kiên quyết, chặt chẽ. “Tôi đếm trên bàn tôi 7 quyết định của Thủ tướng. Các quy định của chúng ta rất chặt chẽ chứ không phải nóng đâu phủ đó, ngứa trên đầu mà gãi dưới chân. Đây là kinh nghiệm rất cần thiết cho các địa phương. Anh làm cái gì cũng phải có tổng thể và cụ thể để xử lý những việc nóng bỏng trong thực tiễn” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Môi trường biển đã được khôi phục

Cách đây 2 năm, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, vùng biển miền Trung trải qua những tháng ngày buồn bã. Người tiêu dùng quay lưng với hải sản; bãi tắm hoang vắng đìu hiu; ngư dân bỏ biển đi khắp nơi tìm kế mưu sinh. Nhưng nhờ có những chính sách kịp thời, đúng đắn, những biện pháp tích cực khắc phục sự cố, đến nay môi trường biển đã được khôi phục.

Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, tính đến ngày 10/5/2018, hơn 6.400 tỷ đồng tiền bồi thường được chuyển đến tay các đối tượng thiệt hại tại 4 tỉnh Bắc miền Trung (Hà Tĩnh: 1.748,1 tỷ đồng, Quảng Bình: 2.759,0 tỷ đồng, Quảng Trị: 1.017,1 tỷ đồng, Thừa Thiên-Huế: 966,0 tỷ đồng). Chính phủ cấp hơn 282 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp những trường hợp khó khăn do ảnh hưởng sự cố; hỗ trợ 190 tỷ đồng mua bảo hiểm y tế và học phí cho học sinh ở vùng biển bị thiệt hại; hỗ trợ đưa 32.000 người đi xuất khẩu lao động, tìm việc làm mới…Bên cạnh đó, Chính Phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 101,36 tỷ đồng để người dân mua giống, sửa chữa tàu, thuyền, ngư lưới cụ; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ thủy sản; tiền điện để dự trữ hàng tồn kho; hỗ trợ 70% giá trị hàng hải sản tiêu hủy.

Đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của 4 tỉnh miền Trung đã hoạt động trở lại bình thường. Người tiêu dùng đã yên tâm sử dụng các sản phẩm hải sản. Du lịch bắt đầu phục hồi, khách du lịch nội địa đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ, tết tăng cao so với cùng kỳ. Đáng mừng là nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi, nhiều loại cá nổi như cá cơm, cá nục, cá khoai, ruốc… đã xuất hiện trở lại; người dân tích cực bám biển sản xuất các nghề khai thác cá nổi; từng bước chuyển các nghề khai thác tầng đáy như lồng bẫy, lưới rê đáy sang khai thác ở vùng biển xa bờ như rê khơi, vây, chụp mực, câu vàng. Số lượng tàu khai thác trên biển đã tăng trở lại bình thường. Sản lượng khai thác hải sản năm 2017 của 4 tỉnh đạt gần 152.000 tấn tăng 23,5% so với năm 2016. Về nuôi trồng thủy sản, sau khi có công bố môi trường nước biển đã an toàn, người dân đã tích cực cải tạo ao, đầm, đầu tư nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 của 4 tỉnh là 46.900 tấn, tăng 1,4% so với năm 2016.

Tiếp tục theo dõi, giám sát dọc biển

Mặc dùđến thời điểm này, công ty Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 hành vi vi phạm, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành bảo đảm điều kiện vận hành chính thức lò cao số 1. Cụ thể, đã lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động kết nối và truyền dữ liệu tự động về Sở TN&MT và Bộ TN&MT (Tổng cục Môi trường), gồm hệ thống quan trắc nước thải tại xưởng xử lý nước thải sinh hóa (15 thông số quan trắc); hệ thống quan trắc nước thải tại xưởng xử lý nước thải công nghiệp (15 thông số); hệ thống quan trắc nước thải tại xưởng xử lý nước thải sinh hoạt (12 thông số); trạm quan trắc nước thải trước khi thải ra môi trường (16 thông số) và 20 hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục xung quanh khu vực 2 lò cao (8 thông số).

Formosa Hà Tĩnh cũng cam kết không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Nếu có sai phạm sẽ chịu xử lý và đóng cửa. Hoạt động của Formosa Hà Tĩnh đã và đang được Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổ giám sát liên ngành và tỉnh Hà Tĩnh giám sát chặt chẽ, thường xuyên, liên tục thông qua hệ thống quan trắc tự động về Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh

Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn yêu cầu công tác kiểm tra định kỳ phải được tiến hành nghiêm túc, nhất là kiểm tra đối với Formosa và các cơ sở ven biển miền Trung. Tiếp tục theo dõi, giám sát dọc biển, bảo đảm an toàn thực phẩm tuyệt đối đối với thủy sản, không được để Formosa vi phạm lần thứ 2.

Bộ TN&MT cần xem xét lắp đặt thêm những điểm quan trắc môi trường tự động ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và các nơi đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc này phải công khai, minh bạch để người dân và cộng đồng giám sát.

Cần công khai bộ chỉ số đánh giá, thẩm định, kiểm tra chất lượng bảo vệ môi trường của các tỉnh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn các tỉnh. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TN&MT nghiên cứu thuế môi trường đối với chủ thể kinh tế gây ô nhiễm để thực hiện các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách khác về an sinh như hỗ trợ bảo hiểm y tế, học phí, đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho người dân vùng bị ảnh hưởng, nhất là xuất khẩu lao động. Tổ chức tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được, đồng thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Thủ tướng cũng nhắc các địa phương chú ý các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm như dự án hóa chất, lọc dầu, xi măng, sắt thép… trong quá trình thẩm định dự án.

Thủ tướng nhấn mạnh: Môi trường là một trụ cột của sự phát triển, cùng với kinh tế, xã hội, tạo thành một tam giác phát triển. Tất cả các địa phương cần giữ gìn môi trường, đặc biệt là môi trường biển, một thế mạnh của Việt Nam.

Thảo Linh

Khắc Phục Sự Cố Về An Toàn Thực Phẩm – Trung Tâm Ứng Phó Sự Cố An Toàn Môi Trường

Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm được qui định trong Luật An toàn thực phẩm số:55/2010/QH12.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật an toàn thực phẩm.

Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nư­ớc ngoài như­ng có ảnh h­ưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phư­ơng nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho ngư­ời bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con ngư­ời;

b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;

c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang l­ưu thông trên thị trường;

đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa ph­ương.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;

5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ Trung tâm ứng phó sự cố môi trường

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Thủ Tướng Chủ Trì Hội Nghị Công Tác Khắc Phục Sự Cố Môi Trường Biển Formosa

Tham dự Hội nghị tổng kết có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 4/2016, tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh, đời sống khoảng 510.000 người, thuộc 130.000 hộ dân, ở 730 thôn, xóm tại 146 xã, phường, thị trấn của 22 huyện ven biển thuộc 4 tỉnh Bắc miền Trung.

Do sự cố môi trường biển lần đầu xảy ra với quy mô ảnh hưởng rộng và tính chất nghiêm trọng trong bối cảnh chưa xác định ngay được nguyên nhân và đối tượng vi phạm, một số thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc tình hình, kích động gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, môi trường đầu tư và gây khó khăn trong công tác xử lý, khắc phục sự cố môi trường.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, đến nay, sau 2 năm tích cực triển khai các biện pháp khắc phục nhìn chung tình hình chất lượng nước biển môi trường biển đã được khôi phục, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thuỷ sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của 4 tỉnh miền Trung đã hoạt động trở lại bình thường, người tiêu dùng đã yên tâm tiêu thụ các loại hải sản, hệ sinh thái biển, nguồn lợi thuỷ sản bị tổn thương đã bước đầu phục hồi, tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định. Công tác bồi thường thiệt hại đã cơ bản hoàn thành, công tác an sinh xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh đang tiếp tục được triển khai tích cực.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp tổng kinh phí hỗ trợ gạo và hỗ trợ khẩn cấp bằng tiền cho 4 tỉnh là 282,36 tỷ đồng, cùng 19.3333 tấn gạo.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã rà soát tạm cấp 5 lần cho các địa phương gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là 6.969,0 tỷ đồng. Theo tổng hợp, tính đến ngày 10/5/2018, tổng kinh phí các tỉnh đã phê duyệt để chi trả hỗ trợ, bồi thường thiệt hại hơn 6.510 tỷ đồng.

Bên cạnh việc hỗ trợ chi trả bồi thường cho ngư dân bị ảnh hưởng Formosa, công tác khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội cũng được chú trọng. Ngư dân các địa phương sau khi nhận tiền hỗ trợ bồi thường đã đầu tư mua sắm ngư lưới cụ, cải hoán tàu cá để nâng cao hiệu suất đánh bắt, việc chuyển đổi sinh kế cho ngư dân cũng được quan tâm triển khai.

Để hỗ trợ ngư dân, các Ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay nhằm giúp đỡ người dân khó khăn. Bộ LĐ-TBXH đã chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài. Tính đến tháng 1/2018 đã đưa 32.230 lao động đi làm việc ở các nước.

Đ. Đức

Sự Cố Môi Trường Là Gì? Những Vấn Đề Xoay Quanh Sự Cố Môi Trường

Việc làm Môi trường – Xử lý chất thải

Sự cố môi trường được viết tắt là SCMT là những biến động của tự nhiên và của các hoạt động của con người tác động tới thiên nhiên, môi trường và chính cuộc sống của con người và gây suy thoái môi trường một cách nghiêm trọng. Mình sẽ đưa ra các ví dụ về sự cố môi trường giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về sự cố môi trường.

Hiện tượng, sự cố cá chết hàng loạt ở các vùng biển miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hiện tượng này không tự nhiên mà xảy ra, do tác động mạnh của con người càng khiến cho các chết hàng loạt do nhiễm phải độc tố của nước biển và các vùng trầm tích dưới đáy biển.

Nạn phá rừng, chặt cây, làm rẫy, khai thác gỗ, cháy rừng đã gây ra nhiều biến động về không khí, khiến cho tình trạng sạt lở đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng do đất đai bị bào mòn, không có bìa rừng bảo vệ vững chãi, gây ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân khi xuất hiện các đợt bão lũ.

Việc làm Giao thông vận tải – Thủy lợi – Cầu đường

Sự cố môi trường tự nhiên: Sự cố môi trường tự nhiên là gì? Là những hiện tượng xuất hiện trong môi trường tự nhiên mà không có hành động nào của con người can thiệp vào. Đó là các yếu tố về thủy triều, động đất, sạt lở…

Sự cố môi trường nhân tạo: Là những hiện tượng được tạo ra bởi con người vào thiên nhiên như đốt rừng, khai thác đất đá trên núi gây ra tình trạng sạt lở…

3. Nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường là gì?

Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, do có sự tác động của tự nhiên và con người. Hãy tìm hiểu rõ hơn nữa về những nguyên nhân cụ thể khiến cho sự cố môi trường diễn ra:

Thứ nhất, chúng ta không thể không nói tới những trận bão lũ, lụt lội hay những đợt hạn hán khô hạn kéo dài, gây ra tình trạng nứt nẻ đất đai. Cùng với đó là những trận động đất xuất hiện do núi lửa phun trào, những trận mưa axit, mưa đá rất nguy hiểm và những đợt biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

Tiếp theo, những trận hỏa hoạn, những trận cháy rừng, những yếu tố gây hại trực tiếp đến môi trường khiến cho môi trường không ngừng biến động, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống con người.

Do ý thức của con người gây ra các sự cố môi trường không mong muốn như vứt rác thải bừa bãi, đổ dầu xuống nguồn nước, vứt xác động vật xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước…

Việc làm Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp

4. Cách phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường

Trong Luật bảo vệ môi trường nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phòng ngừa và khắc phục các sự cố môi trường. Đất nước Việt Nam ta đã chứng kiến rất nhiều sự cố môi trường diễn ra theo năm tháng, do những hoạt động thiếu ý thức của con người gây ra những biến đổi bất thường đối với thiên nhiên và khí hậu trong nước.

Trên thực tế, dù đã có những bước chuyển biến tích cực về công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, nhưng nhìn chung thì các công tác phòng ngừa sự cố vẫn còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả khi đi vào áp dụng thực tế mỗi khi có sự cố diễn ra.

Vấn đề khắc phục hậu quả của sự cố môi trường còn khá là kém hiệu quả, gây nên những tác hại xấu đối với sức khỏe con người.

Đối với mỗi sự cố môi trường sẽ đều có những biện pháp xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, các công tác khắc phục và phòng ngừa, xử lý sự cố môi trường còn chưa phát huy hết hiệu quả do các quy định được đề ra trong Luật Bảo vệ môi trường còn chưa rõ ràng.

Để có thể quán triệt về trách nhiệm bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường thì các cơ sở kinh doanh, các tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc khắc phục và phòng ngừa sự cố môi trường. Những gợi ý thiết thực ngay sau đây sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được biện pháp khắc phục sự cố môi trường phù hợp.

+ Bạn hãy lập kế hoạch chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó bất cứ khi nào sự cố môi trường xảy ra.

+ Tiến hành lắp đặt những thiết bị, những dụng cụ và các phương tiện ứng phó để có thể đào tạo, huấn luyện các cá nhân, đội ngũ người dân ứng phó với các sự cố môi trường.

+ Thường xuyên kiểm tra và áp dụng những biện pháp an toàn, tuân thủ theo đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Đồng thời, khi xử lý, phòng ngừa sự cố môi trường thì chúng ta cần có biện pháp loại trừ các nguyên nhân gây ra sự cố môi trường ngay khi nhận thấy có sự cố môi trường xảy ra.

Bởi vì sự cố môi trường diễn ra một cách bất ngờ và vô cùng phức tạp. Chính vì thế mà rất dễ gây ra sự lúng túng và lo lắng, hoảng loạn đối với người dân, các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Các lãnh đạo chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng chống, tổ chức các buổi tập huấn để ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường để kịp thời ứng phó đối với mỗi sự cố môi trường.

Những công cụ có thể giúp các bạn phòng ngừa và ứng phó đối với các sự cố môi trường bao gồm:

+ Chính sách và pháp luật: Nhà nước cần áp dụng và đưa ra các điều luật một cách chi tiết, rõ ràng để quy định đối với việc sống chung và bảo vệ môi trường sống. Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phòng ngừa chi tiết và phân loại rõ ràng. Chẳng hạn như kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố tràn dầu, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố hóa chất độc hại lan tràn ra không khí…

+ Công cụ kinh tế: Nền kinh tế trên đà phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều điều kiện để nhanh chóng giải quyết các vấn đề về sự cố môi trường.

+ Công cụ về kỹ thuật: Khi có sự cố môi trường diễn ra thì chúng ta cần sử dụng đúng các loại máy móc hỗ trợ cho quá trình khắc phục sự cố môi trường.

+ Công cụ giáo dục và truyền thông: Để giảm thiểu đáng kể các sự cố môi trường thì con người cần có sự hiểu biết về sự cố môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người và môi trường sinh thái của các loài động thực vật trong tự nhiên. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến rộng rãi những kiến thức, tác hại của sự cố môi trường đối với đời sống người dân.

5. So sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường

Trước khi chúng ta cùng nhau đi vào so sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường thì chúng ta cần hiểu được thế nào là khủng bố môi trường?

Khủng bố môi trường hay còn gọi là khủng hoảng môi trường, là những suy thoái nghiêm trọng về chất lượng của môi trường sống trên quy mô toàn cầu, có sự đe dọa tới cuộc sống của con người trên trái đất.

Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với các khủng bố môi trường như: Dân số, tài nguyên, hệ sinh thái, lương thực và năng lượng.

+ Ô nhiễm nguồn không khí: Con người đốt các khí thải ra ngoài môi trường quá nhiều. Các khí bụi từ các hoạt động của con người; bụi bẩn từ các ống thải xe máy, ô tô, tàu hỏa… Khí bụi từ các khu công nghiệp thải ra vượt quá mức cho phép.

+ Hiệu ứng nhà kính tác động mạnh mẽ tới môi trường, ngày càng gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh.

+ Đất đai khô cằn, đất bạc màu, mặn hóa đất đai…

+ Ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cao và nghiêm trọng.

+ Diện tích rừng đang bị thu hẹp và chất lượng rừng cũng đang dần suy thoái mạnh, đất đai cằn cỗi còn cây cối thì tàn lụy theo thời gian do tác động khắc nghiệt của thiên nhiên và tác động trực tiếp của con người.

+ Các loài động vật cũng ngày càng ít đi, có những động vật trở thành động vật quý hiếm do sự can thiệp của con người thông qua hành động săn bắt tràn lan, săn bắt trái phép.

5.2. So sánh sự cố môi trường và khủng bố môi trường

5.2.1. Sự giống nhau giữa sự cố môi trường và suy thoái môi trường

Sự cố môi trường và suy thoái môi trường có điểm chung là những biến đổi của môi trường tự nhiên theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng tới đời sống con người.

Sự cố môi trường và khủng bố môi trường đều có nguyên nhân từ con người gây ra dù là trực tiếp hay gián tiếp.

5.2.2. Sự khác nhau giữa sự cố môi trường và khủng bố môi trường

Sự cố môi trường xảy ra tại các khu vực nhỏ, lẻ, không mang tính bao quát rộng. Còn khủng bố môi trường mang tính bao quát với quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Theo đó thì biểu hiện của khủng bố toàn cầu cũng rộng lớn hơn, nghiêm trọng hơn và có mức độ ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.