Top 12 # Các Biện Pháp Bảo Vệ Và Khoanh Nuôi Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Bảo Vệ Và Khoanh Nuôi Rừng

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh học tốt môn Bảo vệ và khoanh nuôi rừng sau khi trồng Công nghệ 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Ý nghĩa

Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống sản xuất của xã hội. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng đã mất.

II. Bảo vệ rừng

1. Mục đích:

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

2. Biện pháp:

– Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản, săn giết động vật trái phép.

– Chính quyền, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, …

– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng, sản xuất khi được cơ quan lâm nghiệp cấp phép và phải thực hiện đúng quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

III. Khoanh nuôi phục hồi rừng

1. Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.

2. Đối tượng đã khoanh nuôi:

Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng:

– Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

– Đồng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

3. Biện pháp khoanh nuôi

Bảo vệ, cấm chăn thả gia súc. Chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh.

Phát dọn dây leo, bụi bặm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và bổ sung.

Tra hạt hay trồng cây vào khoảnh đất lớn.

Câu 1: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:

A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi.

B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.

C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay.

D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.

Câu 2: Mục đích của việc bảo vệ rừng:

A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:

A. 19-8-1991

B. 18-9-1991

C. 19-8-1993

D. 18-9-1992

Câu 4: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:

A. Gây cháy rừng

B. Khai thác rừng có chọn lọc.

C. Mua bán lâm sản trái phép.

D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.

Câu 5: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:

A. Định canh, định cư.

B. Phòng chống cháy rừng.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:

A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.

B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.

C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:

A. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.

B. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.

C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.

D. Cả A, C đều đúng

Câu 8: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:

A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.

B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.

C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.

D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.

Câu 9: Rừng nhiệt đới trên thế giới bị phá hủy bao nhiêu % một năm?

A. 2 % B. 3 % C. 5 % D. 7 %

Câu 10: Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng:

A. 2 triệu ha. B. 3 triệu ha. C. 4 triệu ha. D. 5 triệu ha

Bài 29. Bảo Vệ Và Khoanh Nuôi Rừng

CHÀO MỪNG THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ !Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Em hãy cho biết có mấy loại khai thác rừng? Câu 2: Các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác?Kiểm tra bài cũ:Câu 1. Có 3 loại khai thác rừng: Khai thác trắngKhai thác dầnKhai thác chọnCâu 2. Các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác:– Khai thác trắng: Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng– Khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồiBài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG Ý NGHĨA BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNGBài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGI. Ý NGHĨAÝ nghĩa của việc bảo vệ rừng gì??Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGCây xanh thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra khí oxyLà môi trường sống của sinh vật hoang dã?Rừng cung cấp cho chúng ta những sản phẩm nào?Rừng phi lao chắn cát, chống lại sự sa mạc hóaRừng ở nơi có độ dốc cao ngăn chặn hiện tượng xói mòn đấtRừng là lá phổi xanh của trái đấtKhí hậu Trái Đất đang bị nóng lênPhá rừng gây xói mòn,làm hỏng đập thủy điệnPhá rừng gây ra lũ lụtPhá rừng gây ra hạn hánI. Ý NGHĨARừng là tài nguyên quý của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi rừng đã mất.Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG19431943194319951995199543%28%14.350.000 ha8.253.000 ha13.000.000 haDiện tích rừng tự nhiênĐộ che phủ của rừngDiện tích đồi trọcKhông đáng kểTình hình rừng ở nước ta giai đoạn 1943-1945Do chặt phá rừng trái phépDo cháy rừngDo phá rừng làm nương rẫyDo phá rừng để làm đường, làm nhàNguyên nhân nào làm cho rừng bị suy giảm??I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNG1. Mục đíchBảo vệ rừng nhằm mục đích gì? ?Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGTài nguyên rừng ? Mục đích của bảo vệ rừng là gì?Mục đích? Tài nguyên rừng gồm có các thành phần nào?– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.– Tạo điều kiện để rừng phát triển.

I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNG1. Mục đíchBài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGI. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNG1. Mục đích2. Biện phápBảo vệ rừng bằng các biện pháp nào??Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGĐiền đúng hoặc sai: Nội dung nào sau đây phù hợp với việc bảo vệ rừng:A. Tuyên truyền luật bảo vệ rừngB. Xử lý những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừngD. Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ rừng, chống lại mọi hành động xâm hại rừngĐĐĐC. Săn bắt động vật quý hiếm làm cảnhSNgiêm cấm mọi hành động phá hại tài nguyên rừng, đất rừng.Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về định canh, định cư…..I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNG1. Mục đích2. Biện phápBài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGLà một học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ rừng??MỘT SỐ HÌNH ẢNH RỪNG BỊ TÀN PHÁ Liên hệ bài học với thực tế em hãy nêu dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng, cháy rừng ở Việt nam và trên thế giới?Tác hại của phá rừng, cháy rừngLũ lụt ở miền trung Hạn hánBãoXói lở đấtKhí hậu thay đổiÔ nhiễm môi trườngĐộng thực vật bị tuyệt chủngLũ gỗ ở Quảng BìnhI. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG1. Mục đíchMục đích của việc khoanh nuôi rừng là gì?Đáp ánTạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG?I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG1. Mục đích2. Đối tượng khoanh nuôi

Đối tượng của khoanh nuôi rừng là gì??Bài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG– Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.– Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG1. Mục đích2. Đối tượng khoanh nuôiBài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG?Phục hồi rừng bằng các biện pháp nào?I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG1. Mục đích2. Đối tượng khoanh nuôi3. Biện phápBài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGBảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc, chống chặt phá cây gieo giống và cây con tái sinh, tổ chức phòng chống cháy……Phát dọn cây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.I. Ý NGHĨAII. BẢO VỆ RỪNGIII. KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG1. Mục đích2. Đối tượng khoanh nuôi3. Biện phápBài 29. BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNGBảo vệ và khoanhnuôi rừngI.Ý nghĩaII.Bảo vệ rừng III. Khoanh nuôi rừngI.Mục đíchII.Biện phápI.Mục đíchII.Đối tượng khoanh nuôiIII.Biện phápCủng cố:Câu 1: Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng là gì? A. Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Bảo vệ môi trường. C. Giữ gìn tài nguyên rừng. D. Tất cả đều đúng.Củng cố:Câu 2: Biện pháp nào KHÔNG PHẢI là bảo vệ rừng?A. Cấm chặt phá rừng.B. Khoanh nuôi rừng.C.Phủ xanh những nơi đất rừng.D. Đốt rừng,phát hoang làm rẫyCủng cố:Hướng dẫn học tập ở nhà: Học thuộc bài. Trả lời câu hỏi cuối bài Đọc mục có thể em chưa biết– Đọc trước bài 30CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !

Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng:tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng

Từ đầu năm đến nay, bằng các biện pháp tăng cường quản lý và bảo vệ rừng như thường xuyên tuần tra, truy quét, tấn công mạnh mẽ toàn diện vào các đối tượng khai thác, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép, tình hình vi phạm Luật quản lý và phát triển rừng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2010.

Nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép ngày càng gia tăng, ngay từ đầu năm, Chi Cục Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như các Hạt Kiểm lâm, Đội cơ động phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng như quân đội, công an tích cực tuần tra, mật phục, truy quét trên hầu hết các khu vực rừng giáp ranh, rừng núi đá, Khu Bảo tồn thiên nhiên có nhiều gỗ quý hiếm. Tổ chức 192 cuộc họp tuyên truyền cho các cấp cho 6.262 lượt người nghe, phổ biến về quy chế quản lý bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng thôn bản các xã giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Nam Xuân Lạc và các xã vùng giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang. Kết quả sau 9 tháng tích cực thực hiện, tổng số vụ phát hiện và xử lý là 644 vụ, giảm hơn 200 vụ so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù có được kết quả khá tích cực nhưng theo đánh giá của Chi Cục kiểm lâm thì “lâm tặc” vẫn hoạt động bằng các thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh hơn. Nhiều địa phương như Côn Minh, Cư Lễ, Ân Tình, Liêm Thủy (Na Rì), Cao Sơn, Vũ Muộn, Sĩ Bình (bạch Thông), Đồng Lạc, Quảng Bạch (Chợ Đồn) tình hình vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép và dược liệu diễn biến phức tạp bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và các đối tượng liều lĩnh chống trả lực lượng thi hành công vụ để tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm. Thời điểm hiện nay, theo cán bộ Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn cho biết thì một cục thớt nghiến tại cửa khẩu Tân Thanh có giá 800 nghìn đồng. Thế nên, chỉ với 2 cục thớt, một người dân chở xe máy đã có thể kiếm bạc triệu trong ngày. Cùng với đó thì sự vào cuộc của các lực lượng chức năng tỉnh bạn cũng hời hợt, hạn chế nên càng tạo điều kiện cho “lâm tặc” hoành hành. Thực tế trong 9 tháng qua, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển lâm sản trái phép bằng những thủ đoạn tinh vi mới gặp lần đầu như cho gỗ vào xe chở lợn, chở xi măng…rồi vận chuyển lên tỉnh Cao Bằng. Thêm một hiện tượng nữa khi mà các doanh nghiệp chế biến, khai thác gỗ được thành lập ngày càng nhiều, lại toàn nằm trên địa bàn các xã vùng trọng điểm của bảo tồn, rừng quốc gia và rừng núi đá giáp ranh có nhiều loại gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều không có đủ thủ tục để mua gỗ hợp pháp, trong khi đó vẫn rất nhiều gỗ được chế biến thành phẩm mang đi tiêu thụ. Xác định những tháng mùa khô cuối năm, cũng là lúc nông nhàn nên tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ quý hiếm sẽ có nguy cơ tăng cao nên Chi Cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở chiến dịch kiểm tra toàn bộ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, Đội kiểm lâm cơ động số 2 phối hợp với Hạt Kiểm lâm Na Rì, Hạt Kiểm lâm Chợ Mới tổ chức kiểm tra, truy quyét trên địa bàn hai huyện, tổ chức tuần tra mật phục trên các tuyến đường cắt ngang sang tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên. Đội Kiểm lâm cơ động số 1 phối hợp cùng Hạt Chợ Đồn, Hạt Ba Bể tổ chức thanh tra, kiểm tra các xưởng cưa, doanh nghiệp chế biến gỗ trên hai huyện này và tăng cường kiểm soát trên các tuyến đường trọng yếu thường phát hiện vận chuyển gỗ quý hiếm như đường tỉnh lộ 254 và đường liên xã Quảng Khê-Phương Viên Cùng với đó, Chi Cục Kiểm lâm đã tiến hành kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mà chủ yếu là lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội đã phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương. Từ đó thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện PCCCR; rà soát bổ xung lại các phương án PCCCR cấp xã; kiện toàn ban chỉ đạo và các tổ đội PCCCR cấp thôn bản. Đồng thời ký hợp đồng PCCCR với các xã trọng điểm vùng cháy ở các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, tu sửa và xây dựng mới bảng biển tuyên truyền, tổ chức lực lượng và chuẩn bị các phương tiện để chủ động ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Hy vọng, với các biện pháp thiết thực được thực hiện thường xuyên liên tục, công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ đạt kết quả tốt trong những tháng cuối năm ./. Phan Quý

Tại Sao Phải Bảo Vệ Rừng?Dùng Các Biện Pháp Nào Để Bảo Vệ Rừng

– Phải bảo vệ rừng vì:

+ Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

+ Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

+ Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

+ Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

– Các biện pháp bảo vệ rừng:

+ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.

+ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

+ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

– Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.