--- Bài mới hơn ---
Hậu Quả Ô Nhiễm Nguồn Nước Có Ảnh Hưởng Đến Cuộc Sống Như Thế Nào?
Nguyên Nhân ,biện Pháp ,hậu Quả Của Việc Ô Nhiễm Nguồn Nước?
Một Số Biện Pháp Phòng Chống Ô Nhiễm, Suy Thoái, Cạn Kiệt Nguồn Nước
Cách Phòng Tránh Bệnh Tật Khi Nguồn Nước Ô Nhiễm
Giật Mình Với 13 Căn Bệnh Do Nguồn Nước Ô Nhiễm Và Cách Phòng Tránh
Việc không phân tích môi trường một cách đúng đắn, không nắm rõ quy trình xử lý môi trường ô nhiễm dễ làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Bài viết sau đây sẽ điểm qua một vài nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường cơ bản để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Xữ lý ô nhiễm nguồn nước.
Tình trạng ô nhiễm môi trường 5 nguyên nhân căn bản sau đây
+ Đầu tiên những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng ở Việt nam còn lỏng lẻo. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng hơn 300 văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân,các quy trình kỹ thuật, tổ chức, các hoạt động kinh tế, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu tính chi tiết, tính ổn định không cao, văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sữa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh các hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
+ Thứ hai, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
+ Thứ ba, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường.
+ Thứ tư, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.
+ Thứ năm, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường bị ô nhiễm trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Xử lí nước bị ô nhiễm trong bể lọc.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước?
Theo thông tin từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực môi trường thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết hôm nay công ty thông cầu cống nghẹt Trí Bảo chỉ xin được tổng hợp các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến nhất để quý khách có thể hiểu và dễ nắm bắt vấn đề hơn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước từ quá trình sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, nước tiểu và chất thải của gia súc, gia cầm được xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.
Bên cạnh đó, trong hoạt động của quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người dân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… vượt quá liều lượng cho phép cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước do lượng hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm sửu dụng trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol … điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nguôn nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.
Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc trừ sâu không đúng cách, bày bừa ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai nhựa đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố gây ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước từ quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao hồ, sông suối mà không qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước điển hình nhất.
Trong nước thải công nghiệp có nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là (SO4)2-, Cl-, 9PO4)3, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Pb, Hg, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng xấu.
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn đến từ sự nhận thức, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số cơ quan, chủ đầu tư, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn hẹp, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế nên xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều tất yếu.
Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước từ rác thải sinh hoạt
Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thì rác thải trong sinh hoạt cũng là một trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước mà quý khách phải biết. Đó là những loại rác thải sinh hoạt từ những hộ gia đình, bệnh viện, khu dân cư, trường học … được xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa qua các quy trình xử lý an toàn.
Trong khi đó trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng lớn các ion gây ô nhiễm môi trường nước như (PO4)3, Na+, K+, Cl-, (SO4)2- và các chất hữu cơ dễ bị phân hủy (dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn, protein, cacbohydrat). Mức xả thải càng lớn thì sự ô nhiễm nguồn nước nước càng nghiêm trọng.
Ngoài các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước kể trên thì nguồn nước bị ô nhiễm còn do các yếu tố từ tự nhiên như mưa, tuyết tan, giông bão, lũ lụt … đã đưa các chất bẩn, sinh vật có hại vào môi trường nước gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn nước chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước để lại vô vàn tác hại đến sức khỏe con người, hệ sinh vật dưới nước và cả những thực vật trên cạn. Cụ thể:
Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước đối với con người
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đối với con người điển hình nhất là trên phương diện sức khỏe. Bởi vì, sử dụng hoặc sống gần nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, thương hàn, dịch tả và bại liệt do các loại vi khuẩn có trong nước thải gây ra.
Trong khi đó, với nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, thì các hóa chất độc hại có trong nước còn là nguyên nhân của các triệu chứng ngộ độc và những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư da, dị tật bẩm sinh, đột biến gen.
Ngoài tác hại đối với sức khỏe, thực trạng này cũng tác động rất lớn đến đời sống kinh tế của người dân. Do nước bị nhiễm bẩn và độc tố sẽ gây hại hoặc làm giảm năng suất trồng trọt, năng suất nuôi trồng thủy hải sản.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước đối với sinh vật dưới nước
Lượng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các hóa chất tồn đọng được xả thẳng ra ao hồ, sông suối, kênh rạch, biển sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị biến đổi theo chiều hướng ngày một tồi tệ hơn.
Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đối với các sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể nào thích nghi được, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm chất độc, sức khỏe con người cũng sẽ bị đe dọa.
Tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với hệ thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn. Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm lớn. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá cao còn làm thực vật bị chết hàng loạt, đất đai ngày càng cằn cỗi, dễ xói mòn.
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước là làm biến đổi tính chất của nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước trên bề mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho vệ sinh cá nhân, sinh hoạt hàng ngày, phục vụ nông nghiệp và sản xuất công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa rất lớn đối với toàn thể nhân loại.
Các cách để ngăn ngừa ô nhiễm nước là gì?
Xữ lý ô nhiễm nguồn nước.
Tags: thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở việt nam, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước ở việt nam, biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Mọi sự cố xảy ra vui lòng liên hệ:
Công ty thông cầu cống nghẹt Trí Bảo
Địa chỉ : Số 82 đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. HCM
Điện thoại : 090 220 8925
Di động : 090 220 8925 hoặc 093 220 6632
Email : [email protected]
Website : http://thongcaucongnghet.info
--- Bài cũ hơn ---
Giải Pháp “chặn” Ô Nhiễm Nguồn Nước Và Hạn Chế Các Dòng Sông “chết”
Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Những Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng Ô Nhiễm Nước
Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước? Các Giải Pháp Khắc Phục?
Suy Giảm Và Ô Nhiễm Nguồn Nước Ngọt
Biện Pháp Chống Ô Nhiễm Không Khí Và Ô Nhiễm Nguồn Nước?