Ký Quỹ Là Gì? Ký Cược Là Gì?
--- Bài mới hơn ---
Trong các quan hệ dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, có 8 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, ký quỹ, ký cược là những biện pháp tương đối phổ biến. Giữa hai biện pháp bảo đảm này có những điểm tương đồng, khác biệt nhất định.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1, điều 330, Bộ Luật dấn sự 2022 quy định về ký quỹ.
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc có vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê theo quy định tại khoản 1, điều 329, Bộ luật dân sự 2022 quy định về ký cược.
Ký quỹ, ký cược có gì giống và khác nhau?
Bên cạnh việc giải đáp Ký quỹ là gì? Ký cược là gì? Chúng tôi sẽ so sánh hai loại hình giao dịch bảo đảm này để Quý vị nhận diện, thực hiện.
Ký quỹ và ký cược đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chính vì vậy chúng đều có mục đích là bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động, dự phòng để bảo vệ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
+ Về chủ thể:
Chủ thể trong quan hệ ký quỹ bao gồm 2 bên:
Bên ký quỹ là bên đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản tại một ngân hàng nhất định.
Bên nhận ký quỹ là bên được thanh toán, bồi thường thiệt hại từ tài khoản đó nếu đến thời hạn mà bên ký quỹ không thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Trong quan hệ này, ngân hàng đóng vai trò là chủ thể giữ tài sản ký quỹ và có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bị vi phạm nghĩa vụ bằng tài sản trong tài khoản ký quỹ.
Trong quan hệ ký cược gồm 2 bên chủ thể, đó là bên ký cược và bên nhận ký cược. Trong đó, bên ký cược là bên thuê tài sản; bên nhận ký cược là bên đã nhận tài sản ký cược để bảo vệ cho việc trả lại tài sản đã cho thuê.
+ Về hình thức:
Đối với biện pháp ký cược, pháp luật không có quy định cụ thể ràng buộc các bên về mặt hình thức. Các bên trong quan hệ pháp luật dân sự căn cứ vào tình hình thực tế chủ động lựa chọn hình thức xác lập bằng lời nói hoặc văn bản. Tuy nhiên, thông thường, các bên thường xác lập bằng hình thức văn bản đối với những tài sản có giá trị lớn.
Khác với ký cược, hình thức và thủ tục ký quỹ phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật ngân hàng.
+ Về nội dung:
Đối với quan hệ ký quỹ, các bên mở tài khoản tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa thì ngân hàng dùng tài khoản đó thanh toán cho bên có quyền. Bên cạnh đó, nếu bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên có quyền, thì ngân hàng sử dụng tài sản đó để bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Xuất phát từ mục đích đảm bảo bên thuê trả lại tài sản thuê hoặc đảm bảo lợi ích của bên cho thuê, nội dung của ký cược cụ thể là:
Bên cho thuê hoàn trả tài sản ký cược sau khi đã được thanh toán tiền thuê và trả lại tài sản thuê.
Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
Tác giả
Nguyễn Văn Phi
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC
1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”
--- Bài cũ hơn ---