Top 8 # Biện Pháp Thi Công Bê Tông Mái Dốc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Thi Công Đường Bê Tông Nhựa Polime

Nhiệt độ không khí lớn hơn 15 0 C mới tiến hành thi công bê tông nhựa polime và không được thi công khi trời mưa hoặc có thể mưa. Khi đang rải bê tông nhựa mà gặp trời mưa thì phải ngừng ngay và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chất lượng.

Các số liệu trong biện pháp thi công được chấp thuận bao gồm:

+ Phương án thi công thể hiện: Vật liệu tưới dính bám hoặc thấm bám là loại gì, sử dụng với hàm lượng bao nhiêu; Sau khi tưới nhựa dính bám và thấm bám bao lâu thì tiến hành thảm bê tông nhựa polime; Chiều dày chưa lu lèn của bê tông asphalt polime là bao nhiêu; nhiệt độ rải là bao nhiêu; nhiệt độ lu lèn bắt đầu và kết thúc là bao nhiêu; sơ đồ lu lèn của các loại lu như thế nào, số lượt lu ra sao; độ chặt thế nào; độ bằng phẳng ra sao; độ nhám bề mặt đường nhựa thế nào…

– Làm sạch mặt bằng trước khi thi công: Sử dụng máy quét, máy thổi, vòi phun nước làm sạch bụi bẩn và đất cát rơi vãi trên bề mặt đường và bắt buộc phải khô ráo trước khi rải. Chuẩn bị bề mặt rộng hơn sang mỗi bên lề đường so với bề rộng sẽ được tưới nhựa thấm bám hoặc dính bám ít nhất là 20cm.

Xử lý bù vênh: Nếu mặt đường cũ có các vị trí lồi lõm, ổ gà thì trước khi rải bê tông nhựa polime phải tiến hành công tác bù vênh bề mặt, vá ổ gà và sửa chữa lồi lõm. Phải hoàn thành trước ít nhất 1 ngày nếu sửa chữa bằng bê tông nhựa nóng và nếu dùng bê tông nhựa nguội carboncor asphalt thì phải hoàn thành trước ít nhất 15 ngày.

– Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt hiện trạng có thể là mặt của lớp móng hay của lớp dưới của mặt đường nhưng trước khi thi công vẫn phải bảo đảm cao độ, độ dốc ngang, độ dốc dọc, độ bằng phẳng với các sai số được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Tưới nhựa thấm bám hoặc dính bám: Công tác tưới nhựa thấm bám và dính bám phải được tiến hành trước khi rải bê tông nhựa polime.

Đối với các lớp móng không dùng nhựa như cấp phối đá dăm, cấp phối đá gia cố xi măng… ta tiến hành tưới nhựa thấm bám với tỷ lệ từ 0,5 lít/m2 đến 1,3 lít/m2 tùy thuộc trạng thái bề mặt kín hay hở.

Loại nhựa để tưới thấm bám là nhựa lỏng đông đặc vừa MC30, hoặc MC70 hoặc nhựa lỏng đông đặc nhanh RC70

Nhiệt độ tưới nhựa thấm bám: khi tiến hành tưới thấm bám thì nhiệt độ của MC30 hoặc RC70 là 45 ± 100C còn MC70 là 70 ± 100C.

Sau khi tưới nhựa thấm bám thì phải đợi ít nhất là 2 ngày mới tiến hành thi công rải bê tông nhựa polime để cho dầu nhẹ đủ thời gian bay hơi hết và để nhựa lỏng kịp thấm sau xuống lớp móng độ 5 – 10 mm.

Đối với mặt đường nhựa cũ, trên các lớp móng có sử dụng nhựa như hỗn hợp đá nhựa, thấm nhập nhựa, láng nhựa … hoặc trên lớp BTNP thứ nhất đã rải thì tưới nhựa dính bám với tỷ lệ từ 0,3 lít/m2 đến 0,5 lít/m2 khi dùng nhựa lỏng đông đặc nhanh RC70 hoặc với tỷ lệ từ 0,3 lít/m2 đến 0,6 lít/m2 khi dùng nhũ tương cationic phân tích chậm CSS1-h.

Loại nhựa để tưới dính bám là nhựa lỏng đông đặc nhanh RC70 hoặc nhũ tương cationic phân tích chậm CSS1-h.

Khi tưới dính bám bằng nhũ tương, phải pha thêm nước sạch với tỷ lệ 1/2 nước, 1/2 nhũ tương trước khi tưới.

Thời gian từ lúc tưới nhựa dính bám đến khi rải lớp bê tông asphalt polime ít nhất là 5 giờ để nhựa lỏng kịp đông đặc hoặc nhũ tương kịp phân tách xong.

– Dụng cụ tưới dính bám và thấm bám: Dùng thiết bị chuyên dụng có khả năng kiểm soát được nhiệt độ và liều lượng của nhựa tưới dính bám hoặc thấm bám, không được dùng dụng cụ thủ công để tưới.

– Thời điểm tưới nhựa: Khi bề mặt đã được chuẩn bị đầy đủ thì mới được tưới nhựa dính bám hoặc thấm bám. Khi có gió to, trời mưa, sắp có cơn mưa, có sương mù thì không được tưới. Bề mặt phải được phủ đều nhựa, chỗ nào thiếu phải tưới bổ sung bằng thiết bị phun cầm tay, chỗ nào thừa phải được gạt bỏ.

– Vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường phải được định vị theo đúng thiết kế. Sử dụng máy cao đạc như máy thủy bình để kiểm tra cao độ . Tiến hành đánh dấu cao độ rải và quét lớp nhũ tương hoặc nhựa lỏng ở thành đá vỉa khi có đá vỉa ở hai bên.

– Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải, sau khi đã cao đạc chính xác dọc theo mép của dải sẽ rải và theo mặt đường cần chuẩn bị cẩn thận các đường chuẩn hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn, hoặc căng dây chuẩn thật căng, thật thẳng dọc theo mép mặt đường và dải sẽ rải. Sử dụng máy cao đạc như máy thủy bình để kiểm tra cao độ . Khi lắp đặt hệ thống cao độ chuẩn cho máy rải phải đảm bảo sự làm việc ổn định của các cảm biến với hệ thống cao độ chuẩn này và phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.

Ô tô chở bê tông nhựa polime đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó lái xe điều khiển cho nâng thùng ben và đổ từ từ asphalt polime xuống giữa phễu máy rải. Lái máy rải điều khiển máy rải di chuyển từ từ về phía trước với vận tốc 5 km/h và đẩy ô tô di chuyển cùng ( ô tô để số 0). Máy rải bắt đầu tiến về phía trước khi bê tông nhựa nóng polime đã ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn và phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải. Bê tông nhựa luôn để ngập thường xuyên 2/3 chiều cao guồng xoắn trong quá trình rải.

Ngoài ra có thể lu lèn bằng cách phối hợp các máy lu sau:

– Lu bánh hơi có khả năng hoạt động với áp lực lốp đến 8,25 daN/cm 2 và phải có tối thiểu 7 bánh, các lốp nhẵn đồng đều. Bơm mỗi lốp tới áp lực quy định và chênh lệch áp lực giữa hai lốp bất kỳ không được vượt quá 0,03 daN/cm 2.

Lu bánh hơi phải có các phương tiện để điều chỉnh tải trọng sao cho tải trọng trên mỗi bánh lốp có thể thay đổi từ 1,25 tấn đến 2,25 tấn.

Tại các điểm nằm trong phạm vi 1 mét các lượt lu không được dừng tính từ điểm cuối của các lượt trước.

Tuyệt đối không được làm ẩm lốp bánh hơi bằng nước. Không được dùng dầu cặn, dầu diezel hay các dung môi có khả năng hoà tan nhựa đường polyme để bôi vào bánh lu.

Biện Pháp Thi Công Bó Vỉa Bê Tông

Bó vỉa bê tông được hiểu là một khối bê tông đã được đúc theo khuôn được thiết kế từ trước. Sử dụng rộng rãi để làm dài phân cách giao thông, để chuyển tiếp giữa các làn đường, khu đường khác nhau trong các khu công nghiệp.

Bó vỉa bê tông là bộ phận không thể thiếu nếu muốn phân định khu vực dành cho người đi bộ với khu vực dành cho các phương tiện giao thông, phân định vỉa hè và làn đường hay tạo ra ranh giới giữa bồn hoa với các khu vực khác.

Bó vỉa bê tông thì có nhiều loại, được phân định dựa theo mục đích sử dụng, kích thước, chức năng cũng như quy chuẩn trong hoạt động xây dựng, phổ biến nhất thường là 4 loại sau:

+ Bó vỉa vát: là loại bó vỉa với bề mặt được đan rãnh, có thể là đúc liền hoặc rời, cho phép phương tiện di chuyển vượt qua một cách dễ dàng.

+ Bó vỉa dạng dải phân cách giữa các làn đường, được đặt ở giữa đường: gần như là thẳng đứng và thường có chiều cao khoảng 30 cm, là độ cao để không cho phép các phương tiện vượt qua hay đi lệch khỏi làn đường mà xe được phép di chuyển.

+ Bó vỉa dạng đứng thường đặt sát vỉa hè: được dùng trong trường hợp hạn chế sự qua lại, di chuyển của phương tiện, chỉ cho phép phương tiện qua trong những trường hợp đặc biệt, thực sự cần thiết, có thiết kế với bề mặt dạng đan rãnh, được đúc rời hoặc đúc liền.

+ Bó vỉa dạng phẳng, được sử dụng để giúp người khuyết tật có thể tự di chuyển một cách dễ dàng, bề mặt cũng được đan rãnh, nâng cao ma sát, đúc liền hoặc rời.

Thực tế sử dụng còn có nhiều loại bó vỉa khác nữa, ứng dụng để ngăn cách làm vỉa hè cho bồn hoa, trang trí hoặc là trồng cây…

Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một lớn, nhiều con đường mới được mở ra, nhiều khu đô thị mọc lên… đòi hỏi lượng bó vỉa được đưa vào sử dụng cũng ngày một nhiều thêm. Và chất lượng bó vỉa, thi công bó vỉa cũng được quan tâm nhiều hơn trước.

Tại các công trường thời điểm hiện nay, bó vỉa được thi công theo 3 hình thức sau:

Sản phẩm bó vỉa đúc sẵn là sản phẩm được sản xuất đồng bộ, có hệ thống, chất lượng ổn định và được giám sát chặt chẽ.

Ưu điểm sử dụng bó vỉa đúc sẵn

Là sản phẩm được đúc hàng loạt nên có sự đồng đều nhau, sử dụng bó vỉa đúc sẵn, các đơn vị thi công có thể chủ động trong mọi tình huống mà không chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.

Nhược điểm sử dụng bó vỉa đúc sẵn

Bó vỉa đúc sẵn là sản phẩm thương mại, phải tốn chi phí cho công tác vận chuyển, khó khăn khi thi công ở những khu vực có cung đường hẹp, quá trình lắp đặt đòi hỏi tính chuyên môn, yêu cầu cao vì rất dễ bị xô lệch.

Ưu điểm của hình thức thi công bó vỉa bằng máy rải: tiến độ thi công nhanh chóng, với mỗi ca thi công, quãng đường dài thi công có thể lên đến vài trăm mét. Giá thành lại tương đối rẻ và cạnh tranh

Nhược điểm của hình thức thi công bó vỉa bằng máy rải:

+ Thường chỉ dùng cho các dự án lớn, đòi hỏi cao về quá trình thi công, vận hành máy móc do phải sử dụng các máy móc, thiết bị tiên tiến.

+ Bề mặt sản phẩm thường có tính thẩm mỹ không cao, sẽ phải mất chi phi để nhân công tiến hành xử lý thủ công cho bề mặt và các vị trí tiếp giáp.

+ Với hình thức này, quá trình thi công sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều vào điều kiện thời tiết và bề rộng mặt bằng thi công.

+ Bắt buộc sử dụng vê tông thương phẩm.

Sản phẩm đảm bảo có tính thẩm mỹ cao, có độ bóng, đẹp, đồng đều, đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu về tính thẩm mỹ và chất lượng sau hoàn thiện.

Giá thành thi công rẻ, không bị ảnh hưởng bởi nguồn vật tư nếu sử dụng bê tông thương phẩm hoặc tiến hành đổ bê tông tại chỗ, cũng sẽ không phải phụ thuộc vào mặt bằng, phạm vi thi công rộng hay hẹp.

So Sánh Chi Phí Mái Dốc Bê Tông Và Mái Dốc Vì Kèo Lợp Ngói

Hiện nay chúng ta thấy có 2 trường hợp có thể sử dụng biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép được thi công phổ biến đó là thi công bê tông dán ngói và thi công lớp li tô bắn ngói. Có thể nói mỗi trường hợp lại có những ưu điểm và những tồn tại riêng cần khắc phục, vì thế chúng ta phải dựa vào những đặc điểm đó cùng những ưu thế về giá cả để lựa chọn giải pháp mái phù hợp.

Hiện nay mái dốc bê tông cốt thép là một trong những xu hướng mái nhà rất phổ biến ​

Mái dán bê tông là gì? Cấu tạo của mái dán bê tông

Mái dán bê tông là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán các loại tấm lợp giả ngói lên trên. Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây. Cấu tạo của mái dán bê tông:

Sơ đồ cấu tạo chi tiết mái dốc bê tông cốt thép dán ngói ​

Mái bê tông được áp dụng rộng rãi trong thi công xây dựng nhà dân dụng có cấu tạo gần giống cấu tạo sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng

Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép dán ngói ​

Biện pháp thi công bê tông mái dốc lợp ngói Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Thi công mái dốc bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế ​

Ưu điểm và nhược điểm của mái dốc bê tông lợp ngói – Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn chủ nhà lựa chọn mái betong do các ưu điểm sau:

Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;

Tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão;

Chống nóng;

Vì kết cấu mái dốc bê tông cốt thép có độ dày lớn nên có khả năng chống ồn tốt.

Chống thấm

Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.

Trọng lượng mái dốc bê tông cốt thép rất nặng đồng thời thi công rất nguy hiểm ​

– Một số nhược điểm khi thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói :

Mất nhiều công sức, thời gian thi công dài.

Biện pháp thi công bê tông mái dốc nguy hiểm (đặc biệt là khi trời mưa) ảnh hưởng sự trơn trượt và độ bám dính giữa hồ và bê tông chưa thực sự an toàn. Do đó công việc đỗ bê tông dán ngói đã hạn chế sử dụng do tính chất không thật sự đảm bảo sự bám dính giữa ngói và bê tông ( có sự co rút, giãn nở do thời tiết) và cũng như đảm bảm về độ an toàn trên cao ở những công trình nhà cao tầng như các mẫu nhà 3 tầng, 4 tầng…

Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc

Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.

Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.

Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lí tô rồi bắn ngói.

2. Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép sử dụng li-tô và bắn ngói

Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép với biện pháp dải li – tô và bắn ngói ​

– Kỹ thuật đổ bê tông mái dốc sử dụng li – tô này có thể hiểu là chúng ta không dán ngói trực tiếp vào bê tông mà dài một lớp li – tô lên trên rồi lợp ngói hoặc dải 2 lớp cầu phong và li – tô lên rồi lợp ngói.

Cách thi công mái dốc bê tông gắn li tô ​

– Ưu điểm :

Tạo mặt phẳng mái rất tốt mà không tốn nhiều công sức, không cần làm nhẵn kỹ càng mặt phẳng bê tông

Tạo khe hở giữa ngói và bê tông thông thoáng

Mái dốc bê tông cốt thép sử dụng li tô sẽ dễ dàng thay đổi ngói vỡ

Lắp đặt an toàn về kết cấu cũng như bảo đảm an toàn cho thợ thi công trên mái

Bảo hành dài lâu

Thêm một nhược điểm là kỹ thuật đổ bê tông mái nhà sử dụng li – tô tốn kém hơn khi sử dụng biện pháp mái đổ bê tông dán ngói trực tiếp lên mặt phẳng thi công vì phải lắp đặt thêm một lớp li – tô.

Cấu tạo và một số đặc điểm cơ bản của mái dốc vì kéo lợp ngói

Mẫu vì kèo thép 3 lớp sử dụng cho mái dốc lợp ngói ​

Cấu tạo: Vì kèo thép mạ kẽm 2 lớp là một tổ hợp giữa các thanh thép được chế tạo thành một vì kèo liên kết bằng vít tự khoan cường độ cao. Được định vị vào dầm bê tông bằng pad liên kết, Buloong nở hay Buloong đạn với kích thước M100x120mm hoặc M120x150mm. Các vì kèo được liên kết với nhau bằng các thanh giằng bụng. Phần lợp ngói sẽ được bắt đòn tay (li tô) TS35.48 bằng vít tự khoan cường độ cao. Khoảng cách các thanh đòn tay tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngói lợp (Khoảng 320mm – 370mm).

Các chi tiết cấu tạo mái dốc vì kèo lợp ngói ​

Đặc điểm: – Mái ngói vì kèo thép nhẹ hơn 25 lần so với mái bê tông – Thời gian thi công nhanh chóng, không gây nguy hiểm – Cách thi công đơn giản hơn, dễ dàng di chuyển -Chi phí vật liệu rẻ hơn nhiều so với mái dốc bê tông cốt thép. – Tuổi thọ lâu dài và không cần nhiều nguyên liệu phụ nên có giá trị kinh tế cao. – Tính thích ứng cao: thép luôn bền vững chất lượng bất chấp điều kiện nhiệt độ và thời tiết của môi trường. Không dễ bị sâu bọ phá hoại như chất liệu gỗ hay dễ nứt nẻ như bê tông cốt thép.

Cách thi công mái dốc vì kèo lợp ngói đúng kỹ thuật ​

So sánh chi phí thi công mái dốc bê tông cốt thép và mái dốc vì kèo lợp ngói

Giải quyết bài toán: Một ngôi nhà có diện tích 100m2. Thì chi phí thi công mái nhà bê tông dán ngói là bao nhiêu và chi phí thi công mái nhà sử dụng lớp li tô là bao nhiêu?

Bước 1: Đo lường để tính diện tích mái

Muốn tính chi phí mái dốc bê tông cốt thép thì trước hết cần tính được độ dốc mái và diện tích mái cần lợp:

Công thức tính độ dốc mái nhà ​

Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng với khí hậu, nắng, gió, mưa thì mái có độ dốc đảm thoát nước nhanh, chống dột, chống thấm tốt. Dù là mái dốc bê tông cốt thép hay mái dốc vì kèo thì độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng %. Độ dốc mái nhà ký hiệu là i, i = tga = h/l (%), trong đó h là chiều cao mái nhà, l là chiều rộng mái nhà

Cách tính diện tích mái dốc bê tông cốt thép và mái vì kèo lợp ngói ​

Chú ý: Cách tính diện tích mái dốc này không áp dụng cho tất cả các trường hợp mái vì có nhiều loại kết cấu mái khác nhau.

Bước 2: Tính toán chi phí vật liệu và nhân công cho diện tích 100m2

Đối với trường hợp xây nhà 100m2, chúng ta có công thức tính khối bê tông như sau: 1m3 bê tông = 10m2 xây dựng, trong đó mái bê tông dày 10cm = 0,1m, như vậy 100m2 = 10 khối bê tông. Trong quá trình thi công mái bê tông tồn tại hệ số hao hụt giãn nở, ta có hệ số hao hụt = 1,1m, như vậy 100m2 = 11 khối bê tông Bảng thống kê vật tư và nhân công thi công mái dốc bê tông mái ngói cho 100m2

Thống kê chi phí vật liệu và nhân công mái dốc bê tông cốt thép lợp ngói với diện tích 100m2 ​

Như vậy tổng chi phí là 79 triệu đồng/100m2 mái Chú ý: Nếu sử dụng phương án dùng li tô để bắn ngói thì chi phí thi công trừ đi 5,2 triệu đồng theo như giá bảng thống kê trên. Nếu là xây nhà trọn góic (chìa khóa trao tay): Chi phí đổ mái bê tông có thể tính bằng 100% sàn xây dựng hoặc 50% tùy theo đơn giá. Nếu đơn giá xây dựng là 6 triệu đồng/m2 thì chi phí của mái dốc bê tông cốt thép là 3 triệu đồng/m2. Bảng chi phí vật tư và nhân công thi công mái dốc vì kèo lợp ngói cho diện tích 100m2 Thống kê chi phí vật liệu và nhân công mái vì kèo lợp ngói với diện tích 100m2 Dựa vào 2 bảng trên chúng ta có thể kết luân rằng sự chênh lệch chi phí khi thi công hai kiểu kết cấu mái trên tương đối lớn, chi phí thi công mái dốc bê tông cốt thép lớn hơn 24 triệu đồng khi áp dụng với diện tích 100m2 mái.

Nguồn: diendanxaydung.net.vn

Hướng Dẫn Biện Pháp Thi Công Bê Tông Lót Móng

Trong thi công xây dựng thì bất cứ công trình nào dù lớn hay nhỏ thì phần móng luôn là phần quan trọng nhất. Móng quyết định sự bền vững và chắc chắn của ngôi nhà. Từ xa xưa ,con người đã rất coi trọng việc thiết kế,xây dựng móng nhà,bằng các nguyên vật liệu người ta đã phối trộn để chúng kết dính lại với nhau tạo thành chất kết dính bền chặt,là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho cả 1 ngôi nhà.

1. Biện pháp thi công bê tông lót móng là gì? Tại sao phải dùng lớp bê tông lót móng

a. Bê tông lót móng là gì?

Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Trước đây người ta thường dùng gạnh vụn và dải vữa xi măng để đổ lót trước khi thực hiện thao tác đổ móng. Tuy nhiên, với các mảnh vỡ không đồng đều, để lộ những phần khe hở lớn,loại vật liệu này không đảm bảo kỹ thuật cũng như sự bền chắc của công trình.

b. Tác dụng của lớp bê tông lót móng

Lớp lót bê tông là lớp lót dùng để lót dưới lớp bê tông khi đổ nền móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với mặt đất để hạn chế mất nước cho bê tông và tạo sự bằng phẳng cho lớp đáy móng.

Mục đích cũng như tác dụng của việc đổ lớp bê tông lót móng là:

Bê tông lót móng có tác dụng để lót nền đất trước khi đổ móng, làm sạch đáy bê tông móng, ngăn không cho đá lọt xuống gây lún nền đất, ảnh hưởng đến độ bền vững của móng công trình.

Bê tông lót còn có chức năng tạo ra bề mặt bằng phẳng, chống mất nước xi măng, làm cho nền đất không bị biến dạng bởi các tác động từ bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông móng được tốt hơn.

Người ta thường dùng gạch vụn, đá vụn rồi dải xi măng trộn nước lên mặt làm lớp lót trước khi tiến hàng đổ móng. Tuy nhiên do còn chứa nhiều lỗ hổng nên vật liệu này không thể gọi là bê tông lót móng và không đảm bảo tính năng bền vững cho móng cong trình, gây lún sụt nguy hiểm trong quá trình thi công và sử dụng. Ngoài ra nếu có công trình kế bên thì lớp lót dạng này không đủ khả năng để bảo vệ nền móng, dễ bị phá hoại gây ảnh hưởng bằng chất lượng và làm lún phần móng này.

Những bảo vẽ móng nhà dân dụng đẹp

c. Thành phần chính của lớp lót bê tông

Để có được biện pháp thi công bê tông lót móng, trước hết phải hiể rõ về thành phần cấu tạo nên nó.

Thành phần của bê tông lót gồm cát, đá, vữa xi măng. Hiện nay có 2 phương thức thi công là dùng đa 4×6 hoặc dùng đá 1×2. Thông thường thì người ta thường sử dụng đá 1×2 bởi vì loại đã này có kích thước nhỏ dễ trộn và ít tạo ra lỗ rỗng nhưng lại có rất nhiều ý kiến cho rằng sử dụng đá 4×6 sẽ tốt hơn bởi loại đá to sẽ có độ cứng hơn đá 1×2 nên thích hợp để đổ nền móng hơn.Vậy nên dùng phương thức làm bê tông lót thì hiệu quả nhất.

Không nên dùng đá 4×6 làm bê tông lót vì chúng có nhiều lỗ rỗng và nguy cơ làm lún nền đất rất lớn. Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4×6 chuyển dịch. Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình. o đó không nên dùng bê tông lót đá 4×6 mà nên dùng bê tông lót đá 1×2 trộn và đổ tại chỗ. Nên sử dụng đá 1 × hai vì dễ trộn bằng máy, ít hình thành lỗ rỗng

2. Biện pháp thi công bê tông lót móng

a. Đối với bê tông lót đá 4×6

Bước 1: Khi đã có mặt bằng nền đất, cần tiến hành đầm qua nền đất

Bước 2: Trải 1 lớp đá 4×6 lên nền đất đã được đầm trước đó

Bước 3: Trộn vừa xi măng (thông thường là mac 100), sau đó đổ vừa lên bề mặt của phần đá đã dải.

Bước 4: Dùng đầm để đầm chặt lớp bê tông mót để tạo độ chắc chắn. Sau đó dùng đầm bàn để tạo độ phẳng cho bề mặt móng.

b. Đối với bê tông lót đá 1×2

Bước 1: Đầm nền đất, sau đó trải nilong quanh khu vực đổ bê tông lót.

Bước 2: Dùng máy trộn để trộn hỗn hợp bao gồm đá 1×2, cát, xi măng để tạo thành lớp vữa.

Bước 3: Đổ lớp vữa vừa trộn lên phần nilong sau đó đầm lại cho chặt

Các bạn nên tạo một lớp bê tông lót móng có độ dày lớn hơn 7cm.

3. Biện pháp thi công bê tông lót móng để bảo vệ móng và cột

Móng và cột là phần ngầm của các công trình xây dựng, sau khi thi công thì lấp đất ngay nên rất khó để có thể kiểm tra nên rất khó để đánh giá được độ tốt hay không. Đáy móng thường nằm ở phía dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông rất khó có thể đạt được yêu cầu về kỹ thuật. Cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt có khi ở trong nước ngầm có nước thải có hóa chất ăn mòn bê tông.

Có nên sử dụng ván khuôn trong biện pháp thi công bê tông lót móng?

Về lý thuyết có tính và thi công chuẩn là có, nhưng khối lượng thường nhỏ do lớp lót khá mỏng nên người ta bỏ qua, bằng chu vi phần lót móng* 0.1m. Thực tế thường nhà thầu đổ bê tông lót mà không cần ván khuôn, do vai trò của bê tông lót là làm sạch chứ không phải là cấu kiện, nên hình dạng không cần phải đúng khuôn. Nhà thầu đổ và dàn phẳng bề mặt là được. Ván khuôn dùng để giới hạn, bê tông lót thường là bê tông nghèo, rẻ tiền nên làm ván khuôn để giới hạn lại còn tốn hơn bê tông lót có tràn ra ngoài phạm vi cần đổ 1 chút, nên người ta ko cần ván khuôn. Nhiều khi do hố móng chật hẹp người ta đổ hết bê tông lót ra toàn hố móng, giới hạn là vách hố.

Lưu ý khi dùng ván khuôn trong biện pháp thi công bê tông lót móng

Hiện nay, nhiều công trình sử dụng ván khuôn bê tông lót móng nhưng không quan tâm đến các lưu ý, không quan tâm đến ưu khuyết điểm của nó nên dẫn đến những sai sót khó khắc phục. Do đó, ngay từ đầu, việc sử dụng các loại ván khuôn bê tông lót móng này, các bạn cần phải biết: ván khuôn phải vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công quá mức cho phép hoặc bạn không lựa chọn đúng ván khuôn phù hợp với kết cấu công trình.

Đồng thời, để sử dụng ván khuôn bê tông lót móng thật hiệu quả thì ván khuôn phải kín để không bị chảy vữa xi măng ra ngoài trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông lên. Trong khi đó, bạn cũng phải sử dụng cây chống phù hợp với chất lượng, mật độ cây chống phải đảm bảo và được tính toán cụ thể hơn, cây chống không được xê dịch quá nhiều sẽ làm cho bê tông bị biến dạng.