Top 11 # Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Học Sinh Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Theindochinaproject.com

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Toàn Diện Cho Học Sinh Lớp 5

Thứ năm – 10/05/2018 09:57

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kĩ năng lẫn phẩm chất và năng lực đòi hỏi người giáo viên và các nhà trường phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. Một số giải pháp đã áp dụng hiệu quả tại lớp 5B trong năm học 2017 – 2018:(1) Tự nâng cao nhận thức, tư tưởng Nắm bắt được quan điểm sự chỉ đạo của nhà trường, của ngành. Thường xuyên quán triệt tư tưởng cho HS và CMHS; kịp thời phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS, CMHS và luôn giáo dục HS đoàn kết là sức mạnh tạo nên thành công và xây dựng một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh.(2) Làm tốt công tác tổ chức lớp họcTừ đầu năm học tổ chức cho HS bình bầu HĐTQ; quan tâm lựa chọn những HS khá, nhanh nhẹn làm chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng các ban sau đó luân phiên theo từng tháng.(3) Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn Thực hiện dạy đúng, đủ định Mức, phân phối chương trình theo thời khóa biểu; có điều chỉnh cho phù hợp đối tượng HS của lớp; Tích cực dạy học theo vành đai chất lượng; Tăng cường bồi dưỡng HS mũi nhọn….(4) Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tự bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tiết dạy minh họa sau đó tự rút kinh nghiệm để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của lớp mình; tìm tòi các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó còn trao đổi về kinh nghiệm trong tổ chức lớp học, trang trí không gian lớp học, cách vận động phụ huynh tham gia phối hợp trong công tác giáo dục học sinh.Tham gia tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường, trường để giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy học, trao đổi việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22 với các đơn vị trường bạn; Đặc biệt chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng. Ngoài việc tổ chức dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, thông qua tài liệu tham khảo, khai thác mạng Internet còn tự bồi dưỡng bằng cách tự hoàn thành bài tập các môn học và nghiệp vụ do chuyên môn triển khai hàng tuần để nâng cao kiến thức và phương pháp tổ chức dạy học.(5) Khuyến khích và bồi dưỡng cho HS tham gia các sân chơi Tổ chức và động viên HS tham gia các sân chơi vui nhộn, các cuộc giao lưu, các trò chơi dân gian ….. vào dịp khai giảng năm học mới, 26/3, .. để vừa tăng cường vốn kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp các em phát triển vốn kiến thức và phát triển thêm các năng lực, phẩm chất, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, ứng xử. Tạo được sự hứng thú, phấn khởi, say mê học tập. Tích cực bồi dưỡng HS mũi nhọn để tham gia các cuộc giao lưu các sân chơi trí tuệ: Văn, Toán Tuổi thơ, Trạng nguyên Tiếng Việt, ….(6) Làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynhTuyên truyền cho phụ huynh qua trao đổi về cách dạy con em mình, hiểu được mục đích, ý nghĩa chương trình Toán Công nghệ qua các cuộc họp phụ huynh, sinh hoạt ngoại khóa, mời phụ huynh cùng tham gia trải nghiệm, cùng theo dõi giờ học của con ở lớp, giúp phụ huynh nhận thức được sâu sắc hơn về công tác GD. Từ đó cha mẹ học sinh tham gia một cách tự nguyện trong việc trang trí lớp học, chỉnh trang trường, lớp con em mình học.

(7) Huy động tối đa nguồn lực để tu tạo, tân trang trường lớp Kêu gọi thu hút, xin hỗ trợ từ CMHS… đầu tư sơn lại phòng học, trang trí trường lớp, mua sắm chậu hoa cây cảnh và đồ dùng phục vụ HS của lớp cũng nhưnhà trường. (8) Làm tốt công tác khen thưởng và nêu gương điển hình Động viên, khen ngợi kịp thời đối với HS có tiến bộ trong học tập và giáo dục trong mỗi tiết học, buổi học, đề nghị khen trước mỗi giờ chào cờ đầu tuần cho các em là một việc làm rất hữu ích và đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, tạo động lực cho HS học tập. Khen thưởng, nêu gương điển hình có thể đơn giản là những lời khen, những bài hát bạn tặng, thầy cô tặng cá nhân em đó trước lớp, … cũng làm các em phấn chấn, hào hứng, yêu trường, yêu lớp nhiều hơn.

Từ những giải pháp trên, tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm học tiếp theo./.

Tác giả bài viết: Đoàn Luyên – TH Nguyễn Du

Đề Tài Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Học Sinh Lớp 4

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu.

Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục.

Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị bệnh tim bẩm sinh.Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.

Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ. để biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để có kế hoạch trong công tác giảng dạy.

chuyên môn lẫn công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người GVCN là xem các em như con để không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp mình phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm. Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là nắm bắt thông tin cá nhân từng em qua lý lịch trích ngang theo mẫu in sẵn. Từ đó tôi phân hóa các đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục. Từ những thông tin tìm hiểu được, tôi gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, thầy cô hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn. Song song với vấn đề trên, việc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS cũng là điều hết sức quan trọng. Không đợi đến các cuộc họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội qui trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các phương tiện thông tin, đến gia đình học sinh trao đổi, tư vấn cách dạy dỗ con học và cách cha mẹ học sinh cùng học với con. Từ đó tạo được mối quan hệ thân mật giữa tôi với gia đình học sinh. Qua đó phụ huynh có hứng thú, hào hứng và thỏa mái cùng tham gia vào quá trình đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 22 Tôi luôn đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh Một nhiệm vụ không thể thiếu đó là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học tập, năng lực và phẩm chất ngày một cao hơn. Trước tiên, phải làm cho các em thích đi học. Phân nhóm học tập cùng sở thích. Xây dựng " Lớp học thân thiện, học sinh tích cực". Dạy học phải phân hóa được đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng đại trà. Qua mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tôi đều chú trọng đến hoạt động thực hành kĩ năng sống cho học sinh. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Đề tài đưa ra những biện pháp mà người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt để giáo dục học sinh lớp 4 về kiến thức, năng lực và phẩm chất giúp học sinh thích đến trường, thích được học và tìm được niềm vui ở đó, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em được ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương. "Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng." - theo John O'brien. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b. 1 Nắm thông tin học sinh Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu. Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục. Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H' Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H' SaRa bị bệnh tim bẩm sinh...Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo. Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ... để biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để có kế hoạch trong công tác giảng dạy. Ví dụ: em H'Kim Tha hát hay múa dẻo. Em H'Tra rất thích học môn Tiếng Anh. Em Nguyễn Văn Tài nhút nhát, sợ giao tiếp trước đám đông... Qua điều tra về thông tin học sinh giúp tôi định hướng được kế hoạch chủ nhiệm và kế hoạch dạy học để từng bước giúp các em hoàn thiện hơn những hạn chế của bản thân và phát huy hết năng lực vốn có của mình b. 2 Hoàn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua Trong mô hình lớp học VNEN, ban tự quản lớp học năng động, sáng tạo và có trách nhiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục và đây cũng là việc làm khá quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã hoàn thiện được tổ chức lớp học. Hội đồng tự quản lớp tốt thì sẽ giúp lớp có nề nếp tự quản tốt, tôi đã chú trọng việc bồi dưỡng ý thức và công việc phải làm cho Hội đồng tự quản. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban. Vào các buổi sinh hoạt tập thể, dưới sự hướng dẫn của tôi Hội đồng tự quản đã điều hành mỗi hoạt động của buổi sinh hoạt lớp. Mấy tuần đầu các em còn bỡ ngỡ, sau một thời gian dưới sự hướng dẫn của tôi các em đã mạnh dạn điều hành được buổi sinh hoạt lớp một cách nhịp nhàng phát huy tính tự quản cũng như rèn học sinh trong lớp kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin. Song song với việc thành lập Hội đồng tự quản là việc cùng với học sinh và các ban xây dựng tiêu chí thi đua. Việc xây dựng tiêu chí thi đua rất quan trọng vì thi đua thúc đẩy phát triển của nhóm của lớp. Ngay từ đầu năm tôi cùng với Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng xây dựng tiêu chí thi đua. Sau đó thông qua cả lớp để xin ý kiến đóng góp của từng cá nhân để hoàn thiện và thực hiện. Thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra tập thể lớp kí cam kết và thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua. Ví dụ: Một số tiêu chí thi đua như sau: - Học tập (50 điểm): Tích cực, tự giác và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, đi học đều và đúng giờ; có ý thức rèn chữ giữ vở, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập; biết giữ gìn, khai thác và xây dựng các góc công cụ. - Nề nếp (20 điểm): Xếp hàng vào lớp và ra về ngay ngắn, trật tự, tham gia tập thể dục buổi sáng và giữa giờ nghiêm túc, trang phục đến lớp đúng quy định: khăn quàng, quần áo đồng phục,chấp hành nghiêm nội quy trường lớp. - Vệ sinh (20 điểm): Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức giữ vệ sinh trường lớp. - Các hoạt động khác (10 điểm): Tham gia mọi phong trào do trường, lớp tổ chức. Các nhóm trưởng, ban tự quản của lớp tổng hợp, căn cứ vào kết quả đạt được để xếp loại thi đua cá nhân, nhóm. Xây dựng Hội đồng tự quản là một việc làm hết sức quan trọng, nó đã góp nên sự thành công của tôi trong việc thực hiên nhiệm vụ của đề tài. Việc xây dựng tiêu chí thi đua cũng có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Giúpcho mỗi em có cơ sở để phấn đấu và việc làm này cũng giúp giáo viên thực hiện dễ dàng trong việc đánh giá thường xuyên. b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần Để việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thì việc duy trì sĩ số/ ngày là việc làm quyết định vì học sinh có đến lớp học thì các em mới thiếp thu được kiến thức từ đó mới có kiến thúc để phát triển toàn diện. Với điểm trường mà tôi đang dạy, học sinh phần đa là con em người dân tộc thiểu số ( 12/ 19 học sinh), gia đình có hoàn cảnh khó khăn ( hộ nghèo 5 em, có em mồ côi mẹ cha đi lấy vợ phải ở với ông bà; có em mồ côi cha, mẹ lại nghiện rượu;... ). Cha mẹ các em phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Chính vì lẽ đó để chất lượng giáo dục được nâng cao thì việc duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần là vô cùng quan trọng. Vì vậy để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi đã thực hiện như sau: Ví dụ: Phổ biến nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Ngay buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thông báo cho phụ huynh biết về quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường tự mình đánh dấu vào Bảng theo dõi "Ngày em đến lớp". Tôi liên lạc ngay với phụ huynh đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học. Động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường, Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim, để trong cặp khi các em bị hết mực, hư hỏng, mất mát thì đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh. Gặp trực tiếp ban tự quản thôn buôn, Hội phụ nữ của thôn buôn trao đổi tình hình của em H' Dên đề cùng tôi đến gia đình động viên, tư vấn. Qua các việc làm trên đến nay em Y Qúy, H' Salem đã đi học đều, không nghỉ buổi học nào nữa, ý thức học tập của em Y Năng, Y Hưng đã tốt hơn. Mẹ em H' Dên đã bớt uống rượu, quan tâm hơn đến việc học của con và không còn đánh đập em nữa. Em Hiếu nhà nghèo thường nghỉ học vì không có quần áo đi học, giờ đây em đã tự tin đến trường vì em đã được Đội tặng áo quần. .. Mỗi lần có học sinh nghỉ học phụ huynh đã chủ động liên lạc với tôi. Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo việc dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đưa ra các phương pháp, hình thức và nội dung dạy học cho phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng mà các em cần đạt được. Việc duy trì được sĩ số tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt ở học sinh. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh làm công tác tư tưởng và động viên học sinh ra lớp. Trên lớp tạo điều kiện cho các em được làm việc, được hợp tác và được vui chơi. b. 4 Xây dựng " Lớp học thân thiện, học sinh tích cực" Để tạo không gian lớp học thân thiện, gần gũi và lôi cuốn học sinh tôi tiến hành việc trang trí lớp học theo mô hình trường học mới gồm nhiều góc được trang trí phục vụ cho các môn học (Môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí,). Ví dụ: Trong giờ học nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu bài tập hoặc bài tập nâng cao. Giờ ra chơi học sinh vào góc thư viện đọc sách báo. Các em trưng bày những sản phẩm học tập để các bạn chia sẻ. Các em tới thư viện xanh chăm sóc cây xanh, khám phá thiên nhiên Những góc công cụ tạo điều kiện để các em chủ động tìm tòi tư liệu, thông tin, được trình bày, biểu diễn những kết quả học tập. Phụ huynh cũng được đến thăm các em học như thế nào và có điều kiện có thể giúp đỡ các em. Học sinh được học tập ngay trong quá trình trang trí các góc.Việc học đã không đơn giản là đọc chép, mà có học, có nghiên cứu, có trình bày, báo cáo. Các em có điều kiện học tập với các tài liệu, các kiến thức mà mình và bạn tìm kiếm được. Vì vậy việc xây dựng các nhóm học tập cùng sở thích với mô hình VNEN, chủ yếu việc học của học sinh là học nhóm để cùng nhau thi đua. Ví dụ: Mỗi nhóm tôi phân một nhóm trưởng, một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng thành viên trong nhóm. Khuyến khích tinh thần đoàn kết của mỗi nhóm để các thành viên giúp đỡ lẫn nhau sao cho các bạn học chậm hơn theo kịp, nếu các bạn chưa hiểu bài thì nhóm trưởng phân công bạn cùng trong nhóm giảng lại cho bạn hiểu. Đồng thời giao cho nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài vở ở nhà, cũng như đồ dùng học tập, sách vở của các bạn trong nhóm. Khi giáo viên giao nhiệm vụ tránh trường hợp HS chưa tự giác nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm nhắc nhở bạn, nếu bạn không thực hiện thì báo cáo cô giáo kịp thời. Mục tiêu của mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều chú trọng đến hoạt động thực hành kĩ năng sống. Nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn chính thức mà ít tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em sẽ dần được hình thành kĩ năng sống qua mỗi hoạt động này. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp học sinh tham gia vào các hoạt động để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Bằng việc làm trên tôi nhận thấy rằng trang trí được một lớp học thân thiện và xây dựng được các nhóm học tập sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, rèn luyện được tinh thần đoàn kết và tránh được tình trạng "bỏ sót" học sinh. Bên cạnh đó giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. b. 5 Dạy học phân hóa đối tượng học sinh Tôi luôn học hỏi ở đồng nghiệp và nắm bắt tình hình của lớp để đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học phù hợp với từng đối tượng học sinh và huy động được tất cả các em hứng thú tham gia vào quá trình học, không còn học sinh nào đứng ngoài lề tiết học, đảm bảo dạy làm sao cho vừa sức với đối tượng: Học sinh hoàn thành tốt thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học. Đối với học sinh hoàn thành thì tạo động lực để các em vươn lên. Với học sinh cần cố gắng phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, bù đắp được chỗ hổng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Với hình thức dạy học này, tôi phải xây dựng kế hoạch bài dạy của mình sao cho phù hợp nhất có thể, nhằm công nhận các điểm khác biệt của học sinh trong lớp. Tôi mạnh dạn điều chỉnh nội dung để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm, và mối quan tâm của học sinh. Đưa ra nhiều cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. Cho phép học sinh được chứng minh hiểu biết của mình theo nhiều cách có ý nghĩa. Cho phép tồn tại sự đa dạng trong môi trường học tập dựa vào nhu cầu của từng học sinh. Chính vì vậy việc phân nhóm học sinh có nhu cầu hoặc sở thích tương tự ở trên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong công tác giáo dục học sinh. b. 6 Phối hợp với các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh * Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường - Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường bằng việc thường xuyên báo cáo tình hình của lớp và kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu, trong trường hợp cần thiết phải đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị với Ban giám hiệu cùng phối hợp thống nhất tác động sư phạm đối với từng cá nhân đó. - Phối hợp với giáo viên bộ môn, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập các phân môn khác để có những biện pháp giáo dục kịp thời và đánh giá kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh như: kết quả học tập, rèn luyện thể chất, bồi dưỡng óc thẩm mĩ và kết quả tu dưỡng đạo đức của học sinh. - Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội (trong lớp có 1 HS tham gia vào BCH Liên đội) giúp các em có điều kiện tham gia hay gia nhập tổ chức này từ đó giúp các em tự tin hơn và dễ hoà nhập vào môi trường tập thể. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục: bảo vệ, thư viện, y tế. Thông qua các lực lượng này giáo viên sẽ tìm hiểu một cách khách quan học sinh mà mình đang giáo dục về các mặt như: việc mượn sách và đọc sách, việc thực hiện nề nếp và những quy định chung của trường, tình hình sức khoẻ * Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường - Phối hợp với gia đình để nắm được điều kiện cụ thể của học sinh đó và tuyên truyền, vận động gia đình học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục con em. Từ đó vận động họ hợp tác tích cực trong việc giáo dục con em học tập, sinh hoạt như: hướng dẫn con tự sắp xếp góc học tập, tự học bài ở nhà; đi học chuyên cần, tạo điều kiện về thời gian, kiểm tra sách vở, nhắc nhở các em. - Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh nhằm nắm thông tin kết quả rèn luyện, tinh thần học tập của con em ở địa phương, ở gia đình, cung cấp thông tin về kết quả học tập của các học sinh tiêu biểu, học sinh còn vướng mắc Từ đó tham mưu, đôn đốc ban chấp hành thực hiện tốt nhiệm vụ của Chi hội, của gia đình học sinh. - Phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương xây dựng một mạng lưới cộng tác viên đó là những người có uy tín ( trưởng thôn, buôn), có năng lực hoạt động các mặt giáo dục (thầy cô giáo về hưu hay giáo viên địa phương), nhờ họ giúp đỡ trong công tác giáo dục học sinh đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. b. 7 Người giáo viên phải có các hình thức giáo dục "cá biệt" Đây là nhiệm vụ chung của mỗi giáo viên, cần có phương pháp giáo dục đối với từng cá nhân học sinh nhằm bảo đảm sự phù hợp với từng đối tượng cả về mức độ, yêu cầu, cường độ và mức độ tác động. Xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp, người giáo viên phải cảm hoá, thuyết phục hoặc mệnh lệnh yêu cầu học sinh phải thực hiện, chấp nhận quan điểm, chuẩn mực hành vi đạo đức mà mình đặt ra. Tạo ra những chuyển biến tâm lí: thái độ, tình cảm, hành vi mới, tích cực ở học sinh. Tuy nhiên phải tác động kịp thời, đúng mức độ, khéo léo với thái độ và tình cảm tôn trọng, yêu thương chân thành trong quan hệ thầy trò khi nói chuyện giúp các em cởi mở hơn, tự tin hơn và giáo viên nắm bắt được nhiều hơn. Người giáo viên phải gây được thiện cảm và có uy tín với học sinh đó. Giáo dục học sinh bằng viễn cảnh: Ví dụ: Phải phân tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được, khơi dậy lòng hiếu thảo của một người con khi chính mắt nhìn thấy cha mẹ vất vả kiếm tiền lo cho con ăn học với mong muốn con mình học tập tốt - có nghề nghiệp ổn định - người có ích cho xã hội sau này, để từ đó các em hiểu rõ mục đích, lý do mà các em phải đi học, một khi các em đã nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình rồi thì sẽ dễ dàng hướng các em đến ước mơ, hoài bão về tương lai sự nghiệp của bản thân mình. Tôi quan tâm tới nguyện vọng, quyền lợi của mỗi học sinh để phát triển tối đa tiềm năng. Tôi đặt niềm tin và giao việc phù hợp với khả năng của mỗi em học sinh bằng việc đề cao mặt tốt, khả năng tốt của học sinh để các em phấn khởi và phát huy cái tốt, trên cơ sở đó khắc phục dần những hạn chế của bản thân, tạo điều kiện để các em đóng góp và chứng minh mình có khả năng đóng góp cho tập thể, không mặc cảm, tự ti. Tôi theo dõi thường xuyên và động viên kịp thời những biểu hiện tốt (dù là nhỏ hoặc mới manh nha), tuyên dương khen ngợi khi học sinh thực hiện công việc đạt kết quả. Có thể đánh giá học sinh này cao hơn một chút so với kết quả đã đạt được từ đó học sinh sẽ tự khẳng định mình và tự thấy phải cố gắng hơn để thực sự xứng đáng với sự khen ngợi đó, từ đó các em tự có nhu cầu tự hoàn thiện mình vì thế giáo viên phải là người bạn tâm tình với những tình cảm chân thành, thương yêu, tôn trọng học sinh, mong muốn học sinh tiến bộ và tạo cho học sinh có niềm tin đối với bản thân. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Mỗi giải pháp, biện pháp đều có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4 tất cả các biện pháp tôi đưa ra và áp dụng đều rất hiệu quả. Mỗi người giáo viên như là một nghệ sĩ mà biện pháp đưa ra là một nghệ thuật. Cho nên với đề tài này t

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Cho Học Sinh Lớp 1 Trường Tiểu Học Ninh Lai

Ninh Lai là một xã thuộc khu vực trung huyện của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Toàn xã có 5 dân tộc anh em chung sống, trong đó, dân tộc Sán Dìu chiếm hơn 70%. Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ninh Lai được chọn là xã điểm của huyện trong đó, xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, nhà trường luôn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt hơn nữa là việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua Trường Tiểu học Ninh Lai đã triển khai việc dạy Tiếng Việt công nghệ đối với lớp 1- Lớp nền móng của bậc Tiểu học. Trong quá trình thực hiện và áp dụng, nhà trường đã rút ra được một số sáng kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số như:

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số

Đối với giáo viên luôn tích cực nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của ngành, chú trọng đến việc cử CB, GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ đào tạo trên chuẩn đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.

Khảo sát thực trạng học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh .

Công tác phụ đạo học sinh

hực hiện tốt công tác quản lý dạy học; ăng thời lượng dạy ây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số nhất là học sinh bắt đầu vào học ; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh

ổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của người học

Hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ngày hội Đọc sách, tổ chức các sân chơi trí tuệ như “Rung chuông vàng”, các câu lạc bộ về toán, TV…; Tổ chức giao lưu kết nghĩa với trường bạn nhằm nâng cao ý thức tự học cho các em học sinh, giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp và học hỏi lẫn nhau.

Với một số giải pháp nói trên, chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 của đơn vị trường ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, thầy và trò trường tiểu học Ninh Lai vẫn không ngừng cố gắng phấn đấu và học hỏi để ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số, để chất lượng giáo dục của lớp 1 nói riêng và của cả cấp học nói chung ngày càng đi lên.

Giải Pháp Hữu Ích Nâng Cao Chất Lượng Viết Đoạn Văn Cho Học Sinh Lớp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcGIẢI PHÁP HỮU ÍCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGVIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hà2. Chức vụ: Giáo viên3. Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Trang Hòa II4. Lý do chọn giải pháp:Như chúng ta đã biết, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hìnhthành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thôngqua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh,cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biếtđơn giản về tự nhiên, xã hội và con người, bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hìnhthành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hìnhthành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh được thể hiệnthông qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết, Kể

chuyện và Tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là phân môn có tính tích hợp caovề kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh đã được lĩnh hội từ các phân mônkhác. Bài Tập làm văn của các em là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp cáckiến thức và kĩ năng tiếp thu được trong quá trình học tập.Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, từ tuần 7, các em được làm quen vớiđoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trìnhgiảng dạy, tôi nhận thấy các em rất lúng túng khi làm bài, nhiều em viết bàichưa đạt yêu cầu. Đa số các em dùng từ chưa chính xác, câu văn còn lủng củng,không đủ ý, trình bày ý còn lộn xộn, chưa kết nối được các câu thành một đoạnvăn… Bản thân tôi luôn suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các em học tốt phânmôn này, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng viết đoạn văn chohọc sinh lớp 2″ để nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy học của mình.5. Nội dung của giải pháp:5.1. Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp:5.1.1. Khó khăn:– Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn mới mẻ và tương đối khó vớicác em. Bởi khi học môn Tiếng Việt ở lớp 1, các em chỉ được tập trung vào Họcvần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện – tức là chỉ tập trung luyện đọc

1

đúng, viết đúng theo văn bản có sẵn. Còn phân môn Tập làm văn ở lớp 2 đòi hỏicác em phải tự sản sinh ngôn ngữ viết dựa vào sự cảm nhận và vốn tích luỹ củabản thân.– Ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn rất hạn hẹp. Bêncạnh đó còn có một số yếu tố khách quan như đa số cha mẹ các em đều làmnghề nông, công việc vất vả lại thường xuyên bận rộn, kinh tế gia đình phần lớnrất khó khăn nên các em ít được cha mẹ kèm cặp thêm, dẫn đến trong quá trìnhhọc tập dù được thầy cô quan tâm dạy dỗ nhưng việc diễn đạt ngôn ngữ và tiếpthu kiến thức của các em vẫn rất hạn chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèonàn…Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung và việc học phânmôn Tập làm văn nói riêng.5.1.2. Thuận lợi:Bên cạnh những khó khăn trên thì cũng có những thuận lợi nhất định:– Nhà trường rất quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh toàntrường nói chung và rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nói riêng.Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn(khối 2-3) lên chuyên đề về phân môn Tập làm văn và sẽ thường xuyên kiểm traviệc thực hiện chuyên đề.

– Tổng phụ trách Đội cũng chú trọng rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh trongcác tiết chào cờ đầu tuần, các buổi hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt Sao nhiđồng thông qua các câu hỏi tìm hiểu về các ngày lễ lớn, về kĩ năng sống, kĩ nănggiao tiếp….Đây cũng là hoạt động rất bổ ích góp phần nâng cao hiểu biết, cungcấp vốn từ cho các em về những sự vật xung quanh, rèn kĩ năng nói thành câu,đủ nghĩa.5.1.3. Sự cần thiết của giải pháp:Tập làm văn là một phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt, nó giúphọc sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp, trau dồi nhữngứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tìnhcảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài học.Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiếnthức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xungquanh, về vốn hiểu biết, … Nói chung phân môn Tập làm văn đòi hỏi phải tổnghợp các kiến thức mà học sinh đã học được ở các phân môn Tiếng Việt khác.Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện và tổng hợp.Dạy học sinh viết văn tốt sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách conngười. Dạy cho các em viết đúng yêu cầu, viết đủ số lượng câu, viết gọn, rõ ý,mạch lạc và sáng tạo là góp phần rèn luyện cho các em ý thức học tập, tính kỷluật, tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, sự tự tin của bản thân…Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thểhiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi họcsinh. Viết tốt một đoạn văn ở lớp 2 sẽ làm tiền đề, làm nền tảng để viết một bàivăn ở các lớp tiếp theo được thuận lợi và hiệu quả hơn.5.2. Phạm vi áp dụng của giải pháp:2

Giải pháp được áp dụng cho học sinh lớp 2A1, năm học 2014-2015.5.3. Thời gian áp dụng:Áp dụng từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015.5.4. Giải pháp thực hiện:5.4.1. Tính mới của giải pháp:Việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 muốn đạt kết quả tốt là cảmột quá trình quan sát, tích luỹ, tổng hợp và chọn lọc – đây cũng là điểm mớicủa đề tài – bởi nếu như cứ theo phương pháp cũ, đến tiết tập làm văn viết, giáoviên mới định hướng cho học sinh viết thì không đủ và không kịp để học sinh cóthể viết được một đoạn văn theo yêu cầu. Vì thế tôi đã đưa ra biện pháp cụ thểsau:5.4.1.1. Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của họcsinh* Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đápKỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợiý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viêncần khai thác kĩ hình ảnh hoặc tranh ảnh, định hướng cho học sinh tập trungquan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học sinh tránh đượckiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh cách quan sát bằngcác giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. Trong quá trình quansát, cần kết hợp hỏi đáp nhằm thể hiện nội dung, kết quả quan sát.* Phương pháp thực hành giao tiếpThông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói,trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điềuchỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổchức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm (HS có thể kết nhómtheo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trongnhóm).* Phương pháp phân tích ngôn ngữHọc sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ vàcâu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăngcường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tậplàm văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh bướcđầu nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận, diễn đạt ýrõ ràng, dễ hiểu.Ví dụ:Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: ” Ai – làgì?”, ” Ai – làm gì?”, ” Ai – như thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết nhữngvấn đề sau:– Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câuhỏi Ai? (hoặc Cái gì?/ Con gì?), bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc Làmgì?/ Như thế nào? (Đảm bảo về hình thức cấu tạo).– Người đọc, người nghe đã hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa)

3

4

Trong chương trình, đa số các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ.Giáo viên có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh đọc câuhỏi gợi ý, suy nghĩ và chuẩn bị cho bài viết. Đối với những bài không cócâu hỏi gợi ý, giáo viên có thể soạn câu hỏi cho các em tham khảo và chuẩn bị.Ví dụ:ö Bài viết kể về một người thân:– Người thân mà em định kể là ai?– Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?– Tình cảm của người ấy đối với em như thế nào?– Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?…ö Bài viết kể về một loại quả:– Tên loại quả ấy là gì? Em đã nhìn thấy nó ở đâu?– Hình dáng bên ngoài ra sao? Bên trong như thế nào?– Vì sao em thích loại quả ấy?…ö Bài viết về một loài hoa:– Loài hoa ấy có tên là gì? Em đã thấy ở đâu?– Hoa có những đặc điểm gì (màu sắc, các bộ phận: cánh hoa, nhụy, hươngthơm…)– Vì sao em thích loài hoa ấy?…ö Bài viết kể về gia đình em:– Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?– Kể về từng người trong gia đình em.– Mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau như thế nào?– Tình cảm của em đối với gia đình mình…+ Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn-Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng 1-2câu).– Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng (Dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thểdiễn đạt 1-2 câu tùy theo năng lực của mỗi học sinh)– Câu kết thúc: Có thể viết 1-2 câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi củađối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.Ví dụ: Viết về một con vật:– Con vật em định kể là con gì? Nó sống ở đâu?– Hình dáng nó như thế nào?– Hoạt động của nó có gì nổi bật? Nó đem lại lợi ích gì?– Tình cảm của em đối với con vật đó?Câu mở đầu: Giới Nhà em nuôi một con chó, nó tên là Ki Ki.thiệu con chóPhát triển: Kể về conNó có bộ lông màu vàng rất đẹp. Đôi mắtchócủa nó rất sáng. Đôi tai thì vểnh lên trông5

rất đáng yêu. Nó thường nằm trước cửa đểcoi nhà. Có người lạ vào là nó sủa ầm ĩ.Câu kết thúc: TìnhHằng ngày, em thường cho nó ăn cơmcảm của em đối với trộn với nước canh. Em rất yêu quý con chócon chó này.của nhà em.Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm của cácem được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ độnghình thành kĩ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt vàđòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kĩ năng mới được hình thành.5.4.1.3. Tổ chức linh hoạt tiết thực hành viết đoạn vănCác bước tiến hành:Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài+ Học sinh nêu yêu cầu của đề bài.+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu.Bước 2: Hướng dẫn học sinh trả lời miệng theo gợi ý.Tổ chức cho các em kể trong nhóm theo gợi ý để các em nhận xét, bổ sungvà học hỏi lẫn nhau.Cho một số em trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét về cách dùng từ,đặt câu…của các em.Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vởHướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý đểviết vào vở: đầu đoạn viết lùi vào 1 ô, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm;không quên nhắc nhở các em viết đúng chính tả, chữ rõ ràng, sạch, đẹp.Bước 4: Nhận xét, sửa bài cho học sinhHọc sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp,chắc chắn bài viết của các em sẽ chưa được hoàn thiện. Trong quá trình chữabài, giáo viên cần phát hiện, tư vấn giúp học sinh khắc phục những gì còn vướngmắc và rút kinh nghiệm cho bài lần sau. Có thể ghi vào vở hoặc nhận xét trựctiếp cho các em, khen những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em. Đối với nhữngbài làm có ý hay nhưng chưa hoàn chỉnh, giáo viên giúp học sinh gọt giũa, trauchuốt thêm cho bài văn được hấp dẫn hơn.Giáo viên có thể giới thiệu những bài làm hay của học sinh trong lớp hoặccủa học sinh năm học trước cho các em tham khảo. Từ đó, giúp các em nhậnthấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng:những bài làm thể hiện sự suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ vàtôn trọng.5.4.2. Khả năng áp dụng

6

Giải pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh lớp 2 ở những địa bànvùng sâu, vùng xa.5.4.3. Kết quả thực hiện.Qua thời gian thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy các em học sinh lớp2A1 có kĩ năng viết đoạn văn ngắn tiến bộ hơn hẳn. Mặc dù kết quả chưa cao,song việc dùng từ, đặt câu đã phù hợp hơn rất nhiều: các em dùng từ đã chínhxác hơn, từ ngữ cũng phong phú, nhiều hình ảnh hơn. Việc trình bày theo thểthức một đoạn văn cũng khá phù hợp. Cụ thể số học sinh đạt về nội dung vàhình thức trong các bài viết như sau:Nội dung– Biết dùng từ đặt câuchính xác, phù hợp vớiđối tượng viết-Viết đủ các câu văn theogợi ý– Trình bày đúng thể thứcđoạn văn

Giữa học kì 1Đạt 12em/25em

Cuối học kì 1Đạt 18em/25em

Đạt 10em/25em

Đạt 17em/25em

Đạt 15em/25em

Đạt 20em/25em

7

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

8

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xétĐể giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng sống tốt, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:– Tích hợp có hiệu quả kĩ năng sống vào các môn học.– Coi trọng giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.– Thực hiện giáo dục kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi.– Nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối hợp giáo dục kĩnăng sống.Ngoài các biện pháp chủ yếu trên, tôi thường xuyên phối hợp với tổng phụtrách Đội để đưa ra những nội dung, hình thức giáo dục kĩ năng mới mẻ trongcác buổi chào cờ đầu tuần và trong sinh hoạt Sao nhi đồng; đồng thời đề nghịcác giáo viên dạy môn chuyên của lớp thực hiện tốt việc tích hợp kĩ năng sốngvào

môn

học

9

của