Số lượt đọc bài viết: 44.470
Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.
Dấu hiệu của biện pháp so sánh
Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu
Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.
Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:
Các kiểu so sánh thường gặp
Ví dụ: Ngôi nhà to lớn như một tòa lâu đài
Mái tóc như chổi lông gà
Cảnh bình minh tựa như như bức tranh mùa xuân
Ví dụ: Đứa trẻ tươi tắn như một nụ hoa chớm nở
Mẹ em như là một bảo bối thần kỳ
Cậu thanh niên giống như một ngọn núi sừng sững
Thân em như tấm lụa đào
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát
Cánh đồng lúa vàng ươm như một dải lụa
Các ngón tay tròn đầy như là nải chuối
Ví dụ: Tiếng chim trong như tiếng sáo
Tiếng hát thánh thót như tiếng họa mi
Tiếng trống dồn vang như tiếng sấm
Ví dụ: Điệu múa của vũ công tựa như một con thiên nga đang xòe cánh
Con sóc chạy nhanh như bay
Các hình thức trong biện pháp so sánh
Từ định nghĩa biện pháp so sánh là gì, dấu hiệu của so sánh và các kiểu so sánh, chúng ta cũng cần nắm được các hình thức được sử dụng trong biện pháp so sánh. Dựa theo mức độ so sánh, có thể phân thành:
So sánh ngang bằng: thường chứa các từ: như, giống như, tựa như. Ví dụ: Môi đỏ như son, da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun; Lông con mèo giống như một cục bông gòn trắng xóa.
So sánh không ngang bằng: không bằng, chẳng bằng, hơn… Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”
Dựa vào đối tượng so sánh, có thể phân thành:
So sánh giữa các đối tượng cùng loại: Ví dụ: Cô giáo em như là người mẹ
So sánh giữa các đối tượng khác loại: Ví dụ: Lông con mèo như một cục bông gòn
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Ví dụ: Thân em như quả ấu gai
So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể: Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 24 Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 25 Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 25
Luyện tập về biện pháp so sánh
Câu 1 + 2 SGK lớp 6 tập 2 trang 24:
a) Hình ảnh so sánh được thể hiện qua:
b) Sự vật được so sánh:
c) Giữa các sự vật so sánh có nét giống nhau:
d) Tác dụng của biện pháp so sánh: làm nổi bật cái được nói đến, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt
Khoẻ như voi, khỏe như hổ
Đen như mực, đen như cột nhà cháy
Trắng như bông, trắng như tuyết
Cao như núi, cao như cây sào
Câu 3: SGK lớp 6 tập 2 trang 25: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
Trong bài “Bài học đường đời đầu tiên”
Những ngọn cỏ…., y như có nhát dao vừa lia qua
Hai cái răng ….. như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Cái chàng Dế Choắt….. như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi …… như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
Đến khi định thần lại……., như sắp đánh nhau.
Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
Trong bài “Sông nước Cà Mau”
Càng đổ dần …….như mạng nhện.
… ở đó tụ tập …..như những đám mây nhỏ.
… cá nước bơi hàng đàn ….. như người bơi ếch .
… trông hai bên bờ, rừng đước …. như hai dãy trường thành vô tận
Những ngôi nhà ……như những khu phố nổi.
Please follow and like us: