Top 7 # Biện Pháp Phòng Chống Bao Lực Học Đường Hiện Nay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường

Do các em học sinh đang trong độ tuổi phát triển, hiếu động rất dễ xảy ra những hành động xô xát, bạo lực nên nhiều trường đã và đang triển khai các giải pháp ngăn chặn, giảm bạo lực học đường, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh thân thiện với học sinh, giáo viên. Thầy giáo Nguyễn Minh Tâm, Phó Hiệu trưởng trường THCS Đồng Quý (Sơn Dương) nói, năm học 2020 -2021, toàn trường có 205 em học sinh ở 4 khối lớp. Để làm tốt công tác phòng, chống bạo lực học đường, ngay từ những ngày đầu năm học, nhà trường đã chủ động phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nghiêm cấm giáo viên, nhân viên dùng bạo lực với học sinh dưới bất kỳ mọi hình thức.

Một buổi Diễn đàn xây dựng tình bạn đẹp nói không với bạo lực học đường của thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc nội trú ATK Sơn Dương (Sơn Dương).

Trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ huynh để quản lý học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nói không với bạo lực học đường. Nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép các hoạt động giáo dục trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Các giải pháp hoạt động trong công tác phòng chống bạo lực học đường của các trường học trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, hạn chế thấp nhất các vụ việc xảy ra trong môi trường học đường, giúp học sinh có kiến thức xã hội, rèn luyện kỹ năng, lối sống đẹp.

Giải Pháp Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường

ĐTO – Phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ) trong các cơ sở giáo dục là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đảm bảo an toàn cho học sinh (HS), Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt toàn đội ngũ giáo viên (GV), HS, phụ huynh HS những nội dung trọng tâm chủ động phòng, ngừa BLHĐ từ cấp cơ sở. Một số đơn vị lắp camera giám sát hoạt động trong khuôn viên trường

Thời gian qua, một số vụ BLHĐ xảy ra trên địa bàn tỉnh không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, nguyên nhân dẫn đến các vụ BLHĐ một phần bắt nguồn từ những hành vi xốc nổi, mâu thuẫn nhỏ trong cách cư xử hàng ngày, một số em HS thiếu sự quan tâm của gia đình, mê chơi game bạo lực, câu kết tạo nhóm, khi có bất hòa cùng tham gia đánh hội đồng hoặc cảnh cáo dằn mặt bạn học cùng lớp, cùng khối, cùng trường hoặc khác trường…

Những nạn nhân của tình trạng BLHĐ thường không dám báo với GV, chia sẻ với gia đình, bạn bè, âm thầm chịu đựng một mình, trong một thời gian dài, sống khép kín, thụ động với nỗi lo sợ thường trực mỗi khi đến trường, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Hiện nay, đa số HS có sử dụng điện thoại di động, truy cập Internet, tham gia mạng xã hội, tham gia các nhóm kín rất đông thành viên, khi tham gia vào các nhóm kín, các em thường đăng tải trạng thái, suy nghĩ trong nhóm kín. Chính vì vậy, GV, gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý, ngăn chặn những hành vi xốc nổi của bản thân các em.

Trong công tác quản lý, mỗi năm học, Sở GD&ĐT quán triệt trong toàn ngành, đồng thời ban hành các hướng dẫn thực hiện chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên theo từng giai đoạn với những việc cụ thể như đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống BLHĐ, mối nguy hiểm, hậu quả, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi BLHĐ trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa, trên website, báo, đài, chương trình phát thanh học đường. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục, thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa. Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục, cử cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn nâng cao năng lực, phòng, chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục…

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng đã yêu cầu Phòng GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có khảo sát, đánh giá phòng ngừa nguy cơ BLHĐ, chú ý đến những HS gặp phải những biến cố về gia đình, đề ra các giải pháp tình huống BLHĐ xâm nhập vào trường học. Các trường học phải có số điện thoại liên lạc với công an địa phương, cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp khi xảy ra BLHĐ.

C.PHƯƠNG

3 Nhóm Giải Pháp Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Trong Trường Học

Giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019.

Giải pháp phòng, chống bạo lực học đường

1. Đối với các sở giáo dục và đào tạo

a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường.

(Xem slide bài giảng pháp luật An toàn cho phụ nữ và trẻ em )

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

c) Xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương như: Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh.

d) Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.

e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, sân chơi, bãi tập; bố trí giáo viên bảo đảm số lượng, cơ cấu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

2. Đối với các cơ sở giáo dục

a) Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.

b) Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

c) Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

(Xem bài viết: Quy tắc ứng xử của giáo viên trong nhà trường )

d) Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.

đ) Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục.

e) Tổ chức ký cam kết phối hợp hằng năm giữa gia đình học sinh với cơ sở giáo dục về việc quản lý, giáo dục học sinh. Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.

h) Phối hợp với công an, các lực lượng chức năng để khẩn trương điều tra, xác minh các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật xảy ra ở cả trong và ngoài nhà trường; xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh có hành vi bạo lực học đường theo quy định.

3. Giải pháp phòng, chống bạo lực học đường đối với cơ sở đào tạo

a) Tiến hành rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập sư phạm để rèn các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, kỹ năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, chuyên đề đào tạo về công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm.

b) Nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại các địa phương thiết thực hiệu quả.

c) Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp.

Rubi

Giải Pháp Phòng, Chống Bạo Lực Học Đường Tại Tỉnh Bắc Giang

(BGĐT) – Nhằm ngăn chặn bạo lực học đường, tác giả Hán Thị Hương Giang, Phó phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt Hàn nêu ý tưởng: Xây dựng hệ thống giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Bắc Giang.

1. Giải trình tính cấp thiết của nội dung ý tưởng cần đề xuất

Bạo lực học đường (BLHĐ) là vấn đề không mới nhưng mỗi khi truyền thông đưa lên những thông tin về các vụ BLHĐ đều khiến công chúng giật mình, bàng hoàng và xót xa vì tính chất côn đồ, hung hãn của hiện tượng này.

Hẳn chúng ta chưa quên vụ án nữ sinh Nguyễn Thị Hoa đâm chết bạn xảy ra ngày 18-1-2013 tại khu vực cổng Trường THPT dân lập Đồi Ngô, Lục Nam từng gây xôn xao dư luận và hàng loạt các vụ BLHĐ do học sinh gây ra, quay video rồi tung lên mạng xã hội. Gần đây nhất là việc cô giáo ở Lào Cai đã đánh bầm tím mặt một học sinh tiểu học chỉ vì em viết chậm.

Tại sao khi đời sống vật chất trong xã hội ngày được nâng cao, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ đem lại nhiều tiện dụng cho con người mà BLHĐ lại gia tăng và tính chất ngày càng nghiêm trọng như vậy?

Trước thực trạng đó tôi đề xuất ý tưởng: Xây dựng hệ thống giải pháp phòng chống BLHĐ cho thày và trò tại các trường phổ thông trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang.

2. Nội dung ý tưởng

2.1. Mô tả thực trạng BLHĐ ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay, nhận xét đánh giá mức độ nguy hiểm của hiện tượng này.

2.2. Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng BLHĐ

2.3. Xây dựng một số chủ điểm phòng chống BLHĐ để thực nghiệm trong trường học.

2.4. Đề xuất hệ thống giải pháp phòng chống BLHĐ cho giáo viên và học sinh.

3. Phương pháp triển khai thực hiện ý tưởng

3.1. Nghiên cứu tài liệu để hiểu được lý luận về BLHĐ

3.2. Sử dụng các phương pháp Khoa học: quan sát, điều tra viết, phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh, các nhà quản lý và phụ huynh học sinh để mô tả, nhận xét đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân BLHĐ tại các trường phổ thông.

3.3. Dùng phương pháp thực nghiệm đề xuất một số giải pháp phòng chống BLHĐ.

4. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng của ý tưởng

Ý tưởng này mang tính khả thi nếu được cấp kinh phí. Phạm vi áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường học đối với học sinh, phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý.

5. Dự kiến hiệu quả (về khoa học, về kinh tế và hiệu quả xã hội) của ý tưởng khi triển khai

Làm giảm tần suất BLHĐ, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho học sinh khi đến trường khiến hiệu quả học tập tăng cao, phụ huynh yên tâm khi con đi học. Từ đó góp phần xây dựng văn hoá học đường và ổn định xã hội.

Người đề xuất ý tưởng