--- Bài mới hơn ---
Bộ Tài Chính Đưa Ra 6 Nhóm Giải Pháp Chống Khủng Hoảng Tài Chính “nóng” Các Giải Pháp Chống Hệ Lụy Khủng Hoảng Kinh Tế Đề Tài Tác Động Của Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Tới Các Doanh Nghiệp Việt Nam Và Giải Pháp Khắc Phục Luận Văn Đề Tài Tác Động Của Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Tới Các Doanh Nghiệp Việt Nam Và Giải Pháp Khắc Phục Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Tác Động Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới Đến Nền Kinh Tế Việt Nam
Lời mở đầu
Hàng loạt những ngân hàng lớn, những tập đoàn tài chính đa quốc
gia phải đệ đơn phá sản.Trong tháng 12-2008, tỷ lệ thất nghiệp Mĩ
tăng tới 7,2% – mức cao nhất trong 16 năm qua, 3,6 triệu người thất
nghiệp kể từ khi suy thoái bắt đầu vào tháng 12/2007. Khoảng 48%
người Mỹ được xếp vào diện thu nhập thấp hoặc đang sống cuộc
sống nghèo khổ; dịch vụ bưu chính tại Mỹ đã mất hơn 5 tỷ USD; tỷ
lệ thu hồi nhà tại bang Nevada đã cao nhất nước Mỹ đến 59 tháng
liên tiếp… Đó là những nét vẽ trong một bức tranh u ám về cuộc
khủng hoảng tài chính Mĩ xảy ra vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng
đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế khổng lồ Mĩ và cho đến nay
đã lan ra toàn thế giới, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định
chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.Năm
2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để
chống chọi với “bão”.Tuy không nằm trong tiêu điểm của cơn lốc
khủng hoảng, nhưng những ảnh hưởng và tác động của nó ngày
càng được cảm nhận rõ ở Việt Nam, thể hiện qua sự giảm đi của
những chỉ số như thương mại, đầu tư, tốc độ phát triển kinh tế và du
lịch…
Với những kiến thức tiếp nhận trên lớp cùng với sự tìm hiểu thêm ở
các tài liệu tham khảo ,sau đây em xin trình bày một số vấn đề liên
quan đến khủng hoảng kinh tế nói chung và cuộc khủng hoảng kinh
tế hiện nay nói riêng.Trong bài viết mặc dù đã nỗ lực hết sức mình
2
nhưng không thể tránh được những sai sót nhất định , em mong có
được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài viết dược tốt hơn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo chúng tôi Trần Việt
Tiến, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành bài
tiểu luận này!
Kết cấu bài:
I.Quan điểm về khủng hoảng kinh tế và những biện pháp chống
khủng hoảng kinh tế của Mác.
II.Khả năng vận dụng những biện pháp chống khủng hoảng
kinh tế vào kinh tế thị trường hiện nay nói chung và kinh tế Việt
Nam nói riêng.
III.Giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế
ở Việt Nam
I.Quan điểm về khủng hoảng kinh tế và những biện pháp chống
khủng hoảng kinh tế của Mác.
1.Quan điểm của Mác
Khủng hoảng kinh tế là đặc trưng của riêng chế độ tư bản chủ nghĩa
do mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất (được chính chủ
nghĩa tư bản xã hội hóa) và phương thức chiếm hữu tư nhân, cá
nhân về tư liệu sản xuất. Đó là sự rối loạn trong sản xuất, lưu thông
hay phân phối.
a, Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
3
Theo Marx, bản chất khủng hoảng chính là các cuộc khủng hoảng
thừa, được biểu hiện thành nhiều hình thái khác nhau thông qua các
loại thị trường khác nhau.
– Thứ nhất, đó là khủng hoảng sản xuất thừa của tư bản công nghiệp
do sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản
thương nghiệp. Tư bản ở đây được biểu hiện thành những hàng hóa
không bán được.
– Thứ hai, đó là khủng hoảng tài chính tiền tệ do sự dư thừa các loại
giấy tờ có giá (tư bản giả), biểu hiện trên các sàn giao dịch chứng
khoán và thị trường tài chính.
– Thứ ba là sự dư thừa của tư bản tiền tệ trong hệ thống ngân hàng
dẫn đến các cuộc khủng hoảng tiền tệ giữa các quốc gia do sự di
chuyển của các dòng vốn lưu động, điều này gây nên sự thiếu tiền ở
thị trường này nhưng thừa tiền ở thị trường khác (Friedman chỉ đưa
ra sự thiếu tiền của thị trường này mà không đưa ra sự thừa tiền của
thị trường khác).
– Thứ tư, đó là sự dư thừa của trái phiếu chính phủ để biến những
khoản tiền tiết kiệm cuối cùng của người dân trở thành tư bản, cũng
như tính chất bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện nay. Điều này
cho kết quả là một cuộc khủng hoảng nợ công.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ chính mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là:
4
– Mâu thuẫn giữa nền sản xuất đại kế hoạch của tư bản công nghiệp
và giới hạn thị trường với sự gia nhập tự do của tư bản thương
nghiệp làm cho tỉ suất lợi nhuận bình quân giảm dần.
– Mâu thuẫn giữa nguồn gốc giá trị thặng dư được tạo ra từ khu vực
sản xuất nhưng bị tước đoạt quá nhiều do sự phát triển ngày càng
phình to của khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản).
– Mâu thuẫn giữa tính chuyên môn hóa trong lao động của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa với cơ cấu lao động bất hợp lí.
– Mâu thuẫn do mất cân đối giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Đầu
tư và tiêu dùng thường lớn hơn rất nhiều so với tiết kiệm khi tiền
được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng, đồng thời tạo nên gánh
nặng lạm phát rất cao vào các thời điểm nền kinh tế thăng hoa nhất,
mở màn cho một sự gia tăng lãi suất đột biến, dẫn đến sự bùng nổ
của khủng hoảng.
b, Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi và nó là một phần của
hệ thống kinh tế.Chủ nghĩa Mác khẳng định rằng khủng hoảng tài
chính là thuộc tính cần thiết của chủ nghĩa tư bản, vì mục tiêu chính
trong hệ thống của chủ nghĩa tư bản đã khởi sự là phải thu lợi
nhuận.Khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh
tranh dưới chủ nghĩa tư bản mang tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ trải qua
một thời kỳ đình đốn (hay tiêu điều), hoạt động trung bình (hay
phục hồi), phồn vinh (hay hưng thịnh) rồi khủng hoảng.
5
Từ cuộc khủng hoảng năm 1825, sau khi nền đại công nghiệp vừa
mới thoát khỏi thời kỳ ấu trĩ thì sự tuần hoàn có tính chất chu kỳ
mới bắt đầu. Tính trung bình thuở ban đầu là mười năm, vì thời gian
sử dụng tư bản cố định cũng vào khoảng mười năm. Tư bản cố định
là cơ sở vật chất cho những cuộc khủng hoảng chu kỳ, vì khủng
hoảng bao giờ cũng cấu thành khối điểm cho những khoản đầu tư
mới và lớn của tư bản. Do đó, khủng hoảng ít nhiều đều tạo một cơ
sở vật chất mới cho chu kỳ chu chuyển sau đó. Tiến bộ khoa học,
công nghệ lại làm cho cuộc đời của tư bản cố định bị rút ngắn do
những biến thiên không ngừng trong các tư liệu sản xuất. Phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì những biến thiên
này càng xảy ra thường xuyên hơn. Hơn nữa, sự hao mòn vô hình
cũng làm cho sự thay thế tư bản cố định sớm hơn.Do đó chu kỳ
khủng hoảng được rút ngắn lại.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế là những biến động
không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn
toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào
dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính
vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu
vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy
thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường
từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn…thu hẹp dẫn đến những
hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
2.Những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của Mác
6
Theo Marx, các giải pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế là:
các doanh nghiệp phải tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách
giảm tiền công, tăng cường độ lao động và nhất là đổi mới tư bản cố
định (máy móc, thiết bị,…). Đổi mới tư bản cố định dẫn đến tăng
nhu cầu về tư liệu sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, tạo ra sự phục hồi của
nền kinh tế.
Cũng có thể thực hiện một số giải pháp sau:
– Một là thu lại lợi nhuận siêu ngạch trong các ngành phi sản
xuất, đưa về mức lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất và
nộp lợi nhuận siêu ngạch vào các quĩ của nhà nước và phục vụ an
sinh xã hội (điều 1 trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản).
– Hai là áp dụng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức
cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất
chênh lệch giữa các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau.
– Ba là kết hợp quá trình đào tạo với sự phát triển của lực lượng sản
xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức
hợp lí, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng
không bị chi phối bới thị trường.
II Khả năng vận dụng những biện pháp chống khủng hoảng
kinh tế của Mác vào nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung
và kinh tế Việt Nam nói riêng
7
Trong những năm gần đây, những năm 2008-2011, kinh tế thế giới
đang có dấu hiệu suy giảm đặc biệt là những nền kinh tế theo chủ
nghĩa tư bản như Hy Lạp, Bồ Đào Nha… Nợ còn hạn của Hy Lạp
lên tới gần 400 tỷ đôla Mỹ, trong đó riêng nợ đến hạn năm 2010 là
73 tỷ đôla Mỹ. Lãi suất Hy Lạp phải trả cho các khoản vay nợ lên
tới mức kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn. Còn Bồ
Đào Nha thừa nhận thâm hụt ngân sách 2010 của quốc gia này ở
mức 8,6% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 7,3% đặt ra trước
đó. Khoản nợ công của Bồ Đào Nha năm 2010 lên tới 84% GDP.
Nghiêm trọng hơn, 70% các khoản nợ của Bồ Đào Nha là nợ nước
ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc quốc gia này khó có thể xoay
xở hay trì hoãn khi nợ đáo hạn. Tình trạng nợ công này đang làm
cho thế giới nóng lên từng ngày. Khởi nguồn của sự suy giảm kinh
tế chính là từ cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ năm 2007. Để vượt
qua cuộc khủng hoảng, hàng loạt nước và nền kinh tế tuyên bố áp
dụng các gói cứu trợ và kích thích kinh tế, chủ yếu là quốc hữu hoá
nền kinh tế, thông qua hình thức mua lại cổ phần của các công ty
đang trên đà phá sản với hàng trăm (thậm chí lên đến hàng nghìn) tỉ
USD… Nhưng những thống kê về nền kinh tế Mỹ mới được công
bố cho thấy, hai gói kích cầu khẩn cấp tổng cộng gần 1.500 tỉ USD
của Chính phủ vẫn không ngăn chặn được đà xuống dốc của nền
kinh tế lớn nhất thế giới. Như vậỵ, mặc dù đã dung nhiều biện pháp
để chống lại khủng hoảng kinh tế, xong Mĩ một đất nước tôn sùng
nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh vẫn phải rất cực nhọc để kéo
8
nền kinh tế đi lên. Không những thế còn kéo theo bao mối hiểm
nguy đe dọa đến kinh tế của các nước tư bản Châu Âu.
Bên cạnh đó, khi kinh tế Mĩ đang gặp khó khăn, khủng hoảng nợ
công xảy ra ở Châu Âu thì Trung Quốc lại giành được thắng lợi
cách mạng và thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác. Tiêu biểu là việc nền kinh tế
Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ hai thế giới.
Một tờ báo Đức đã đưa tin : “Sách của Mác lại bán chạy giữa cơn
bão khủng hoảng” và các nhà kinh tế học “đổ xô” đi đọc lại
Mác để tìm ra những nhược điểm của lý luận kinh tế (tân cổ điển)
hiện nay!
Qua đây cho thấy tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác trong việc
phòng chống khủng hoảng kinh tế thị trường hiện nay nói chung và
nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
III.Giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế
ở Việt Nam
1.Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ đến Việt Nam
Với việc tham gia vào quá trình hội nhập và các tổ chức quốc tế như
WB, IMF, WTO…Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh
hưởng nhất định và có thể kể đến sau đây:
Đối với thị trường tài chính
9
Các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó
khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có
thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi
ngân hàng hoặc bán USD để gửi VND vào, làm cho cấu trúc tài sản
ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, vì mức độ và khả năng liên kết
của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính
quốc tế còn hạn chế nên các ngân hàng Việt Nam sẽ ít chịu tác động
trực tiếp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam gặp nhiều khó khăn, giá cổ phiếu
giảm liên tục.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện
nay. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: Thứ nhất,
nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là
một trong37 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó
có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: Dệt may, hạt tiêu, hạt
điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản…) có xu hướng giảm sút. Bên cạnh đó,
tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt
do đồng Việt Nam được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng
USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong
nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu
giá cả tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá VND/USD giảm (tức là
10
VND lên giá so với USD) ở mức không phù hợp sẽ làm cho xuất
khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp bị lỗ. Trong khi để cạnh tranh
bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng cũng đã
giảm giá.
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Với cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu như hiện nay, có
thể nói hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu sẽ giảm đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này
của Việt Nam đều bị tác động đáng kể. Hơn thế nữa, chi phí huy
động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia
tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể
giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm.
Trong khi đó, lạm phát vẫn là một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế Việt Nam năm 2009. Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng
nước ngoài và các ngân hàng trong nước sẽ bị giảm lợi tức do nhiều
nước nới lỏng tiền tệ để tránh lâm vào suy thoái sâu rộng; dòng
ngoại hối sẽ suy giảm; nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta cũng gặp
khó khăn, đặc biệt các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài có
thể bị ngưng trệ và có thể các hợp đồng này sẽ không còn được ký
kết.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng dẫn tới giá nhiều loại
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm, đặc biệt là
dầu thô. Giá dầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân
11
sách do xuất khẩu dầu thô bị giảm sút. Ngoài ra, nhiều loại nguyên
liệu khác phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế như sắt, thép, phân
đạm, giấy, xi măng cũng gặp khó khăn và hiện tại thị trường tiêu thụ
của các ngành này đang bị thu hẹp….
Hiện nay ở nước ta đang vận hành một nền kinh tế hỗn hợp, tức là
kinh tế thị trường có sự điều tiết theo định hướng XHCN của nhà
nước, chứ không phải là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Sự
điều tiết đó của nhà nước phải nhằm phát huy những tác động tích
cực và hạn chế những tác động tiêu cực hay các khuyết tật của kinh
tế thị trường, chứ không thể theo ý chí chủ quan. Bởi vậy, muốn
điều tiết tốt phải nhận thức đúng về các quy luật vận động của kinh
tế thị trường.
Để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải
pháp cấp bách và dành 2 tỷ USD để kích cầu.
1. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong đó chú trọng vào sản xuất các
mặt hàng có kim ngạch lớn, khả năng tăng trưởng cao như chế biến,
dệt may, …
Ngày 15/01/2009, Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng
gói kích cầu 1 tỷ đô để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho một số doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định về gói kích cầu
thứ hai với tổng số lãi được hỗ trợ là 20.000 tỷ đồng, theo đó các tổ
chức cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam
12
để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất- kinh doanh, kết cấu hạ
tầng sẽ được nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng
thời gian tối đa 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ
ngày 01/04/2009 đến ngày 31/12/2011.
Chính phủ cũng đã ban hành cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng để ngân hàng phát triển Việt Nam
hình thành vốn ban đầu cho Quỹ bù đăp rủi ro khi bảo lãnh tín dụng.
Đồng thời sẽ giảm thuế, giãn thuế, giãn nợ cho doanh nghiệp đang
gặp khó khăn. Đặc biệt Chính phủ sẽ thực hiện miễn, giảm, giãn
một số loại thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh
doanh, đồng thời kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu để giảm
bớt khó khăn về vay vốn.
2.
Đẩy mạnh kích cầu đầu tư và tiêu dung. Trong đó về đầu tư
phát triển, Chính phủ sẽ tập trung giải ngân nguồn vốn ngân sách
nhà nước về xây dựng cơ bản, nguồn trái phiếu chính phủ và nguồn
vốn ODA. Trong kích cầu đầu tư, Chính phủ khuyến khích các
thành phần kinh tế doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải.
Đối với kích cầu tiêu dung, Chính phủ sẽ thực hiện điều hành giá cả
những vật tư, nhiên liệu quan trọng như xăng dầu, sắt thép…đồng
thời phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng
xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu.
13
3.
Chính sách về tài chính tiền tệ. Chính phủ sẽ thực hiện các giải
pháp về tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các
doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức
tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo phương pháp thỏa
thuận.
Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt
nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ cũng
giao ngân hang phát triển đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
14
1.
--- Bài cũ hơn ---
Giải Pháp Hạn Chế Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Luận Văn Đề Án Thực Trạng Về Những Nhân Tố Bảo Đảm Tính Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Ở Nước Ta: Những Yếu Kém Và Giải Pháp Khắc Phục Giải Pháp Khắc Phục Ảnh Hưởng Mặt Trái Của Kinh Tế Thị Trường Đến Phát Triển Nhân Cách Người Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay Giải Pháp Khắc Phục Khó Khăn Phát Triển Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trước Khủng Hoảng Và Suy Thoái Kinh Tế Toàn Cầu