Top 14 # Biện Pháp Nghệ Thuật Vào Phủ Chúa Trịnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Phân Tích Bút Pháp Kí Sự Trong Vào Phủ Chúa Trịnh

Phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh – Đọc Tài Liệu tổng hợp dàn ý chi tiết và những bài văn hay phân tích bút pháp kí sự trong đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh cho các em học sinh tham khảo.

Nội dung chính trong bút pháp kí sự của đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh

– Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc. Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm.

– Giọng điệu: kể chuyện khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị cho người đọc: nín thở đứng chờ, bị sóc một mẻ, một chỗ tối om không có cửa ngõ gì cả… Giọng kể của ông rất tự nhiên xen kẽ giữa lời kể và lời bình, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc.

– Về nhân vật, ngoài những người mang họ Trịnh, các nhân vật khác, tuy quyền hành và phận sự khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ cùng dựa dẫm, nịnh bợ nhà chúa nhằm củng cố địa vị cá nhân. Các quan ngự y ngày đêm chầu chực để liệu phương thuốc chạy chữa cho Trịnh Cán, nhưng lại sợ trách nhiệm, chỉ theo ý của quan Chánh đường để ra toa. Ngay cả quan Chánh đường cũng không khá hơn, ông hoàn toàn đặt mọi hi vọng vào thế tử ốm yếu, bệnh hoạn.

Dàn ý phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh

1. Mở bài: Giới thiệu về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Lê Hữu Trác là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp to lớn trong nền văn học nước nhà, và tiêu biểu trong những sáng tác đó là bài kí sự Vào phủ chúa Trịnh nói về một bức tranh hiện thực của cuốc sống trong phủ chúa.

2. Thân bài: Phân tích bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

– Tác giả đã vẽ lên một bức tranh đầy tội ác trong phủ chúa Trịnh, một cuộc sống xa hoa với bao tội ác của những viên chúa trong phủ chúa:

+ Trong xã hội nhân dân đang phải chịu cảnh cực khổ éo le của cuộc sống vì nghèo đói và bị áp bức bóc lột, nhưng hiện thực trong phủ chúa lại ăn chơi xa đọa không lo cho cuộc sống của nhân dân.

+ Mở đầu bài kí sự đó là khung cảnh giàu sang của phủ chúa, đối lập với cuộc sống nghèo đói của nhân dân: Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương… Tôi nghĩ bụng: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi.

+ Cuộc sống trong phủ chúa thật xa hoa nó làm cho con người chìm đắm trong những cơn say của đồng tiền và đây cũng là một bức tranh phê phán những lối ăn chơi sa đọa không lo cho dân cho nước như trong phủ chúa.

+ Mọi vật mọi thứ trong phủ chúa đang diễn ra trong một cảnh tấp nập và xa hoa, khung cảnh trong phủ chúa đang diễn ra và giường như nó đang bao vây những tội ác của phủ chúa, đời sống nhân dân đang cực khổ, chúa không lo cho dân cho nước mà lúc nào cũng chỉ ăn chơi xa đọa và chỉ biết hưởng thụ, một cuộc sống lãng phí giàu sang, người người trong phủ chúa đang sống trong cảnh giàu sang, những đối lập với ngoài xã hội thì là hàng vạn những con người đang sống trong cảnh nghèo khổ và phải chịu biết bao những cực khổ đang đọa đầy thân xác và con người đó để có được một cuộc sống xa hoa như trong phủ chúa

– Khung cảnh trong phủ chúa đã được Lê Hữu Trác khái quát qua mấy câu thơ tức cảnh:

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

– Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó là bức tranh phản ánh cuộc sống xa hoa ở chúa Trịnh qua đó phê phán tầng lớp quan lại của thời Trịnh. Đây cũng là bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, nó đối lập với cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân đang phải chịu cực khổ lầm than.

Tham khảo : Dàn ý phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Với dàn ý phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh, các em học sinh đã có thể thử hình dung được những ý chính trong bài. Ngoài ra, Đọc tài liệu cũng tổng hợp những bài văn mẫu phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh hay nhất cho các em tham khảo về cấu tứ và ngôn từ trong cách hành văn cảm nhận.

Văn mẫu phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh

Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình quý tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Làm quan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian,ông nhận thấy xã hội thối nát,cương thường lỏng lẻo, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất (1746), ông liền viện cớ cáo quan về nuôi mẹ già. Từ đó ông chuyên nghiên cứu y học vừa chữa bệnh cứu đời, vừa soạn sách và mở trường dạy học truyền bá y đức, y lí, y thuật. Ngày 12 tháng giêng năm Cảnh Hưng 43(1782),Lê Hữu Trác nhận được lệnh chúa triệu về kinh xem mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Sau đó một thời gian thì chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong nhiều chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long đã thôi thúc ông cầm bút. Năm 1783 ông viết xong tập “Thượng kinh kí sự” bằng chữ Hán. Tập kí sự này là một tác phẩm văn học đích thực, đặc sắc giá, có giá trị sử liệu cao.

Đoạn trích ” Vào phủ chúa Trịnh ” trong sách Ngữ văn 11 – Nâng cao,tập 1(Nxb.Giáo dục,H,2007) thể hiện được đầy đủ những nét độc độc đáo trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác. Như ta biết: kí là là tên gọi chung cho một nhóm thể loại có tính giao thoa giữa báo chí với văn học. Kí viết về cuộc đời thực tại,viết về người thật, việc thật. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh.

Kí bao gồm nhiều thể văn như : bút ký, phóng sự, du kí, hồi kí,nhật kí, …Trong số đó kí sự thiên về ghi chép chi tiết, tỉ mỉ sự việc – câu chuyện có thật. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Đoạn trích ” Vào phủ chúa Trịnh” vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất, trực tiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Nhà văn quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, thuật việc khéo léo. Mở đầu đoạn trích là một sự kiện cụ thể, chân thực.

Bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Nhà văn kết hợp biện pháp kể khách quan với nghệ thuật gợi không khí nhằm làm nổi bật hành động khẩn trương, gấp gáp của nhân vật: “Mồng một tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra một người đầy tớ quan Chánh đường….”. Ở đây “trong việc có người”, người gắn chặt với cảnh, với môi trường hoạt động cụ thể. Câu văn của Lê Hữu Trác ngắn gọn, giàu thông tin, được viết ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không một chi tiết thừa. Lời văn giản dị, chắc mà bay bổng, vừa “truyền cảm” vừa truyền nhận thức. Người đọc có thể hình dung được rất rõ một cảnh huống đặc biệt đang xảy ra. Lần theo mạch tự sự, người đọc có cảm giác hồi hộp lo âu rồi bất ngờ nhận ra một con người gần gũi, quen thuộc như cảm nhận của nhân vật “tôi” trong tác phẩm này.

Trước mắt ta: hình ảnh nhân vật tôi đã dừng bước với tâm trạng ngạc nhiên, thoáng một chút thất vọng. Nhịp kể đột ngột chậm lại để ghi người, ghi việc rõ nét hơn, đầy đủ hơn. Hai chữ “thì ra” vừa tạo ấn tượng về sự khám phá, vừa gọi ra được người thật, việc thật. Nhân vật “tôi” không hiện ra qua hình dáng cụ thể. Trước hết anh ta xuất hiện qua giọng nói, qua cảm nhận về âm thanh, và rõ hơn ở hành động. Nhân vật “tôi” xuất hiện với tư cách một người trong cuộc, trực tiếp tham gia vào sự việc được miêu tả trần thuật. Vì thế ngay từ đầu truyện người đọc đã có cảm giác đây không phải câu chuyện hư cấu, mà chính là bức tranh cuộc sống đang hiện hữu.

Khi kể việc, tả người Lê Hữu Trác không vay mượn những khuôn mẫu, chất liệu có sẵn, tác giả hướng tới khai thác chất liệu đời thường, đời tư. Chẳng hạn lời đối thoại của nhân vật người đầy tớ được thể hiện một cách tự nhiên, đúng với vị thế chức phận của hắn: “có thánh chỉ triệu cụ vào. Quan truyền mệnh hiện đang ở nhà cụ lớn con, con vâng mệnh chạy đến đây báo tin…”. Lê Hữu Trác coi trọng việc kể lại có ngọn ngành. Nhà văn ưa sắp xếp sự việc cho đầy đủ mạch lạc có đầu có cuối, nên dường như cứ một đoạn hay một câu nói về hành động của tên đầy tớ lại tiếp đoạn tự thuật về hành động, cảm nhận của Lê Hữu Trác. “Nghe tiếng gõ cửa… tôi chạy ra…”, “người đầy tớ nói… tôi bèn”, “tên đầy tớ chạy… tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết”. Mạch văn chặt chẽ nhờ sự thể hiện thành công cái lô gíc nhân quả của sự kiện, hành động. Ban đầu ta tưởng như nhân vật “tôi” chủ động, nhưng càng đọc càng thấy nhân vật “tôi” bị cuốn vào hết sự việc này đến sự việc khác. Mở đầu đoạn trích cấu trúc câu văn ngắn gọn.

Mỗi câu văn tương ứng với một tâm tình, một sự việc, hành động. Người đọc vừa đồng cảm với nỗi vất vả và hành động bất đắc dĩ của nhân vật tôi vừa đồng tình với Lê Hữu Trác ở thái độ mỉa mai châm biếm sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh Sâm lúc bấy giờ. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một thầy thuốc lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ. Không gian nghệ thuật của tác phẩm ngày càng được mở rộng hơn theo bước chân, và cách nhìn của nhân vật xưng “tôi”.

Bức tranh toàn cảnh về phủ chúa Trịnh không chỉ có bề rộng mà còn có chiều sâu, với một sức gợi mạnh mẽ. Theo nhân vật “tôi” quang cảnh ở phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ – không ở đâu sánh bằng: Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với những hành lang quanh co nối tiếp nhau, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác. Khuôn viên phủ chúa rộng, có trạm dừng chân được kiến trúc thật kiểu cách, với cảnh trí thiên nhiên kì lạ. Trong vườn, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong là những Đại đường, gác tía với kiệu son, võng điều. Đồ dùng của chúa được sơn son thếp vàng, đồ dùng tiếp khách ăn uống cũng đều là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ… Đến nội cung của thế tử phải trải qua 6 lần trướng gấm. Nơi ở của thế tử rất sang trọng, có sập thếp vàng, ghế rồng bày nệm ấm, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

Nhà văn dừng lại bình giá tỉ mỉ, sắc sảo các đồ dùng xa hoa từ nhà Đại đường đến Gác tía. Lời đánh giá nào của Lê Hữu Trác cũng đích đáng, tinh tế và có chừng mực. Nói tác phẩm giàu chất trữ tình vì thế. Tác giả quan sát các công trình kiến trúc, cảnh trí thiên nhiên qua hình khối, dáng vẻ kích cỡ, tả khuôn viên chủ yếu qua những ấn tượng về hương thơm âm thanh, kể về mức độ xuất hiện của thị vệ, quân sĩ để nhấn mạnh vẻ trang nghiêm của nơi đây. Lê Hữu Trác đặc biệt ưa tả đường đi, lối vào phủ chúa. Ta có cảm tưởng đằng sau mỗi cánh cửa là một bức tranh. Đoạn trích gồm nhiều bức tranh với những mảnh màu tối sáng, nhạt đậm khác nhau, nối liền nhau. Qua mấy lần cửa đầu tiên, trước mắt tác giả giống như một cảnh tiên huyền ảo, cây cối um tùm, hương hoa thơ mộng. Đi tiếp, cảnh giàu sang của phủ chúa được bày ra chân thật, đầy đủ hơn. Càng đi sâu vào trong, Lê Hữu Trác càng có dịp quan sát không gian nội thất, không gian cao rộng của lầu gác với các đồng hi trượng sơn son thếp vàng, nhất là được biết cái phong vị của nhà đại gia.

” Vào phủ chúa Trịnh ” trở thành một quá trình tiếp cận sự thật đời sống xa hoa vương giả hơn là thăm bệnh, chữa bệnh. Thăm bệnh, chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán tưởng chỉ như một cái cớ, một dịp may giúp người viết kí hoàn thiện bức tranh về cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang đầy uy quyền. Lê Hữu Trác tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt. Có đoạn sự việc được kể theo quan sát của nhân vật xưng tôi. Có đoạn nhà văn để cho nhân vật quan truyền chỉ miêu tả, giới thiệu.

Người đọc có cảm tưởng không chỉ có Lê Hữu Trác dẫn ta vào phủ chúa để tự do quan sát ngắm nhìn mà cả những kẻ hầu cận chúa cũng đưa ta thâm nhập, khám phá sự thật ở “Đông cung”. Những đoạn nhân vật tôi độc thoại toát lên cái nhìn sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế. Những đoạn kể tả, cho thấy nhân vật tôi bao quát được một không gian rộng lớn, nắm bắt được thần thái, bản chất của sự vật hiện tượng. Trong tư cách một người thầy thuốc quê mùa, nhân vật tôi luôn tỏ ra là một người hoà nhã kính nhường, ham học hỏi y thuật của đồng nghiệp.

Sự đối lập về vị thế so với các vị lương y của sáu cung hai viện, không khiến nhân vật tôi trở nên nhỏ bé, trái lại càng tôn cao hơn nhân cách và tài năng của nhân vật này. Vẻ đông đúc của lương y nơi triều đình tự phơi bày hết sự thực ở phú chúa đang tồn tại một hệ thống quan lại bất tài, ăn bám. Các nhà nho xưa ít khi nói về mình nhưng trong đoạn trích này, tác giả đã không ngần ngại để cái “tôi” đóng một vai trò quan trọng. ” Vào phủ chúa Trịnh ” thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân người cầm bút.

Qua đoạn trích ta thấy tác giả Lê Hữu Trác với bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh chân thực giúp ta nhận thấy ông là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ. Lê Hữu Trác xem nghề thuốc vô cùng thiêng liêng cao quý, người làm thuốc phải nối tiếp lòng trung của cha ông mình, phải luôn giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch. Lê Hữu Trác yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm. Vượt lên trên những danh lợi tầm thường ông trở về hành đạo cứu đời với quan niệm: “Thiện tâm cốt ở cứu người. Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu/ Biết vui, nghèo cũng hơn giàu/ Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn”.

-/-

Với đề bài phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh bao gồm tổng hợp nội dung, dàn ý phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ chúa Trịnh, và những bài văn mẫu hay, hi vọng các em học sinh cần tìm hiểu kĩ càng để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn phân tích chân thực và giàu ý nghĩa.

Soạn Bài Vào Phủ Chúa Trịnh Của Lê Hữu Trác

1. Tóm tắt nội dung bài học

” Vào phủ chúa Trịnh” là bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa

Vẻ đẹp nhân cách thanh cao và tâm hồn của tác giả: khinh thường danh lợi, sống thanh đạm, trong sạch

1.2. Nghệ thuật

Bút pháp kí sự tài tình và chân thực:

Miêu tả tỉ mỉ, quan sát tinh tế

Cách kể chuyện hấp dẫn, chân thực, đan xen hài hước

Chất trữ tình trong đoạn trích

2. Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả tỉ mĩ và tinh tế với nhiều lớp cửa, màn nhung, có nhiều lính canh gác, khuôn viên cây cối um tùm, đầy sắc hương,…

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh: có nhều người phục dịch, mỗi người một nhiệm vụ, lời lẽ, nghi thức cung kính, lễ độ,…

Những quan sát, ghi nhận này cho thấy cách nhìn và thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa: dù cảnh đẹp và sang trọng nhưng tác giả lại có một cái nhìn rất dửng dưng, không đồng tình với cách sống tù túng, ăn quá no mà lại thiếu khí trời.

Câu 2: Phân tích những chi tiết trong phủ trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có giá trị làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Thế tử, một đứa bé nồi chễm chệ trên sạp vàng, cho thầy thuốc, một cụ già, lạy rồi khen thầy thuốc lạy khéo.

Bữa cơm đầy, toàn là của ngon vật lạ, mâm vàng, chén bạc.

Câu 3: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

Ông hiểu rõ về căn bệnh của thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ bị vướng vào đường công danh nhưng sau lại nghĩ đến ơn nghĩa đất nước. Qua sự dằn vặt này cho ta thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có đức độ, lương tâm, có kiến thức uyên bác, có kinh nghiệm chữa bệnh và đặc biệt là một người thích tự do không muốn vướng vào vòng danh lợi.

Câu 4: Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

Ghi chép lại các sự việc, sự kiện trung thực.

Quan sát tỉ mĩ cả cảnh và người, cách kể khéo léo, lôi cuốn.

Giọng điệu kể tự nhiên, xem lẫn lời kể và lời bình tạo cho kí sự giàu chất trữ tình.

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

Quang cảnh nơi phủ chúa được miêu tả một cách tỉ mỉ và tinh tế

Phải qua mấy lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, khuôn viên chúa có điếm ” hậu mã quân túc trực”; vườn hoa cây cối um tùm, đầy sắc hương; những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau

Nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là ” mâm vàng chén bạc”

Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng….

⇒ Quang cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa;

Trong phủ có nhiều loại quan và người phục dịch, mỗi người một nhiệm vụ

Lời lẽ, nghi thức hết sức cung kính, lễ độ

Chúa trịnh luôn có phi tầng chầu chực xung quanh

Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có người hầu hạ xung quanh….

⇒ Cảnh nội cung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa.

Những quan sát, ghi nhận ấy nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống: Có thể thấy mặc dù tác giả khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, nhưng tác giả vẫn tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, và không đồng tình với cách sống tù túng, quá no đủ mà thiếu khí trời, thiếu tự do.

Câu 2: Phân tích những chi tiết trong phủ đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Một số chi tiết cho thấy rõ sự ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm:

Thế tử- một đúa bé ngồi chễm chệ trên sạp vàng cho thầy thuốc- một cụ già quỳ lạy để rồi khen thầy thuốc lạy khéo

Chi tiết tả cảnh bước vào nơi ở của thế tử

Bữa cơm sáng đầy của ngon vật lạ cùng mâm vàng chén bạc

Đồ vật được sơn son thếp vàng.

Câu 3: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

Cách chẩn đoán, lí giải về căn bệnh của thế tử cho ta thấy:

Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay thì ông sẽ được tin dùng ⇒ sợ công danh trói buộc, ông nghĩ đến phương thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng ông không làm trái với lương tâm của thầy thuốc. Sau một hồi giằng co, phẩm chất, lương y của một người thấy thuốc đã thắng. Ông làm tròn trách nhiệm và lương tâm của một người thầy thuốc. Ông thẳng thắn đưa ra phương thuốc của mình và lí giải về phương thuốc ấy.

Qua những diễn biến tâm tư khi tác giả kê đơn thuốc ta thấy được:

Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức và kinh nghiệm

Một thầy thuốc có lương tâm và đức độ

Ngoài ra: một người có phẩm chất cao quý và nhân cách thanh cao: khinh thường lợi danh, quyền quý, thích nếp sống tự do và thanh đạm

Câu 4: Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

Bút pháp kí sự của tác giả có những nét đặc sắc:

Giọng điệu kể chuyện rất tự nhiên xen lẫn lời kể và lời bình ⇒ giàu chất trữ tình

Quan sát tỉ mỉ, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo ⇒ tạo sự lôi cuốn

Ghi chép trung thực ⇒ thể hiện hiện thực sâu sắc của tác phẩm

3. Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh chương trình nâng cao

Câu 1: Cho biết Lê Hữu Trác dùng bao nhiêu lần từ thánh chỉ, thánh thượng, thánh thể trong đoạn trích? Những từ đó dùng để chỉ cái gì, chỉ ai và dụng ý của tác giả?

Lê Hữu Trác dùng từ thánh chỉ (3 lần), từ thánh thượng (3 lần) và từ thánh thể (1 lần). Những từ này dùng để chỉ:

Thánh chỉ: chiếu chỉ của vua, ở đây là chiếu chỉ của chúaTrịnh Sâm.

Thánh thượng: từ dùng để chỉ nhà vua, ở đây chỉ chúa Trịnh Sâm.

Thánh thể: thân thể, cơ thể của vua, ở đây chỉ thế tử Trịnh Cán.

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả kể ra rất nhiều người phục vụ, từ quan quân đến người hầu. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về uy quyền của chúa Trịnh Sâm?

Trong đoạn trích, tác giả kể ra rất nhiều người phục vụ, từ quan quân đến người hầu. Điều này gợi ra suy nghĩ:

Uy quyền của chúa Trịnh Sâm.

Hệ thống quan liêu lớn.

Phủ chúa mà hơn cả cung vua.

Câu 3: Để đến được nơi ở của thế tử Cán, Lê Hữu Trác phải đi qua những nơi nào? Quang cảnh và cách bài trí từng nơi tác giả đi qua gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống của chúa Trịnh?

Để đến được nơi ở của thế tử Cán, Lê Hữu Trác phải đi qua những nơi: bước qua màn gấm đi vào bên trong tối om, sau đó đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy và đến một cái phòng rộng nơi thế tử sống.

Quang cảnh và cách bài trí từng nơi tác giả đi qua gợi ra một cuộc sống quyền quý, giàu sang của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

Câu 4: Dựng lại không khí khám bệnh cho thế tử Cán trong phủ chúa Trịnh. Chú ý tới sự hối hả, tấp nập có vẻ trang nghiêm nhưng hài hước qua cách kể của người tường thuật.

Trước khi vào khám cho thế tử, không khí gấp gáp với tiếng gõ cửa, tiếng thở hổn hển của người đầy tớ Chánh đường, đầy tớ chạy trước hét đường, cáng chạy như ngựa lồng, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi,…

Không khí khám bệnh cho thế tử Cán trong phủ chúa Trịnh: cung nhân đứng xúm xít, đèn sáp chiếu sáng, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.

⇒ Không khí hối hả, tấp nập có vẻ trang nghiêm nhưng qua cách kể, cách nhìn của người tường thuật nó lại trở nên hài hước và mỉa mai.

Câu 5: Theo anh (chị), cách viết kí của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc?

Cách viết kí của Lê Hữu Trác có sự kết hợp với nhiều hình thức nghệ thuật như du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh,…

Có nhiều chi tiết, sự việc được ghi chép một cách trung thực.

Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quan.

4. Hướng dẫn luyện tập

So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.

Giống nhau: Giá trị của hiện thực và thái độ của tác giả đối với hiện thực (Cả 2 tác phẩm đều phản ánh hiện thực thói sống xa hoa, hưởng lạc và bày tỏ thái độ không đồng tình của tác giả)

Khác nhau:

Vào phủ chúa trịnh:

Là kí sự nhân chuyến tác giả được triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử: Trịnh Cán

Nét đặ sắc về nghệ thuật: quan sát tỉ mỉ, ngòi bút tinh tế ghi chép việc thực người thực, chon lọc chi tiết đắt giá; miêu tả khách quan, có sự kết hợp hài hòa giữa giữa thơ và văn xuôi tạo nên chất trữ tình; đặc biệt sự khéo léo trong cách kể xen lẫn lời bình

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh:

Là tùy bút kể lại những thú ham chơi của Trinh Sâm

Nét đặc sắc nghệ thuât: ghi chép chân thực, sinh động, giàu chất trữ tình. Các chi tiết miêu tả đắc giá, tả cảnh tỉ mỉ nhưng nhuốm màu sắc u ám, mang tính chất dự bào. Giọng điệu gần như khách quan nhưng lại khéo léo thể hiện thái độ lên án bọn vua quan thông qua thủ pháp liệt kê

5. Một số bài văn mẫu văn bản Vào phủ chúa Trịnh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Bố cục bài Vào phủ chúa Trịnh

Bố cục bài ” Vào phủ chúa Trịnh “.Giúp mk nhoa mấy bạn

Hướng dẫn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Hướng dẫn soạn bài ” Vào phủ chúa Trịnh” – Trích ” Thượng kinh kí sự ” – Lê Hữu Trác

Biện Pháp Nghệ Thuật Ẩn Dụ

TỔ 5CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH HÔM NAY DANH SÁCH TỔ 5Nguyễn Ngọc Bảo ChiNguyễn Thị Thu HàTrương Lê Hoài NhiNguyễn Thị Kim PhụngNguyễn Thị Xuân PhươngNguyễn Thị Thanh ThảoĐinh Nguyên Hồng ThủyTạ Hoàng Thủy Tiên

Từ trồng vốn chỉ hoạt động trồng cây, nhưng ở câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó còn được dùng để chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con người. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,… đối với cây và đối vói con người có quan hệ tương đồng, do đó từ trồng (thứ hai) là một ẩn dụ. c) Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ)

Từ ngọt vốn chỉ cảm nhận của vị giác khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, đưa lại cảm giác dễ chịu, khác với cay, chua, mặn, chát,… Nhưng ở câu tục ngữ này, nó chỉ cảm giác về lời nói âm thanh (thính giác). Hai cảm giác này (vị giác và thính giác) đem lại ấn tượng giống nhau, nếu lời nói dễ chịu, khéo léo thì nó cũng ngọt.

2. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:

Em tưởng nước giếng sâuEm nối sợi gàu dàiAi ngờ nước giếng cạnEm tiếc hoài sợi dây (Ca dao)

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chảy qua mặt. (Tô Hoài)– Mùi hồi chín, là cảm nhận bằng khứu giác (hương thơm của trái cây).– Chảy qua mặt, cảm nhận bằng thị giác (có thể nhìn thấy). Ấn dụ chuyển đổi cảm giác.– Tác dụng: Diễn tả mùi thơm lan toả nhiều đến mức có thể nhìn thấy được.b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông)– Thường thì ánh nắng được cảm nhận bằng thị giác: Vàng óng, vàng tươi, vàng, vàng nhạt.– Ánh nắng trong câu thơ “chảy đầy vai”, ánh nắng chảy thành dòng có thể cảm nhận bằng xúc giác. Câu thơ vì vậy mà gợi hình, gợi cảm hơn.c) Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải)– Trời sao trạng thái tĩnh, Xuyên qua từng kẽ lá trạng thái động, sự chuyển động trong cảm nhận của thị giác.– Thấy cơn mưa là cảm nhận bằng thị giác, tiếng cười cảm nhận bằng thính giác, Ướt tiếng cười vừa bằng thị giác, vừa thính giác và xúc giác.– Tác dụng: Thể hiện sự ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Bài tập 4: a.Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau của Nguyễn Bính: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.*Gợi ý: – Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông – ng­ười thôn Đoài, ngư­ời thôn Đông (ẩn)

– Ẩn dụ: cau, trầu – chỉ ng­ười đang yêu, đang nhớ nhau – cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa(ẩn)b. Xác định hoán dụ trong ví dụ sau: Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. (Tố Hữu)*Gợi ý : bắp chân đầu gối vẫn săn gân – tinh thần kháng chiến dẻo dai (ẩn)

Bài 5:Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ và nêu lên ý nghĩa:a. Tục ngữ có câu : “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “giọt máu đào, ao nước lã” chỉ cái gì?“giọt máu đào” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống – “ao nước lã” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống. Đó là những người dưng nước lã. à Cả câu tục ngữ khẳng định : những người có chung một huyết mạch dù xa bao nhiêu đời vẫn gần gũi hơn những người không có quan hệ huyết thống. b. Phân tích tác dụng ẩn dụ tu từ trong bài ca dao sau : “Bây giờ mận …. Chưa ai vài” Mận, đào, lối vào vườn hồng là những ẩn dụ tu từ. Nói xa xôi chuyện mận, đào, để nói chuyện về đôi ta. Cái lối vào vườn hồng vòng vèo và kín đáo thực chất là sự tỏ tình. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này. Bài tập 6:Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau: a) Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đ­ưa.*Gợi ý:Cây đa bến cũ – những kỷ niệm đẹpCon đò khác đ­ưa – cô gái đã đi lấy ngư­ời con trai khác làm chồng – đã thay đổi, xa nhau…(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).b) Thuyền ơi có nhớ bên chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền*Gợi ý: thuyền – ng­ười con trai (người đang xuôi ngược, đi lại – di động) bến – ngư­ời con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại – cố định)Đặt trong quan hệ song song: thuyền – bến, những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó – so sánh ngầm.(hình ảnh ẩn dụ gần gũi, đẹp dễ rung động diễn tả được nỗi nhớ, tấm lòng rất mực thủy chung, chờ đợi của người con gái).c) Dưới trăng quyên đã gọi hè,Đầu t­ường lửa lựu lập loè đơm bông.*Gợi ý: lửa lựu – mùa hè( hoa lựu màu đỏ, nở vào đầu hè – ý nói mùa hè đang đến)d) Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đ­ưa tay tôi hứng. *Gợi ý: con chim chiền chiện – cuộc sống mới hót – ca ngợi mùa xuân, đất nư­ớc, cuộc đời mới đầy sức sống đang trỗi dậy (tiếng reo vui của con người)

giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống. hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác ) – sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng e) Về thăm nhà Bác làng sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (- Nguyễn Đức Mậu) – Lửa hồng – màu đỏ – Thắp lên – nở hoaCẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Ngữ Văn

Để viết một bài văn cho người đọc vào có cảm giác lôi cuốn và hấp dẫn bởi phần nội dung và hình thức trình bày, thì các bạn cần sử dụng kết hợp một cách khéo léo các biện pháp nghệ thuật trong bài viết của mình, một số biện pháp đó là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…..

Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản:

Trước tiên ta cần tìm hiểu lí thuyết về cụm từ “biện pháp nghệ thuật “, là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật ( nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…) việc đưa các biện pháp nghệ thuật là đã có sự dự tính sẵn của tác giả, khi đã xác định được những mục đích, do đó nếu lựa chọn được một biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ là tác phẩm trở nên đắc giá.

Các loại chúng ta thường gặp:

1. So sánh

– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, đặc biệt là có nét tương đồng

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hóa

– Là dùng những từ ngữ vốn miêu tả hành động bản chất của con người để gán vào sự vật hiện tượng

Ví dụ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, chúng có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Mặt trời của Mẹ thì nằm trên lưng

Cách nhận biết giữa so sánh và ẩn dụ:

So sánh: có dấu hiệu nhận biết qua các từ như sau: là, như, bao nhiêu…. bấy nhiêu.

Ẩn dụ: có dấu hiệu nhận biết qua các nét tương đồng của 2 sự vật hiện tượng.

4. Hoán dụ

– Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vât, hiện tượng khác có nét tương đồng gần gũi

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Cách so sánh nhân hóa và hoán dụ:

Nhân hóa có sự nhận biết đó là có chứa các từ tên gọi, hoạt động của con người.

Hoán dụ có sự nhận biết là 2 sự vật có nét giống nhau

5. Nói quá

– Là biện pháp dùng để phóng đại qui mô,tính chất của sự vật hiện tượng

Ví dụ: Chân to giống cái cột đình

6. Nói giảm nói tránh

– Là biện pháp nhằm diễn đạt các ý văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển

Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Là biện pháp được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hay một cụm từ

Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

8. Chơi chữ

– Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ

Ví dụ: Trời cho = Trò chơi

– Đó là những biện pháp nghệ thuật thông dụng trong chương trình văn học các học sinh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học