Top 12 # Biện Pháp Vệ Sinh Môi Trường Trong Xây Dựng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Vệ Sinh Môi Trường Trong Thi Công Dự Án Xây Dựng

Vệ sinh môi trường trong thi công dự án xây dựng là vấn đề mang tầm vóc xã hội. Thế nhưng hiện nay rất nhiều chủ đầu tư và công ty xây dựng không thực hiện nghiêm túc điều này. Thông thường họ sẽ thực hiện qua loa để qua mắt cơ quan chức năng. Còn vấn đề vệ sinh môi trường ra sao chắc chỉ có người dân xung quanh dự án xây dựng mới có thể hiểu được.

Vậy cần làm gì để đảm bảo vệ sinh môi trường trong thi công dự án xây dựng?

1. Xây dựng hệ thống Quản lý môi trường xây dựng

Công ty chịu trách nhiệm thi công dự án xây dựng cần chủ động trong vấn đề này. Cụ thể: cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến thay thế các phương án thi công cũ. Vì chúng dễ gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, công ty xây dựng cũng cần có những quy định cụ thể về công nghệ. Cụ thể về kinh phí và lực lượng chuyên trách thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Công ty thi công dự án xây dựng cần định kỳ kiểm tra hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường của từng công trình.

2. Quản lý tiếng ồn – Dự án xây dựng cần có biện pháp quản lý tiếng ồn như thế nào?

Tiếng ồn từ dự án xây dựng chủ yếu do đâu?

– Các thiết bị xây dựng, máy móc thi công cũ, hỏng hóc chính là nguyên nhân lớn gây ra vấn đề này.

– Ngoài ra, tiếng ồn do va chạm, ma sát của thiết bị, máy móc hoạt động cũng là nguyên nhân khó tránh khỏi.

Để quản lý và kiểm soát tiếng ồn hiệu quả công ty xây dựng cần:

Kiểm tra và có biện pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công. Nhằm giảm tiếng ồn do máy móc cũ gây ra.

Cách ly nguồn ồn ở các khu dân cư. Bằng cách tăng cường nhiều lớp bao che xung quanh công trình. Hoặc trồng xanh xung quanh khu vực có nguồn gây ồn.

Đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân công trình nâng cao ý thức trong quá trình thi công. Hạn chế các thao tác gây ồn cao.

Tìm kiếm các biện pháp thi công khác ít gây ồn hơn thay thế các phương pháp cũ.

Kiểm tra mức độ ồn, rung trong quá trình xây dựng dự án. Từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp theo thời gian sinh hoạt của cư dân xung quanh. Đảm bảo đạt mức ồn cho phép theo TCVN 5949-1998.

3. Biện pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi xây dựng công trình

Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và không khí trong quá trình tổ chức thi công bằng cách:

Lập hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm, nơi chứa hóa chất hoặc vật liệu dễ cháy nổ.

Che chắn những khu vực phát sinh bụi, thường xuyên rửa xe trước khi ra khỏi công trình và dùng xe chuyên dụng tưới nước rửa đường giao thông vào mùa khô.

Khi vận chuyển vật liệu cần được che chắn, phủ kín để ngăn bụi.

Nâng cao ý thức công nhân và nhân viên trong quá trình thi công

Thay thế các phương pháp thi công cũ bằng công nghệ mới ít gây ôn hơn

Sắp xếp thời gian thi công phù hợp với thời gian sinh hoạt của cư dân xung quanh.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong quá trình xây dựng dự án bằng cách:

Không xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống hệ thống thoát nước hoặc ao hồ xung quanh khu vực dự án.

Dự án xây dựng cần bố trí các hố thu gom nước cặn và bùn lắng, các công trình xử lý nước thải tạm thời và chuyên chở chất thải sau xử lý ra nơi quy định để không gây ô nhiễm.

Hệ thống thoát nước của dự án xây dựng phải đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi cho chảy ra bên ngoài.

Nhà thầu xây dựng phải có quy định thu gom và bãi rác trung chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng gây ra.

Không sử dụng các loại thiết bị, xe cộ quá cũ kĩ để thi công xây dựng.

Không sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công có khả năng gây phát sinh bụi bẩn lớn trên công trường xây dựng.

Công ty xây dựng AQA – Giải pháp thiết kế & thi công hiệu quả Tự hào là công ty xây dựng uy tín đã thực hiện nhiều công trình lớn như: chuỗi Siêu thị AEON MALL, Biệt Thự – Thảo điền Midpoint, Nhà Xưởng – Ánh Hồng,… AQA sẽ là lựa chọn xây dựng đảm bảo tốt vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho dự án của bạn.

Đồng thời đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đưa ra được nhiều giải pháp tối ưu hóa chi phí đầu tư cho dự án xây dựng một cách hiệu quả nhất.

Bảo Vệ Môi Trường Trong Hoạt Động Xây Dựng

1. a) Tổ chức b) Biện pháp giảm thiểu hoạt động xây dựng tạo nên những tác động tiêu cực đối với môi trường như đã nêu. quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường. Quá trình xây dựng tuy diễn ra trong một thời gian nhất định nhưng nó gây nên ô nhiễm môi trường với cường độ lớn. Điều 40 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng. Các biện pháp đó là:

2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây: Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Một số biện pháp trực tiếp triển khai trên công trường xây dựng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sau:

Trong quá trình thi công xây dựng, các đơn vị thi công xây dựng phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động và vê sinh môi trường. Các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện để hạn chế các tác động có hại tới môi trường xung quanh : thi công xây dựng * Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại. Lập hàng rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm, vật liệu dễ cháy nổ… Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm và bảo vệ công trình. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước đê tưới đường giao thông trong mùa khô. Không khai thác và vận chuyển về ban đêm. Các phương tiện vận chuyển đểu có bạt phủ kín. * Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác đê tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các hoạt động cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng. * Các tài liệu hướng dẫn về máy móc và thiết bị xây dựng được cung cấp đầy đủ. Các tham số kỹ thuật cần được kiểm tra thường xuyên. Lắp đặt các đèn báo cháy, đèn tín hiệu và các biển báo cận thiết khác. * Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ.

Trong quá trình thi công, không xả nước thải trực tiếp xuống các thuỷ vực xung quanh khu vực dự án, không gây ô nhiễm nước sông, hồ,… do thải nước thải xây dựng. Vì vậy dự án bố trí các hố thu nước xử lý cặn và bùn lắng để không gây hiện tượng bồi lắng vùng nước sông khu vực này. Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời (ví dụ: bể tự hoại kiểu thấm), quy định bãi rác trung chuyển tạm thời… tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng thải ra. Lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính vào các tháng mùa khô để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống nước sông hồ. ô nhiễm môi trường nước Hệ thống thoát nước đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi chảy ra ngoài. c) Khống chếô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công Đê giảm thiểu ảnh hưởng của khí thải cũng như tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và các máy móc, thiết bị tham gia thi công, các đon vị thi công, nhà thầu,… phải thực hiện các biện pháp tích cực sau : – Không sử dụng xe, máy quá cũ để vận chuyển vật liệu và thi công công trình. – Không chuyên chở hàng hoá vượt trọng tải danh định. – Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận tải từ 22h đêm đến 6h sáng đê không làm ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh. – Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí… – Kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng, từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5949-1998. – Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công có gây độ ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động của cộng hưởng tiếng ồn. d) Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn trong xây dựng Chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là vật liệu hư hỏng như gạch vụn, xi măng chết, gỗ copha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị… và rác thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường. Các loại chất thải rắn này được thu gom, vận chuyển đến nơi quy định. e) Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực khác

Biện Pháp An Toàn Lao Động &Amp; Vệ Sinh Môi Trường

– Khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng ở dưới chỗ làm việc có các chướng ngại vật, vật nguy hiểm thì phải đeo dây an toàn hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn. Khi thi công cùng một lúc ở 2 hoặc nhiều tầng trên cùng một đường thẳng thì phải có những thiết bị bảo vệ ATLĐ cho người ở tầng dưới.– Khi Cẩu lắp các cấu kiện bắt buộc phải có sự kiểm tra trước và trong suốt quá trình Cẩu của Kỹ Sư Giám Sát và Cán bộ An toàn Lao động. Tuyệt đối không được ngồi trên Kèo hoặc qua lại bên dưới các Cấu Kiện Khi đang Cẩu. Không được đùa giỡn, tổ chức An uống, Nghỉ giải lao ngay trên Mái.– Cuối mổi ngày làm việc phải làm vệ sinh Công trường, Phải giằng buộc chắc chắn toàn bộ Vật tư, Thiết bị đễ lại trên Mái. Mọi Vật tư thừa, Bao bì, Rác … phải được chuyền xuống ( Không được ném xuống từ trên cao ) và tập kết về nơi quy định.– Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liên tiếp thì phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn.– Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ, trên các tuyến giao thông đi lại và các khu vực thi công về ban đêm, không cho phép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng.– Không được làm việc trên cao hoặc trên dàn giáo mái nhà từ 2 tầng trở lên khi trời tối, lúc mưa to, giông bão hoặc gió từ cấp 5 trở lên.– Có tủ thuốc cấp cứu tại hiện trường, Có Danh bạ điện thoại các số Khẩn cấp của các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn.

II- CÔNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG :-Nước thải trong thi công, trong sinh hoạt được dẫn theo rãnh đến hố tự thấm đặt cách công trình 30m, công việc khai thông mương rãnh được tổ chức thường xuyên để tránh nước ứ đọng làm lầy lội mặt công trình.-Vật liệu xây dựng được tập kết từng khu vực riêng lẻ, gọn gàng và hợp lý.-Vật liệu thừa, phế thải phải được tập kết tập trung và được tưới ẩm để xử lý bụi hoặc phủ kín bằng bạt khi được vận chuyển ra khỏi công trình.-Vật liệu vận chuyển từ ngoài vào công trình khi đi phải dùng bạt nilon che đậy thùng xe để không gây ô nhiễm môi trường.Để đảm bảo an toàn và gìn giữ vệ sinh ATLĐ trong khu vực thi công cũng như các công trình liền kế nhau trên tổng mặt bằng thi công tại vị trí thích hợp xây 1 nhà vệ sinh bán tự hoại để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho tất cả những người lao động trên công trường.

III CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO :-Công trường phải có bể chứa nước, bình chữa cháy được trang bị nơi Ban bảo vệ ban chỉ huy công trường để đề phòng hỏa hoạn.-Tuân thủ pháp lệnh PCCC nghiêm ngặt, biển báo pháp lệnh PCCC phải được treo tại những nơi trọng yếu như kho tàng, trạm điện và các kho vật tư, trang thiết bị dễ bắt lửa.-Phải có biện pháp chuẩn bị hệ thống xử lý thoát nước khi có mưa lũ, tránh sự sạt lở hoặc cuốn trôi làm mất an toàn.-Ban chỉ huy công trường phải liên hệ trước với các cơ quan chức năng PCCC, Ban phòng chống lụt bão của địa phương để kịp thời cứu chữa khi có tình huống bất ngờ xảy ra.-Ngoài những biện pháp và những yêu cầu phải đảm bảo đã được nêu trên, hàng ngày công ty cử cán bộ phụ trách ATLĐ thường xuyên trực tiếp đến công trường để kiểm tra công tác ATLĐ, tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt công tác ATLĐ và VSMT. Những cá nhân nào vi phạm phải được xử lý thích đáng, thực hiện tốt được biểu dương và tổ chức khen thưởng.

Ngành Than Xây Dựng 6 Nhóm Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Sáu nhóm giải pháp của ngành than đưa ra gồm: ngăn ngừa sạt lở, trôi lấp đất đá, cải tạo phục hồi môi trường; nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước; di dời dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm; xử lý nước thải và nước bề mặt; xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường; giảm thiểu bụi, ồn, khí thải.

Đề án do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (thuộc Bộ Quốc phòng) xây dựng nhằm lựa chọn, đưa ra các giải pháp, dự án, công trình cụ thể khắc phục sớm và ngay những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than gây ra đối với môi trường, đời sống người dân.

6 nhóm giải pháp đã được đưa ra, trong đó TKV đề xuất năm 2017 sẽ triển khai cải tạo phục hồi môi trường khoảng 190ha các bãi thải: Chính Bắc Núi Béo, Đông Cao Sơn, Hà Ráng; ưu tiên đổ thải kết thúc các khu vực bãi thải nhìn được từ quốc lộ 18A (khu vực Mông Dương, bãi thải Đông Cao Sơn dự kiến đến hết năm 2020; khu vực Giáp Khẩu và Đông Nam bãi thải Chính Bắc Núi Béo dự kiến hết năm 2018…).

Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến băng tải để đến năm 2020 cơ bản than được vận chuyển ra cảng và các nhà máy điện bằng băng tải; xây dựng cầu vượt nút giao cắt đường Bàng Nâu – Khe Dây với quốc lộ 18A…

Tại cuộc họp, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung đề án đã nêu, đồng thời đề nghị TKV chú ý một số vấn đề để hoàn thiện đề án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc cần bàn bạc thống nhất phương án dùng chung hệ thống vận chuyển bằng băng tải để tránh lãng phí, giảm bụi phát tán ra môi trường, đảm bảo đời sống nhân dân.

Đồng thời, tăng cường hệ thống phun sương dập bụi; bổ sung các dự án, công trình triển khai nạo vét trên các sông suối, tuyến kênh mương từ đầu nguồn, khai trường mỏ ra đến khu vực hạ lưu; xây dựng các trạm quan trắc tự động theo đúng quy định, đảm bảo kỹ thuật.

Ông Hậu bổ sung thêm đề án cần có phương án xây dựng các hồ lắng tại các suối nhằm đảm bảo môi trường khu vực hạ lưu, nâng cao chất lượng xử lý nước thải. TKV phải nhanh chóng triển khai, tập trung các nguồn lực phủ xanh các bãi thải.