Top 14 # Biện Pháp Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Liệt Kê Là Gì?

Trong ngữ pháp Việt Nam có nhiều biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, ẩn dụ, rút gọn câu … Một trong những biện pháp từ thường được sử dụng trong văn thơ là liệt kê. Trong seri hướng dẫn ngữ văn 7 này mình sẽ giới thiệu cách sử dụng và các khái niệm cơ bản về liệt kê từ, cụm từ.

Liệt kê là gì?

Liệt kê là cách sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau, có thể là từ đồng âm hoặc không nhưng phải có chung một nghĩa. Hay nói cách khác thì liệt kê là cách dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc.. Mục đích nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Các phương pháp liệt kê phổ biến

Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:

1 Liệt kê theo từng cặp

Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ: Kệ sách của Trâm Anh có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….

2 Liệt kê không theo từng cặp

Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.

3 Liệt kê tăng tiến

Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….

Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.

Ta thấy chức vụ các nhân viên được liệt kê từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong một phòng.

4 Liệt kê không tăng tiến

Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý nghĩa toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

Những lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Đây là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

Với phương pháp liệt kê tăng tiến, cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.

Giữa các từ cần liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc các từ kết hợp như ” với, và”.

Phép liệt kê xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… hầu như hiếm khi xuất hiện trong thơ ca.

Kết luận: Phép liệt kê giúp mô tả, nhấn mạnh một sự vật, sự việc cần diễn tả, đây là biện pháp tu từ bạn nên biết để phân tích và viết tập làm văn.

Biện Pháp Thi Công Là Gì

Biện pháp thi công là gì.?.

Biện pháp thi công (Manner of Execution hoặc construction method statement) là trình tự và cách thi công 1 công trình cụ thể từ lúc bắt đầu thi công đến lúc kết thúc và bàn giao công trình, trong đó biện pháp thi công (BPTC) phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống (như: tai nạn, phòng cháy…) làm sao để hoàn thành công sớm nhất, hiệu quả và an toàn nhất. Vì lý do vậy mà có thể nói, không có gì phải là “bí mật” trong vấn đề BPTC được.

Vậy biện pháp thi công hiểu nôm na là cách làm , cách thi công một công trình, hạng mục, công việc cụ thể của công trình xây dựng. Vậy mỗi công trình, dự án sẽ có mỗi biện pháp thi công khác nhau và phù hợp với yêu cầu của công trình cụ thể đó.

Nội dung trong biện pháp thi công

Nội dung trong biện pháp thi công phải thể hiện được:

Thiết bị, công nghệ dự định chọn để thi công.

Trình tự thi công

Phương pháp kiểm tra

Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường

Dự kiến sự cố và cách xử lý

Tiến độ thi công.

Nếu biện pháp của bạn lập là tiên tiến, mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế thì CĐT nào cũng chấp nhận và chính bạn được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế đó.

Ngược lại , bạn cứ lập BPTC theo phương án đã được chủ đầu tư dự kiến và khi ra thi công nếu bạn sử dụng BPTC khác thì bạn lại phải bảo vệ và cần được CĐT và TVGS thông qua, đằng nào thì cũng vậy.

Các bước lập biện pháp thi công thế nào ?

Thông thường đối với từng hạng mục công trình sẽ có các bước cụ thể khác nhau tuy nhiên trong mức độ bài viết chúng tôi xin trình bày các bước lập một công trình xây dựng hoàn chỉnh sẽ phân theo loại hình công trình cũng như các hạng mục công trình

Biện pháp thi công công trình dân dụng

Biện pháp thi công công trình nhà xưởng khung thép

Biện pháp thi công lắp đặt nội thất

Biện pháp thi công san nền

Biện pháp thi công lắp đặt thang máy

Biện pháp thi công công trình giao thông

Biện pháp thi công công trình thủy lợi.

VietmySteel là một công ty xây dựng hoạt động lâu năm trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu thép. Đi cùng với thi công xây dựng, Chúng tôi tự hào là công ty một trong những công ty sản xuất kết cấu thép với chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp và gia công kết cấu thép, kinh nghiệp hơn 10 năm trong nghành, đội ngũ tư vấn hỗ trợ và đội thợ lành nghề sẽ là địa chỉ tin cậy. Cùng hệ thống 3 nhà máy gia công khung kèo thép tại chúng tôi Bình Dương và Long An Giúp Vietmysteel là địa chỉ tin cậy cho quý khách hàng. Vietmysteel chuyên sản xuất, gia công, thi công lắp dựng kết cấu thép, nhà tiền chế theo mọi yêu cầu thiết kế chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Quý khách hàng có như cầu vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, Thẩm định và báo giá nhanh và chính xác nhất.

Biện Pháp Tư Pháp Là Gì ? Có Những Biện Pháp Tư Pháp Nào ?

Các biện pháp tư pháp quy định trong Bộ luật Hình sự là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 41 đến Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 1999 ( Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) .

– Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.

– Vật hoặc tiền phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.

– Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

Biện pháp thứ hai: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Điều 42 Bộ luật Hình sự). Đây là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp hoặc đã sửa chữa những tài sản bị hư hòng do hành vi phạm tội gây ra. Trường hợp người phạm tội gây ra thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc họ phải công khai xin lỗi người bị hại.

Biện pháp thứ ba: bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 Bộ luật Hình sự) là biện pháp tư pháp áp dụng với người phạm tội mà trước, trong hoặc sau khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội họ đã mắc bệnh và buộc phải chữa bệnh dưới sự giám sát của cơ sở điều trị hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Biện pháp thứ tư: là biện pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

Thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 1 năm đến 2 năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng. Người được giáo dục tại xã, phường thị trấn phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Tòa án giao trách nhiệm.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần thiết đưa họ vào nơi quản lý giáo dục chặt chẽ.

Bộ phận tư vấn Luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Ẩn Dụ Là Gì? Hoán Dụ Là Gì? Cách Phân Biệt Hai Biện Pháp Này

1. Như thế nào gọi là biện pháp ẩn dụ?

1.1. Khái niệm, ẩn dụ là gì

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc…), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

1.2. Các hình thức ẩn dụ

– Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ minh họa:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

– Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

Ví dụ minh họa:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc về hành động lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

Ví dụ minh hoạ:

“Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ minh họa:

“Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào”

Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác.

2. Như thế nào gọi là biện pháp hoán dụ?

2.1. Khái niệm, hoán dụ là gì

Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể

Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

2.2. Các loại hoán dụ

– Phép hoán dụ: “Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể”

Ví dụ minh họa:

“Áo nâu cùng với áo xanh,

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

Hình ảnh “áo nâu, áo xanh” chỉ người nông dân và người công nhân, đây là bộ phận nhỏ của nông thôn và thành thị.

– Phép hoán dụ: “Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng”:

Ví dụ minh hoạ:

“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai”

Bóng hồng là chỉ về vẻ đẹp của mỗi người con gái, đây được coi là vật chứa đựng. Xuân lan, thu cúc là chỉ về vẻ đẹp riêng của từng người con gái, đây là cái bị chứa đựng

– Phép hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật”

Ví dụ minh họa:

“Áo chàm đưa buổi phân li,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm” là hình ảnh những đồng bào miền Bắc, ở đây chính là dấu hiệu ám chỉ những cuộc chia li trong chiến tranh, sự chia cắt Bắc – Nam.

– Phép tu từ: “Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng”

Ví dụ minh họa:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Cái cụ thể là 10 năm, trồng cây hoán dụ cho cái trừu tượng đó là trăm năm trồng người.

3. So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ

3.1. Sự giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

– Sự chuyển đổi có cùng bản chất: Đều gọi sự vật, sự việc, hiện tượng này với tên gọi của sự vật hiện tượng khác.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

– Tác dụng: Giúp cho tăng sức gợi tả, gợi cảm cho câu văn, câu thơ tạo cảm xúc cho người đọc.

3.2. Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau: