Top 10 # Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Bài Thương Vợ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Thương Vợ Của Tú Xương

Đề bài: Em hãy nêu lên giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó chủ yếu là các đề tài phê phán xã hội cũ đương thời, một xã hội thối nát luôn kìm chặt con người. Nổi bật lên trong những bài đó là bài Thương Vợ.

Bài thơ đã mang đậm chất trào phúng, ngay trong khổ thơ đầu, tác giả đã thể hiện một cuộc sống vất vả của người nông dân Việt, quanh năm làm ăn vất vả, nơi sinh sống ở mom sông, buôn bán để lấy tiền sinh sống, số tiền kiếm được cũng chỉ đủ để nuôi con với chồng, không có của ăn của để, cuộc sống tất bật nhưng vất vả và cũng chả có được một cuộc sống hạnh phúc. Đầu bài thơ với lời giới thiệu ngắn gọn, tác giả không giới thiệu vợ tôi làm nghề buôn bán ở mom sống mà nói là quanh năm vất vả ở mom sông, sự đảo lộn này có ý nghĩa làm tăng lên giá trị vất vả, cũng như sự sống của vợ phải bon chen, kiếm sống cho cả gia đình.

Đáng nhẽ ra, người vất vả chạy vạy kiếm tiền phải là người chồng, bởi từ trước tới nay, chồng luôn luôn là trụ cột trong gia đình, nhưng đối với bài thơ này, người trụ cột có lẽ là người vợ.Cuộc sống vất vả kéo theo bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống của cuộc sống gia đình:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Quanh năm ở đây đã thể hiện sự lặp đi lặp lại của thời gian, buôn bán đó là nghề mà người vợ trong tác phẩm này làm để nuôi sống cả gia đình, địa điểm buôn bán đó là ở men sông. Cuộc sống vất vả, mà con lại đông, chật vật trong miếng cơm manh áo hàng ngày, nuôi đủ đã là một may mắn chứ không nói đến chuyện sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, và đầy đủ. Nuôi con đã là gánh nặng rồi, nay lại còn phải nuôi cả chồng, ở đây mức độ nặng nề lại ngày càng tăng cao, tăng cao ở mức không lo nổi cho cả gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ lo cho con cái, nhưng đây người vợ này lại phải lo cho cả chồng của mình.

Ở đây nghệ thuật trào phúng rất rõ ràng, nó thể hiện ngay trong toàn bộ tác phẩm bởi sự nghịch lý đang gây cười trong tác phẩm, với nhan đề thương vợ, chứng tỏ rằng nhân vật chồng cùng cảm động trước nỗi khổ mà người vợ đang phải gánh chịu, nhưng không có cách nào khác để làm được những điều đó, chỉ biết thể hiện nỗi xót thương qua những nghệ thuật sâu sắc được thể hiện đậm nét qua tác phẩm của mình. Thương vợ không chỉ là bài thơ mang đậm tính chất trào phúng, nghệ thuật trào phúng làm tăng thêm tiếng cười cho toàn bộ tác phẩm này.

Với nội dung đầy ý nghĩa biểu tượng, bài thơ không chỉ nhấn mạnh những cảm xúc, cũng như bao xúc cảm của con người, mà nó còn thể hiện sự da diết trong mọi cảm xúc của tác phẩm, với nội dung phê phán tính chất phong kiến, một xã hội tối tăm, thối nát, cuộc sống của người dân thì cực khổ, nhân dân chịu bao nhiêu gánh nặng:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Lặn lội bao nhiêu ngày tháng để kiếm sống, thân cò được ví để nói về sức vất vả không còn cái gì có thể diễn tả được, vất vả bon chen kiếm sống, bon chen trong cuộc sống của mỗi chặng đường đời, bao nhiêu nắng mưa vất vả thì người vợ cũng vẫn phải vượt qua, đó là những khó khăn, thử thách, nhưng lặn lội thân cò, một mình vẫn phải vượt qua tất cả để đem lại sự sống cho 5 con và cả người chồng.

Người chồng thì bất tài vô dụng, để vợ phải bon chen lo cho cuộc sống của cả gia đình, không lo và bớt đi gánh nặng cho vợ, tất cả bài thơ đã ca ngợi lên đức tính tần tảo và chăm chỉ của người vợ, chứ người chồng thì không có trách nhiệm gì với gia đình, chỉ là kẻ được vợ nuôi:

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!

Nhưng số phận đã vậy, thì không dám trách ai, chỉ dám bằng lòng, đành phận rằng đó là duyên số mà thôi, chứ không dám kêu ca gì về cuộc đời, bao nhiêu năm tháng vất vả về cuộc sống gia đình, một nắng hai sương, không dám kể công. Nhưng duyên phận hai nợ, vợ chồng lấy nhau là cái phận vậy thì “âu đành phận” ở đây nhằm bằng lòng, và chấp thuận với mọi điều của cuộc sống, không kêu ca trách điều gì, sống trong cảnh nghèo khó vẫn phải cắn răng chịu đựng, vất vả đến mấy cũng phải vượt qua. Không dám oán trách thân ai, chỉ dám trách cho số phận của mình, gặp vào người chồng hờ, thực chất có cũng như không, vừa không giúp được đời, vừa không giúp được cho gia đình điều gì, điều đó thực sự rất quan ngại với người vợ, nhưng không dám oán trách. Bài thơ đã nêu lên sự vất vả của người vợ, qua đó nói đến sự vất vả, oan nghiệt mà cuộc sống đem lại cho cuộc sống gia đình. Với nghệ thuật trào phúng bài thơ đã diễn tả được sâu sắc cuộc sống khổ đau, cùng cực của những con người sống trong xã hội này.

Bài thơ đã mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc, bởi tiếng cười trào phúng sâu cay thấm trong từng lời văn câu chữ của tác phẩm Thương Vợ của Tú Xương.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Em hãy phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Anh chị hãy phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương Vợ của Tú Xương

Gia tri noi dung va nghe thuat trong Thuong vo cua Tu xuong

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!

Phân Tích Các Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Ca Dao Yêu Thương, Tình Nghĩa Hay Nhất.

Đề bài: Phân tích một số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương, tình nghĩa

Bài văn mẫu

Biện pháp nghệ thuật mà ca dao yêu thương tình nghĩa thường xuyên sử dụng là so sánh (còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ tạo những cảm xúc thẩm mỹ cho người nghe, người đọc. Ca dao yêu thương tình nghĩa sử dụng biện pháp so sánh để bóc lột những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình:

“Tình anh như nước dâng cao

Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.

Biện pháp so sánh trong ca dao yêu thương tình nghĩa là cách so sánh trực tiếp. Các từ so sánh thường gặp là; “như’, “như thế”. Nhờ có so sánh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể hơn, dễ hiểu hơn:

“Đôi ta như thể con ong

Con quấn con quýt con trong con ngoài”.

Bên cạnh so sánh, nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai”.

Nhờ biện pháp nhân hóa, những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy cũng chính là tình nghĩa của con người được giãi bày, bộc lộ trong ca dao.

Cùng với so sánh nhân hóa, ẩn dụ cũng được sử dụng thường xuyên. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm, so sánh gián tiếp. Biện pháp này làm cho bài ca dao được rút ngắn và do đó trở nên hàm súc, cô đọng hơn.

“Cô kia đứng ở bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.

Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền – bến, cây đa – bến nước, mận – đào, trúc – mai…

“Ước gì anh hóa ra gương

Để cho em cứ ngày thường em soi

Ước gì anh hóa ra coi

Để cho em. đựng cau tươi trầu vàng”

Việc lặp lại như vậy đã dem lại giá trị biểu hiện đáng kể. Nó đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng của chàng trai luôn muốn được gần gũi bên cạnh người yêu, thỏa nỗi nhớ niềm thương mà chàng dành cho người yêu.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

ca-dao-than-than-yeu-thuong-tinh-nghia.jsp

Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Ca Dao Yêu Thương, Tình Nghĩa

Đề bài: Giới thiệu một số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương, tình nghĩa

Biện pháp nghệ thuật mà ca dao yêu thương tình nghĩa thường xuyên sử dụng là so sánh (còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ tạo những cảm xúc thẩm mỹ cho người nghe, người đọc. Ca dao yêu thương tình nghĩa sử dụng biện pháp so sánh để bóc lột những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình:

“Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.

Biện pháp so sánh trong ca dao yêu thương tình nghĩa là cách so sánh trực tiếp. Các từ so sánh thường gặp là; “như’, “như thế”. Nhờ có so sánh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể hơn, dễ hiểu hơn:

“Đôi ta như thể con ong Con quấn con quýt con trong con ngoài”.

Bên cạnh so sánh, nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương tình nghĩa.

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai”.

Nhờ biện pháp nhân hóa, những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy cũng chính là tình nghĩa của con người được giãi bày, bộc lộ trong ca dao.

Cùng với so sánh nhân hóa, ẩn dụ cũng được sử dụng thường xuyên. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm, so sánh gián tiếp. Biện pháp này làm cho bài ca dao được rút ngắn và do đó trở nên hàm súc, cô đọng hơn.

“Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.

Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền – bến, cây đa – bến nước, mận – đào, trúc – mai…

“Ước gì anh hóa ra gương Để cho em cứ ngày thường em soi Ước gì anh hóa ra coi Để cho em. đựng cau tươi trầu vàng”

Việc lặp lại như vậy đã dem lại giá trị biểu hiện đáng kể. Nó đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng của chàng trai luôn muốn được gần gũi bên cạnh người yêu, thỏa nỗi nhớ niềm thương mà chàng dành cho người yêu.

Biện Pháp Nghệ Thuật Tu Từ Trong Bài Thề Nguyền (Nguyễn Du)

– Vị trí đoạn trích: trích từ câu 431 đến câu 452, nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, hai người nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.

Từ câu 1 đến câu 4: Thúy Kiều lại sang nhà Kim Trọng.

Từ câu 5 đến câu 10: Tư thế, cảm giác của Kim Trọng khi thấy Thúy Kiều bước vào.

Từ câu 11 đến câu 14: Thúy Kiều giải thích lí do sang nhà Kim Trọng.

Còn lại: Cảnh thề nguyền.

Biện pháp nghệ thuật tu từ trong Thề nguyền

a. Cảnh Kiều sang nhà Kim Trọng “Cửa ngoài vội rủ rèm the, Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?” * Tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều

– Theo như lễ giáo phong kiến thì con gái phải là để người con trai tỏ tình trước hay là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nhưng Kiều lại khác. Nàng một mình “xăm xăm băng lối” sang nhà Kim trọng.

+ Từ ngữ:

“Xăm xăm”, “băng”: Hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ, bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến → Thể hiện sự vội vàng và tình cảm lớn lao mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

+ “Nhặt thưa gương giọi đầu cành,… Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”: Hình ảnh Thúy Kiều quay trở lại gặp Kim Trọng trong không gian đầy trăng thơ mộng.

+ “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,… Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”: Lời Thúy Kiều.

“Khoảng vắng đêm trường”: Là khoảng thời gian tất cả mọi vật đều chìm trong giấc ngủ. Nhưng Kiều không để thời gian chi phối tình cảm của mình mà đã xăm xăm đến nhà Kim Trọng.

“Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”: Tình yêu hồn nhiên, trong sáng, tự do và tha thiết.

Hoa tượng trưng cho cái đẹp nhưng dễ phai tàn → Nó dự báo một cuộc đời bão táp của Kiều.

“Chẳng là chiêm bao”: Băn khoăn về một sự tan vỡ.

* Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng

Nhà thơ dùng những mỹ từ rất đẹp để nói về cảnh tượng ấy : “nhặt thưa”, “lọt”, “hắt hiu”. Mọi thứ đều trở nên nhỏ nhẹ, hiền từ trước tình yêu

Và đến khi biết là mình không phải là mơ nữa thì Kim Trọng nhanh chóng rước Kiều vào nhà.

b. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền “Vội mừng làm lễ rước vào, Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương Tiên thề cùng thảo một chương Tóc mây một món dao vàng chia đôi

– Không gian: Trong nhà giữa một đêm trăng sáng

– Thời gian: đêm tối

– Các hình ảnh:

Đài sen, lò đào thêm hương

Tiên thề: Tờ giấy viết lời thề

Dùng dao vàng cắt tóc thề nguyền

Vừng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ cân vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương

– Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: vừng trăng là nhân chứng cho tình yêu

– Sử dụng từ láy:

Vằng vặc: chỉ ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.

Đinh ninh : nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để cho nhớ kĩ, cho chắc chắn.

Song song: đi bên nhau

* Đánh giá chung:

Giá trị nội dung: ngợi ca, cổ vũ cho tình yêu trong sáng của Thúy Kiều và Kim Trọng; thể hiện ước mơ được tự do yêu đương vượt lên trên lễ giáo phong kiến.

Giá trị nghệ thuật: sử dụng các hình ảnh ước lệ, điển cố điển tích; vận dụng các hình ảnh ẩn dụ giàu sức chứa; bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.