Top 8 # Biện Pháp Thi Công Giàn Giáo Nhà Cao Tầng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Các Biện Pháp Thi Công Giàn Giáo Cho Nhà Cao Tầng

VAI TRÒ CỦA GIÀN GIÁO TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG

Giàn giáo là thiết bị xây dựng không thể thiếu trong xây dựng hạ tầng, có vai trò quan trọng trong việc chống đỡ, bao che, giúp công nhân có thể dễ dàng di chuyển trong quá trình làm việc. Trong vấn đề thi công thi xây dựng, có thể nói đến các loại giàn giáo phổ biến như: giàn giáo khung, giàn giáo nêm chống, giàn giáo ringlock,… Tùy vào nhu cầu của từng công trình mà khách hàng lựa chọn loại giàn giáo cho phù hợp với công trình đó.

– Giúp công nhân có thể thao tác ở những khu vực không sử dụng được máy móc, thiết bị phụ trợ.

– Nhà thầu có thể tùy vào quy mô công trình, để lựa chọn loại kích thước giàn giáo phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa đảm bảo chí phí đầu tư.

BIỆN PHÁP THI CÔNG GIÀN GIÁO NHÀ CAO TẦNG

Tùy vào đặc điểm, quy mô của công trình các chủ thầu sẽ cùng với các đơn vị cung cấp giàn giáo xây dựng đưa ra phương án thi công phù hợp nhất.

Các đơn vị cung cấp giàn giáo cũng thống kê chi tiết số lượng, chủng loại, kích thước giàn giáo cho từng mặt sàn xây dựng, đảm bảo hợp lý và tiết kiệm nhất.

TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG HIỆU QUẢ NHẤT

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp giàn giáo công trình, Việt Nhật luôn mang tới cho khách hàng những phương án thi công tối ưu, tiết kiệm chi phí nhất.

Để đảm bảo biện pháp thi công cho khách hàng được tối ưu nhất, đội ngũ kỹ sư của Việt Nhật phải trực tiếp khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng mặt bằng xây dựng, sau đó mới đưa ra biện pháp thi công tốt nhất cho nhà thầu.

Đưa ra biện pháp thi công giàn giáo nhà cao tầng khả thi không chỉ giúp tiến độ thi công được đẩy nhanh, mà còn giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đầu tư. Bởi vậy, khi có nhu cầu về tư vấn giàn giáo cho công trình

Biện Pháp Thi Công Giàn Giáo Bao Che Cho Nhà Cao Tầng?

Giàn giáo bao che nhà cao tầng là hệ thống đảm bảo an toàn cho con người khi thi công. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn giàn giáo bao che là gì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. Giàn giáo bao che nhà cao tầng là hệ thống đảm bảo an toàn cho con người khi thi công. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn giàn giáo bao che là gì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Hiện nay vấn đề bảo hộ lao động đang có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến uy tín nhà thầu. Chính vì vậy, trong bất cứ công trình nhà cao tầng nhất thiết phải sử dụng giàn giáo bao che. Việc làm này nhằm hạn chế rủi ro về người và của một cách tối đa và hiệu quả nhất.

Giàn giáo bao che nhà cao tầng có tác dụng hạn chế vật liệu văng ra ngoài khi xây dựng. Điển hình là cát, đá, xi măng, thép rơi xuống gây nguy hiểm trong quá trình làm việc. Chúng được bảo vệ bằng hệ thống lưới vây xung quanh giúp hạn chế tối đa những tai nạn không đáng có.

Đồng thời, hệ thống bao che giúp công nhân làm việc an toàn trên độ cao vượt tầm kiểm soát. Bên cạnh đó khi hoạt động xây dựng diễn ra không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Điều này tạo nên uy tín cho nhà thầu và đảm bảo tiến độ thi công.

Giàn giáo bao che cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Để đảm bảo an toàn giàn giáo bao che công trình cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau. Khi chưa đáp ứng các yêu cầu này chủ thầu không nên đưa vào sử dụng. Bằng không, công trình sẽ dễ bị gián đoạn do kỹ thuật và những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Nên sử dụng giàn giáo bao che có độ cao từ 7 tầng trở lên. Bên cạnh đó nếu công trình có độ cao hơn cần dùng thêm lớp lưới hứng bên ngoài. Việc làm này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tiến hành công tác xây dựng.

Không nên lắp đặt giàn giáo tại nơi có mặt bằng dễ sụt lún. Tốt hơn hết mặt bằng phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Hệ thống cột đỡ và giá đỡ không được đặt nghiêng và cần được giằng neo đúng thiết kế.

Không cho phép neo vào lan can, mái đua, ban công… vì những kết cấu này có tính ổn định kém.

Ngay lập tức sử dụng 2 sàn công tác khi giàn giáo cao hơn 6m. Với độ cao 12m cần dành riêng một khoang để làm cầu thang di chuyển lên xuống.

Tải trọng đặt trên giàn giáo và giá đỡ phải đúng với tiêu chuẩn lắp đặt và thiết kế.

Biện pháp thi công giàn giáo bao che phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng công trình. Khi có thông số cụ thể chủ thầu cùng các công ty cung ứng giàn giáo đưa ra phương án. Các đơn vị thi công sẽ tư vấn giúp khách hàng có cách bố trí hợp lý trên mặt bằng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp giàn giáo đưa ra những thống kê về chủng loại và số lượng. Đồng thời, kích thước giàn giáo cho từng mặt sàn xây dựng cũng được đề cập đến. Mục đích của công tác này nhằm đảm bảo hợp lý và tiết kiệm nhất cho chủ thầu.

Tìm đến đơn vị tiên phong và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng là kế sách nên thực hiện ngay. Bởi khi trình độ hiểu biết cao với có những phương án thi công tối ưu và tiết kiệm nhất. Một trong những đơn vị uy tín đó phải kể đến công ty Phúc Nguyên.

Chúng tôi hiện là đơn vị cung cấp giàn giáo bao che nhà cao tầng chất lượng cao. Không những thế, đội ngũ kỹ sư của Phúc Nguyên sẽ giúp bạn có được những phương án khả thi. Chính vì vậy, nếu muốn tiết kiệm về thời gian và tiền bạc hãy để chúng tôi giúp bạn.

Biện Pháp Thi Công Nhà Cao Tầng

Phần thân công trình sẽ do các đội thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến độ thi công. Các đội thi công này sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trình.

Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.

Công trình là một công trình cao tầng, kết cấu công trình bê tông cốt thép. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế do vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng.

Dựa vào quy mô cũng như điều kiện thực tế thi công của công trình, Nhà thầu chúng tôi lựa chọn các thiết bị thi công như sau:

Vận chuyển lên cao là máy vận thăng lồng BS – 800H có các thông số kỹ thuật như sau:

– Tốc độ nâng : 11-22 mét/phút

– Kích thước cabin : 2000x2000x2100

Sử dụng các máy bơm bê tông do đơn vị cấp bê tông cung cấp theo hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bê tông tươi thương phẩm giữa Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Phước Lộc và Công ty Xây dựng Công Trình Hàng Không ACC có các thông số kỹ thuật:

Do các xe vận chuyển bê tông thương phẩm không thể vào sâu được trong công trình vì mặt bằng trật hẹp, do đó máy bơm bê tông được đặt phía ngoài đường Phổ Quang và lắp đặt đường ống bơm bê tông vào phía trong tới các vị trí đổ bê tông.

Việc thi công phần thân công trình như: cột, dầm, sàn, cầu thang, vách thang máy là khâu cấu thành khung của kết cấu chính cho mỗi tầng của công trình, nó quyết định đến độ chính xác về tim, cốt, hình dáng, kích thước hình học của công trình cũng như quyết định đến phương án và tiến độ của công tác hoàn thiện.

Nhà thầu chúng tôi đưa ra giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.

– Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

– Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

– Yêu cầu ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải phẳng, khít và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt.

– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.

– Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

– Dùng gông bằng thép, khoảng cách các gông khoảng 50 cm .

– Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng gông bằng thép liên kết 4 mảng với nhau và nêm chặt.

– Cố định ván khuôn cột bằng hệ tăng đơ cột chống để điều chỉnh cột đúng tim, thẳng đứng và vững chắc.

– Dùng máy kinh vĩ hoặc máy thủy bình để tiến hành kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy.

– Rải ván lót để đặt chân cột.

– Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.

– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng.

– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông.

– Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.

– Dùng ván khuôn thép định hình đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích khó thi công còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

– Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

Các tấm ván khuôn được định hình thành mảng lớn theo đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ, liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường chúng tôi sử dụng bu lông D14 đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi đổ bê tông. Phía ngoài theo chiều cao chúng tôi sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống thép (tại các vị trí có thể). Bên trong để cố định ván khuôn tường theo chiều cao chúng tôi sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép kết hợp với xà gồ gỗ liên kết với các tấm ván khuôn vách thành khung cứng trong lòng vách thang máy, sau khi lắp dựng ván khuôn phải tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ bê tông.

Với các mảnh ván khuôn phía ngoài khi đổ sàn chờ sẵn các thép bản trong bê tông để đơ ván khuôn tường phía ngoài.

Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% daN/cm 2.

Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

– Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 4453-1995.

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ

– Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

– Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.

– Trước khi sử dụng phải xuất trình chứng chỉ xuất xưởng của thép theo các chỉ tiêu cơ lý.

– Việc kiểm tra cốt thép đã cắt và uốn theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh cùng loại, lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra, các trị số sai lệnh phải nhỏ hơn các giá trị đã ghi trong bảng 4 của TCVN 4453:1995.

Cốt thép sẽ được gia công theo thiết kế tại kho của công trường theo tiến độ thi công. Việc gia công cốt thép tại kho của công trình theo phương án này sẽ khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác đạt theo đúng yêu cầu của thiết kế, có điều kiện phối hợp chính xác với các bộ phận nhằm đảm bảo yêu cầu thi công đúng theo tiến độ đề ra. Trong quá trình gia công sẽ sắp xếp thành từng chủng loại, từng cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn.

– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.

Thiết bị thi công chính là máy hàn

Các mối hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, khung thu hẹp cục bộ và không có bọt, không ngậm xỉ.

– Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế.

– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng.

– Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.

Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN 4453:1995 và đảm bảo các quy định chung sau:

– Thép đến hiện trường không bị cong vênh.

– Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.

– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.

– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).

– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.

– Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật liệu không an mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý. Với cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa thép.

– Chủ yếu sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép lại với nhau. Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trường để buộc thép. Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10 mm. Các mối hàn hoặc mối buộc phải đảm bảo đủ chiều dài đường hàn và chiều dài mối nối buộc.

– Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc toàn bộ.

– Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông.

– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.

– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất.

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.

Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau:

– Sự phù hợp của các cốt thép đưa vào sử dụng so với hồ sơ thiết kế.

– Công tác gia công cốt thép : Trị số sai lệch cho phép cảu cốt thép đã gia công theo bảng 4 của TCVN 4453:1995.

– Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.

– Lắp dựng cốt thép : Đúng chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp đặt so với thiết kế. Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép cho ở bảng 9 của TCVN 4453:1995.

– Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đăt sẵn so với thiết kế.

– Sự phù hợp của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

– Các bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép (nếu có) trong quá trình thi công và các biên bản nghiệm thu quyết địnhh sự thay đổi.

– Các kết quả về mẫu thử chất lượng thép, cường độ mối hàn và chất lượng gia công cốt thép.

– Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.

– Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công lắp dựng cốt thép.

Nhà thầu chúng tôi cam kết tuân thủ theo điều 6 của TCVN 4453-1995 về thi công bê tông.

Do bê tông sử dụng cho các cấu kiện chính là bê tông thương phẩm nên trước khi cho đổ bê tông Nhà thầu chúng tôi sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát các phiếu kiểm tra vật liệu và kết quả nén mẫu thí nghiệm nếu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát thì Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành thi công.

Khâu tổ chức mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, nhân lực đổ bê tông các ca đổ, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ máy xây dựng, … phải được bố trí hết sức khoa học và hợp lý từ những ngày trước khi đổ (nhất là bê tông dầm và sàn).

– Với dầm, sàn sẽ bố trí sàn thao tác trên mặt cốt thép dầm sàn, sao cho tiện lợi nhất cho việc di chuyển của công nhân và dễ dàng tháo lắp di chuyển vị trí. Trước khi đổ bê tông cần vệ sinh mặt sàn và tưới ẩm.

– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s.

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 o C trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

– Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.

– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.

– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.

– Theo cấp hoàn thiện thông thường.

– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.

Bê tông được trộn bằng trạm trộn và vận chuyển đến công trường bằng ô tô chuyên dụng, tiến hành đổ các cấu kiện bê tông bằng bơm.

Bê tông cột được ghép ván khuôn và đổ bê tông từng đoạn, điểm dừng tại các vị trí có giằng BTCT theo chiều cao cột. Biện pháp thực hiện như sau:

– Bê tông sẽ được đưa vào khối đổ qua các cửa sổ.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bị phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến cửa sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

– Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 – 20 cm.

– Bê tông sẽ được đổ qua mặt phẳng hở phía trên của dầm.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến chiều cao quy định thì dừng lại và tiến hành làm mặt.

– Bê tông được đổ liên tục trong từng ô.

– Bê tông phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện cho việc thi công lớp vật liệu hoàn thiện sau này.

– Đầm bê tông bằng được tiến hàng bằng đàm bàn.

– Khi đổ bê tông tường, vách thang máy phải đổ theo từng lớp quanh chu vi thang, mỗi lớp dày 30cm để giữ ổn định cho cốp pha tường, vách thang máy không bị kéo nghiêng.

Khi bê tông đủ cường độ cho phép mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Khi tháo dỡ ván khuôn phải tránh va chạm mạnh hoặc chấn động làm sứt mẻ kết cấu, đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng.

Trước khi tháo đà giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn mặt bên để xem chất lượng của bê tông. Nếu bê tông quá xấu, nứt nẻ và rỗ nặng thì chỉ khi nào bê tông đã được xử lý mới tháo hết ván khuôn và đà giáo.

Tháo dỡ ván khuôn và đà giáo phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

– Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu.

– Khi tháo dỡ ván khuôn, trước hết phải tháp giáo chống ở giữa, sau đó tháo dần các giáo chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài

CÔNG TY PHÚ NGUYÊN NHẬN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY NHÀ CAO TÀNG liên hệ :0988334641 chúng tôi

Biện Pháp Thi Công Giàn Giáo An Toàn Nhất

Đội thi công cần thương xuyên có những buổi trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp thi công giàn giáo. Các nhà thầu cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn sử dụng giàn giáo, nắm vững các nguyên tắc an toàn lao động khi sử dụng giàn giáo.

Mặt bằng phục vụ cho công tác lắp ráp, sử dụng giàn giáo phải đảm bảo sạch sẽ, bằng phẳng, không trơn trượt, không có các chương ngại vật: Đá, sỏi, đinh, vật liệu dư thừa…

Bố trí giàn giáo và cầu thang giàn giáo tại những vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển khi xảy ra sự cố.

Các thang di động cần đảm bảo an toàn, chắc chắn, chịu lực tốt, được bố trí tại vị trí bằng phẳng và được chèn giữ cố định, chắc chắn.

Công nhân, người lao động cần được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động: Quần áo dài, mũ bảo hiểm, ủng, bao tay an toàn… trong quá trình thi công, sử dụng giàn giáo.

Tuyệt đối không được sử dụng giàn giáo trong những điều kiện nguy hiểm, diện tích mặt bằng có độ dốc cao, người sử dụng giàn giáo chưa có kinh nghiệm, kiến thức về giàn giáo và cách sử dụng giàn giáo.

Quá trình lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo được tiến hành theo đúng trật tự, quy trình, mâm giàn giáo phải bố trí dập lỗ nhằm hạn chế sự cố trơn trượt khi di chuyển với tốc độ nhanh.

Đây là một số nguyên tắc chung trong quá trình sử dụng tất cả các loại giàn giáo mà bất cứ nhà thầu, chủ công trình, người sử dụng giàn giáo cần nắm vững nhằm khai thác hết công suất của giàn giáo, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Các biện pháp thi công giàn giáo là vấn đề vô cùng quan trọng, tác động lớn đến chất lượng công trình và an toàn lao động, do đó, đây là vấn đề cần được nhà thầu quan tâm đúng mức.

Lựa chọn giàn giáo an toàn cho công trình

Bên cạnh các biện pháp thi công giàn giáo, để nâng cao hiệu quả sử dụng giàn giáo và đảm bảo an toàn cho người thi công, chủ thầu nên chủ động lựa chọn giàn giáo an toàn cho công trình của mình.

Sản phẩm giàn giáo an toàn không những giúp quá trình thi công trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn mà còn tạo điều kiện cho công việc của người lao động trở nên nhẹ nhàng, thuận tiện, từ đó giúp nhà thầu tiết kiệm chi phí xây dựng.

Trên địa bàn TP. HCM có khá nhiều địa chỉ cung ứng giàn giáo. Tuy nhiên, nhà thầu có thể tuyệt đối tin tưởng và sử dụng giàn giáo do công ty thiết bị xây dựng Minh Dũng cung ứng.

Tất cả các sản phẩm giàn giáo thi công của Minh Dũng đều do công ty trực tiếp sản xuất, do đó, Minh Dũng tuyệt đối cam kết về chất lượng sản phẩm giàn giáo, mang đến cho các khách hàng đã tin tưởng Minh Dũng luôn được sử dụng sản phẩm giàn giáo chất lượng tốt nhất.

Minh Dũng là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị xây dựng giàn giáo, thiết bị xây dựng có quá trình xây dựng và hoạt động gần 20 năm, đã và đang đồng hành cùng nhiều công trình xây dựng lớn trong và ngoài phạm vi thành phố.

Minh Dũng quy tụ đội ngũ kĩ thuật viên, nhân viên được đào tạo bài bản về quy trình sản xuất, phân phối và bảo hành sản phẩm, sẽ kịp thời, giúp đỡ khách hàng trong những trường hợp cần thiết, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng các biện pháp thi công giàn giáo, lắp đặt giàn giáo an toàn, tháo dỡ giàn giáo nhanh chóng và bảo quản giàn giáo hợp lý.

Để sở hữu những sản phẩm giàn giáo chất lượng mang thương hiệu Minh Dũng, khách hàng cần liên hệ trực tiếp với công ty để được công ty tư vấn về loại giàn giáo phù hợp, giá cả ưu đãi cùng với các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo nhất, đáp ứng được tất cả các nhu cầu sử dụng giàn giáo an toàn cả khách hàng.

CÔNG TY TNHH – MTV- SV- TM – DV THIẾT BỊ XÂY DỰNG MINH DŨNG

Văn phòng chính: 823 Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú

Trụ sở chính: 27B Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú

Xưởng sản xuất: 37 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú

Điện thoại: (08).3815.2460 – (08).3815.2249

Fax: (08).3815.2461

ĐTDĐ: 0908.188.163 (Mrs.Thương) – 0908.081.057 (Mr. Dũng)

Mã số thuế: 0 3 0 5 6 8 0 4 6 2