Top 13 # Biện Pháp Tu Từ Bài Thơ Việt Bắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Biện Pháp Tu Từ Và Nghệ Thuật Bài Thơ Bếp Lửa (Bằng Việt)

Phân tích các biện pháp tu từ và nghệ thuật trong bài thơ Bếp lửa

Biện pháp tu từ và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) là tài liệu văn mẫu lớp 9 hay. chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn đầy đủ cả những biện pháp tu từ trong bài Bếp lửa và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ này chi tiết nhất cho các em học sinh tham khảo. Mời các em tải tài liệu miễn phí.

Biện pháp tu từ và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

– Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.

– Quê ở Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội).

– Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

– Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ hay những kí ức tuổi ấu thơ không thể nào quên.

– Tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)…

2. Tác phẩm:

– 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành luật tại nước Nga xa xôi.

– In trong tập “Hương cây – Bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

NHỮNG NỘI DUNG ÔN LUYỆN VĂN 9 THI VÀO 10 ĐỐI VỚI BÀI THƠ BẾP LỬA

– Phương thức biểu đạt trong Bếp Lửa: Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận.

– Thể thơ: kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ, 8 chữ.

– Nội dung bao trùm: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Mạch cảm xúc của bài thơ Bếp Lửa: Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Người cháu nay đã trưởng thành, suy ngẫm, thấu hiểu về bà với bao cảm phục, biết ơn. Từ nước Nga xa xôi, người cháu đã gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài đã đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.

II. Biện pháp tu từ và nghệ thuật trong Bếp lửa của Bằng Việt

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà: BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHỆ THUẬT KHỔ 1 BÀI THƠ BẾP LỬA Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

– Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

– Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

– “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

– Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

– “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

– Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

2. Hồi tưởng về bà và những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà: 2.1 Tuổi thơ của tác giả có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 2 BẾP LỬA Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

– Mùi khói cay nhèm của bếp rơm, bếp rạ ấy đã đi vào kí ức của Bằng Việt từ những ngày thơ bé. Đó cũng là một tuổi thơ cơ cực gắn liền với một giai đoạn đau thương, khủng khiếp nhất của đất nước bởi bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945.

– Trong làn khói sương của kỉ niệm, nhà thơ nhớ lại những kí ức bi thương nhất của cái “đói mòn đói mỏi”, của dáng hình người cha “khô rạc ngựa gầy” trong lao động vất vả. Tất cả gợi những tháng ngày đói quay đói quắt ở làng quê Việt Nam. Khi nhớ về những tháng ngày gian khổ ấy, người cháu không khỏi xúc động. Cảm xúc hiện tại, kỉ niệm năm xưa hoà lẫn “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

2.2. Đó còn là kỉ niệm về người bà lụi cụi, chắt chiu nhóm lên ngọn lửa ấm áp để nuôi dưỡng bao bọc, chở che cho đứa cháu BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHỆ THUẬT TRONG KHỔ 3 BÀI THƠ BẾP LỬA Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

– Điệp từ: bà – cháu tạo nên hình ảnh quấn quýt, gần gũi và đầy yêu thương của bà cháu.

Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, dạy bảo, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng bà – bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học… Cảm cái công ơn ấy, người cháu lại càng thương bà: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa của bà là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc bà dành cho cháu.

– Điệp từ “tu hú” thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của âm thanh, vừa có sự gần gũi nhưng vẫn thể hiện khoảng không mênh mông. Gợi nhớ về kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.

– Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi! Chẳng….” thể hiện tâm trạng của người cháu, nó khiến cho không gian kỉ niệm như có chiều sâu và nỗi nhớ thương bà của cháu càng trở nên thăm thẳm, vời vợi.

2.3. Đọng lại trong kỉ niệm của người cháu BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ THỨ 4 BÀI THƠ BẾP LỬA “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.”

Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. Trên cái nền của sự tàn phá, huỷ diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu. Vẻ đẹp của tình người toả sáng trong những năm chiến tranh khói lửa. Điều khiến cháu xúc động nhất là một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi để trải qua những gian nan, đau khổ mà không hề kêu ca, phàn nàn. Bà mạnh mẽ, kiên cường trong hoàn cảnh khói lửa chiến tranh. Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh:

“Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.

Vậy là bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm kháng chiến. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến. Bà thật là giàu lòng yêu thương. Chan chứa trong từng lời thơ, ta cảm nhận được lòng biết ơn, niềm tự hào của người cháu đã trưởng thành khi nghĩ về người bà thân yêu.

2.4. Hình ảnh người bà và những kỉ niệm năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 5 BẾP LỬA Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

– “Bếp lửa” được bà nhen lên thành “ngọn lửa” mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhóm lên từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, tình yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa toả sáng lung linh trong kí ức tuổi thơ và có ý nghĩa nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

– Điệp ngữ “một ngọn lửa” với kết cấu song hành đã làm giọng thơ ngân vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động, tự hào.

3. Suy nghĩ về bà và tự cảm của người cháu BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 6 BÀI THƠ BẾP LỬA Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

– Tác giả thương bà thật thấm thía, chân thành. Hình ảnh mưa nắng trở đi trở lại, bao xót xa. Nhưng bà vất vả vì bà luôn “giữ thói quen dạy sớm” để nhóm lửa, vì bà luôn ấp iu yêu thương bằng tất cả sự nồng đượm của tấm lòng. Thì ra, giặc giữa, đói kém, nắng mưa… làm bà lận đận đã đành, nhưng thương con, thương cháu mà bà tự nguyện lận đận trọn kiếp người.

– Điệp từ: “nhóm” diễn tả những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà:

+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình.

+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.

– Hình ảnh “bếp lửa”: từ nghĩa tả thực đã được tác giả cất giữ trong tâm hồn như một biểu tượng: hơi ấm tình thương, sự che chở, nơi quần tụ, nơi dẫn dắt, niềm tin… bà dành cho cháu, giản dị mà thiêng liêng.

– Phép ẩn dụ “nhóm niềm…” nó không chỉ khơi gợi niềm yêu thương gia đình, tình làng nghĩa xóm mà nó còn khơi gợi cả những kí ức tuổi thơ, kỉ niệm khó quên nhất.

4. Lòng kính yêu, tự hào về bà, về quê hương đất nước BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG KHỔ 7 BÀI BẾP LỬA Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: – Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

– Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa đến những chân trời cao rộng có “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”… nhưng với cháu, bếp lửa của bà luôn hiện diện. Cháu không nguôi nhớ về bà, về bếp lửa và nỗi nhớ ấy luôn thường trực, nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài.

3. Bài thơ Bếp Lửa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không về,Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Thơ Đồng Chí

Biện pháp tu từ trong 7 câu thơ đầu (khổ 1) bài Đồng Chí

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

– Điệp ngữ: kề vai sát cánh, gắn bó keo sơn

– “Đồng chí” – câu thơ chỉ có 2 tiếng kết hợp với dấu chấm than như một tiếng gọi thốt lên từ tận đáy lòng với bao tình cảm. Hai tiếng “Đồng chí” ngắn gọn nhưng không khô khan, nó là tình người, tình đồng đội, tình tri kỉ.

Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 2) bài Đồng Chí

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

– Hình ảnh “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại.

– Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát. Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công.

– Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa qua động từ “nhớ: để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.

– Sự lặp lại của cụm từ “anh với tôi” cùng từ “từng” đã gợi cho ta cảm xúc đẹp nhất của anh bộ đội cụ Hồ, mặc dù thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần nhưng mà họ luôn sẵn sàng là điểm tựa dành cho nhau.

– Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính.

Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 3) bài Đồng Chí

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

– Phép liệt kê bằng những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai” -“quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn, miêu tả chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến.

– Cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

– Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

Biện pháp tu từ trong 3 câu thơ cuối (khổ 4) bài Đồng Chí

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

– Rừng hoang sương muối: sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ nhưng qua đó thể hiển rõ nét hơn sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu.

– Động từ “chờ” gợi tới tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao cả của người lính.

– “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

– Từ “treo” tạo nên hình ảnh ánh trăng về đêm lơ lửng treo trên đầu súng là hình ảnh tạo nên nét thi vị, đặc sắc hơn cho bài thơ.

– Nhịp thơ đều đều 2/2/2 – 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Bài Thơ: Việt Bắc (Tố Hữu

10-1954

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

Trích đoạn bài thơ này từ đầu tới câu “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

Một phụ lưu của sông Hồng, chảy ở các huyện phía tây tỉnh Yên Bái, bắt nguồn từ hợp lưu nhiều suối ở vùng núi huyện Trạm Tấu.

Tức sông Phó Đáy, bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, là phụ lưu lớn thứ hai của sông Lô sau sông Gâm. Chiều dài sông khoảng 170km, chảy qua địa phận các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Lô ở TP Việt Trì (Phú Thọ), vào Tuyên Quang ở xã Trung Minh, sang Hùng Lợi rồi chảy qua nhiều xã thuộc Yên Sơn và Sơn Dương tổng cộng dài hơn 84km. Nhiều tên đất, tên làng dọc bên sông này còn lưu giữ nhiều dấu tích của Thủ đô Cách mạng và kháng chiến: Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên…

Địa danh nay ở giáp ranh giữa hai xã Phú Đình, huyện Định Hoá, và Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi “Chùa rách bụt vàng” như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi dưới chân đèo De là Tỉn Keo, nơi đặt trụ sở Phủ Chủ tịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Nguồn:1. Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 19622. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

Phân Tích Hiệu Quả Biện Pháp Tu Từ Trong Khổ Thơ 3 Bài Nhớ Rừng

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ – cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi “uống ánh trăng tan”. Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”.