Top 6 # Biện Pháp Nghệ Thuật Liên Tưởng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam

NADSO – Sáng nay 9/1 tại Hà Nội, Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tổng kết hoạt động 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019. Phát biểu tại lễ Tổng kết hoạt động văn học nghệ thuật năm 2018, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định: “Giới văn học nghệ thuật đã cống hiến cho xã hội, đất nước nhiều sản phẩm quan trọng. Đặc biệt, văn học nghệ thuật góp phần ổn định tình hình đất nước, giữ vững, thắt chặt niềm tin giữa văn nghệ sĩ với nhân dân”.

“Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu chung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được nhà nước hỗ trợ nữa.

Đề án đổi mới phương thức hoạt động mà chỉ tập trung vào mỗi vấn đề là xã hội hóa chứ không nói gì đến việc làm thế nào để phát huy tài năng của văn nghệ sĩ. Cả một giới tài năng thì không nói gì hết, chỉ nói cắt hỗ trợ. Thật gay go vô cùng.

Tuy vậy nhưng lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã kiên trì trình bày những trăn trở này với lãnh đạo cao nhất. Và cuối cùng sự kiên trì của ông đã được đền đáp. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động, thực chất là Nhà nước vẫn nuôi những chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước.

Về giải thưởng, Chủ tịch Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: “Giải thưởng của Liên hiệp ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiệu quả”. Đây cũng là hình thức tổng kết quan trọng nhất đánh giá trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của văn nghệ sĩ.

Tại lễ tổng kết, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng trao giải thưởng văn học nghệ thuật năm 2018. Nhiều hạng mục không có giải A, giải B, nhưng nhà thơ Hữu Thỉnh nói mùa giải này không phải “mất mùa”, mà do ban tổ chức quyết định chấm giải một cách nghiêm túc, “không hạ chuẩn để đổi lấy phong trào”. Giải thưởng nhằm khuyến khích tài năng thật, không khuyến khích các giá trị trung bình, vô thưởng vô phạt kiểu phong trào”,

Qua Dòng Hồi Tưởng Của Người Mẹ Trong Văn Bản “Cổng Trường Mở Ra”. Tác Giả Đã Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật Gì? Tác Dụng Của Biện Pháp Nghệ Thuật Đó?

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử – Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con trong văn bản Cổng trường mở ra – mẫu 2

Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” Đoạn văn ấy cứ mãi khắc sâu trong tôi sau khi đọc xong văn bản ” Cổng trường mở ra” của Lí Lan cùng với bao tâm trạng vui mừng, buồn lo khó tả của người mẹ.

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền

giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.

Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.

Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.

Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.

Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.

Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.

Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Ngoài tài liệu trên, mời các em tham khảo Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 7…. được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Ngữ văn hơn.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Cổng trường mở ra

Soạn Văn 7: Cổng trường mở ra

Tóm tắt bài Cổng trường mở ra

Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường hãy viết thư chia sẻ cùng mẹ về thế giới kì diệu của em

Nêu ý nghĩa của đoạn thơ và chứng minh sự cần thiết và tác dụng của tình yêu quê hương đối với tâm hồn của mỗi con người

Video: Phân tích người mẹ trong Cổng trường mở ra

Viết một bức thư nói chuyện với cậu con trai trong câu chuyện “Đôi mắt của mẹ”

Video: Cảm nhận về bài “Cổng trường mở ra”

Cảm nhận về tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con trong bài Cổng trường mở ra của tác giả Lí Lan

Ý nghĩa nhan đề Cổng trường mở ra (Lý Lan)

Video: Tóm tắt bài Cổng trường mở ra

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử – Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con trong văn bản Cổng trường mở ra – mẫu 2

Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” Đoạn văn ấy cứ mãi khắc sâu trong tôi sau khi đọc xong văn bản ” Cổng trường mở ra” của Lí Lan cùng với bao tâm trạng vui mừng, buồn lo khó tả của người mẹ.

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền

giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.

Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.

Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.

Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.

Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.

Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.

Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.

– Để đạt được hiệu quả giao tiếp gắn với mục đích đặc trưng, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của Tạo Hoá biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo cho triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi, trượt nhẹ và êm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bẳng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên canô cao tốc; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trận đồ bát quái đá trộn với nước này. Mà cũng có thể, một người bộ hành tuỳ hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá…. Và cái thập loại chúng sinh chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, tre lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,… hoá thân không ngừng. Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng. Còn tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xoá lên, rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang toả ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc họp của cả thế giới người bằng đã sống động đó, biết đâu…! […] Để rồi, khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt, rồi từ từ chuyển sang hồng… thì tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt. Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả đá. Ở đây Tạo Hoá đã chọn đá làm một trong hai nguyên liệu chủ yếu và duy nhất của Người để bày nên bản phác thảo của Sự Sống. Chính là Người có ý tứ sâu xa đấy: Người chọn lấy cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống. Thiên nhiên bao giờ cũng thông minh đến bất ngờ; nó tạo nên thế giới bằng những nghịch lí đến lạ lùng… (Nguyên Ngọc, Hạ Long – Đá và Nước, Ban quản lí vịnh Hạ Long, 2002) – Đối tượng thuyết minh của văn bản trên là gì? – Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, văn bản trên có thể hiện điều này không?

– Chủ đề của văn bản: sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.

– Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hoá thế giới. Để khám phá ra vẻ kì lạ vô tận của Hạ Long, người ta phải có được sự tinh tế, lịch lãm trong cảm nhận, thưởng thức. Bằng sự tinh tế, lịch lãm ấy, Nguyên Ngọc đã đem đến cho chúng ta những tri thức về sự kì lạ của Hạ Long.

Gợi ý: Tuỳ từng đối tượng mà người ta lựa chọn cách thuyết minh cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Văn bản Hạ Long – đá và nước thuyết minh về sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long. Để thuyết minh vẻ đẹp sinh động, kì thú, biến ảo của Hạ Long, người viết không thể chỉ sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng. Cái “vô tận, có tri giác, có tâm hồn” của Hạ Long không dễ thấy được chỉ qua cách đo đếm, liệt kê, định nghĩa, giải thích, nêu số liệu,… mà phải kết hợp với trí tưởng tượng, liên tưởng.

Tìm các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liên tưởng trong bài văn.

NGỌC HOÀNG XỬ TỘI RUỒI XANH Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy: – Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa: – Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi mắt đỏ, ruồi nhà… Nơi ở là nhà xí, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè…, bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống. Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: Bị cáo ruồi bị cáo buộc hai tội. Một là sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết bề ngoài con ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Tội thứ hai là sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Mỗi đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Một luật sư biện hộ nói: Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt ví như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân. Nếu con người biết bắt chước mắt ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng hay. Đó đều là tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi. Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai chung thân. Truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với Người: “Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên làm vệ sinh, đậy điệm thức ăn, nhà xí, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được. Lời tuyên án của Ngọc Hoàng làm cho các loài vật phấn khởi, còn con người thì trầm ngâm nghĩ ngợi.

Gợi ý: Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức gì?

Gợi ý: Văn bản thuyết minh trên đã sử dụng các biện pháp định nghĩa, phân loại, phân tích, liệt kê, nêu số liệu,… như thế nào?

– Mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh; Sử dụng triệt để biện pháp nhân hoá;

– Việc mượn hình thức kể chuyện để thuyết minh có tác dụng gì? Người viết đã sử dụng biện pháp nhân hoá để làm gì? Hình thức kể chuyện và biện pháp nhân hoá tạo ra sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh như thế nào?

Gợi ý: Tìm các yếu tố miêu tả, so sánh,… trong văn bản này và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ phong cách kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị ở Hồ Chí Minh?

Sử Dụng Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Thuyết Minh

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh – làm văn lớp 9

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Những điều cần lưu ý

– Mục tiêu của các bài tập rèn luyện ở phần này yêu cầu học sinh phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. Vì vậy, đối tượng để thuyết minh vẫn là các đồ vật, các hiện tượng quen thuộc (đã học ở lớp 8), nhưng ở đây lại nâng cao chất lượng bài văn .bằng cách vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hợp lí.

– Như đã nêu ra ở trên, người ta chỉ vận dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh có tính phổ cập kiến thức hoặc một số bài có tính chất văn học. Còn các biện pháp nghệ thuật thông thường vẫn dùng là :

+ Cho sự vật tự thuật về mình.

+ Sáng tạo ra một câu chuyện nào đó.

+ Phỏng vấn một sự vật, hiện tượng nào đó (bằng nghệ thuật nhân hoá).

+ Tổ chức đi thăm một nhà sưu tầm sự vật, đồ vật nào đó…

– Trong lời tự thuật (thực chất là tự thuyết minh) một sự vật nào đó, vẫn phải sử dụng các phương pháp thuyết minh.

Ví dụ : Thuyết minh về cái kéo, thì trước hết vẫn phải định nghĩa kéo là một dụng cụ như thế nào ? Sau đó mới nói về họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại không ? Mỗi loại có cấu tạo, công dụng thế nào ? Cách bảo quản ra sao ? Gặp người không biết bảo quả thì số phận kéo ra sao ? Trước kia, ngày nay, người ta sử dụng kéo có gì khác nhau ?…

Bài thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh, vừa đòi hỏi người viết phải có kiến thức, vừa đòi hỏi người viết phải có sáng tạo : tìm cách thuyết minh với một hình thức độc đáo nào đó, sao cho văn bản vừa hợp lí, vừa sinh động, thu hút người nghe, người đọc.

1. Ghi nhớ

– Đề bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn, bớt khô khan, người viết có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh, cho đối tượng thuyết minh tự thuật, hoặc trò chuyện, hoặc tạo ra một câu chuyện… Song, dù chọn hình thức nghệ thuật nào, bài viết vẫn phải giữ được các tri thức khách quan, chính xác về đối tượng cần thuyết minh

– Chỉ vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào các bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức, hoặc các bài có tính chất văn học.

– Kĩ năng rèn luyện khi làm bài thuyết minh kiểu này cần :

+ Xác định đối tượng cần thuyết minh

+ Xét xem có sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài viết được không ?

+ Chọn hình thức thể hiện

+ Lập dàn ý chi tiết

+ Tập viết từng phần ; viết cả bài.

2. Bài tập

Bài tập 6. Đọc văn bản Họ nhà Kim (SGK Ngữ văn 9, tập một)

a) Tác giả Văn Hùng đã chọn để sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản này ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?

b) Thực chất, văn bản trên là một văn bản thuyết minh. Hãy chứng minh rằng : Dù kết hợp các biện pháp nghệ thuật, văn bản trên vẫn giữ được nội dung khách quan và chính xác về một loại đồ dùng hằng ngày của con người – đó là cái kim.

c) Đọc văn bản Họ nhà Kim em thú vị nhất câu nào, chi tiết nào, đoạn nào ? Vì sao?

Bài tập 7. Đọc văn bản sau :

“Mùa xuân về rồi, những cây Lúa Non nho nhỏ trong ruộng lúa mọc ra rất nhiều những lá non xanh, khiến ai cũng thấy yêu yêu. Nhưng đáng ghét là bọn Cỏ Dại nấp ở dưới đất cũng trồi lên, chen chúc bên cạnh những cây Lúa Non.

Lúa Non bực lắm nói :

– Ôi, các anh làm sao mà cứ chen đẩy chúng tôi như vậy ?

Cỏ Dại ngang ngạnh đáp :

– Sao ? ở đây chỉ để cho bọn mi trú ngụ, còn bọn ta thì không à ? Hừ, bọn ta muốn ở đâu thì ở, chẳng ai cấm được !

Cỏ Dại không những chen chúc, xô đẩy lung tung, mà còn kết bạn với nhau, bao vây xung quanh các cây Lúa Non. Chúng thét lên với những câỵ Lúa Non :

– Mau “giao nộp” những chất dinh dưỡng !

Những cây Lúa Non vươn lên, nói :

– Mọi người cần đến chúng tôi. Chúng tôi không thể giao chất dinh dưỡng cho các anh được !

*

Lũ Cỏ Dại đều là lũ vô lại, bèn đẩy tay, tóm chân tranh cướp đi không ít chất dinh dưỡng ở dưới những gốc cây Lúa Non. Dần dần, cỏ Dại mọc càng cao lên, còn những cây Lúa Non thì gầy, lùn, lá cây vàng ra, quăn lại !

Một hôm, có một trận mưa nhỏ từ không trung bay tới.

– Bạn là mưa gì mà sao mùi vị lại lạ thế ? – Những cây Lúa Non hỏi.

Một âm thanh mạnh mẽ vang lên :

– Tôi là Máy Phun Mù đây. Tôi tới khám bệnh, trị bệnh cho các bạn. Thứ hoá chất này không làm hại gì tới các bạn, xin các bạn cứ yên tâm !

Trận mưa nhỏ cứ không ngừng rơi xuống ruộng làm lũ cỏ Dại chết sạch. Những cây Lúa Non mừng rỡ cười vang !”.

(Theo báo Hoạ mi, số 14, 2005)

a) Văn bản đã giới thiệu với chúng ta cái Máy Phun Mù để trừ cỏ dại trong nghề trồng lúa. Vậy đây là văn bản thuyết minh hay tự sự ?

b) Văn bản trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của sự kết hợp nghệ thuật ấy?

Bài tập 8. Đọc văn bản sau :

“Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt, nên được coi là con vật thanh cao, thoát tục. Chính vì tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt mà hình ảnh con rùa đội bia đá, trên bia đá đã ghi lại những câu chuyện lịch sử, danh nhân… thể hiện sự “tín nhiệm” của ông cha ta khi giao cho rùa việc lưu giữ văn hoá sử sách để nó trường tồn với thời gian và dân tộc. Hạc là loài chim quý, đối với người Việt dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần tiên, ở đâu có hạc là ở đó có tiên (ví dụ hoa văn trang trí cảnh tiên cưỡi hạc). Do đó, hạc là biểu hiện cho sự tinh tuý, thanh cao. Hình ảnh hạc trên lưng rùa là mô típ quen thuộc trong đình chùa… thể hiện cho sự hoà hợp giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương. Theo một câu chuyện truyền thuyết thì hạc và rùa là đôi bạn thân. Rùa tượng trưng cho con vật sống -dưới nước, biết bò. Hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, rùa đã giúp hạc vượt qua vùng nước ngập úng để đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa được hạc đưa về vùng có nước. Câu chuyện này nói lên lòng chung thuỷ, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn của những người bạn tốt. Chính vì những ý nghĩ đó mà rùa và hạc là hai trong số những con vật được người Việt đề cao, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp, may mắn. Và chúng có một vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc, được sử dụng làm hình ảnh trang trí trong nhiều đền, chùa, miếu… ở Việt Nam”.

a) Văn bản trên có thể tách làm nhiều phần. Hướng tách thế nào ? Nêu tiêu đề từng phần, sau khi đã tách ?

b) Nêu nội dung mà Văn bản trên giới thiệu. Có thể khẳng định : đây là văn bản thuyết minh được không ? Vì sao ?

c) Có người cho rằng văn bản trên đã được đan xèn các yếu tố tự sự và lập luận. Có đúng vậy không ? Vì sao ?

d) Hãy đóng vai rùa (sau đó thử đóng vai hạc) tự kể lại nội dung văn bản trên.

Bài tập 9. Đọc văn bản sau :

“Mấy con Sóc Nhỏ rủ nhau tổ chức một cuộc thi tài. Chúng đem một miếng vải đỏ treo lên một cành cây thông cao nhất, cách mặt đất đến 100 mét. Ai đến lấy được mảnh vải đỏ trước thì sẽ thắng và được ăn hết tất cả quả thông đã hái để ở trong làn dưới gốc cây.

– Bắt đầu !

Khi mấy con Sóc Nhỏ đang định leo lên cây, thì bỗng có một bóng đen bay tới rồi vọt lên ngọn cây thông, lấy xuống miếng vải đỏ.

– Anh là ai ? Làm sao lại quấy rối chúng tôi. – Lũ Sóc Nhỏ thét toáng lên.

– Tôi ư ? Tôi là Sóc, nhưng hơi khác với các bạn là hai bẽn thân thể tôi có màng nên có thể bay lượn được. Tôi tới đây là muốn kết bạn. Tôi sẽ mang phân của tôi làm “lễ vật” tặng cho các bạn.

Lũ Sóc Nhỏ nghe vậy tức lắm ! Lại có kẻ đem phân thải ra tặng người khác!

Chúng vớ những quả thông ném tới tấp vào Sóc Biết Bay !

– Các con làm gì thế ! – Khi đó Sóc Mẹ về kịp, hỏi rõ ngọn ngành xong, liền nghiêm khắc nói với lũ Sóc Nhỏ :

– Các con chưa hiểu gì mà đã đánh bạn thế à ! Phân của Sóc Biết Bay là một loại đông dược quý giá, gọi là “ngũ linh”, tốt cho việc lưu thông máu, giảm đau, tiêu đờm… Sóc Biết Bay có lòng tốt muốn tặng thứ “lễ vật” quý giá ấy cho các con đấy”.

(Theo báo Hoạ mi, số 18, 2005)

A – Giải oan cho Sóc Biết Bay.

B – Sự hiểu lầm giữa các bạn Sóc.

C – “Ngũ linh” – một loại đông dược quý giá.

D – Một kiến thức cần biết về loài Sóc Biết Bay.

b) Vì ghi vội, nên bạn học sinh viết văn bản trên thành một mạch liên tục. Hãy giúp bạn ấy phân chia các phần một cách hợp lí. Nêu cơ sở của sự phân chia ấy. Đặt tiêu đề ngắn gọn cho từng phần.

c) Văn bản trên là văn bản thuyết minh hay văn bản tự sự ? Hãy đưa ra các lí’lẽ để bảo vệ ý kiến của em.

d) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng.

Bài tập 10. Hãy lắng nghe cuộc trò chuyện của hai bé :”Hạnh và Thi qua một đoạn văn sau :

– Cậu làm gì đấy ? Cậu làm ướt quần mình rồi ! Hạnh kêu lên.

Thi cười xoà :

Rồi Thi chỉ tay vào chú giun đất đang cựa quậy giữa vũng nước. Hạnh nhăn mặt nói :

– Giun đất mà cậu lại ném à ? Nó có ích đấy !

– Có ích ư ? Tớ nghĩ giun gì thì cũng có hại cho con người.

– Sai rồi, giun đất xới đất giúp đất tơi xốp đấy.

– Thế à ! Vậy mà bấy lâu nay tớ lại nghĩ oan cho nó. Bây giờ tớ phải làm gì ?

Hạnh bày cách :

– Cậu tìm cái que gạt nó ra ngoài đất này, chờ một lúc cho đất ráo, chọc một cái lỗ, cho nó xuống.

Thi làm theo lời Hạnh. Quả nhiên, sau đó con giun đất đã tự bò xuống cái lỗ. Hai bạn cùng rẻo lên thích thú… Suốt buổi chơi hôm ấy Thi cảm thấy như mình lớn hơn một chút…”.

(Theo báo Hoạ mi, số 20, 2005)

a) Đoạn văn trên đã giúp các bạn đọc nhỏ tuổi biết thêm kiến thức gì ? Vậy có thể khẳng định : đây là đoạn văn thuyết minh được không ? Chọn các câu văn thể hiện rõ kiến thức trên.

b) Đoạn văn thuyết minh trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật :

A – Nhân hoá.

B – So sánh.

C – Đối tượng thuyết minh tự thuật.

D – Tạo một tình huống trò chuyện : bộc lộ kiến thức cần thuyết minh.

E – Kể chuyện kết hợp tạo tình huống trò chuyện.

c) Đoạn văn trên có thể dùng cho lứa tuổi nào ? Vì sao em biết ?

Bài tập 11. Đọc văn bản sau :

“Trời oi bức quá. Gấu Nhỏ vừa ngủ trưa dậy, tụt từ từ xuống khỏi cây, ra sông tắm. Nó nhảy ùm xuống nước. Bàn chân vừa chạm tới đáy sông thì toàn thân nó như bị điện giật.

– Có quái vật ! – Gấu Nhỏ kinh hoàng bơi vào bờ, nhìn xuống mặt sông.

– Ai làm cá của tôi sợ chạy hết rồi ! – Một con Cá Đầu To nhô lên mặt nước nói.

– Ôi ! Xin lỗi ! Trời nóng quá, tôi muốn tắm cho mát thôi mà.

Cá Đầu To thấy Gấu. Nhỏ nói lễ độ như vậy, khôn? nóng giận nữa, mà cười hì hì, nói :

– Chó lo lắng, bạn tiếp tục tắm đi. Tôi vừa dùng điện để bắt cá đấy mà.

Gấu Nhỏ ngạc nhiên hỏi :

– Trên người anh có điện à ?

Cá Đầu To tự hào nói :

– Tôi được gọi là Cá Điện. Điện áp trên thân thể tôi rất mạnh. Khi tôi phóng điện, động vật xung quanh cách mấy mét đều bị thương, hoặc bị chết. Qua việc phóng điện, tôi có thể tự bảo vệ mình và cũng là một cách để thu được thức ăn đấy !

Gấu Nhỏ lúc đó mới hiểu ra vì sao khi mình mới nhảy xuống nước, toàn thân lại bị tê tê ! Hoá ra là lúc ấy anh Cá Đầu To phóng điện ở trong nước”.

(Theo báo Họa Mi, số 16, 2005)

a) Chọn trong các đầu đề sau một đầu đề đúnơ mà hay. Giải thích sự lựa chọn đó.

A – Giới thiệu loài Cá “phóng điện”.

B – Sự vỡ lẽ trong hiểu biết của Gấu Nhỏ.

C – Một cuộc gặp gỡ bất ngờ và kì lạ.

D – Gấu Nhỏ và Cá “phóng điện”.

b) Có thể khẳng định rằng : đây là văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật không ?

c) Một trong các biện pháp nghệ thuật đã được dùng trong văn bản trên là : kể chuyện. Vậy theo em, có thể xác định ngôi kể được không ?

d) Hãy tạo một văn bản thuyết minh về Cá “phóng điện”, nhưng đóng vai Gấu Nhỏ kể lại câu chuyện trên.

So sánh văn bản mới tạo được và văn bản đã cho.

Bài tập 12. Hãy viết bài thuyết minh một trong các đồ dùng : cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón

(Yêu cầu : Bài thuyết minh có sử dụng hợp lí một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao chất lượng của bài thuyết minh).

Gợi ý : * Nên làm theo các bước sau :

1. – Tìm hiểu đề, xác định đối tượng cần thuyết minh.

2. – Tìm tri thức về đối tượng cần thuyết minh.

3. – Cân nhắc, chọn biện pháp nghệ thuật để vận dụng vào bài.

4. – Lập dàn ý chi tiết.

5. – Viết bài.

* Giúp các em làm bước 2. Ví dụ : Tìm tri thức về cái quạt điện

– Quạt điện gồm hai phần chính : động cơ điện và cánh quạt.

– Cánh quạt được lắp với trục động cơ điện. Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc kim loại, được tạo dáng để làm ra gió khi quay.

– Ngoài ra, quạt còn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ.

2. Nguyên lí làm việc

– Quạt điện thực chất là động cơ điện cộng với cánh quạt.

– Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo, tạo ra gió làm mát.

3 . Các loại quạt điện

Quạt điện có nhiều loại : quạt trần, quạt bàn, quạt treo tường, quạt cây…

Khi sử dụng quạt điện, ngoài những yêu cầu riêng về kiến thức động cơ điện, còn cần chú ý : cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, không bị lắc, không bị vướng cánh,…

Ví dụ tìm tri thức về cấu tạo chiếc nón : Tham khảo cuốn Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8 của Cao Bích Xuân (NXB Giáo dục, 2004).

Nồi Cơm điện

1. Cấu tạo : Nồi cơm điện có ba bộ phận chính là vỏ nồi, xoong và dây đốt nóng.

a) Vỏ nồi : Có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.

b) Xoong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men đặc biệt (chống dính) để cơm không bị dính xoong.

c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim ni-ken – crôm, gồm dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ.

– Dây đốt nóng chính công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm.

– Dây đốt nóng phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm.

Ngoài ra còn có đèn báo hiệu và mạch điện tự động để thực hiện các chế độ nấu, ủ, hẹn giờ… theo yêu cầu.

2. Các số liệu kĩ thuật

– Điện áp định mức : 127V ; 220V.

– Công suất định mức : từ 400W đến 1000W.

– Dung tích xoong : 0,75 lít; 1 lít; 1,5 lít; 1,8 lít; 2,5 lít.

3. Sử dụng

– Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng nhiều, rất tiện lợi, từ loại đơn giản cho đến loại tự động nấu cơm theo chương trình và báo tín hiệu bằng màn hình.

– Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo.

+ Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh – Bài làm văn lớp 9