--- Bài mới hơn ---
Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giờ Dạy Học Môn Ngữ Văn Lớp 6
Nâng Cao Chất Lượng Giờ Dạy Môn Tin Học Tiểu Học
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Môn Tin Học
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Học Môn Thể Dục Ở Lớp 5
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả .Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả .
Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặt khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả.
Vì vậy việc dạy các tác phẩm văn học Việt Nam đã khó, việc dạy các tác phẩm văn học nước ngoài càng khó hơn. Trong khi đó giáo viên dạy văn học nước ngoài còn chưa thật sự chú ý đến đặc trưng của bộ môn, chỉ chú ý cung cấp đủ nội dung bài học theo một trình tự cứng nhắc khô khan, máy móc, thiếu cảm hứng , thiếu sự đồng cảm với nhà văn. Từ đó, học sinh không thích học môn văn. Có thể nói tác phẩm văn học là một món ăn tinh thần mà giáo viên là chế biến, phục vụ còn học sinh là thực khách. Khách có ăn ngon hay không – tâm hồn người thưởng thức có lâng lâng rung động, say sưa, ngây ngất hay không – là do ở người chế biến phục vụ. Cùng là một tác phẩm văn học nếu giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn, diễn giảng đúng chỗ, đúng lúc thì học sinh sẽ rung động, khắc sâu, yêu thích và nhớ mãi. Vậy giáo viên phải làm gì để dạy một tiết văn học đạt hiệu quả? Đó là những trăn trở thôi thúc tôi thực hiện đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn ngữ văn phần Văn học nước ngoài lớp 8.
Thông qua đề tài, với các văn bản Văn học nước ngoài tôi hi vọng sẽ giáo dục cho các em tình cảm cao đẹp, tâm hồn trong sáng hiểu được nền văn hoá, cuộc sống con người và những nét đặc trưng khác của các nước trên thế giới giúp các em vươn tới điều thiện, hình thành nhân cách tốt, cuốn hút các em trong giờ học “Văn học nước ngoài”.
Nghiên cứu về đối tượng, tâm lí và việc tiếp thu bài giảng của học sinh khối lớp 8, tôi tiến hành điều tra thực trạng và đưa vấn đề mình nghiên cứu để áp dụng thực hành nhằm tìm hiểu lí do, nguyên nhân học sinh không thích hoặc chán học phân môn Văn học nước ngoài. Từ đó đưa ra biện pháp giúp các em có những tiết học nhẹ nhàng, dễ hiểu, tạo tâm lí ham học phân môn này hơn.
Ngoài phương pháp trên tôi còn trao đổi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp các tiết dạy và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.
Đề tài nghiên cứu: Phần văn học nước ngoài của chương trình Ngữ văn lớp 8 – Trường Trung học cơ sở Vĩnh Hòa .
Một số biện pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Ngữ văn phần Văn học nước ngoài lớp 8.
PHẦN NỘI DUNG
Phân môn Văn học nước ngoài cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức về tác phẩm văn học, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó vào Tập làm văn và Tiếng Việt. Nếu giáo viên biết thiết kế các phần thực hành phù hợp với khả năng tư duy cho người học thì sẽ gây hứng thú học tập cao, đồng thời cũng gây kích thích tư duy sáng tạo và nhạy bén trong việc tiếp xúc tác phẩm của người học.
Việc vận dụng phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên đứng lớp. Căn cứ vào nội dung bài học và trình độ của từng đối tượng học sinh.
* Bản thân đã trải qua quá trình bồi dưỡng thay sách giáo khoa, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.
* Là giáo viên đứng lớp với tấm lòng yêu nghề và yêu bộ môn tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dạy học, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn lấy học sinh làm trung tâm cho việc dạy học.
* Sử dụng các phương pháp dạy học đã đi vào chiều sâu.
* Đồ dùng và phương tiện dạy học phục vụ tương đối đầy đủ.
* Đa số học sinh có ý thức trong vấn đề học tập.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì khi dạy môn Ngữ văn 8, nhất là Văn học nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
– Qua việc thăm lớp, dự giờ của đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học sinh,
tôi nhận thấy phần đông học sinh là con em lao động chân tay, công nhân, ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình, các em chưa có sự đầu tư cho vấn đề học tập.
– Phụ huynh và học sinh xem nhẹ môn học Ngữ văn, vì nó là một môn học xã hội không cần đầu tư như các môn học tự nhiên cho nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy.
– Khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lí .
* Qua thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy :
– Sự hiểu biết của học sinh về tác giả cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình còn rất hạn chế.
– Khả năng tiếp thu tác phẩm văn chương nước ngoài chưa cao.
– Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn chương nước ngoài còn hời hợt và chưa sâu. Vì vậy số bài điểm khá chưa nhiều.
– Kỹ năng phân tích các yếu tố ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật, chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong các tác phẩm Văn học nước ngoài của học sinh còn lúng túng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đánh nhau với cối xay gió”, trích ” Đôn-ki-hô-tê” của Xéc-van-tét tác phẩm rất hay nhưng được viết cách đây hàng bốn trăm năm từ thời trung cổ về những tập tục, lề thói, cách cảm, cách nghĩ hoàn toàn xa lạ với chúng ta, nhất là đối với các em học sinh.
– Chúng ta dạy học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách vở, tranh ảnh, máy chiếu… phục vụ cho tham khảo còn khan hiếm. Hầu hết các tác phẩm đưa vào chương trình anh chị em chỉ được biết qua sách giáo khoa, qua tóm tắt, qua đoạn trích, khó khăn này không phải một sớm, một chiều là khắc phục được. Học sinh thì cảm thấy xa lạ với những tác phẩm Văn học nước ngoài.
3. Số liệu thống kê chất lượng bộ môn:
* Trước khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tập trung khảo sát kiến thức phần Văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong năm học 2014-2015 và thăm lớp dự giờ đồng nghiệp.
* Tổng số học sinh: 116
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Một số phương pháp dạy học :
Để có được một tiết học phần Văn bản nước ngoài sôi nổi, hào hứng đúng mục tiêu cần đạt thì giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình và các biệp pháp vận dụng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
1.1. Phương pháp tạo tình huống có vấn đề trong thực hành.
– Bám sát với nội dung bài học, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.
– Luôn thay đổi hình thức truyền đạt để kích thích tư duy cho người học, tránh nhàm chán đơn điệu trong tiết dạy.
1.2.Phương pháp sử dụng phiếu học tập:
Với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
1.3. Phương pháp làm các bài kiểm tra viết ngắn:
Để đánh giá tổng quát khá năng cảm thụ, phân tích những giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài .
1.4. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Sử dụng bản đồ tư duy và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức một cách ngắn gọn, xúc tích, khoa học, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
2. Những nguyên tắc chung:
Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần Văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn lớp 8 chủ yếu là truyện ngắn và kịch.
* Truyện ngắn: Bao gồm một số đoạn trích của các tác phẩm như: “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét, “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
– Kịch: Trích đoạn kịch cổ điển Pháp “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
* Muốn dạy tốt các tác phẩm văn chương nước ngoài phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với giáo viên và học sinh khi dạy và học tác phẩm văn chương. Nhưng với tác phẩm văn chương nước ngoài thì đây là một yêu cầu khá cao song phải tìm mọi cách mà thực hiện cho được. Cũng có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại khoá cho học sinh.
Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, với những sở thích, lối sống trong một bối cảnh lịch sử, xã hội nhất định. Những điều đó không dễ gì có được nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ qua tài liệu, sách báo và những thông tin khác.
* Muốn dạy tốt tác phẩm cần hiểu đúng tác phẩm, hiểu đúng trong vị trí tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó mới lựa chọn các vấn đề và cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội cho phù hợp với trình độ học sinh. Đây là một yêu cầu cao song với tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Giải pháp 1: Kỹ năng tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:
Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Dạy tác phẩm văn chương nước ngoài thì việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử là việc vô cùng quan trọng. Vì vậy đây là những điều rất xa lạ đối với học sinh. Sự phụ thuộc của tác phẩm văn chương vào hoàn cảnh lịch sử thì rất khó giải thích cho học sinh nếu không gắn liền với những điểm phân tích, đánh giá chung với hoàn cảnh cuộc sống và hoạt động sáng tác của nhà văn. Có như thế mới giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu sâu tác phẩm.
* Tìm hiểu phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm đạo đức thẩm mĩ của dân tộc đã sản sinh ra tác phẩm trong mối tương quan với văn hoá dân tộc. Để hiểu đúng văn chương nước ngoài, giáo viên cần giúp học sinh hiểu đúng phong tục, tập quán sinh hoạt cũng như quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của dân tộc mà tác phẩm phản ánh trong mối tương quan với nền văn hoá dân tộc của mình .
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học để giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, về đất nước, văn hóa của tác giả sinh ra và lớn lên. Điều này góp phần làm xóa bỏ rào cản về sự khác biệt của văn hóa trong cảm thụ của tác phẩm và tìm hiểu một tác phẩm ở nền văn hóa khác.
Xec-van-tét Đôn-ki-hô-tê Đôn-ki-hô-tê”và”Xan-chô Pan-xa”
Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào phân tích nhân vật, qua đó học sinh sẽ cảm nhận được một chàng hiệp sĩ “Đôn-ki-hô-tê” hoang tưởng, mê muội, yêu tự do, công bằng, nhân đạo.
Còn nhân vật Xan-chô Pan-xa thì thực tế và thực dụng, nhưng tỉnh táo. Cả hai nhân vật kết hợp lại với nhau đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân Tây Ban Nha.
* Cái say mê và cái tỉnh táo đến siêu việt của “Đôn-ki-hô-tê” và “Xan-chô Pan-xa” của Xéc-van-tét tán thành lí tưởng nhân đạo là tuyệt vời nhưng khó thực hiện được trong thời đại mà tầng lớp quý tộc lại toàn làm cái đó là mơ hồ ảo tưởng. Tác phẩm có chế giễu hiệp sĩ nhưng cơ bản vẫn là khẳng định khát vọng, lí tưởng nhân văn cao của những con người khổng lồ trong xã hội. Nếu không hướng học sinh đi đúng hướng chỉ là một ảo tưởng, một trò cười lịch sử.
* Đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hoá của hai dân tộc sẽ giúp cho việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhận ra và làm phong phú hơn đời sống tâm hồn và tình cảm dân tộc của mỗi người khi tiếp xúc với tác phẩm. Trên thực tế trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm dù thế nào cũng gợi ra sự liên tưởng so sánh nhất định nhưng trong chương trình văn học nước ngoài lớp 8, có rất nhiều điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong cách cảm, cách nghĩ và cách diễn đạt. Vì vậy muốn học sinh hiểu đúng tác phẩm, cần giúp học sinh rút ngắn khoảng cách giữa không gian và thời gian.
+ Văn chương nước ngoài đến với giáo viên và học sinh được dạy-học là văn bản dịch chứ không phải là nguyên tác. Như vậy người dịch đã phải thực thi một việc làm rất phức tạp:
+ Chuyển dịch một tác phẩm từ một không gian văn hoá này sang một không gian văn hoá khác.
Sau khi truyền thụ hết kiến thức, nội dung bài học giáo viên dành một lượng thời gian khoảng 10 phút để kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
Câu hỏi: Sau khi học xong văn bản “Đánh nhau với cốy xay gió” Xéc-van-tét em học tập được những đức tính gì ở hai nhân vật?
HS: trả lời tùy theo sự cảm nhận của học sinh
GV: Mỗi nhân vật đều phiến diện nên phải kết hợp những ưu điểm của hai nhân vật, loại bỏ những khuyết điểm của hai nhân vật mới trở thành một con người hoàn thiện.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Người thầy đầu tiên” hiện lên trên trang giấy không phải qua việc quan sát, miêu tả, so sánh mà hiện lên qua việc tái hiện hình ảnh, qua những kỉ niệm sâu sắc với một tình cảm trân trọng, kính yêu, pha chút áy náy của An-tư-nai, người học sinh bất hạnh nay đã trở thành viện sĩ. Câu chuyện trải dài trên một quãng thời gian mấy chục năm. Song ở đây sách giáo khoa ngữ văn 8 chỉ là một đoạn ở phần đầu cuốn truyện. Dẫu là phần đầu nhưng tất cả đều góp phần khắc hoạ hình ảnh thầy Đuy-sen, trong đó những mẫu kí ức sau bao nhiêu năm tháng đã được thời gian khoác màu thi vị, buộc người đọc phải dùng cả tưởng tượng, liên tưởng và đưa mình vào hoài niệm để cùng sống với nhân vật. Chúng ta phải làm sao để học sinh đừng ngập vào sự kiện, đừng bị những suy ngẫm miên man làm loá đi hình ảnh người thầy đã gọi là hồi ức thì không phải tất cả đều sáng rõ như bức chân dung được đặc tả nên không thể dùng cách khai thác phân tích một nhân vật từ ngoại hình đến nội tâm mà ở đây, ngoài hình ảnh của người thầy còn có tấm lòng của người kể, người học trò còn được thầy yêu quý, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục.
Toàn bộ đoạn trích đều nói về hai cây phong trên đỉnh đồi cao, những vẻ đẹp kì diệu của chúng và vị trí quan trọng trong những kỉ niệm ấu thơ, khơi dậy niềm yêu quê hương với khát vọng khám phá của tuổi trẻ. Chỉ đến cuối cùng, người kể chuyện mới đặt vấn đề mà thuở trước “chưa bao giờ nghĩ đến”. Ai là người trồng hai cây phong này, và có những ước mơ hay hi vọng gì khi trồng hai cây phong đó.
Hình ảnh hai cây phong
Cuối đoạn trích người kể chuyện nói không rõ vì sao mà quả đồi có hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”. Như vậy hai cây phong còn là biểu tượng cho trường học, nơi nuôi dưỡng những tình yêu lớn của con người gắn liền với tên một “Người thầy đầu tiên”, thầy Đuy-sen. Ở đây hình ảnh tự sự đã thấm chất trữ tình. Do đó hình ảnh thầy gợi lên trong ta niềm cảm phục kính yêu vừa gợi lên một sự cảm thông và nỗi luyến tiếc, ngậm ngùi có phần áy náy, bối rối của người học sinh nay đã về già. Cho nên chúng ta phải lần theo kỉ niệm, những hồi ức, hình ảnh người thầy mong gieo vào người học sinh niềm yêu thương, ấm áp đó bằng cách dẫn dắt các em đi vào bài học:
Câu hỏi 1: Làng Ku-ku-rêu được giới thiệu là một làng quê như thế nào? Tại sao hình ảnh hai cây phong lại chưa được nhắc đến trong những dòng đầu tiên?
Câu hỏi 2: Hai cây phong được giới thiệu khái quát như thế nào? Hình ảnh so sánh như hai ngọn hải đăng đặt trên núi có ý nghĩa gì?
Câu hỏi 3: Tại sao người kể bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ?
Câu hỏi 4: Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp hai cây phong từ góc độ nào? thời điểm nào? Hãy chỉ ra các vẻ đẹp đó?
Câu hỏi 5: Tại sao hai cây phong lại có vẻ đẹp như thế? Ta có thể biết được điều gì về tình yêu của người kể chuyện với hai cây phong?
Câu hỏi 6: Tại sao trước khi bắt đầu nghỉ hè của năm học cuối cùng, hai cây phong lại gây ấn tượng mạnh mẽ cho người kể chuyện và lũ trẻ?
Câu hỏi 7: Điều gì đã hiện ra trước mắt lũ trẻ? Phán ứng của chúng được miêu tả như thế nào? Qua đó chúng ta đánh giá vị trí của hai cây phong ra sao?
Câu hỏi 8: Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của hai cây phong người kể chuyện hướng tới người vô danh đã trồng và vun xới chúng. Hãy chỉ ra sự ca ngợi tinh tế đó?
Sau khi hoàn thành bài dạy giáo viên có thể đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của các em.
3.4. Giải pháp 4: Bài tập trắc nghiệm:
a. Đó là một quyển tiểu thuyết b. Đó là một truyện ngắn
c. Đó là một bài tuỳ bút c. Đó là một quyển hồi kí
Câu 2. Trong văn bản hai cây phong, trích “Người thầy đầu tiên”, người kể chuyện dùng đại từ nhân xưng nào?
a. Tôi b. Chúng tôi c. Tôi, chúng tôi d. Tôi, ta, chúng tôi
Câu 3. Tác giả của tác phẩm Người thầy đầu tiên là người nước nào ?
a. Đan Mạch b. Tây Ban Nha c. Cư-rơ-gư-xtan d. Bồ Đào Nha
Ví dụ : Với một nội dung khác nhau phải có cách khai thác khác nhau, chẳng hạn với “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri trong ngữ văn 8 lại khác. Hình tượng “Chiếc lá cuối cùng” không chỉ gợi lại ở đó mà còn gợi ta đến tấm lòng của người nghệ sĩ nghèo của nước Mĩ mà đặc biệt là tấm lòng của cụ Bơ-men đã tạo nên kiệt tác “Chiếc lá cuôi cùng”. Câu chuyện ca gợi tình cảm trong sáng, cao đẹp của những nghệ sĩ chân chính, ca ngợi sự hi sinh quên mình của cụ Bơ-men vẽ chiếc lá để cứu sống Giôn-xi.
Chiếc lá cuối cùng
Những chiếc lá thường xuân, theo quy luật sinh tồn của tạo hoá, từng chiếc lá một theo mùa đông rét mướt đi qua. Chiếc lá cuối cùng sót lại không phải bởi cây ấy là cây thường xuân mà đó là nét vẽ tài hoa của cụ Bơ-men. Cây tuy là thường xuân cũng không giữ được lá của mình nhưng người tuy hữu hạn nhưng lại giữ được lá.
Vậy điều duy nhất để giữ được lá kia là tấm lòng và nghệ thuật của cụ Bơ-men. Với O Hen-ri nghệ thuật phải phụng sự cái đẹp, phải phụng sự cuộc sống. Mà cuộc sống tồn tại trong ý nghĩ cao đẹp nhất là phải biết hy sinh và có thể nói nhân loại tồn tại và phát triển là nhờ sự hy sinh kế tục của các thế hệ tiếp nối. Xét ở góc độ này bức hoạ kiệt tác của O Hen-ri có ý nghĩa tồn tại và khả năng duy trì sự sống của con người.
Xét ở góc độ khác “Chiếc lá cuối cùng” được xem như là một truyện ngắn có kết cấu mẫu mực và hạng bậc nhất. Cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, trần thuật, đối thoại đều có thể được xem như một trong những khuôn mẫu của thể loại này ở thế kỉ 19.
Chẳng hạn như cốt truyện của tác phẩm khá phức tạp. Ngoài cốt truyện bề nổi, ta còn gặp cả cốt truyện ngầm nữa.
Ở tuyến thứ nhất có thể tóm lược theo năm bước như: Trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
Ví dụ:
– Trình bày: Tại một khu phố nọ có một cô gái tên là Giôn-xi đang nằm đợi chết.
– Phát triển: Lá cứ rụng, sức khoẻ của Giôn-xi dần tàn.
– Đỉnh điểm: Chỉ còn lại một chiếc lá, nếu lá ấy rơi thì sự sống của Giôn-xi cũng rời theo.
– Kết thúc: Lá rụng nhưng Giôn-xi không chết .
Ngoài tuyến truyện bề nổi ta còn gặp tuyến truyện song hành, chìm ẩn nữa. Hoạ sĩ già Bơ-men nuôi tham vọng vẽ bức kiệt tác. Hoạ sĩ trẻ Giôn-xi muốn chết vì những chiếc lá rơi. Ông muốn cứu cô gái và dự định vẽ chiếc lá và ông quyết định vẽ chiếc lá vào đêm mùa đông giá rét thay thế chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Truyện kết thúc khi cô bé hồi phục bởi chiếc lá vẫn còn trên cành nhưng hoạ sĩ thì đã qua đời.
Hiện tượng đan cài nhuần nhuyễn các tuyến cốt truyện trên đã cho thấy O Hen-ri xứng đáng là một cây bút lỗi lạc bậc thầy. Cho nên với bài dạy này, giáo viên cần gợi dẫn học sinh hướng vào sự tìm hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi và sức mạnh của nghệ thuật chân chính cũng như nghệ thuật xây dựng cốt truyện, chúng ta có thể đưa vào những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Qua đoạn trích em hình dung như thế nào về cảnh ngộ của Giôn-xi và tấm lòng của mọi người đối với cô?
Câu hỏi 2: Vì sao cụ Bơ-men và Xiu sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân?
Câu hỏi 3: Sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi biến đổi như thế nào? Điều gì gây nên sự biến đổi đó?
Câu hỏi 4: Em thử hình dung diễn biến tình cảm trong tâm trạng của Giôn-xi khi thấy chiếc lá dũng cảm, đơn độc bám vào cành?
Câu hỏi 5: Theo em Giôn-xi được cứu sống chủ yếu nhờ vào những điều gì?
Câu hỏi 6: Tại sao có thể nói chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ mới là yếu tố quan trọng cứu sống Giôn-xi?
Câu hỏi 7: Để Giôn-xi thoát khỏi cái chết nhờ chiếc lá, ngoài việc ca ngợi những tình cảm tốt đẹp của các nghệ sĩ, tác giả muốn ca ngợi điều gì khác?
Câu hỏi 8: Xiu coi chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác, em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Câu hỏi 9: Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, xây dựng các tình tiết và tình huống truyện của O Hen-ri trong chiếc lá cuối cùng?
Sau tiết dạy giáo viên đưa ra một số bài tập để kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh.
Câu1. Ai là tác giả của tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?
a. Xéc-van-tet b. O Hen-ri c. An-đéc -xen d. Ai-ma-tốp
Câu 2. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, nhân vật Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong thời gian nào?
a. Trong đêm mưa tuyết b. Trong hoàng hôn
c. Lúc trời hửng sáng d. Vào buổi trưa
Hoặc : Khi dạy bài Cô bé bán diêm giáo viên có thể đưa ra một số bài tập sau:
Câu1. Trong truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), nhân vật Cô bébán diêm đã quẹt diêm mấy lần?
a. 2 lần b. 3 lần c. 4 lần d. 5 lần
Câu 2. Trong truyện Cô bé bán diêm, ai là nhân vật chính?
a. Mẹ của Cô bé bán diêm. b . Cha của Cô bé bán diêm.
c. Bà nội của Cô bé bán diêm. d. Cô bé bán diêm.
a. Đó là một cảnh huy hoàng. b. Đó là một cảnh tuyệt đẹp.
c. Đó là một cảnh thương tâm. d. Đó là một cảnh nay mộng mơ.
3.5. Giải pháp 5: Vẽ sơ đồ tư duy:
Ví dụ: Khi dạy bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, trích “Trưởng giả học làm sang” Mô-li-e. Giáo viên cho học sinh vẽ “Sơ đồ bố cục vở hài kịch” theo sự hiểu biết của mình về văn bản (phần tìm hiểu chung).
TRÍCH “TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG”
– Nhóm 1: Trong cảnh một nội dung xoay quanh những vấn đề gì?
– Nhóm 3: Hãy tìm những chi tiết gây cười (lời thoại ) trong cảnh một?
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG IV. HIỆU QUẢ:
– Nhóm 4: Giải thích vì sao các chi tiết trong cảnh một lại gây cười?
1. Tiến hành thực nghiệm để đối chiếu, so sánh:
*Kết quả cụ thể sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm đối với khối 8. Để biết được kết quả của việc vận dụng “kinh nghiệm trong dạy học các thể loại Văn học nước ngoài tôi đã tiến hành khảo sát ở các tiết văn học khác. Cách khảo sát được tiến hành như ở phần: Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu.
Tổng số học sinh: 116
2. Phân tích, so sánh và đánh giá về kinh nghiệm:
* Với kết quả khảo sát như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả ở khối 8.
Tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy học các tác phẩm Văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy học tác phẩm Văn học nước ngoài học sinh hứng thú, tiết học sôi nổi không gây nhàm chán.
Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc về nghệ thuật, nội dung của tác phẩm Văn học nước ngoài.
Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại.
* Sau khi thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân:
– Muốn học sinh tiếp thu một tác phẩm hay và đúng với mục tiêu cần đạt thì trước hết giáo viên phải tạo hứng thú trong giờ học, kích thích sự tư duy, động não của các em.
– Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Nếu giáo viên dạy văn không biết và không ứng dụng công nghệ thông tin thì chúng ta đang xa rời với thực tại.
– Để giúp học sinh học tốt Văn học nước ngoài đòi hỏi giáo viên phải gắn bó tâm huyết với nghề.
– Thường xuyên tra cứu tài liệu để nắm bắt thông tin kịp thời, thường xuyên sử dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
PHẦN KẾT LUẬN
– Cần đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn giảng để nâng cao chất lượng dạy học.
Qua áp dụng các phương pháp nói trên vào dạy học Văn học nước ngoài tôi thấy kết quả được nâng lên rõ rệt, từ 16 học sinh yếu trong tổng số 116 học sinh trước khi áp dụng giảm xuống chỉ còn 6 học sinh sau khi áp dụng; tương tự như vậy học sinh trung bình, khá, giỏi cũng tăng lên đáng kể sau khi áp dụng các phương pháp nêu trên.
I. Ý nghĩa của sáng kiến đối với việc giáo dục, dạy học:
Tác phẩm văn chương nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa chúng ta về không gian và thời gian nhưng lại có cùng một nhịp đập trái tim của chúng ta. Ta phải vận dụng, sáng tạo để đưa các em đến với bến bờ xa lạ của thế giới văn học nhân loại, để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ, hiểu biết của các em. Có như thế việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng:
* Để dạy – học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi và sự am hiểu các nền văn minh, văn hoá thế giới, đặc biệt là tấm lòng say mê văn chương để có thể khám phá những tinh hoa văn hoá thế giới.
III. Hướng phát triển của đề tài:
* Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả các giờ học văn phần “Văn học nước ngoài” mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học và ngại học bộ môn này do quan niệm phần văn học này khó học của học sinh.
Với đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy – học Văn học nước ngoài của học sinh lớp 8 nhưng với các phương pháp này giáo viên có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong phần Văn học nước ngoài (từ khối lớp 6 đến khối lớp 12).
IV. Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng:
Tăng cường tổ chức các chuyên đề dạy phần học nước ngoài để giáo viên cùng tham gia giảng dạy, học tập chia sẻ kinh nghiệm.
Cần hỗ trợ thêm kinh phí để giáo viên làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn.
Vĩnh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2022 Người viết Nguyễn Huỳnh Ngọc Trân
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp có những góp ý chân tình giúp sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
– Phương pháp dạy học văn chương (theo thể loại) Nguyễn Viết Chữ, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 2004.
– Thơ văn nước ngoài của Tạ Đức Hiền, Nxb Hải Phòng 1996.
– Phân tích – bình giảng văn học nước ngoài (THCS) Lê Nguyên Cẩn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
– Thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông tập 1,2 – Phan Trọng Luận, Nxb giáo dục Hà Nội 2000.
– Chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK, SGV ngữ văn 8.
– Phương pháp dạy học văn của Trần Đình Sử.
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN
TRƯỜNG THCS VĨNH HÒA
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN
PHÒNG GD – ĐT PHÚ GIÁO
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN
SỞ GD – ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỤC LỤC
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….. 1
I. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………… 1
II. Mục đích của đề tài: ……………………………………………………………………. 2
III. Nhiệm vụ của đề tài:…………………………………………………………………… 2
IV. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………………………………. 2
V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:……………………………………………………… 2
VI. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………………………… 2
VII. Khẳng định tính mới của đề tài trong điều kiện thực tế của nghành và địa phương:…………………………………………………………………………………………………….. 2
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………………….. 3
I. CƠ SỞ KHOA HỌC…………………………………………………………………….. 3
II. THỰC TRẠNG:………………………………………………………………………….. 3
1. Thuận lợi :………………………………………………………………………………….. 3
2. Khó khăn:………………………………………………………..
--- Bài cũ hơn ---
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giờ Dạy Học Môn Ngữ Văn Lớp 6
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Tiếng Việt Lớp 1 Theo Chương Trình Công Nghệ Giáo Dục. : Phòng Gd&đt Thị Xã Ba Đồn
Tphcm: Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Lớp 1 Theo Sgk Mới
Skkn Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Toán Cho Học Sinh Lớp 2
Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Toán Cho Học Sinh Lớp 2