Top 6 # Biện Pháp Rèn Đọc Cho Học Sinh Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Một Số Biện Pháp Rèn Đọc Cho Học Sinh Lớp 2

I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 II . ĐẶT VẤN ĐỀ : Môn tập đọc là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với bậc tiểu học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Trong năng lực hoạt động ngôn ngữ ở con người thể hiện ở kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc, đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Môn này giúp học sinh trau dồi vốn tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp, suy luận, tìm tòi để làm bài được tốt. Trong quá trình dạy Tập đọc lớp hai tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi băn khoăn, trăn trở và mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 . III. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Học môn tập đọc, việc đọc và hiểu là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc tốt. Ngược lại việc đọc tốt giúp cho việc hiểu bài thêm sâu sắc. Để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Về học sinh: Học sinh mới qua lớp 1 nên chỉ mới biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ và đọc chưa đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu, nắm nội dung bài còn khó hơn. Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: hầu hết các em đọc còn yếu. Khi đọc ở các dấu chấm, dấu phẩy còn ngừng nghỉ như nhau, viết còn thiếu, đọc ê a, ngắc ngứ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ . Thực trạng của nhiều học sinh yếu kém có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc, luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra, nhắc nhở con em học tập ở nhà. Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả học tập của đa số học sinh là chưa cao. Nhất là phân môn tập đọc, các em chỉ biết đọc, chứ đọc chưa hay . 2. Về giáo viên: - Bản thân tôi được giảng dạy lớp 2 nhiều năm. Tôi nhận thấy dạy phân môn tập đọc, rèn cho học sinh đọc đúng đã khó, mà phải tập cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm, đọc hiểu càng khó hơn. Do vậy bản thân tôi đang tạo mọi cách để tìm và khắc phục những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như đã nêu trên, cố gắng để giúp những em chưa đọc được dần dần biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu, đọc truyền cảm. - Nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên, đầu tiên tôi tìm hiểu đến tận gia đình học sinh còn yếu kém. - Lên kế hoạch dạy học, phụ đạo thêm, kiên trì, chịu khó dạy âm, vần cho học sinh biết ghép rồi đọc thành tiếng. -Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp tay ba: gia đình, nhà trường và xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Giáo viên lựa chọn đúng đối tượng . - Phân ra từng nhóm đối tượng để kèm cặp, giúp đỡ. - Nắm tình hình khảo sát từng bước đầu. Sau một thời gian giảng dạy tôi đã khảo sát thấy các em còn mắc một số nhược điểm như sau: Tổng số học sinh Lỗi Số lượng Tỉ lể % 24em - Đọc ê-a , ngắc ngứ 8em 33,3% - Đọc còn sai âm, sai vần nhiều 7em 29,2% - Đọc liến thoắng . 2em 8,3% - Đọc giọng đều đều, không phù hợp nội dung bài. 5em 20,9% Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung 2em 8,3% Qua đợt khảo sát trên bản thân tôi thấy học sinh đọc còn yếu, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra và đưa vào vận dụng một số biện pháp sau: V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau: + Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm. Ví dụ : Bài thơ: ''Cô giáo lớp em '' Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''. - Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật, nhấn giọng ở các từ gợi tả: nảy mầm, vất vả, kết bao nhiêu là trái vàng trái bạc, móm mém,... '' + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. + Giọng cô tiên: trầm ấm, dịu dàng: " Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?". Nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng''. + Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết, kiên quyết. Nhấn giọng các từ, cụm từ: ''nhớ bà , xin bà sống lại '' . Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Ví dụ : Bài thơ : '' Gọi bạn'' Lang thang / quên đường về/ Chạy khắp nẻo / tìm Bê Đến bây giờ Dê Trắng/ Vẫn gọi hoài:/ "Bê!//Bê!// Bài thơ "Gọi bạn" thuộc thể thơ 5 chữ, thể hiện tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn. Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được không khí trong lớp học thoải mái để học sinh có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em học tập và bắt chước thầy. Biện pháp 2: Luyện phát âm đúng. Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác. Luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh. Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: + Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , l/n. + Sai vần : ac/at, âc/ât, ân/âng , on/ôn,.. + Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi . Ví dụ : "đã'' đọc là ''đả '', ''ngã ba'' đọc là ''ngả ba'' , ... Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm sinh . Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu , lắm/nắm + Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ . Để chữa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ . Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. Ví dụ : phát âm s / x : + Khi phát âm s ( sờ ) : phải uốn lưỡi , hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. + Khi phát âm x ( xờ) : hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng . Ví dụ : phát âm tr / ch : Ví dụ : '' rộn rã '' phân biệt với '' rộn rả '' , '' nâng/lân ''; phân biệt với '' xâu / sâu '' : '' xâu kim '' với '' sâu trong lòng đất '' Biện pháp 3: Luyện đọc : Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn : Đọc rành mạch, tốc độ đọc 50 tiếng / phút, nắm được ý cơ bản của bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết . Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học. Xen kĩ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt. a. Đọc rành mạch: - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc. Ví dụ : Bài thơ: '' Tiếng chổi tre '': Khi cơn giông Vừa tắt / Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt * - Đọc văn xuôi : Ngoài việc hướng dẫn đọc theo từ, cụm từ tôi tiến tới hướng đẫn đọc theo câu. Cuối câu học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp. Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu. Ví dụ : Bài '' Voi nhà ''. Toàn bài đọc với giọng linh hoạt. Cuối câu có dấu chấm cảm thì đọc lên cao giọng. Đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố: '' Thế này thì hết cách rồi ! '' Đoạn 2 : giọng hoảng hốt khi voi xuất hiện : ''Chạy đi ! Voi rừng đấy ! ''. Tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ ở các dấu câu, ở các từ ngữ cần nhấn giọng: '' ập xuống, khựng lại, chạy đi, vội vã, lừng lững, quặp chặt vòi,...'' * Đọc văn vần: Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc văn vần cần chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc, ở sách tiếng việt lớp 2 có nhiều thể văn vần chúng ta thường gặp như: Thơ lục bát, thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự do. Ở đây không phải thể thơ nào cũng giống nhau phải thay đổi theo tiết tấu của câu, bài thơ theo thể thơ nào . - Khi đọc thơ lục bát thường đọc ngắt nhịp 2/4 (ở câu 6 chữ ) và nhịp 4/4 (ở câu 8 chữ ). Ví dụ : Bài thơ '' Mẹ '' Lặng rồi / cả tiếng con ve Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi Nhà em/ vẫn tiếng ạ ơi Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru. - Thơ 7chữ ( thơ đường ): đọc theo nhịp 4/3 hay 3/4. Ví dụ : Bài thơ '' Gió ''. Gió ở rất xa / rất rất xa. Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5 Những ngôi sao / thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. - Đọc thơ 4 chữ theo nhịp 2/2 Ví dụ : Bài thơ '' Tiếng võng kêu '' Có gặp / con cò / Lặn lội / bờ sông ?/ Có gặp / cánh bướm / Mênh mông / mênh mông / - Đọc thơ 5 chữ theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 Ví dụ : Bài thơ '' Cô giáo lớp em '' Đáp lời / " chào cô ạ ! '' / Cô mỉm cười / thật tươi . / Yêu thương em ngắm mãi Những điểm mười / cô cho . / Tóm lại : Khi hướng dẫn học sinh đọc thơ, tôi hướng dẫn các em đọc theo nhịp kết hợp nghĩa của từ và cụm từ. b. Đọc lưu loát : Từ mức độ đọc rành mạch, tôi hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc lưu loát tức là biết đọc theo cụm từ, tốc độ đọc nhanh hơn, đọc rành mạch và theo ngữ điệu có dấu câu . Ví dụ : Bài '' Câu chuyện bó đũa '' . Tôi hướng dẫn đọc: lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn. Tôi đã hướng dẫn các em nhấn mạnh ở các từ, cụm từ: ''chia lẻ ra thì yếu '', "hợp lại thì mạnh '', ''đoàn kết mới có sức mạnh ''. Ví dụ: Bài " Sơn Tinh,Thuỷ Tinh '' Tôi hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng đọc thong thả, trang trọng. Lời của Vua dõng dạc. Đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào hùng, nhấn mạnh các từ ngữ, cụm từ: tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, chín hồng mao, đùng đùng tức giận, bốc, dời,... + Biện pháp: Đọc diễn cảm : Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biệt lời tác giả, lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai. Khi đọc lời tác giả, giọng đọc phải phù hợp với nội dung của đoạn văn. Tôi đã cho học sinh đọc phân vai trong các bài: Ví dụ : Bài '' Những quả đào '' Chia nhóm 5 học sinh đọc phân các vai: người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt. Ví dụ : Bài: '' Chuyện bốn mùa '' Chia nhóm 6 em đọc phân các vai : người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và Bà Đất. Đọc kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp tóm tắt ý của từng đoạn tiến tới nội dung cả bài. VI- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 2, áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, học sinh đọc tốt hơn nhiều so với trước đây chưa áp dụng các biện pháp trên. Kết quả cụ thể sau khi thực hiện các biện pháp trên: Tổng số học sinh 24em Nội dung Số lượng Tỉ lể % Đọc đúng 8em 33,3% Đọc rành mạch 4em 16,7% Đọc lưu loát 6em 25% Đọc diễn cảm 6em 25% VII-BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Thông qua các biện pháp tôi đã giảng dạy tại lớp và kết quả đạt được tôi rút ra cho bản thân những bài kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh các khối khác nói chung: 1. Giáo viên đọc mẫu phải thật hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Giáo viên đọc chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản để học sinh học tập. 2. Phải rèn cho học sinh luyện phát âm đúng, chú ý các từ ngữ, luyện đọc những từ ngữ học sinh phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. 3. Cho học sinh luyện đọc: đọc rành mạnh, đọc lưu loát cả văn xuôi, văn vần. Đọc đúng nhịp thơ, thể hiện ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng các từ ngữ, biết thay đổi giọng đọc theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu. 4. Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo hình thức phân vai, đọc biết kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp việc tóm tắt ý của từng đoạn và nội dung cả bài. Giáo viên phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, gương mẫu trong phương pháp soạn giảng. Giáo viên phải kiên trì, uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình, chu đáo tránh giảng triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu. Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như : tập làm văn, kể chuyện, chính tả... VIII. KẾT LUẬN : IX. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN KIẾN NGHỊ: Để rèn kĩ năng đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phép đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau: - Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc. - Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên. - Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo viên, cho học sinh trong khối, trong trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 3 năm 2015 Người viết Trương Thị Liễu TÀI LIỆU THAM KHẢO Căn cứ vào SGK và SGV lớp 2 Tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn ở lớp 2 theo các vùng miền của Bộ giáo dục. - Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 của Bộ giáo dục và đào tạo. Căn cứ vào thực trạng dạy và học Tập đọc của lớp. MỤC LỤC TT Tiêu đề Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Bài học kinh nghiệm Kết luận Những vấn đề kiến nghị Tài liệu tham khảo Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 1 1 1-2 2-3 3-8 8 8 9 9 10 11 12 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010- 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường . 1. Tên đề tài: .. 2. Họ và tên tác giả: 3. Chức vụ : 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: b) Hạn chế: 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường: thống nhất xếp loại: Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) .. .. .. III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH PhòngGD&ĐT . thống nhất xếp loại: Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) . .. .. III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) . ..

Một Số Biện Pháp Rèn Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 2

hải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc đầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản Ví dụ những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu lưỡi thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại. Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay, (không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu là r (là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. Ví dụ: Như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh. Giáo viên đọc rung những tiếng là tiếng nước ngoài ,ví dụ: Ra đi ô, Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Qúa trình này tôi thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích các em. * Một số mẹo sửa lỗi phát âm l/n * Phát hiện lỗi phát âm: Lỗi thay thế phụ âm đầu /l/-/n/ xảy ra ở ba trường hợp: - Trường hợp 1: Thay thế âm cố định /l/ thành /n/ (ví dụ: "lạnh lẽo" thành 'nạnh nẽo"). - Trường hợp 2: Thay thế âm cố định /n/ thành /l/ (ví dụ: "núi non" thành "lúi lon"). - Trường hợp 3: Thay thế âm bất định, nghĩa là khi đúng khi sai, lẫn lộn không thể phân biệt, ví dụ: "lúa nếp làng" phát âm thành "núa lếp làng". * Cách chữa lỗi phát âm: Bàn về việc trị liệu, sửa chữa và luyện tập để phát âm chuẩn hai âm này, có nhiều cách phân biệt l-n khi nói và viết tiếng Việt. Trong bài viết này, xin giới thiệu một số kĩ thuật (thường được gọi là "mẹo") của một số nhà ngôn ngữ tiếng Việt đã gợi ý trong nhiều tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt khác nhau. Ngoài ra, với chuyên môn về trị liệu âm ngữ, sẽ đề cập đến những cách phân biệt l-n trong khi nói và viết tiếng Việt dưới góc độ âm ngữ trị liệu tiếng Việt ở một bài viết khác. + Mẹo phân biệt viết con chữ l-n: Để cho dễ phân biệt về con chữ khi viết, mẹo "l cao, n thấp" được sử dụng để mô tả chiều cao của hai con chữ thể hiện hai âm này. Nhưng nhiều người đã biến tấu thành mẹo "n thấp, n cao" hoặc "l thấp, l cao" dựa vào cách phát âm của chính mình. Thực chất, mẹo này chỉ phần nào giúp phân biệt khi viết con chữ hơn là khi nói. Ngược lại, khi bị biến tấu, mẹo này lại làm cho người nói càng lẫn hơn khi phát ngôn + Mẹo phân biệt l-n khi nói và viết theo quy tắc cấu tạo âm tiết tiếng Việt Mẹo thứ nhất: Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì không (trừ trường hợp đặc biệt "noãn bào"). Ví dụ, những từ sau phải phát âm là l: cái loa, chói lòa, loan phượng, vết dầu loang, nói lưu loát, luẩn quẩn, loắt choắt, loanh quanh, luật pháp, luyến tiếc, Mẹo thứ hai: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/. Có thể liệt kê ra các từ láy vần bắt đầu bằng phụ âm /l/ như sau: lệt bệt, lò cò, lộp độp,lúi húi, lai dai, lơ mơ, lã chã, lăng xăng, lon ton, lai rai, lởn vởn, lênh khênh, lăng nhăng, luẩn quẩn, lằng nhằng, loằng ngoằng, Theo danh sách đầy đủ thì kiểu láy vần bắt đầu bằng /l/ như trên có khoảng hơn 300 từ. Mẹo thứ ba: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là /z/ (gi,d) và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/, ví dụ: gian nan, gieo neo, Mẹo thứ tư: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai và phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là /z/ (gi, d) thì đó là phụ âm /l/ (trừ trường hợp: khúm núm, khệ nệ,), ví dụ: cheo leo, khoác lác, Mẹo thứ năm: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong từ láy vần mà tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu thì phụ âm đầu của tiếng thứ hai là /n/, ví dụ: ăn năn, ảo não, áy náy, Mẹo thứ sáu: Những từ không phân biệt được là /l/ hay /n/ nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với /nh/ thì viết là /l/, ví dụ: lăm le- nhăm nhe; lố lăng-nhố nhăng; lỡ làng - nhỡ nhàng;lài-nhài; lời-nhời; lầm-nhầm, Mẹo thứ bẩy: Trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai tiếng trong từ láy đó phải cùng là một phụ âm. Do vậy, chỉ cần biết một tiếng bắt đầu bằng /l/ hay /n/ mà suy ra tiếng kia: Ví dụ: đều là l: lung linh, long lanh, lạnh lùng, Đều là n: no nê, nõn nà, núng nính, Mẹo liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu /l/ và /n/ theo bẩy mẹo kể trên đã hệ thống hóa được một lượng từ vựng nhất định để người sử dụng không nhầm lẫn khi nói và viết. Đây còn là một nguồn tư liệu rất tiện ích cho các nhà trị liệu ngôn ngữ-lời nói, giáo viên và những người lớn khác sử dụng trong chương trình luyện tập phát âm hoặc chương trình phát triển ngôn ngữ cho cả trẻ em và người lớn. 2. Luyện đọc ngắt giọng Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó. Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng: Tự xa/ xưa thủa nào Trong rừng/ xanh sâu thẳm (Gọi bạn - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28) Hay: Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101) Mà phải đọc: Tự xa xưa / thủa nào Trong rừng xanh / sâu thẳm Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời. Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Ví dụ: Ông già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng Dê trắng thương/ bạn quá Bàn tay mẹ/ quạt mẹ đưa gió về Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. Ví dụ: Bài: Dậy sớm Tinh mơ / em thức dậy Rửa mặt / rồi đến trường Núi giăng hàng / trước mặt Phải lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt Tinh mơ em / thức dậy Rửa mặt rồi / đến trường Núi giăng / hàng trước mặt Trong khi đó xét về mặt ý nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp 2/3 và câu sau ngắt nhịp 3/2. Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa. Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài: Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời. 3. Luyện đọc nhấn giọng Qua việc giảng dạy và thực tế trên lớp, để giúp học sinh đọc diễn cảm, đọc nhấn giọng người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau: Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng. Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinh đọc có hiệu quả hơn. Bài đọc trong sách giáo khoa của giáo viên cần nghi vắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc. Ví dụ : Bài: "Quà của Bố" ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106) Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quà của người bố. Bài: Thương ông (Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83) Ở bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọc giọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh (hoặc gạch chân) những đoạn câu cần ghi trọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( Trong từng bài giáo viên sẽ dự tính những lỗi học sinh sẽ mắc, giọng đọc cả bài, đoạn cần nhấn mạnh, tốc độ đọc. Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạyhọc. Phương tiện trực quan chủ yếu trong giờ Tập đọc là bài đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng triệt để sách giáo khoa để học phân môn Tập đọc đạt kết quả tốt. Đồ dùng dạy học thông thường trong tiết Tập đọc là tranh mẫu và một số vật thực mô hình để giảng từ và ý. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, ý, câu thơ cần luyện đọc. Tuy nhiên khi lên lớp còn có nhiều tình huống mới mẻ cần xử lý. Song theo tôi sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì lên lớp sẽ chủ động và sáng tạo hơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi. Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học, đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau . Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc của học sinh tốt hơn. Tuy nhiên , đối với học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao nên việc đọc đúng của học sinh cần chú trọng hơn. Ở đây viêc đọc ngắt giọng, nhấn giọng được chú ý vào những học sinh đã đọc tốt và yêu cầu đọc ở cuối kì I. Khi học sinh đã đọc chuẩn, nhanh thì trong mỗi tiết học tôi không cảm thụ thay học sinh, mà khêu gợi vốn hiểu biết sẵn có của học sinh phát huy tư tưởng của các em để tái hiện được bức tranh mà tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ sinh động. Ví dụ: Bài: Sáng kiến của bé Hà ( Tiếng Việt 2 tập 1 trang 78) Theo em bé Hà có những sáng kiến gì? Hà đã tặng ông món quà gì? Bé Hà trong truyện là một cô như thế nào? Với những câu hỏi trên cùng với những câu hỏi gợi ý nội dung bài học sinh sẽ tìm ra cách đọc thích hợp để diễn tả được cái không khí tưng bừng của cả gia đình bé Hà. Bên cạnh đó một trong những biện pháp để bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học là làm bài tập có hiệu quả. Để hướng tới đọc diễn cảm có sáng tạo, khi giảng bài trên lớp giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. Tuy nhiên chính nội dung này đã quy định ngữ điệu của nó, nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Ngược lại điều này phải kết hợp luôn tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc và biết diễn đạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm học sinh cần phải: + Biết thở sâu chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi đọc. + Rèn cường độ giọng đọc ( luyện đọc to) + Luyện đọc đúng + Đọc diễn cảm đúng. Trong khâu luyện đọc, tôi tiến hành theo hai bước: Ví dụ: Dùng một gạch xiên ( / ) đánh dấu ngắt; hai gạch xiên ( Ví dụ: Ngày xưa ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. (Bà cháu- Tiếng Việt 2- tập 1 trang 86) Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng, đọc diễn cảm (đọc ngắt giọng, đọc nhấn giọng) Đọc toàn bài - đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo từng đoạn. Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội dung tác phẩm. Ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ tình cảm riêng, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. Ngoài những biện pháp trên người giáo viên có thể kết hợp nội dung luyện đọc lồng ghép với trò chơi như: Thả thơ, truyền điện, chạy tiếp sức 4. Luyện đọc diễn cảm Muốn rèn cho các em đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ: - Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. Ví dụ: Trong bài Cây dừa - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu. - Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). - Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật. Ví dụ : Trong bài Tập đọc " Một trí khôn hơn trăm trí khôn" - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc văn bản . Chương 3: Kiểm chứng Vận dụng các biện pháp đã nêu trên tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm như sau: Lớp tôi nghiên cứu chính là lớp tôi đang chư nhiệm. Đó là đối tượng lớp 2B Trường Tiểu học Nguyễn Lượng Thái..Bài thực nghiệm: Tôi đã chọn bài: Voi nhà. - Sở dĩ tôi mạnh dạn chọn bài này vì đây là bài văn xuôi, học sinh sẽ đọc hay sai cả phát âm , ngắt giọng và nhấn giọng. Song đây lại là bài văn rất hay bởi nội dung thật gần gũi với học sinh. - Trong quá trình dạy học tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy. Sau đó tôi dã tiến hành khảo sát học sinh như sau: Kiểm tra miệng: Em hãy đọc đúng các từ sau: Rú ga, vục, khựng lại, thu lu, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi, huơ vòi, lững thững Em hãy đọc đúng đoạn văn sau: Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. Đáp án bài 2: Nhưng kìa, /con voi quặp chặt vòi vào đầu xe /và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. 2.Kết quả Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh theo nội dung trên và thấy rằng kết quả đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng dẫn đến dọc diễn cảm của học sinh được nâng cao nhiều so với kết quả đầu năm, số lỗi mà học sinh mắc phải đã giảm đi nhiều nhất là sai về phụ âm đầu l/ n; vần ưng Chất lượng của giờ dạy sau thực nghiệm như sau: Lớp Sĩ số Luyện phát âm Ngắt giọng Nhấn giọng Đọc diễn cảm Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng Đúng Chưa đúng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2A1 38 30 78,9 8 21,1 28 73,7 10 26,3 28 73,7 10 26,3 20 52,6 18 47,4 Qua tiết dạy Tập đọc bài Voi nhà nhằm rèn kĩ năng đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2, tôi thu được một số kết quả sau: - Nâng cao được trình độ của giáo viên: Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa để dạy phù hợp với trình độ của học sinh. Đặc biệt trong khi dạy phân môn Tập đọc nói chung với các phân môn khác trong trường Tiểu học nói chung, người giáo viên cần phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, có cách giảng truyền cảm để hướng dẫn các em cặn kẽ từng bài, từng phân môn, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giáo viên được tư duy khoa học, tạo niềm say mê đối với nghề nghiệp của người giáo viên. Phần III. KẾT LUẬN I. Đánh giá chung: - Trong giao tiếp, trong học tập, trong công tác hàng ngày, con người luôn phải học hỏi, tiếp thu nền văn minh của xã hội loài người. Vậy mà trong những kinh nghiệm cuộc sống, những thành tựu về văn hóa, khoa học, xã hội những tư tưởng tình cảm của các thế hệ đi trước và của xã hội đương thời thì phần lớn đơn vị ghi lại bằng chữ viết. Do vậy nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không có niềm vui, hạnh phúc với đúng nghĩa của nó trong xã hội hiện tại. Chính vì vậy dạy học là một việc làm vô cùng quan trọng ở Tiểu học, trong các giờ học của các môn học nói chung và ở phân môn Tập đọc nói riêng việc đọc đúng, hay cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi có đọc được thì học sinh mới có thể học các môn khác. - Để học sinh có khả năng đọc đúng, hay, diễn cảm thì người giáo viên phải dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ngay từ những lớp đầu cấp. Nhưng không phải bằng cách tăng thời gian luyện đọc mà coi trọng chất lượng đọc, mà phải xác định nội dung đọc, hiểu như nhau. Xác định được ngữ liệu nội dung từng đoạn của bài để xác định các yếu tố nghệ thuật và giá trị của chúng trong diễn đạt nội dung. Giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉ mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng. Việc đưa ra hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo các yêu cầu, phải thực hiện được mục đích, học sinh phải chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và trong học tập. Khi giảng dạy cần chú ý đến nội dung bài tập đọc. Những bài có yếu tố văn cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những giá trị tác dụng của chúng trong tác phẩm. II. Hiệu quả. Đề tài " Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2"giúp học sinh pháp âm đúng, chuẩn, đọc đúng ngữ liệu, ngắt giọng đúng và hay. Khi dạy giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và phải chuẩn bị cả về đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết học mới có hiêụ quả cao. Mặc dù còn khó khăn trong trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu khắc phục được tôi nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, góp phần lớn vào mục tiêu giáo dục Tiểu học. III.Ý kiến đề xuất. Trước thực tế giảng dạy trong năm học qua nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học cũng như việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong phân môn tập đọc. Tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau: - Khi trẻ bắt đầu đến trường, giáo viên cùng với gia đình, nhà trường, xã hội phải giáo dục và rèn kỹ năng đọc cho các em một cách hiệu quả nhất. - Mỗi giáo viên , cần dành nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu, vận dụng các phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh sao cho tốt hơn, hiệu quả hơn. - Cần tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Với đề tài " Một số biên pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2" tôi hi vọng rằng giúp các em nâng cao khả năng đọc của mình .Từ đó rèn cho các em biết: Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Thực hiện đề tài này do hạn chế về trình độ nên tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nho nhỏ.Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn chỉnh và chất lượng hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! An Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2019 Người thực hiện Ninh Thị Thúy PHẦN IV: PHỤ LỤC Hướng dẫn dạy tập đọc trong trường Tiểu học. Tạp chí Giáo dục và Thời đại. Sách Tiếng Việt các lớp 1, 2

Một Số Biện Pháp Rèn Đọc Cho Học Sinh Lớp 3

A.Đặt vấn đề:

Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành những năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. Nhưng ưu tiên nhất là kỹ năng đọc, viết cho học sinh lớp 3.Đọc là một phân môn trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó giảm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc- một kỹ năng quan trọng hàng đầu, cũng là nền tảng đầu tiên quyết định cho việc học tập của các em sau này.

Ở trường Tiểu học, việc dạy đọc cho học sinh bên cạnh có những thành công còn có nhiều hạn chế. Học sinh chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc. Giáo viên còn lúng túng trong việc rè đọc cho học sinh. Làm thế nào để học sinh đọc đúng, đọc nhanh hơn, hay hơn, phát âm chuẩn hơn, các em hiểu được văn bản các em đang đọc. Đó chính là những băn khoăn, trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Học vần cũng như Tập đọc lớp 3.

Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 3, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phải không ngừng tìm tòi nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Khi thực hiện đề tài này, tôi mong muốn học sinh đọc đúng, nhiều em đọc hay, đọc diễn cảm, đọc phân vai theo đúng nội dung và yêu cầu của bài. Bên cạnh đó tôi mong muốn giải quyết tình trạng dạy Tập đọc còn hời hợt, tẻ nhạt, học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. Thông qua đó đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay, nhằm tìm ra các phương pháp tối ưu nhất giúp cho giờ dạy đạt kết quả cao.

-Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu dạy học Tiểu học.

-Phương pháp điều tra thực tế.

B.Nội dung

I.Cơ sở khoa học:

Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quả trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh.

Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện.

Thứ nhất, là quá trình vận đọng của mắt, sử dụng “bộ mã chữ” để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quán trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng.

Thứ hai, đó là sự động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ- nghĩa” tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc.

Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đầu tiên các em phải yêu thích học đọc, sau đó các em phải dọc để học. Đọc để giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và học suốt đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.

-Đọc thành tiếng: biết cầm sách đọc đúng tư thế, đọc đúng và đọc trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu, tập ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

-Đọc hiểu: hiểu được các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã học. Học thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK.

II.Thực trạng của việc dạy và học môn Học vần,

Tập đọc lớp 3:

: Giáo viên đã được tập huấn thay sách lớp 3 năm học 2002- 2003.

-Nắm được nội dung chương trình môn học, đổi mới phương pháp dạy, cách tổ chức lớp học, cách đánh giá học sinh để đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay.

-Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, quan tâm đến việc học, rèn đọc cho học sinh lớp 3.

b.Đối với học sinh:

-Các em đã được học qua lớp Mầm non có cùng độ tuổi.

-Các em yêu thích đến trường, đến lớp.

-Nhiều em có khả năng đọc tốt.

-Tuy được tập huấn thay sách lớp 3 nhưng GV còn gặp một số lúng túng từ khâu soạn thiết kế bài cho đến việc đổi mới phương pháp dạy học.

-Mặc dù các em đã được học qua lớp MN nhưng trí nhớ một số em còn chậm, thể lực của các em còn yếu. Một số em chưa biết được tác dụng của việc học tập.

III.Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp3 tại trường TH số 2 Võ Ninh (TRÚC LY).

-Có 3 phương pháp cơ bản.

+Phương pháp luyện tập theo mẫu: GV phải đọc mẫu đúng.

+Phương pháp đọc từ, câu, đoạn: biết đọc từ; câu đễ lẫn lộn d, gi, tr, ch, dấu hỏi, dấu ngã. Đọc đúng những từ (sai do phương ngữ).

+Phương pháp giao tiếp: luyện đọc diễn cảm, đọc theo phân vai.

-Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức dạy học: hoạt động các nhân, nhóm, lớp.

Ví dụ: Hình thức cá nhân khi học sinh phát hiện tiếng, từ khó, luyện đọc các tiếng, từ khó.

+Hình thức cả lớp: lúc GV giảng giải, huy động kết quả và chữa sai cho học sinh.

+Hình thức trò chơi: có nhiều hình thức trò chơi (cá nhân, nhóm, lớp phục vụ cho mục tiêu bài học. Thông qua trò chơi đó rèn kỹ năng đọc cho học sinh (đọc phân vai).

Muốn rèn đọc tốt thì việc gây hứng thú trong giờ học là quan trọng nhất. Đối với các em đọc kém phải kích thích cho các em thích đọc. Các em thấy giờ học Tập đọc như một sân chơi. Giáo viên đọc mẫu thật diễn cảm, thật có hồn. Lời đọc phải lột tả hết cái hay, cái đẹp của văn bản. Từ đó cuốn hút học sinh nghe nghe để các em thấy được cái hay riêng trong mỗi bài văn, câu chuyện, các em sẻ thấy thích đọc hơn, thích khám phá và thích được đọc giống cô giáo.

Giáo viên cần phân học sinh thành ba loại để rèn:

-Đọc kém: 2 em

-Đọc bình thường: 8 em

-Đọc tốt: 10 em .

Cách đọc như sau:

a.Đối với học sinh học kém:

Tâm lý các em rất ngại đọc, nhất là các bài dài vì thế không nên ép các em đọc nhiều. GV động viên các em đọc tốt từng câu của mỗi bài sau đó nâng dần lên đọc đoạn. Tổ chức đọc nhóm để các em khá kèm cặp để các em thấy tự tin hơn. ngoài ra GV có thể kết hợp với phụ huynh mua các truyện tranh thiếu nhi để các em đọc sẻ thích hợp hơn.

b. Đối với học sinh đọc bình thường:

Tâm lý các em này ngại thể hiện, các em nghỉ biết đọc là được. GV cần khuyến khích như khen, cho điểm để các em mạnh dạn hơn. Ngoài ra cho các em tham gia đóng vai nhân vật trong giờ tập đọc hoặc kể chuyện để lôi cuốn các em thích đọc.

c. Đối với các em đọc tốt:

Tâm lý các em này thích bộc lộ, tự tin. GV cần đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn như là đọc diễn cảm, đọc theo vai. Lấy các em làm nhân tố tích cực từ đó phát triển thêm các em khác.

Đối với giáo viên: biết lượng hoá được tốc độ đọc của học sinh trong từng giai đoạn. Cuối năm học sinh đọc phải đạt tốc độ 50 tiếng/phút.

-Sử dụng các ký hiệu trong quá trình rèn đọc cho học sinh lớp 3, GV tập cho các em biết được những ký hiệu ngắt, ngừng, nghỉ và cách đọc khi gặp các dấu câu (dấu hỏi, dấu cảm.. .)

-Biện pháp chữa sai triệt để cho học sinh trong quá trình rèn đọc:

+GV cho HS nhận biết bạn đọc phát hiện tiếng, từ ngắt nghỉ, dấu sai và sai ở chỗ nào? sau đó cho học sinh đọc sai đọc lại. GV giúp học sinh uốn sữa cách đọc từ, câu, dấu câu.

+GV phải bình tỉnh, không nôn nóng, tin tưởng vào sự tiến bộ của các em.

+GV phải động viên khích lệ sự tiến bộ của các em(tuy là tiến bộ rất nhỏ của học sinh yếu)

+GV lập sổ theo dõi tốc độ đọc của HS thật cụ thể những tiếng từ nào học đọc sai, GV ghi lại và thường xuyên kiểm tra giúp HS đọc và đọc lại được.

+Trong quá trình kiểm tra bài cũ cũng như dạy bài mới nên cho các em đọc nhiều lần.

-Sử dụng hiệu quả ở SGK hoặc tranh vẽ tự làm.

-Sử dụng bảng phụ để giúp các em luyện đọc các câu dài, câu hỏi, câu cảm.

– Xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng HS.

-Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn.

-GV phải đặt câu hỏi phụ để dẫn dắt gợi mở HS chiếm lĩnh nội dung bài học.

-GV cho nhiều HS đọc: hình thức đọc cá nhân, nhóm, lớp.

-GV xoá bảng dần cho HS đọc, chú ý xoá theo động từ, tính từ, xoá cụm từ để lại tiếng đầu câu.

-GV cho HS luyện đọc theo các hình thức ca nhân, nhóm, lớp sau đó xoá hết, cho HS thi đua học thuộc bài ngay tại lớp, đọc đúng và đọc hay

Ví dụ: Khi dạy bài “Cái cầu” (TV3-tập 2,SGK)

-Hướng dẫn luyện đọc

-Tìm hiểu bài

-Học thuộc lòng bài thơ

-GV đọc lại bài thơ và nhắc lại cách đọc.

-GV cho HS luyện đọc theo lớp, nhóm, cá nhân. Trong khi đó GV kết hợp xoá bảng theo thứ tự sau khi HS đọc đã thuộc GV cho từng cặp HS: một em đọc từng đoạn hay cả bài, em khác nghe và kiểm tra, sau đó đổi lại hoặc gọi đọc thuộc theo nhóm. Phần luyện đọc này GV nên chú ý đến đối tượng HS yếu nhiều hơn. Đối với những em đọc khá, tốt nên khuyến khích thi đọc diễn cảm.

-GV có thể phân loại để thi đọc thuộc

– HS loại TB, yếu thì tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ. Đọc to, rõ ràng.

-Đối với HS loại khá, tốt thì tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ. Đọc hay, lưu loát, có diễn cảm.

IV. Một số kết quả đạt được:

Qua một năm thực hiện chương trình với những việc làm trên tôi thấy giờ Tập dọc rất nhẹ nhàng, thoải mái. Các em rất thích học giờ này, kết quả về kỹ năng đọc của học sinh qua các đợt khảo sát có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Kết quả qua các kỳ khảo sát như sau:

Ưu điểm về đọc tiếng và câu:

-Các em đã phát âm đúng chính âm, hạn chế được giọng đọc phương ngũ, nắm chắc tiếng.

-Nhiều em dọc tốc độ nhanh, đọc tiếng đạt thời gian quy định.

-Các em có khả năng đọc liền mạch trong câu tốt. Biết ngắt, nghỉ đúng chỗ theo sự hướng dẫn của giáo viên.

-Từ đó hiểu được nội dung của đoạn, bài đọc thông qua các câu hỏi gợi ý của GV.

V.Một số bài học kinh nghiệm

-Để đạt được kết quả như mong muốn, trước hết GV phải nắm được mục tiêu , nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của môn học. Nắm được các yêu cầu đạt qua từng giai đoạn, từng học kỳ để có biện pháp chống lõi kịp thời cho học sinh.

-Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với học sinh ở địa phương mình, lớp mình đanh giảng dạy.

-Dự kiến các tình huống có thể xẩy ra trong việc dạy kỹ năng đọc.

-Có biện pháp dạy học thuộc lòng thích hợp.

-Thông qua trò chơi rèn đọc cho HS, GV nên tập cho các em đọc được nhiều văn bản khác nhau, không những đọc ở SGK mà cho các em đọc văn bản, báo chí, văn học, hành chính…..

c.Kết luận

Qua quá trình dạy học, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn đọc cho HS lớp 3 thực sự có hiệu quả, chất lượng kỹ năng đọc được nâng lên rõ rệt. Bản thân tôi rất mong sự góp ý bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện, đầy đủ hơn.

Võ Ninh, ngày 08 tháng 5 năm 2009

Skkn Một Số Biện Pháp Rèn Đọc Cho Học Sinh Yếu Lớp 1

Tên mục Nội dung Trang 1 I Mở đầu 2 1 Lí do chọn đề tài: 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 1 Cơ sở lí luận 4 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3 Các giải pháp 5 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 III Kết luận, kiến nghị. 16 1 Kiến nghị 16 2 Đề xuất 16 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Mục tiêu chủ yếu đối với môn Tiếng việt ở lớp Một là tất cả các em đều biết đọc thông, viết thạo. Từng bước hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học. Đối với học sinh yếu, việc hướng dẫn cho các em biết các kỹ năng nói trên là một việc làm đòi hỏi sự kiên trì của cả giáo viên và học sinh. Giúp các em học tập dần dần tiến bộ hơn, giúp các em nắm bắt kịp thời bài đã học, các em không còn chán học nữa mà tự tin và hứng thú trong tiết học. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Với đối tượng học sinh yếu ở lớp Một – Lớp đầu cấp, việc dạy cho các em biết đọc thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp Một thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn. Đặc điểm của việc dạy tập đọc lớp Một chính là bước chuyển tiếp từ dạy học vần sang dạy tập đọc. Vì vậy học vần có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần quan học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: Chữ viết ghi âm Tiếng Việt. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt các môn khác và học lên các lớp trên. Tiết tập đọc ở lớp Một vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của tiết tập đọc lớp Một là củng cố hệ thống âm vần đã đọc nhất là các vần khó đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biết đọc diễn cảm. Đó là việc rất khó nhất là đối với đối tượng học sinh yếu phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, mà lại ở vùng nông thôn như xã Hà Yên. Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này chỉ ra : Các biện pháp để giúp học sinh yếu lớp Một đọc thông, đọc không sai. 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1 ở trường Tiểu học Hà Yên – Hà Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. Là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài, hình thành gia thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lí thuyết hay thực nghiệm ban đầu. b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Cũng như trong nghiên cứu khoa học xã hội, phương pháp điều tra trong giáo dục được dùng thường xuyên. Khác với phương pháp quan sát phương pháp này thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của mình. c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Xử lí và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cơus, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lí số liệu, phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xcas định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn.Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Rèn đọc cho học sinh yếu là việc rất quan trọng và cấp bách cho học sinh ở ngay đầu cấp tiểu học. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi coi việc phụ đạo học sinh yếu là khâu quan trọng hàng đầu. Bước vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của các em. Kỹ năng đọc của học sinh lớp Một cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn vv Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu, bài mà các em viết. Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tâm lý, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Từ đó sử dụng phương pháp dạy phù hợp sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi các em sẽ thích học. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua quan sát và nghiên cứu ở lớp Một tôi thấy hầu hết các em học sinh yếu không đọc được bài là do khả năng tiếp thu của các em chậm, không nhớ các âm hai, ba con chữ dẫn đến không ghép được tiếng, từ. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và ở gia đình, tôi nhận định nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do: a. Đối với học sinh. Cùng vào lớp Một nhưng mức độ chuẩn bị tâm thế của mỗi trẻ đều khác nhau, một số trẻ đã qua môi trường mẫu giáo đã được làm quen với môi trường học tập, số khác đăc biệt với những gia đình khó khăn thì các em chưa được chuẩn bị gì, hoàn toàn xa lạ với trường lớp, với hoạt động học tập. Một số học sinh do học trước chương trình nên cảm thấy chán nản, không hứng thú khi đến lớp. Nhưng đến lúc bạn bè bắt nhịp với mình thì các em không theo kịp vì chủ quan, ỷ lại. Được vào lớp Một, trẻ nhận được sự trợ giúp cũng khác nhau từ phía gia đình, người thân. Điều kiện phụ huynh gia đình bận công việc đồng áng hay đi làm trong các công ty, để con cho ông bà đi làm ăn xa nên không có thời gian dạy con mà tất cả là nhờ nhà trường. b. Đối với giáo viên. Trong giờ tập đọc nhất là khi có người dự giờ thì giáo viên còn ít chú ý đến học sinh yếu vì đối tượng này thường đọc chậm, làm mất thời gian, làm giảm tiến độ của tiết dạy. Khả năng thiết kế, tổ chức các trò chơi hoặc học tập còn hạn chế. c. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Bảng khảo sát chất lượng trước khi nghiên cứu Sĩ số lớp Số HS được đánh giá Các lần đánh giá Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % 32 32 Lần 1 ngày 17/10/2016 12 37,5 20 62,5 Từ thực trạng tôi đã nêu trên, để giúp học sinh đọc tốt hơn, tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm “Biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1.” 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những giải pháp sau: * Giải pháp 1: Giáo viên xác định được yêu cầu chung của môn học Mục tiêu của môn Tiếng Việt đặt ra là hoàn thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe – Nói – Đọc – Viết) để học sinh tập giao tiếp trong các môi trường họat động của lứa tuổi. Ngoài ra còn hình thành và phát triển những phẩm chất như tính chính xác, tỷ mỉ, cẩn thận, chu đáo, tính kỷ luật, tiết kiệm, yêu lao động và tính sáng tạo… Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Học hết lớp 1, các em phải đạt yêu cầu sau: a. Về kỹ năng đọc thành tiếng. – Đọc thông thạo và tốc độ cần đạt là khoảng 30 tiếng/1 phút – Biết cầm sách đọc đúng tư thế. – Biết đọc liền từ, đọc cụm từ, đọc liền câu, ngắt, nghỉ, hỏi đúng lúc, đúng chỗ. b. Kỹ năng đọc hiểu Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu được ý diễn đạt trong câu đã đọc (Độ dài cần khoảng 10 tiếng). Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao) trong sách giáo khoa. * Giải pháp 2: Khảo sát và phân loại đối tượng học sinh. Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy: Tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao. Một trong những lí do dễ thấy là các em chưa được sự quan tâm của gia đình, các em chưa chăm chỉ học tập. Nhận biết được hoàn cảnh cụ thể của từng em tôi lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp sao cho các em không cảm thấy bị gò bó mà ngược lại trong từng tiết học các em cảm thấy hứng thú. Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học như bộ chữ thực hành, bảng găm. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau. Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm Sắp xếp học sinh yếu ngồi bàn đầu để tiện cho việc đi lại và theo dõi uốn nắn. Nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu. Đối với các học sinh yếu, các em chưa nhìn được mặt chữ cái hoặc chưa biết đủ 29 chữ cái, tôi dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại 29 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ bản. * Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm vững các nét cơ bản. Tôi dạy thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau. VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi: Nét sổ thẳng Nét ngang Nhóm 1 Nét xiên phải / Nét xiên trái Nét móc trên Nhóm 2 Nét móc dưới Nét móc hai đầu Nét cong hở phải Nhóm 3 Nét cong hở trái Nét cong kín Nét khuyết trên Nhóm 4 Nét khuyết dưới * Giải pháp 4: Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng học âm. Dạng bài thứ nhất làm quen với âm và chữ cái. Ở dạng bài này các tiết 3, 4, 5 là các tiết học về các thanh của tiếng. Do đặc điểm của học sinh trong lớp là nhiều em không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã, vì thế giáo viên chú ý đến rèn cho học sinh phát âm thật chính xác các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, kết hợp hướng dẫn học sinh phân biệt các dấu thanh, đưa ra mẫu đọc đúng, sai để học sinh tự nhận xét và phân biệt. a. Khi dạy học về thanh Ví dụ: Tiếng “vẽ” có thanh gì ? (thanh ngã) Tiếng “vé” có thanh gì ? (thanh sắc) Giáo viên cho học sinh phát âm các tiếng trên và sửa lỗi cho học sinh phát âm lại cho thật chuẩn. Sau các tiết học này, giáo viên luôn lưu ý học sinh khi dạy đọc, giúp các em nhớ được các dấu thanh để phân biệt. Mặt khác ngay trong mỗi bài luyện đọc của các em, tôi luôn đưa ra các từ để giúp học sinh phân biệt, đó là từ có chứa tiếng có dấu thanh gì, bằng cách áp dụng cách tìm các từ trong thực tế chứa tiếng đó. Ví dụ: Vẽ trong từ “tập vẽ, vẽ chuyện…” còn vé trong từ “vé gửi xe, vé xem phim, vé xem ca nhạc…” b. Khi dạy học về âm và chữ cái – Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản và thanh một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái. Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu. Ví dụ: Học bài ê, v Giáo viên hướng dẫn học từng thao tác. – Thao tác 1: Đọc phân tích tiếng có thanh ngang. bê b ê Muốn đánh vần được tiếng đó, phải tách tiếng ra 2 phần (giáo viên vẽ mũi tên xuống, vạch ở giữa để chia 2 phần mô hình) Nhập lại và phát âm thành tiếng (vẽ mũi tên ngược lại) Hướng dẫn cho học sinh: Để đọc được tiếng trong mô hình các em tưởng tượng trong đầu là tách nó ra hai phần, sau đó ghép hai phần lại thì được cả tiếng (chỉ trên mô hình cho học sinh nhìn thấy). Chỉ vào mô hình đánh vần bờ – ê – bê. Thao tác hai: Đọc thành tiếng có các thanh khác. + Giáo viên vẽ mô hình: + Hướng dẫn cho học sinh: Các em tách tiếng có thanh ngang và dấu thanh ra, sau đó thực hiện các thao tác tương tự, khi tổng hợp lại nhập dấu thanh để tạo thành tiếng, nếu không sẽ trở thành tiếng có thanh ngang. + Giáo viên ghi vào mô hình một số tiếng cho học sinh đọc. T: bà HS: ba huyền bà T: Bán HS: ban sắc bán T: kẽ HS: ke ngã kẽ Tóm lại giáo viên phải giúp học sinh khắc sâu ba thao tác: – Em nhìn cả chữ đó (Chỉ vào chữ trên mô hình) – Em tách tiếng ra hai phần (lưu ý học sinh phân tích thầm trong đầu) – Em nhập hai phần lại (tổng hợp trong đầu). Vậy chữ bé đọc là bé (một tiếng liền). Với ba thao tác trên giáo viên luyện cho học sinh làm thành thục và thật nhớ để sao cho trở thành kỹ năng không thể thiếu khi các em luyện đọc, nhằm giúp các em có thể đọc trơn, đọc nhanh bài theo yêu cầu. Từ những thao tác đó, hình thành cho học sinh thói quen làm việc trong đầu và nhẩm thầm để đọc trơn, chứ không phải đánh vần bằng miệng, vừa tốn thời gian vừa không phát triển được khả năng đọc của các em. c. Khi dạy những âm đễ lẫn lộn Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ để học sinh dễ phân biệt các con chữ và cách đọc, giúp các em không bị nhầm lẫn và đọc sai đặc biệt là các âm l – n , x- s. Ví dụ: Các âm mà các em hay đọc sai là: Âm s và âm x + Âm x: Gồm nét cong hở trái và cong hở phải . Đọc là “xờ” + Âm s: Gồm 1 nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở – trái thẳng. Đọc là “sờ” Với 2 âm trên tôi hướng dẫn cách phát âm, đồng thời cho một số học sinh khá, giỏi đọc mẫu cho đối tượng học sinh yếu nghe và cho các em này đọc nhiều lần . Ví dụ: Khi đọc âm “xờ”: khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng – lợi, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh. Khi đọc âm “sờ”: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có thanh. Ví dụ: Các âm hay bị nhầm lẫn là: Âm d và âm b + Âm d : Gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải. Đọc là : “ dờ” Khi đọc “ dờ”: đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh. Học sinh tìm thêm những tiếng phát âm có “ dờ” rồi tôi hướng dẫn các em đọc những vừa tìm được như: dê, dì, dẻ.. + Âm b: Gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên phải, nét sổ thẳng nằm ở bên trái Đọc là : “bờ”. Khi đọc “bờ”: môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh. Học sinh tìm thêm những tiếng phát âm có “ bờ” rồi tôi hướng dẫn các em đọc những tiếng vừa tìm được như: bê, bò, bẻ.. Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. Ví dụ: + Các âm ghép: ch, nh, th, kh, gh, ph, ngh. + Còn lại các âm : gi, tr, qu, ng tôi cho học kỹ về cấu tạo của từng âm. + Đọc: cờ-ê-kê (tiếng kê)/viết ka-ê-kê (chữ kê), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ ka + Đọc: cờ-oa- qua (tiếng qua)/viết cu-ua- qua (chữ qua), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ cu. Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự. Khi đọc các câu, từ (trong phần đọc ứng dụng) phải đọc trơn (Mẹ à, Dì Hà chả kể gì cả), không đánh vần từng tiếng, nếu học sinh không đọc được là do học phần trước không kỹ, phải quay về các thao tác như những bài đầu.   Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm, vần, tiếng/ các em viết con chữ, viết chữ; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c),con chữ ka (k), con chữ cu (q); đánh vần: cờ -a-ca; cờ- e- ke; cờ- ua- cua; cờ-oa- qua + Phân từng cặp: ch – tr, ng – ngh, c – k, g – gh để học sinh phát âm chính xác. Hầu hết số học sinh yếu trong lớp không nhớ được cách đọc của những âm hai con chữ ghép lại với nhau, các âm này rất khó nhớ nó là nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu khó khăn trong việc ghép tiếng. Nên trong các bài ôn tập tôi luôn cho học sinh đọc, ghép, viết, nhiều giúp các em ghi nhớ tên âm, đồng thời tôi giao bài về nhà hôm sau kiểm tra sửa sai và động viên dù các em có tiến bộ rất nhỏ. Ngoài ra khi dạy những âm khó này tôi thường cho các em tìm những vật, đồ vật có tên gọi bắt đầu bằng những âm đang học. Tôi còn cung cấp thêm cho các em biết và đọc cho các em nghe để các em quen dần với cách phát âm. Ví dụ: khi học âm “nhờ” thì tôi cho các em biết những tiếng như: nhà, nhu, nhe và đọc cho các em nghe, qua đó các em đọc theo. Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp để các em tiến bộ một cách nhanh nhất, ưu tiên đối tượng học sinh yếu được lên bảng nhiều hơn so với những học sinh khác. * Giải pháp 5: Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng học vần. Dạy bài học âm vần mới và ôn tập âm vần (dạng bài thứ 2 và thứ 3): Ở dạng bài này yêu cầu học sinh nhận biết thuộc các chữ cái, các vần ghép được, vì vậy ngay bài đầu tiên giáo viên giúp học sinh cách đọc phân tích một tiếng (đọc đánh vần). Nắm chắc được bài này sẽ giúp các em phân tích tiếng được nhanh hơn, đọc trơn được bài và đọc thông thạo. Để giúp các em học tốt phần vần, tôi tập cho các em thói quen: Nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em nắm vững. Sang phần học vần, chương trình được sắp xếp theo kiểu các vần được kết thúc bằng các âm i, n , u, m, nh …. Chính vì vậy mà học sinh rất khó nhớ và hay nhầm lẫn giữa các vần, hạn chế và không giúp các em phát triển năng lực cảm nhận về ngữ âm, khả năng phân tích tổng hộp ngữ âm để tạo ra những vần mới. Để khắc phục được hạn chế trên, tôi sắp xếp theo kiểu vần có âm chính: Ví dụ: Tiếng la có a làm phần vần; kiểu vần có âm đệm và âm chính: Ví dụ như vần ua; kiểu vần có âm chính và âm cuối: Ví dụ vần an; kiểu vần có âm đệm, âm chính, âm cuối: Ví dụ: Như vần oan. Ví dụ: i (không tròn môi); đọc tròn môi ta được vần mới: uy. Hay an (không tròn môi) – Đọc tròn môi ta được vần mới: oan. Cứ tiếp tục làm theo mẫu trên học sinh sẽ tự mình tạo các vần mới một cách chính xác và thành thạo. Từ đó, giúp các em phát âm cũng chính xác các tiếng có vần vừa đưa ra. Ví dụ: Nguyên âm đôi sẽ mang tính chất của i và ê. Chính vì các nguyên âm đôi này mang tính chất của cả hai con chữ nên khi đọc các em đọc liền nhau không tách rời, độ cao của hai con chữ trong nguyên âm bằng nhau; ta không nhấn mạnh con chữ nào, vì nếu nhấn mạnh thì đọc các tiếng sẽ bị sai. Ví dụ: Tiếng hiên nếu đọc nhấn mạnh i thì sẽ trở thành tiếng hin, nếu nhấn mạnh ê thì sẽ trở thành tiếng hên. Để giúp các em đọc đúng hơn, việc chú ý đến cách phân biệt vần là việc mà mỗi giáo viên nên làm ngay trong mỗi tiết dạy. Ví dụ: Dạy vần oan thì giáo viên đưa ra vần an để học s