Xây Lắp Công Trình: Xây Dựng Hội Trường Ubnd Thị Trấn Na Sầm Và Cải Tạo, Sửa Chữa Trụ Sở Ubnd Thị Trấn Na Sầm, Huyện Văn Lãng
--- Bài mới hơn ---
Chương V. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
I. Giới thiệu về gói thầu
1. Phạm vi công việc của gói thầu:
1.1 Xây mới nhà Hội trường gồm những nội dung chính sau:
Diện tích xây dựng 246m2. Kết cấu tường kết hợp khung
chịu lực, tường xây bằng gạch không nung, nền nhà lát
gạch Ceramic 600×600, mái lợp tôn, làm trần bằng tấm nhựa
khung xương, hệ thống cửa đi và cửa sổ dùng cửa sắt
sơn tĩnh điện, sơn toàn bộ công trình.
5.2.Cải tạo, sửa chữa nhà trụ sở UBND thị trấn:
– Nhà trụ sở: Cạo bỏ lớp sơn tường, sơn lại hệ
thống lan can ngoài trời và cầu thang bằng 1 nước lót 2
nước phủ. Thay lại đường ống thoát nước mái đã bị
hư hỏng và lát lại bậc tam cấp bằng đá granite.
– Nhà vệ sinh: Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn trong và ngoài
nhà, xử lý lại chống thấm mái, lát gạch đất nung kích
thước 400x400mm có diện tích là 11,3m2. Sơn lại toàn bộ
công trình.
– Các hạng mục phụ trợ: Sơn lại cổng và tường rào
hoa sắt, ốp trụ cổng và bệ cột cờ bằng đá granite,
xây lại 06 bồn hoa trong khuôn viên, lát sân trụ sở gạch
đất nung đỏ 400x400mm có diện tích 214,6m2.
2. Thời hạn hoàn thành: 180 ngày.
II. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
1. Quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu
công trình;
– Theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
2. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám
sát;
Nhà thầu phải nêu rõ biện pháp tổ chức thi công
và giám sát chất lượng của mình một cách hợp lý khả
thi trên cơ sở các tiêu chuẩn tổ chức thi công, giám sát
chất lượng theo quy định hiện hành
3. Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư,
máy móc, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn về phương
pháp thử);
STT VẬT LIỆU TIÊU CHUẨN
ÁP DỤNG
1
Cốt liệu cho bê tông và vữa
Theo các tiêu chuẩn
hiện hành
2 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
3 Xi măng pooc lăng – Yêu cầu kỹ thuật
4 Xi măng pooc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật
5 Xi măng xây trát
6 Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
7 Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng – Hướng
dẫn sử dụng
8 Cát nghiền cho bê tông và vữa
9 Đá dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
10 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
11 Gạch đặc đất sét nung
12 Cốt thép bê tông cán nóng
13 Cốt thép bê tông
14 Thép cốt bê tông, thép vằn
15 Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế
tạo và bảo dưỡng mẫu thử
16 Và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác theo quy định hiện
hành
4. Chủng loại vật tư vật liệu.
STT DANH MỤC VẬT TƯ THIẾT BỊ CHÍNH ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
–
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
1 Xi măng Đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu
thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành
2 Cát
3 Đá dăm
4 Bê tông
5 Vữa xây dựng
6 Nước cho bê tông và vữa
7 Thép cốt bê tông
8 Gạch xây
9 Các vật tư thiết bị khác
5. Yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt;
Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công tổng thể
và chi tiết các hạng mục hợp lý nhất trên cơ sở hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được duyệt và nghiên
cứu điều tra mặt bằng thi công của nhà thầu.
5.1. Tổ chức về nhân sự:
– Nhà thầu phải có bảng sơ đồ tổ chức thi công cho gói
thầu. Trong sơ đồ nêu rõ vị trí và chức năng của
những người điều hành chủ chốt.
– Thuyết minh và lập sơ đồ tổ chức, sắp xếp, bố trí
nhân sự để thực hiện toàn bộ gói thầu.
– Trong gói thầu nếu có những hạng mục thi công có tính
chất phức tạp về tổ chức cần có các biện pháp tổ
chức thi công cụ thể cho các công tác này.
– Biện pháp tổ chức thi công cần nêu rõ sự phối hợp
giữa các đơn vị thi công và các đơn vị quản lý về
nhân lực, tiến độ và chất lượng.
5.2. Tổ chức mặt bằng công trường:
– Trên cơ sở HSMT, nhà thầu nghiên cứu hiện trạng thực
tế của công trình để đề ra phương án tổ chức bố
trí mặt bằng hợp lý, đảm bảo phù hợp trong quá trình
thi công.
+ Mặt bằng thi công phải thể hiện đầy đủ việc bố
trí các công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi tập
kết nguyên vật liệu.
+ Bố trí cổng ra vào, rào chắn, biển báo.
+ Nêu giải pháp cấp điện cấp, cấp nước, thông tin liên
lạc trong quá trình thi công và giải pháp đảm bảo tiêu
thoát nước trong quá trình thi công.
5.3. Biện pháp thi công:
– Nhà thầu phải nghiên cứu kỹ HSMT và khảo sát thực
địa hiện trường thi công của gói thầu để đề ra
biện pháp thi công hợp lý, đáp ứng được tiến độ và
chất lượng theo đúng yêu cầu của HSMT.
– Biện pháp thi công cần được xác định sao cho đảm
bảo việc thi công không ảnh hưởng đến công việc khác
của chủ đầu tư và môi trường xung quanh của khu vực thi
công; biện pháp thi công lập phải dựa trên các tiêu
chuẩn quy định về thi công và nghiệm thu theo quy định.
– Biện pháp thi công bao gồm biện pháp thi công tổng thể
đối với toàn bộ gói thầu và các biện pháp thi công chi
tiết đối với các công việc chính của gói thầu.
6. Yêu cầu về vận hành thử nghiệm, an toàn;
7. Yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ;
Nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về
phòng chống cháy nổ hiện hành của nhà nước
8. Yêu cầu về vệ sinh môi trường;
Nhà thầu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về
quản lý môi trường xây dựng. Cụ thể như sau:
– Phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi
trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ
môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi,
chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường.
Thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa
đến nơi quy định.
– Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế
thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ
sinh môi trường.
– Có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo
vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Trường hợp nhà thầu thi công công xây dựng không tuân
thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu
tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền
định chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực
hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường.
– Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi
trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường do lỗi
của mình gây ra.
9. Yêu cầu về an toàn lao động;
Nhà thầu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về
an toàn lao động trên công trường xây dựng. Cụ thể như
sau:
,
Ћ
␃ฃᇿ㞄ጂ碤$㠀$⑈崀惿㞄愂̤摧ᰚ€
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
„
kdЁ
愀̤摧ᰚ€’欀뽤
– Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được
thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi
người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm
trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh
báo đề phòng tai nạn.
– Phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao
động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an
toàn lao động thì phải đành chỉ thi công xây dựng.
Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc
phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
– Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ
biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một
số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo
an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động
chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an
toàn lao động.
– Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy
đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho
người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên
công trường.
Ngoài ra nhà thầu phải tuân thủ quy định về Quản lý an
toàn trong thi công xây dựng công trình tại Nghị định
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng.
10. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ
thi công;
Nhà thầu phải có biện pháp huy động nhân lực và máy
móc thiết bị thi công đảm bảo tiến độ thi công theo
yêu cầu của dự án và phù hợp với đề xuất kỹ thuật
nêu trong HSMT.
11. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và
các hạng mục;
Nhà thầu phải lập biện pháp tổ chức thi công tổng thể
và chi tiết các hạng mục hợp lý nhất trên cơ sở hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được duyệt và nghiên
cứu điều tra mặt bằng thi công của nhà thầu
12. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng
của nhà thầu;
Nhà thầu phải tuân thủ Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày
12/5/2015 của của Chính phủ và Thông tư số 10/2013/TT-BXD
về Quy định chi tiết về một số nội dung về quản lý
chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
12.1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng
cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
12.2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công
trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng
hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng
thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng
thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ
và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng
thầu khác (nếu có).
12.4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo
quản mốc định vị và mốc giới công trình.
12.5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy
định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy,
thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường
hợp trong hợp đồng có quy định khác.
12.6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật
liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình
xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của
thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
12.7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng,
giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm
bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây
dựng.
12.8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện
bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng
và điều kiện hiện trường.
12.10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy
định.
12.11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
12.12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng,
khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi
công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
12.13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc,
thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công
trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao,
trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
13. Yêu cầu khác căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu.
Trong yêu cầu về mặt kỹ thuật không được đưa ra các
điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc
nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra
sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không
đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự
thầu, không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ
cụ thể của vật tư, máy móc, thiết bị.
Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn
hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc vật
tư, máy móc, thiết bị từ một nước hoặc vùng lãnh thổ
nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ
thuật của vật tư, máy móc, thiết bị thì phải ghi kèm
theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô
hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương
đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có
tính năng sử dụng là tương đương với các vật tư, máy
móc, thiết bị đã nêu để không tạo định hướng cho
một sản phẩm hoặc cho một nhà thầu nào đó.
III. Các bản vẽ
--- Bài cũ hơn ---