12 Quy Định An Toàn Khi Lắp Đặt Điện
--- Bài mới hơn ---
Có nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng khi bạn lắp đặt điện. Do đó, bạn cần chú ý đến các nguyên tắc an toàn để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tử vong.
12. Tất cả dây điện đều có điện
Mỗi thiết bị điện đều phải được lắp đặt một cách thận trọng như thể chúng đều có điện. Sự cẩu thả có thể gây tai nạn chết người! Nếu bạn coi mỗi dây điện là đều có điện, khả năng bị giật sẽ giảm xuống. Quan niệm cho rằng chỉ dây có điện mới nguy hiểm là một quan niệm sai lầm. Vì có khả năng bạn bị nhầm lẫn giữa nhiều dây với nhau. Hãy coi như tất cả các dây đều có điện, điều này buộc bạn phải cẩn thận hơn.
11. Nguồn điện ở trạng thái TẮT
Đây là nguyên tắc đầu tiên trước khi lắp đặt hoặc sửa chữa các thiết bị điện. Đó là cách duy nhất bạn chắc chắn mình được đảm bảo an toàn điện. Điện chỉ nên được bật lên (nếu cần thử nghiệm) khi một người đang ở vị trí an toàn. Nếu không, tất cả nguồn điện phải được tắt trong suốt quá trình lắp đặt, sửa chữa.
10. Cách điện là nguyên tắc cơ bản
Tất cả các công cụ sử dụng trong quá trình lắp đặt, sửa chữa điện đều phải đảm bảo an toàn. Các công cụ này phải được làm bằng vật liệu không thể không dẫn điện và cách điện với tay cầm.
9. Chú ý đến bày tay
Bàn tay là công cụ đầu tiên có vai trò quan trọng trong quá trình lắp đặt, sửa chữa điện. Trước khi xem xét các loại công cụ được sử dụng có an toàn hay không, bạn phải đảm bảo rằng bàn tay của mình là “an toàn”. Điều này có nghĩa là đảm bảo tay khô vì tay ướt sẽ dẫn điện. Ngoài ra, bạn nên dùng găng tay không dẫn điện, đi giày chuyên dụng và mặc quần áo bảo hộ. Đây là nguyên tắc bạn luôn luôn phải nhớ vì các thiết bị bảo hộ này giúp bạn cách ly an toàn khỏi nguồn điện.
Khoa học đã giải thích về hiện tượng dòng điện chạy qua khoang ngực. Đây là bộ phận mà dòng điện chạy qua nhanh nhất trong cơ thể. Việc dùng cùng lúc hai bàn tay khiến dòng điện được tăng cường mạnh hơn, chạy qua ngực-khu vực kết nối giữa hai cánh tay. Sử dụng các công cụ bằng một tay, tay kia đảm bảo không tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ rò rỉ điện là lựa chọn an toàn nhất. Theo thống kê, hầu hết các trường hợp bị điện giật xảy ra khi dùng đồng thời cả hai tay để xử lý điện.
7. Nên lắp đặt, sửa chữa điện ở đâu?
Bạn phải nắm được địa điểm thi công điện trước khi tiến hành làm. Đánh giá tính khả thi để quyết định lắp đặt hay không. Hầu hết các dụng cụ sửa chữa điện không an toàn khi được dùng ở trong môi trường có hơi lạnh hoặc có tiếp xúc với nguồn nước. Nếu buộc phải làm, bạn nên dùng bảng treo công cụ để giảm tiếp xúc với độ ẩm. Tuy nhiên, tốt nhất là tránh những nơi có độ ẩm cao khi lắp đặt điện.
6. Giúp đỡ đồng nghiệp
Nếu có cảm giác tê giật nhẹ, bạn phải tìm nguyên nhân và khắc phục ngay lập tức
5. Chú ý đến sự rò rỉ
Bất cẩn là một nguyên nhân gây giật điện lớn. Hãy quan tâm và quan sát mọi thứ như thể đó là nguy cơ thật sự. Bất cứ sự rò rỉ nhẹ gây cảm giác tê giật đều phải được xem xét kỹ lưỡng và khắc phục triệt để trước khi tiếp tục công việc.
4. Kiểm tra tất cả các tụ điện
Trước khi thực hiện bất kỳ quá trình lắp đặt điện, tất cả các tụ điện phải được kiểm tra và đảm bảo khô ráo.
3. Bạn không phải là ngoại lệ
Bạn nên nhớ, tai nạn về điện là tai nạn thường xuyên xảy ra và bạn không phải là ngoại lệ. Điều này buộc bạn phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn điện mọi lúc, mọi nơi. Bạn không nên sử dụng công cụ sửa chữa điện của người khác trừ phi bạn được hướng dẫn và cho phép. Việc sử dụng các công cụ của người khác có thể khiến chúng bị hỏng hoặc mất an toàn mà chủ nhân không hề biết, gây nguy hiểm cho họ khi sử dụng ở lần tới.
2. Cẩn thận với vị trí của tất cả mọi thứ
1. Các thiết bị của bạn
Kể cả các thiết bị đang hoạt động tốt cũng không bao giờ đảm bảo an toàn. Không bao giờ được để gần nguồn điện các chất dễ cháy, chất lỏng. Nếu bạn là người lắp đặt điện, bạn phải chịu trách nhiệm chính về an toàn cho những người khác, vì thế sự cẩn thận của bạn sẽ giúp những người xung quanh được bảo vệ tốt nhất.
Nguồn: Homeguides
Related Products
--- Bài cũ hơn ---